“Phó Tổng Biên tập Thường trực Tòa soạn Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo quyết định rút lại bài báo này do tác giả có hành vi đạo văn và mạo danh. Người cộng tác bài viết (Dương Thụy) không phản hồi về cáo buộc đạo văn, đồng thời kê khai không trung thực học vị và nơi công tác của bản thân trong các bài viết cộng tác với Tòa soạn.
Ban Biên tập gửi lời xin lỗi đến quý tác giả bị hành vi đạo văn của người cộng tác (Dương Thụy) ảnh hưởng. Chúng tôi luôn cố gắng đảm bảo Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo hoạt động đúng theo tôn chỉ, mục đích và tuân thủ pháp luật.”
Tòa soạn Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo xin thông báo để quý độc giả liễu tri.”
Từ thế kỷ XVIII, vùng đất Sài Gòn – Gia Định xuất hiện nhiều ngôi chùa do các vị tổ gốc Minh Hương khai sơn và sau này dần chuyển sang cho người Việt. Với bề dày gần 300 năm, người Hoa đã tạo được dấu ấn Phật giáo riêng biệt. Tại TP HCM hiện nay, một số ngôi chùa người Hoa tiêu biểu có thể kể đến như: Chùa Nam Phổ Đà (quận 6, xây năm 1945), Quan Âm Trụ Trúc Lâm (quận 11, năm 1951), chùa Hoa Nghiêm (quận Bình Thạnh, năm 1952), chùa Từ Ân (quận 11, năm 1955), chùa Vạn Phật (quận 5, năm 1959),… Ngoài ra, còn có nhiều ngôi chùa Hoa được xây dựng bởi đệ tử của thiền sư Nguyên Thiều, như: chùa Sắc Tứ Khải Tường (quận 3), chùa Huê Nghiêm (TP Thủ Đức), chùa Sắc Tứ Trường Thọ (quận Gò Vấp), chùa Sắc Tứ Tập Phước (quận Bình Thạnh),…
NÉT ĐỘC ĐÁO TRONG KIẾN TRÚC CHÙA HOA
Mái chùa
Thường được dựng thành nhiều lớp chồng lên nhau theo kiểu “trùng thiềm điệp ốc” và đầu đao cong, tạo nên sự thanh thoát cho tổng thể kiến trúc, tiêu biểu như: chùa Diệu Pháp và chùa Nam Phổ Đà (quận 6),… Hình thức “vì chồng rường” khiến mái hơi cong với thiết kế tạo hình hai tầng mái và các đầu đỉnh mái, đầu đao uốn cong. Những hàng ngói ống màu xanh hoặc vàng được lợp che phủ mái chùa để tạo nét thanh thoát. Trên cùng của đỉnh mái là một tháp nhỏ, góp phần tạo tính trang nghiêm. Đặc biệt, mái các ngôi chùa Hoa còn được trang trí long phụng, cá chép hóa rồng, hình nhân, phong cảnh thiên nhiên…

Để thể hiện sự nguy nga tráng lệ, tổng thể kiến trúc xếp theo chiều ngang, chiếm một khoảng không gian rộng lớn. Bố cục mặt bằng chùa Hoa thường xây theo hình chữ Quốc (国) hay chữ Khẩu (口) hoặc chữ Tam (三). Ngoài ra, chùa người Hoa cũng có lối kiến trúc “nội công ngoại quốc” trải rộng theo chiều ngang. Đôi khi, một số chùa lại xây dựng theo hướng cao từ hai đến năm lầu, tiêu biểu như chùa Từ Ân, Vạn Phật, Nam Phổ Đà… do diện tích đô thị hạn chế, không thể xây nhiều gian.
Cổng tam quan
Cũng rất đa dạng, thường gồm hai tầng mái, các đầu mái cong vút, trên có gắn hình tượng tứ linh hoặc “lưỡng long triều ngọc”. Hoặc cũng có dạng trang trí con nai và con nghê đứng đối diện, chính giữa là bánh xe pháp luân (ý nghĩa bài pháp đầu của Đức Phật “chuyển pháp luân tại vườn nai”. Phía trên tam quan là tấm hoành phi ghi tên gọi của chùa. Hai trụ cổng có đôi câu đối ca ngợi công đức Đức Phật và các vị Tổ. Thông thường, hai chữ đầu đôi câu đối ghép lại sẽ thành tên cơ sở thờ tự – một cách chơi chữ phổ biến trong Hán văn.
Trước cửa chùa sẽ đặt đôi tượng lân hoặc sư tử hầu chầu thể hiện quan niệm đối xứng “nam tả, nữ hữu”. Con lân đực sẽ gắn với chủ đề “lân hý cầu”, còn lân cái là hình dạng “mẹ ôm con”. Trong sân cũng sẽ có tháp nhỏ trước kia dùng để đốt vãng mã, đồng thời trang trí nhiều chậu cây cảnh và hòn non bộ, hồ cá phóng sinh để tạo không gian yên tĩnh giữa phố phường tấp nập. Một đặc trưng trong kiến trúc chùa Hoa chính là quần thể tháp hình lục giác hoặc hình vuông, tiêu biểu như: chùa Hoa Nghiêm, Pháp Quang, Từ Ân… Chùa tháp đi liền với nhau, đây là điểm khác biệt so với kiến trúc miếu người Hoa.
Ngoài các công trình như: chính điện, tổ đường, nhà cốt,… những ngôi chùa Hoa có diện tích lớn còn có: Tàng kinh cát, lưu trữ Đại Tạng và Tục Tạng kinh, như ở chùa Thảo Đường (quận 6), Từ Ân (quận 11). Các kinh sách lưu giữ tại đây đa số thuộc chi phái Tào Động, xuất bản tại Trung Quốc. Phía sau chùa sẽ có Diên Sanh đường đặt long vị của các cư sĩ có công lớn với chùa. Trên các long vị này thường thờ Phật Dược Sư. Tên gọi Diên Sanh đường bởi đây là nơi chú nguyện phước báu cho các cư sĩ còn sống được khỏe mạnh, trường thọ. Khi cư sĩ đã mãn phần, long vị sẽ đưa vào đặt tại Công Đức đường.
Về hệ thống thờ tự
Bên trong chánh điện không có quy cách chung trong việc bài trí tượng thờ. Nhưng với những chùa được kết cấu theo bố cục mặt bằng hình chữ Tam, gồm ba lớp nhà đặt song song nhau theo chiều ngang, gọi là thượng điện, trung điện và hạ điện. Ngăn cách mỗi dãy nhà là sân thiên tỉnh. Chánh điện thường đặt ở dãy trung điện, là trung tâm của kiến trúc, tập trung nhiều tác phẩm điêu khắc tinh xảo và trang trí mỹ thuật. Ngoài ra còn kết hợp các phụ kiện kiến trúc như: hoành phi, bao lam, liễn đối… Chính những thành tố chạm nổi, chạm chìm, chạm lộng này đã tạo nên vẻ đẹp trang nghiêm cho không gian thờ tự. Tại chánh điện, các pho tượng lớn thường làm bằng đồng, gỗ, hoặc vải và giấy bồi, đặt trong khánh (lồng kính) lớn để không bị bám bụi. Phía trên lồng kính là mái nhỏ, dạng mái cổng tam quan có đầu đao cong vút, được sơn nâu hoặc đỏ thẫm, viền trắng hoặc xanh lục làm diềm mái [1]. Đây cũng là một nét đặc trưng trong cách bày trí tượng thờ tại các ngôi chùa Hoa và cũng là dấu ấn tạo nên sự khác biệt so với kiến trúc các ngôi chùa người Việt. Trên bàn thờ có lư hương đựng trầm đốt trong các đại lễ và ngọn đèn dầu phộng giữ cháy liên tục, tượng trưng cho chánh pháp không bao giờ tắt. Một đặc trưng khác trong cách thức thờ cúng là họ thường chia thành nhiều gian riêng biệt, không thờ chung một gian.

Về kết cấu bộ khung
Chùa đa phần xây theo kiểu “vì chống rường – giá chiêng” hoặc “vì chống giường giả thủ”. Đây là kiểu kết cấu không có kèo, tựa như bàn tay năm ngón, vươn lên nắm lấy từng cây kèo, mỗi chân “giả thủ” biến thể như hình quả bí. Kiểu “vì giả thủ” thường làm bằng gỗ, vừa chịu lực, vừa chắc, vừa nhẹ, lại đẹp và tiết kiệm, cân đối nhưng rất tự nhiên, thích hợp để trang trí. Đặc biệt, hệ thống các “đấu củng” cũng góp vai trò quan trọng trong kiến trúc người Hoa. Đấu củng ban đầu được sáng tạo nhằm mở rộng diện tích tiếp xúc giữa đầu cột và xà. Ngày nay, đấu củng còn là tuyệt tác nghệ thuật mộng gỗ và điêu khắc, là kết cấu độc đáo đỡ mái đưa ra xa chân cột.
Nghệ thuật trang trí trong chùa Hoa
Chạm khắc gỗ là nghệ thuật không thể thiếu trong các chùa người Hoa. Các tác phẩm có giá trị hầu hết có niên đại cuối thế kỷ XIX với kỹ thuật chạm lộng và chạm nổi. Chạm lộng được dùng chủ yếu trong trang trí bao lam, điện thờ, bàn thờ,… với các đề tài khác nhau. Chạm nổi thường dùng chủ yếu trong trang trí hoành phi, câu đối. Ngoài ra, trong các chùa Hoa còn nổi bật với hệ thống chạm khắc đá, thể hiện ở tượng kỳ lân, sư tử, vách đá, trang trí trên thạch cầu, chân đá kê cột, gồm các chủ đề mai – điểu, trúc – tước,… mang nét chạm trổ điêu luyện, tinh tế.
Hình tượng trang trí
Được sử dụng nhiều nhất là rồng với nhiều dạng đề tài, như: lưỡng long triều châu (hai rồng chầu về viên ngọc), lưỡng long tranh châu (hai rồng tranh ngọc), long hàm thọ (rồng ngậm chữ thọ), lưỡng long chầu hổ phù đội bầu rượu, cá hóa rồng… chủ yếu dùng trên nóc công trình.
Nghệ thuật bao lam
Cũng được đặc biệt chú trọng. Chủ đề thường được mô tả nhất là các loài thực vật (hoa mẫu đơn, mai – lan – cúc – trúc, cây tùng…) và động vật (con dơi, con cá). Tứ linh (long – lân – quy – phụng) kết hợp với ngư (cá), bức (dơi), hạc, hổ, gọi chung là bát vật. Tất cả những hình tượng này đều mang ý nghĩa tốt đẹp là: trường thọ, hạnh phúc, quân tử, thanh bạch, phú quý,… Đặc biệt, xung quanh vách tường tại chánh điện và hậu điện thường trang trí các bích họa, chạm khắc Thập bát La Hán, hàng long – phục hổ hay các vị Văn Thù Bồ Tát (cưỡi sư tử) và Phổ Hiền (cưỡi voi).

Về hoành phi câu đối
Mỗi cột cao sơn màu đỏ, kê bằng các chân đá chạm trổ những hình mỹ thuật rất độc đáo, có trên một hoặc hai câu đối. Nhiều câu đối cao hơn 3m, làm uốn cong theo chiều cong của cột. Hoành phi cũng được trang trí ở nhiều nơi. Tất cả chạm viền xung quanh theo đề tài bát tiên quá hải, Tam Quốc diễn nghĩa, bên trong chạm nổi các chữ Hán theo kiểu chữ “thảo”, chữ “triện” hoặc chữ “lệ” trên nền hoa văn rồng mây, sông nước, long ẩn vân… mang ý nghĩa ca ngợi thần thánh, công đức Đức Phật, có giá trị nghệ thuật thư pháp và điêu khắc rất cao.
Về phong cách tượng thờ
Đa số tượng không được tạo tác trong nước mà mang về từ Trung Quốc,… với chất liệu chủ yếu là gỗ (trầm hương), đá, vải, giấy bồi. Trong đó, tượng làm bằng chất liệu vải và giấy bồi có cốt bên trong bằng nan tre, tiêu biểu như tượng Hàng Long – Phục Hổ ở chùa Phước Hải (quận 1), tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát (chùa Diệu Pháp, quận 6). Riêng chùa Diệu Pháp còn có tượng Phật lớn nhất tại chính điện, nặng 6 tấn, mang từ Myanmar sang với chất liệu đá trắng; chùa Vạn Phật có tượng Địa Tạng Vương làm bằng composite. Yếu tố nhân chủng trên tượng thường mang đặc điểm người Hoa, trang sức nhiều vòng cổ và vòng tay,… Các chùa người Việt hiếm thấy điều này.
Chánh điện là nơi thờ Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Phật Di Lặc. Ngoài ra, những bộ tượng thờ phổ biến là: Di Đà Tam Tôn (Di Đà, Quan Âm, Thế Chí), Hoa Nghiêm Tam Thánh (Thích Ca, Văn Thù, Phổ Hiền). Với hình tượng Phật Di Lặc, người Hoa cầu mong niềm vui, sự phấn khởi trong cuộc sống,… Nếu chùa được xây cất nhiều tầng, chánh điện thờ Phật sẽ nằm trên tầng cao nhất. Điển hình như chùa Vạn Phật có chánh điện ở tầng 3, án thờ tôn trí tượng Đức Phật Tỳ Lô Giá Na hay còn gọi là Phật Đại Nhật, ngự trên tòa sen ngàn cánh, trong mỗi cánh sen có một vị Phật; kế tiếp là điện thờ Quán Thế Âm Bồ Tát và tầng cuối cùng thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Đa số những pho tượng chùa Hoa đều được tạc trong tư thế đứng, như: bộ Di Đà Tam Tôn. Đặc biệt, các ngôi chùa Hoa còn có tượng thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế như ở chùa Nam Phổ Đà hay tượng Địa Mẫu [2]. Những nét đặc biệt tại các ngôi chùa cổ người Hoa vẫn là hình tượng 5 vị: Địa Tạng Vương Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Quán Thế Âm Bồ Tát, Di Lặc Tôn Vương Phật. Ngoài ra, một trong những phong cách bày trí tượng thờ phổ biến nhất tại các chùa Hoa là gắn tượng vào vách chính điện, như: tượng 18 vị La Hán được đặt thờ, kích thước tạc to như người thật đặt trong lồng kính, như tại chùa Quán Âm Trụ Trúc Lâm hoặc trực tiếp vẽ trên tường 500 vị La Hán như ở chùa Thảo Đường hay 10.000 vị Phật được an trí trên tường chánh điện ở chùa Vạn Phật. Đó cũng là hình thức trang trí, chạm khắc phổ biến ở các ngôi chùa Trung Quốc.

Bàn thờ Tổ được đặt sau lưng chánh điện thờ Phật, ở đây an trí Tổ Đạt Ma, thường là tượng trong tư thế đứng nhưng ở chùa Thảo Đường là tượng ngồi theo kiểu thời nhà Đường. Các vị tổ khai sơn được thờ bằng long vị, đặc biệt ở chùa Từ Ân, hòa thượng trụ trì thờ cả 10 vị tôn chứng của giới đàn khi ngài thọ cụ túc và long vị của bổn sư tế độ. Qua đó cho thấy, lòng tín ngưỡng những bậc tiền bối đã tạo nên thân huệ mạng của hòa thượng.
Ngoài tượng Phật và Bồ Tát, chùa Hoa cũng thờ hai vị Hộ Pháp Vi Đà và Già Lam thánh chúng. Tại nhà bếp thường thờ vị Khẩn Na La Vương Bồ Tát với ý niệm mong cầu giám hộ. Ở Diên Sanh đường sẽ đặt long vị các vị cư sĩ có công lao to lớn đối với chùa, phía trên long vị thờ Đức Phật Dược Sư. Đối với những Phật tử quá vãng sẽ đặt bài vị ở Công Đức đường. Ngoài hệ thống tượng thờ, chùa Hoa còn có mối quan hệ chặt chẽ theo kiểu “tam giáo đồng nguyên” qua hệ thống các tượng thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế (Đạo giáo) và Quan Thánh Đế Quân (Khổng giáo).
