THƯ MỜI VIẾT BÀI CỘNG TÁC ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ VĂN HÓA PHẬT GIÁO SỐ 383 & 384

Để phục vụ công tác xuất bản Tạp chí Văn Hoá Phật Giáo phát hành ngày 15/02/2022, Ban Biên Tập trân trọng kính mời quý Chư Tôn Đức Tăng Ni, các nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ, cộng tác viên gần xa tham gia viết bài đăng trên Tạp chí Văn Hoá Phật Giáo số 383 với chủ đề:“GIA TÀI PHƯỚC ĐỨC”. Dựa trên không khí của ngày Lễ Nguyên Tiêu, người người lễ Phật mong muốn một năm mới suôn sẻ, vẹn tròn; suy ngẫm về điều tốt đẹp thật sự, tài sản quý giá nhất mà mỗi người nên vun bồi có lẽ chính là phước đức tự thân. Cũng như ý nghĩa thực sự của việc sở hữu gia tài phước đức ấy theo lời dạy của Phật chính là vun bồi trí, rèn luyện tâm mà mỗi người nên thực hiện mỗi ngày. Bên cạnh đó để chào mừng ngày Thầy Thuốc Việt Nam, chúng tôi cũng hoan nghênh các bài viết theo định hướng nhận thức rõ việc ở đời này đã là người phàm ai thảy đều có bệnh: thân bệnh và tâm bệnh. Thân bệnh có thể chữa được bởi tác động bên ngoài như thuốc thang, gặp thầy giỏi. Ngược lại, tâm bệnh đa phần đều phải tự thân chữa trị nhờ vào tâm trí sáng suốt của bởi chính chúng ta.

 

LƯU Ý: Thời hạn nhận bài cho chủ đề số 383 đến hết ngày 10/02/2022

 

 Nội dung bài viết: 

  • Các bài viết nghiên cứu, khai thác sâu với các dẫn chứng thực tế về đề tài GIA TÀI PHƯỚC ĐỨC.
  • Khai thác vấn đề trên góc nhìn của các vị tu sĩ và cư sĩ về ý nghĩa của việc trị bệnh cho chính cái tâm luôn xáo động, nhiễu loạn của chúng ta. Và lợi ích của việc trì chú Đức Phật Dược Sư vào những ngày đầu năm nhằm cầu mong được gia hộ cho trí sáng, tâm an để xây dựng hành trang vững vàng cho một năm đang tới.
  • Tất cả các bài viết liên quan đến ngày Thầy Thuốc Việt Nam, ca ngợi sự hy sinh và công lao của họ.
  • Các bài viết cho các chuyên mục trên Tạp chí Văn Hoá Phật Giáo:
    • Phật Giáo & Thời Đại: Quan điểm của GHPGVN về những vấn đề liên quan đến Phật giáo trong thời đại. Cung cấp tri thức về lịch sử hình thành, phát triển của Phật giáo nói chung. Dấu ấn Phật giáo qua các thời kỳ. Tính lịch sử và ý nghĩa lịch sử của Phật tích, pháp khí, kinh điển Phật giáo, các pháp môn, dòng truyền thừa,…. Tìm hiểu về Phật giáo và văn hóa Phật giáo của các quốc gia trên thế giới.
    • Phật Giáo, Văn Hoá & Đời sống: Kiến thức, trải nghiệm về những danh lam thắng cảnh, nét sinh hoạt văn hóa độc đáo ở các vùng địa sử. Giới thiệu các ngôi chùa Phật giáo có kiến trúc, lịch sử đặc sắc. Giới thiệu về các vị danh tăng. Các khảo cứu về Phật giáo, biểu tượng tôn giáo liên quan đến Phật giáo, về văn hóa, giáo dục, lịch sử, văn học-tác phẩm, xã hội…đảm bảo phù hợp với chân lý Phật đà. Khảo cứu về các tập quán văn hóa có liên quan đến Phật giáo. Nhận thức và giải quyết các vấn đề xã hội, con người dưới góc nhìn Phật giáo…
    • Phật Giáo, Khoa Học & Triết lý: Các bài nghiên cứu học thuật liên quan đến Phật giáo với tư cách là một khoa học, một triết lý. Những khảo cứu, quan điểm sâu sắc về Phật học, triết lý Phật giáo, vũ trụ quan Phật giáo…

Thể loại bài viết:

 