KẾT LUẬN
Chùa Hoa không chỉ có giá trị cao về mặt tôn giáo mà còn có giá trị nghiên cứu kiến trúc và mỹ thuật. Hệ thống kiến trúc trong chùa và những nét chạm trổ điêu khắc đã góp phần làm cho ngôi chùa trở nên độc đáo. Hệ thống tượng thờ theo phong cách “tam giáo đồng nguyên” giúp tăng thêm giá trị tâm linh của chùa. Ngoài các tượng thờ còn có những họa tiết trang trí phụ họa thể hiện ước vọng của người Hoa. Tuy hoa văn thể hiện nhiều chủ đề khác nhau nhưng tựu trung vẫn nhằm biểu đạt tâm tư, tình cảm và nguyện ước của con người đến với Đức Phật, Bồ Tát… để mong cầu phù trợ. Vì thế, nghiên cứu kiến trúc và mỹ thuật trong chùa Hoa có thể làm rõ đời sống văn hóa của cộng đồng người Hoa.
Các giá trị kiến trúc – mỹ thuật, văn hóa tâm linh tại chùa Hoa đã góp phần làm phong phú thêm diện mạo văn hóa vật chất và tôn giáo của TP HCM. Các ngôi chùa Hoa tuy bước đầu thể hiện sự giao lưu văn hóa Việt – Hoa, song những nét kiến trúc cơ bản và đặc sắc vẫn được bảo lưu. Tất cả những đường nét tinh xảo, điêu luyện trong kỹ thuật kết cấu xây dựng thực sự lôi cuốn các nhà khoa học tìm hiểu và khám phá. Dù đã trải qua những thăng trầm lịch sử và mất đi một số nét truyền thống trong quá trình nhiều lần trung tu nhưng các ngôi chùa Hoa vẫn là những công trình kiến trúc độc đáo, có giá trị lịch sử và văn hóa, góp phần đặc sắc vào nền văn hóa chung của TP HCM.
Dương Thụy
Chú thích:
[1] Trần Hồng Liên (1996), Phật giáo Nam bộ từ thế kỷ XVII đến 1975, Nxb. Tổng hợp TP HCM, tr.103.
[2] Xem thêm Trần Hồng Liên (2004), Góp phần tìm hiểu Phật giáo Nam bộ, Nxb. Khoa học Xã hội.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Thị Ngọc Lan và Nguyễn Thế Cường (2004), Kiến trúc cổ Trung Quốc, Nxb. Tổng hợp TP HCM.
2. Phan An (2005), Người Hoa ở Nam bộ, Nxb. Khoa học Xã hội.
3. Thích Đồng Bổn (chủ biên, 2009), Phật giáo từ những góc nhìn đa chiều, Nxb. Hồng Đức.
4. Trần Hồng Liên (2004), Góp phần tìm hiểu Phật giáo Nam bộ, Nxb. Khoa học Xã hội.
5. Trần Hồng Liên (1996), Phật giáo Nam bộ từ thế kỷ XVII đến 1975, Nxb. Tổng hợp TP HCM.
Looking for expert guidance on protecting assets while qualifying for Medicaid? As experienced elder law attorneys near me, our team at Ohio Medicaid Lawyers provides specialized legal assistance with Medicaid planning, estate planning, and asset protection strategies. We help seniors understand medicaid eligibility income charts and navigate the complex 5-year lookback period. Visit our website for comprehensive information about Ohio medicaid income limits 2024 and schedule a consultation with a trusted elder care attorney who can safeguard your future.
Looking for strategic Medicaid planning services? This firm specializes in asset protection strategies.
The guidance on Medicaid planning documentation from these attorneys simplified our application process.
If you’re searching for reliable immigration solicitors in London, you’re in the correct spot. These legal experts are deeply experienced in UK immigration law and can assist you with appeals. Whether you’re dealing with a deportation order, these solicitors offer customised representation to fit your needs.