DẠNG BÀI SỐ CHỮ THỰC ĐĂNG SỐ CHỮ TIẾP NHẬN
Nghiên cứu khoa học đăng lấy điểm, bài tiêu điểm của chủ đề quan trọng, bài của nhân vật quan trọng,… 3000 – 3500

(Trong trường hợp đặc biệt, khuôn khổ đối với dạng bài này do lãnh đạo Tòa soạn thống nhất chỉ đạo)

3500 – 4000 (+/-200)
Khảo cứu/Nghiên cứu liên quan đến Phật giáo và các lĩnh vực văn hóa-xã hội nhân văn 2000-2500 2500 – 3000 (+/-200)
Xã luận/Triết luận/Quan điểm (lớn)/Trao đổi Phật học 1500 – 1800 1500 – 2000 (+/-200)
Tản văn phù hợp chủ đề 1200 – 1800 1200 – 1800 (+/-200)
Truyện, Phóng sự, Ký sự 1500 – 2000 1500 – 2000 (+/-200)
Phỏng vấn/Bài ghi quan điểm 1200 – 1800 1200 – 2000 (+/-200)
Bài tổng hợp/Bài dịch/Bài giới thiệu sách/Bài chân dung nhân vật 1200 – 1500 1200 – 1800 (+/-200)
Thơ Không quá 120 chữ

(trừ bài có giá trị nghệ thuật và triết lý cao)

 

Hình thức và yêu cầu đối với tin bài:

  • Tin bài phải gửi bằng bản mềm qua thư điện tử, file Word, trình bày đúng font chữ: Times New Roman hoặc Arial, size: 13.
  • Email gửi về tòa soạn vui lòng ghi rõ tiêu đề theo cú pháp: BÀI CỘNG TÁC SỐ BÁO 383 với chủ đề: “GIA TÀI PHƯỚC ĐỨC.
  • Trình bày rõ ràng, mạch lạc bằng tiếng Việt, có dấu.
  • Cộng tác viên chịu mọi trách nhiệm về thông tin cung cấp và bản quyền tác giả bài viết.
  • Ban biên tập có quyền chỉnh sửa hoặc yêu cầu tác giả chỉnh sửa tin bài theo tiêu chí, định hướng gợi ý của Tạp chí Văn Hoá Phật Giáo

 

Địa chỉ gửi tin bài:

o Họ tên đầy đủ và bút danh (nếu có) (học vị chức vụ và giáo phẩm đối với quý Tăng Ni)

o Địa chỉ liên lạc

o Số CMND

o Số tài khoản ngân hàng

o Số điện thoại liên lạc

và 01 ảnh của tác giả để đăng lên website giới thiệu tác giả của bài viết.

Lưu ý: Để tăng tính thẩm mỹ trong công trình, bài viết nên kèm theo từ 1 đến 3 hình (độ phân giải từ 1000px trở lên) và gửi kèm file qua email.

 

Chủ đề số báo 384: “CÂY CÓ CỘI, SÔNG CÓ NGUỒN” xuất bản ngày 01/03/2022: Lòng biết ơn – một điều giản đơn mà trong cuộc sống vội vàng nhiều khi ta hay đánh rơi mất. Biết ơn không chỉ đơn giản là biết ơn về những gì ta đang sở hữu, mà sâu xa hơn là biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thầy tổ….đã đi trước và để lại gia tài trí tuệ, phước đức để chúng ta có được ngày hôm nay. Mỗi dịp cầm nén nhang, lắng lòng cầu nguyện có mấy ai thực sự thấm thía hai chữ biết ơn này. Tạp chí Văn Hoá Phật Giáo mong mỏi với sự góp sức nhỏ bé của mình có thể cổ vũ, động viên bạn đọc hữu duyên về những điều đơn giản nhưng vô cùng quý báu ấy. Và chúng ta tin rằng, những ai sống như một cái cây có cội, một con sông có nguồn sẽ luôn được gia hộ bởi phước đức tự thân.

 

 

Ban Biên Tập rất mong sẽ nhận được các bài viết của quý tác giả gửi về Tòa soạn trong thời gian sắp tới.

 

Chúc quý vị mọi sự an lành.

 

Trân trọng.

TM. Ban Biên Tập Tòa soạn Tạp chí văn Hóa Phật Giáo.

Phó Tổng biên tập Thường Trực

TT.TS Thích Minh Nhẫn.

 

One thought on “THƯ MỜI VIẾT BÀI CỘNG TÁC ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ VĂN HÓA PHẬT GIÁO SỐ 383 & 384

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *