Một số đóng góp của Ni giới trong nền Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX (SC. Thích Nữ Liên Hiền)

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu tự hào nói: “Vai trò của nữ giới nói chung và đoàn thể Ni giới Phật giáo nói riêng chính là một mạch nguồn mang Chính pháp đến xua đi những khổ đau, bất hạnh, lan tỏa hạnh phúc, vinh quang cho đời, cho xã hội và non sông Việt Nam”.

Ngày nay, Ni giới Việt Nam đang sống trong môi trường vô cùng thuận lợi để phát triển sự nghiệp tu học. Đó là nhờ công đức thâm hậu của các bậc chư Tôn đức. Đặc biệt là nhờ sự quan tâm sâu sắc của các bậc Đại Ni mà hàng Ni chúng có đủ tự tin phát huy năng lực cống hiến cho đạo và đời. Nhưng để các bậc Ni trưởng thực hiện được nghĩa vụ thiêng liêng này thì trước đó đã có rất nhiều giọt mồ hôi đổ trên đồng áng kiến tạo của các bậc tiền Ni nhiệt huyết. 

Trong thế kỷ XX, Phật giáo Việt Nam diễn ra công cuộc chấn hưng. Chung tay vào công trình, quý Trưởng lão Ni đã đưa Ni đoàn bước lên một tầm cao mới, mang sắc thái đa năng và toàn diện. Như vậy, quý Ngài chính là linh hồn của Ni bộ bây giờ, hay nói cách khác, thành tựu của Ni chúng Việt Nam hiện nay không thể thiếu bóng dáng quý Ngài.

TỔNG QUAN VỀ NI GIỚI

Ni giới dưới góc nhìn Phật giáo 

Qua lăng kính Phật giáo, người nữ luôn được Đức Phật tán thán và Tăng đoàn coi trọng, bởi họ có những điều phi thường mà khó ai có thể làm được. Từ thuở khai nguyên, vị thế phụ nữ luôn có vẻ yếu thế hơn người nam. Nhưng vấn đề này chỉ đề cập trên phương diện thể chất. Còn về tâm linh thì không như vậy. Cách đây hơn 2.500 năm, Đức Thế Tôn đã đản sinh, đến với thế gian, Ngài đã khai mở chân lý giác ngộ để cứu vớt mọi loài thoát vòng trầm luân. Trong số đó, thân phận người nữ cũng được quan tâm. Học thuyết của Đức Phật đề cao khả năng chứng đạo của phụ nữ cũng như người nam đã một thời làm rúng động và đánh đổ định kiến bấy giờ: “Này A-nan, sau khi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng, nữ nhân có thể chứng được quả Dự lưu, Nhất lai quả, Bất lai quả hay A-la-hán quả” [1]. 

Số phận người nữ được đăng quang từ thuở đó. Mọi ánh nhìn miệt thị về người nữ cũng dần chuyển hướng. Đặc biệt là giáo đoàn Ni, những con gái của Đức Phật đã khiến cho nhiều người phải kinh ngạc bởi đạo lực mà họ đạt được. Vai trò của nữ giới bình đẳng với nam giới được khẳng định trong đạo Phật. Ni giới có thể làm được những gì mà họ ao ước, thậm chí vươn đến Thánh quả, bởi tố chất người nữ không những giàu đức hy sinh, siêng năng, nhẫn chịu mà còn giàu lòng từ hòa [2]. Nếu được bồi dưỡng tri thức hoàn thiện, họ vẫn có thể trở thành vĩ nhân như bao người, do đó, Đức Phật từng khen ngợi: “Này Vaccha, không phải chỉ một trăm, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm mà còn nhiều hơn thế nữa là những Tỳ kheo Ni đệ tử của Ta, đã đoạn trừ các lậu hoặc với thượng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát và tự giải thoát” [3]. Đức Tổ Kiều Đàm Di và các nữ Tôn giả A-la-hán chính là minh chứng cho lời nói đó. 

Đức Phật từng khen ngợi: “Này Vaccha, không phải chỉ một trăm, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm mà còn nhiều hơn thế nữa là những Tỳ kheo Ni đệ tử của Ta, đã đoạn trừ các lậu hoặc với thượng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát và tự giải thoát”.

Ngoài ra, trên đà phát triển, được sự khích lệ của Tăng già, hiện tại, Ni giới không dừng lại ở mức độ tu dưỡng phạm hạnh mà còn là trụ cột vững chắc cho quá trình nhập thế, an sinh. Tuy còn gặp một số trở lực khách quan nhưng họ luôn sống trong niềm tự hào và phấn khởi.

Ni giới Việt Nam trong dòng chảy lịch sử Phật giáo dân tộc

Từ khi du nhập vào nước ta, trải qua quá trình tiếp biến văn hóa, Phật giáo đã hòa quyện, gắn bó cùng dân tộc. Lưu chảy trong dòng mạch đó, Ni giới buổi đầu đã tự khẳng định tên tuổi của mình với sự vang danh của các Ni sư xuất thân là các nữ tướng của Hai Bà Trưng [4]. Sử sách còn ghi lại vào thời nhà Lý, Ni sư Diệu Nhân (1041-1113) trở thành người nữ đầu tiên được tôn vinh là Tổ sư thiền [5]. Hai nhân vật tiêu biểu khác của Ni giới thời Lý là: Ni sư Tuệ Thông, Ni sư Hương Tràng (Huyền Trân Công Chúa) được xem như Bồ tát hiện thân che chở cho nỗi đau nhân thế [6]. Thời Lê Trung Hưng, có thể kể đến Ni sư Diệu Đăng, Diệu Tín, Huệ Cơ, Đàm Thái cũng rạng ngời với giới hạnh uy nghiêm [7]. Thời nhà Nguyễn thì có ngôi sao tỏa sáng là Ni sư Phương Vân [8].

Âm thầm qua bao thế hệ, Ni giới Việt Nam vẫn vững bước nếp sống thiền môn bằng tinh thần cao cả tự độ – độ tha. Khi nền học thuật nước nhà chuyển mình sang hình thức mới, sử liệu được nghiên cứu cẩn trọng thì hàng loạt tên tuổi Ni chúng lại được ghi danh bảng vàng với những công đức lớn lao cho công cuộc chấn hưng Phật giáo ở thế kỷ XX. Dư âm thành tích ấy luôn làm đà tiến thủ cho sự vững mạnh Ni đoàn ngày nay và mãi mãi là tiếng vang lớn cho hàng hậu học phải noi theo tiếp bước. 

MỘT SỐ ĐÓNG GÓP CỦA CHƯ NI

Chấn hưng Phật giáo Việt Nam giai đoạn thế kỷ XX

Nửa sau thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược nước ta, chia cắt đất nước thành 3 miền với các chế độ khác nhau: Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ nhằm mục đích chia để trị. Cấu trúc văn hóa nước nhà bị chao đảo khi luồng văn minh Đông – Tây va chạm nhau trên cơ tầng thuộc địa. Phật giáo phải đối diện nhiều nguy cơ, thách thức lớn lao về mặt nhân sự, tổ chức và từ phía chính quyền thực dân Pháp [9]. Trong lúc ấy, Phật giáo các quốc gia bắt đầu khởi xướng các phong trào phục hưng [10]. Đắn đo cho vận mệnh Phật giáo nước nhà, các bậc Tôn túc cũng theo cao trào ấy đã bắt đầu học hỏi và cùng nhau xây dựng công cuộc chấn hưng Phật giáo.

Âm thầm qua bao thế hệ, Ni giới Việt Nam vẫn vững bước nếp sống thiền môn bằng tinh thần cao cả tự độ – độ tha. (Ảnh: phatgiao.org.vn)

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Phật giáo dân tộc vẫn đang trên đà phục hưng và có nhiều tấm gương hy sinh vì mạng mạch Phật pháp và độc lập dân tộc. Không chỉ chư Tăng làm nên kỳ tích mà chư Ni cũng hùng dũng “vị pháp quên thân” để bảo vệ Phật giáo dân tộc. Có thể kể đến những bậc Ni lưu hùng dũng thực hành sứ mệnh Dược Thượng – Dược Vương, đốt thân cúng Phật để cầu Phật pháp được trường tồn như: Ni sư Diệu Quang, Diệu Tri, Thanh Quang, Nguyên Huệ, Trí Túc, Liên Tập, Huệ Lạc, Thông Huệ, Nhất Chi Mai, Diệu Định, Viên Ngọc, Diệu Huệ… 

Sau ngày đất nước thống nhất, theo ý nguyện của toàn thể Tăng Ni, Phật tử trên cả nước, Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời năm 1981 là ngôi nhà chung của Phật giáo Việt Nam [11]. Chư Tăng rất phấn khởi trong nền cách tân, đồng thời chư Ni cũng ra sức cống hiến cho Giáo hội. Thời kỳ này, các Tăng Ni tài đức cùng nhau đẩy mạnh đạo pháp đến với công trình Phật giáo nhập thế tồn tại và phát triển đến ngày nay.

Đóng góp của Ni giới Phật giáo vào hoạt động đoàn hội và báo chí

Đóng góp đầu tiên mà quý Ni làm được phải kể đến những công tác tham gia tổ chức đoàn hội và hoạt động báo chí tuyên truyền. Hội đoàn và báo chí là cơ sở quan trọng để bảo vệ và phát triển các công tác của Ni giới. Đó còn là điểm tựa vững mạnh để tạo nên tiếng nói của nữ giới. Có rất nhiều chư Ni đã để lại tấm gương sáng ngời cho hậu thế như: Sư trưởng Như Thanh, Sư bà Diệu Không, Sư bà Diệu Tịnh… Sự khơi mào kiến lập Ni bộ của các bậc Trưởng lão Ni đã làm nền tảng vững chắc cho chư Ni tiến xa hơn trên lĩnh vực hoạt động hội đoàn và báo chí sau này. Ngoài ra, còn có rất nhiều vị cao Ni làm rường cột vững chắc cho Ni bộ cũng như trở thành các nhà tuyên truyền nổi tiếng trên lĩnh vực báo chí để nâng cao vẻ đẹp của Phật giáo nói chung và Ni giới nói riêng như: Sư bà Diệu Ninh, Diệu Minh, Giác Hạnh, Tịnh Nguyện, Như Thuần, Như Hòa, Như Đắc, Như Tâm, Diệu Huệ, Tâm Hoa, Diệu Ngôn, Diệu Quang, Diệu Ngọc, Diệu Kim, Huyền Học, Liễu Tánh, Như Chí, Diệu Hạnh, Từ Hạnh, Thể Quán, Như Chơn, Như Tâm, Huyền Huệ, Chí Kiên, Như Ngộ, Như Ngọc, Giác Nhẫn, Huệ Từ, Như Hải, Như Châu, Tịnh Mẫn, Như Đức, Huệ Giác, Chơn Hương, Diệu Hương, Giác Hải, Thể Yến, Thể Quán, Thể Thanh, Thể Tín, Thể Thuyền… 

Hệ phái Khất sĩ có quý minh sư nổi danh như: Sư bà Huỳnh Liên, Bạch Liên, Tạng Liên, Tràng Liên, Ngoạt Liên… Sự dốc lực của quý Ngài đã làm cho hệ phái được dấn thân trên mọi nẻo đường và làm ánh sáng tâm linh cho nhiều người tìm về. Phật giáo Nam tông có sự nổi danh của Ni trưởng Diệu Đáng. Bà là người đầu tiên tổ chức Ni chúng Nam tông [12], giúp hệ phái Nam tông ngày thêm Phát triển.

Thông qua những tên tuổi lừng danh điển hình ở thế kỷ XX, có thể thấy, năng lực của chư Ni hoàn toàn có thể làm được mọi việc lớn lao. Khi xưa, Tổ Kiều Đàm Di dùng năng lực nội thân để giáo hóa mọi người. Còn ngày nay, theo sự thay đổi của thời đại, chư Ni không những hoàn thành tốt việc tu tâm sửa tánh mà còn phát huy mạnh mẽ trên con đường tự lợi – lợi tha. Đoàn thể chư Ni phát triển từng bước vững bền. Phân ban Ni giới có tổ chức quy mô, quý Sư trưởng luôn chăm lo đời sống sinh hoạt tốt cho đàn hậu học từ nhu cầu căn bản của đời sống cho đến giáo dục, để họ trở thành những tinh hoa của Ni giới tiếp tục hoằng truyền chánh pháp.

Tham gia vào phương diện giáo dục, văn chương

Giáo dục là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng. Đó luôn là mối quan tâm hàng đầu của chư Tôn đức. Giáo dục yếu kém thì Phật giáo dễ suy vi, giáo dục được chú ý đúng mực giúp Phật giáo hưng thịnh. Ngoài những bậc Ni trưởng kể trên có tầm cao về tri thức tham gia mọi phương diện (trong đó có công tác giáo dục), cần phải kể thêm các bậc danh Ni làm rạng ngời dòng Thích Nữ như: Ni sư Diệu Tịnh, Diên Trường, Diệu Hương, Diệu Tánh, Diệu Tín, Diệu Kim, Như Chí, Hồng Chí, Trí Hải, Như Hoa, Như Hường, Như Quang, Như Như, Diệu Nhứt, Diệu Thọ, Diệu Hồng, Kim Sơn, Chơn Nguyên, Đàm Soạn, Đàm Đậu… Sau khi hoàn thiện sở học, quý Ngài đã thừa lệnh của các bậc giáo phẩm đem khả năng của mình phụng sự đạo pháp, dốc lòng truyền trao tri thức để Phật giáo luôn hướng đến xu hướng cách tân, bắt kịp thời đại cũng như chuyển hóa nội tâm của các hành sĩ. 

Trong Phật giáo, nghệ thuật không những giúp cho đời sống tu sĩ thăng hoa mà còn tô điểm cho Giáo hội nhiều màu sắc. Những trước tác và dịch thuật đã nâng tầm hiểu biết cho nhiều người. Những tác phẩm văn chương đã chuyển hóa nhiều nội tâm. Văn học góp phần vén bức màn si ám để đón ánh tuệ vào tinh thần. Do vậy, ngoài những bậc Tôn đức kể trên vừa làm Phật sự vừa để lại nhiều tác phẩm cho hậu thế, có thể kể đến tấm gương của Ni sư Trí Hải đã để lại nhiều tác phẩm giá trị và các công trình đồ sộ do Ni sư Huệ Giác biên tập. 

Ni giới đã dùng tài hoa của mình để vẽ lên bức tuyệt tác văn chương tỏa rạng. Những tác phẩm ấy truyền lưu mãi đến ngày nay, đó có thể là thơ ca được in trên tạp chí như: Từ Bi Âm, Viên Âm, Hoa Sen, Hoằng Pháp, Hoa Đàm… Đó còn là những tư liệu được biên soạn thành sách để đời cho thế gian. Từ những tấm gương tiêu biểu của chư Tôn đức Ni, chúng ta thấy Ni giới không chỉ biết tu học mà còn trở thành những giềng mối tri thức cho nhiều thế hệ, họ trở thành những nhà uyên bác đóng góp nhiều sách lược phát triển Phật giáo nước nhà, đồng thời làm cho đất nước thêm thanh bình, phồn thịnh.

Tham giao vào công tác kiến lập tự viện và tông phái

Sự đóng góp cho Giáo hội còn là nhiệm vụ “Trụ pháp vương gia, trì Như Lai tạng”. Nếu như chăm lo các lĩnh vực khác mà quên đi nhiệm vụ chính đời tu sĩ, Phật giáo không thể gọi là hưng thịnh. Sứ mệnh này người con Phật đều phải chung gánh. Đó chính là cơ sở nòng cốt để làm trụ cột cho Phật pháp thế gian. Do vậy, quý Sư Ni đã không từ nan mà vẫn tiếp tục nhiệt tâm làm tròn bổn phận của mình, cần phải kể thêm nhiều vị Ni kiệt xuất đã làm rạng danh con gái dòng họ Thích trong sự nghiệp “tiếp dẫn hậu lai” như: Sư bà Hải Triều Âm khai lập ra 8 ngôi chùa và thành tựu trên con đường hoằng pháp lợi sinh; Ni trưởng Khiết Bạch với công lao truyền bá Pháp Hoa môn; hoặc Sư bà Hải Đăng, Diệu Hương, Diệu Tánh, Diệu Tấn, Diệu Thuận, Từ Hương, Thanh Lương, Đàm Thu, Đàm Thuận, Hương Đạo… đã nhiệt huyết trùng tu và xây dựng nhiều ngôi chùa làm cơ sở vững chắc để tiếp dạy Ni chúng.

Tham gia vào sự nghiệp lợi sinh

Những tiền đề cho Phật giáo nhập thế xuất phát từ nhiệt huyết của các bậc tiên sinh trong cuộc cuộc chấn hưng Phật giáo ở thế kỷ XX, trong đó Ni giới luôn giữ vị trí quan trọng. Trong tâm khảm mỗi người con gái Đức Phật, họ luôn tự nhủ: Nữ lưu không thể quay lưng với thế tục, chùn bước trước những chướng ngại mà quên đi nỗi khổ của chúng sinh. Chúng ta phải đồng hành cùng dân tộc để làm đạo pháp thêm sáng rỡ, giáo lý thêm anh minh [13]. Vì vậy, Ni giới đã dấn thân không kém gì nam nhân. Chúng ta phải kể thêm các bậc Ni đức vì bản nguyện độ sanh như: Ni sư Diệu Viên, Tịnh Bích, Thể Chánh, Bảo Châu, Diệu Châu, Tâm Đăng, Tịnh Giải, Bảo Nguyệt, Giác Huệ, Chân Không, Tịnh Nghiêm, Tịnh Hòa, Diệu Phương… Truyền thống chùa chiền là cơ sở tu học, tuy nhiên thực tiễn hóa lòng từ bi, tự viện của quý ngài giờ đây được hoạt kích thêm chức năng là nơi nương tựa cho những kẻ cùng khổ [14].

Trong thời kỳ này, một vai trò mới xuất hiện trong Ni giới, đó là đăng đàn thuyết pháp với tấm gương tiêu biểu là Ni sư giảng sư Huệ Tâm [15]. Hoặc Ni sư Hải Triều Âm là một giảng sư mẫu mực [16]. Sau này, giai đoạn cuối thế kỷ XX, khi đất nước hòa bình thống nhất, chư Ni được giáo dục hoàn mĩ và có rất nhiều Pháp sư Ni trở thành gieo hạt giống Bồ đề sâu sắc vào lòng tín giả như: Tịnh Thủy, Hạnh Chiếu, Hương Nhũ, Như Lan… [17].

Hệ phái Khất sĩ có quý minh sư nổi danh như: Sư bà Huỳnh Liên, Bạch Liên, Tạng Liên, Tràng Liên, Ngoạt Liên… Sự dốc lực của quý ngài đã làm cho hệ phái được dấn thân trên mọi nẻo đường và làm ánh sáng tâm linh cho nhiều người tìm về.
(Hình ảnh Ni trưởng Huỳnh Liên). (Ảnh: Sưu tầm)

Phật pháp chỉ có thể hòa nhịp trong lòng dân tộc nếu biết ứng dụng tinh thần từ bi, nghĩa là sự cứu độ thực tiễn đi vào đời sống xã hội. Nòng cốt trên con đường tu tập của một hành giả chỉ là tự độ – độ tha, tự giác – giác tha. Nếu chúng ta lo nhiều hoạt động duy trì mạng mạch nhưng thiếu đi yếu tố lợi ích tha nhân thì khó nêu cao được ưu điểm của đạo Phật. Ngược lại, đem Phật pháp ứng dụng vào đời mới xứng đáng với bản hoài Như Lai. Do vậy, với ý niệm “Phục vụ chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật”, chư Tôn đức luôn nêu cao sứ mệnh xiển dương Chánh pháp. Giáo nghĩa “khổ và thoát khổ” của đạo Phật mãi được hiển quang và được nhiều người tiếp nhận.

NHẬN ĐỊNH CUNG VỀ KẾT LUẬN

Ở thế kỷ XX, kiền đà cho Phật giáo nhập thế hiện tại, có nhiều cao Ni đã lập công bồi đức làm cho Giáo hội từng bước huy hoàng. Là người con học Phật, ai cũng mang trong mình nhiều hoài bão lớn, nhưng phải đủ duyên lành chúng ta mới có khả năng phát huy. Với thuận lợi Phật giáo được cách tân theo xu hướng hiện đại, nữ tu sĩ có nhiều cơ hội để phát huy thực tài, thực học. Trong mọi phương diện tổ chức của quá trình cải đổi phục hưng, không có nơi nào mà không có đóng góp của Ni giới. Quý Ngài đã từng khẩu khí bày tỏ: “Ni giới chúng tôi là một phần tử trong Phật pháp, thế nên phải cùng hòa rập nhịp nhàng trong giai đoạn tân tiến này…” [18]. Từ nhận thức đó, Ni giới luôn sát cánh cùng chư Tăng xông pha vào công cuộc chấn hưng Phật giáo. Hăng say vào phong trào đóng góp mọi mặt cho Giáo hội, Ni chúng đã lập nên nhiều kỳ tích và đã khẳng định được vị trí quan trọng của mình.

Khi nhắc đến công đức của Ni đoàn, quý Hòa thượng tán thán, đặc biệt là Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu tự hào nói: “Vai trò của nữ giới nói chung và đoàn thể Ni giới Phật giáo nói riêng chính là một mạch nguồn mang Chính pháp đến xua đi những khổ đau, bất hạnh, lan tỏa hạnh phúc, vinh quang cho đời, cho xã hội và non sông Việt Nam” [19]. Như vậy, qua ánh nhìn hân hoan của Tăng đoàn, Ni giới rất có tầm quan trọng trong nền Phật giáo. Khi dấn thân vào con đường Bồ tát hạnh, mỗi vị mỗi hiện thân khác nhau, quý Ngài luôn sống trong lý trí kiên định và hóa đạo thành công cả, như Ni sư Đàm Hân cũng từng khẳng định: “Mỗi người mỗi vẻ, hành đạo mỗi người mỗi hạnh, chứng ngộ mỗi người mỗi môn, niên đại mỗi người mỗi khác nhưng các Ngài đều có chung một tâm nguyện, một hoài bão là noi gương theo tư tưởng của Đức Phật, bỏ đi thói nhi nữ thường tình, lòng tự ti mặc cảm, mà nêu cao ý thức “Bỉ ký trượng phu ngã diệc nhĩ”” [20].

Do vậy, nhìn vào tiềm lực lớn của chư Ni, quý Hòa thượng hoàn toàn tin tưởng vai trò của họ. Nhất là Hòa thượng Thích Trí Quảng, bậc Trưởng lão lãnh đạo Giáo hội, đã mong mỏi bày tỏ: “Chư Ni có thể tham gia mọi lĩnh vực hoạt động. Hãy đừng vì những quan niệm phân biệt giới tính mà quên đi tiềm năng siêu việt của mỗi con người. Đó là một sức cản lớn kiềm hãm sự phát triển Phật giáo Việt Nam. Tận dụng chất xám của từng người để xây dựng chánh pháp là thể hiện được chân lý bình đẳng của Đức Phật dạy, vừa xây dựng thế giới Ta bà được an vui và phát triển bền vững” [21]. 

Ở thế kỷ XX, dân tộc ta bước sang thềm văn hóa Đông – Tây. Chảy trong dòng mạch đó, Phật giáo cũng kịp thời cải đổi số mệnh. Chư Tăng ra sức tiến lên cao trào phục hưng Phật giáo để chuyển biến thể thức Giáo hội phù hợp với thời đại. Hòa chung không khí đó, chư Ni đã không gạt mình ngoài lề cuộc sống. Quý Ngài cũng dùng nội lực tự thân chung lưng đấu cật tiếp sức cho Tăng đoàn, cùng nhau xiển dương Phật pháp. Thế hệ ngày nay tri ân những đóng góp của các bậc tiền nhân và nguyện hết lòng tu học trên tinh thần tự lợi lợi tha, đóng góp công sức để Phật giáo Việt Nam ngày càng phát triển.

 

 

Chú thích và tài liệu tham khảo:

* Học viên cao học Phật học khóa III Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh.

[1] HT. Thích Minh Châu (dịch, 2005), Kinh Tăng Chi Bộ 3, Chương VIII, Tám Pháp VI, Phẩm Gotami, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.653.

[2] Minh Đức Triều Tâm Ảnh (2012), Con gái Đức Phật, Lời thưa, Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2012, tr.7.

[3] Tỳ kheo Thích Minh Châu (dịch), Kinh Trung Bộ tập II, Đại Kinh Vacchagotta, Đại Tạng Kinh Việt Nam, PL.2556 – DL.1992, tr.374.

[4] Lê Mạnh Thát (2003), Lịch sử Phật giáo Việt Nam tập 1, Nxb. TP. HCM, tr.86.

[5] Thích Thanh Từ, Thiền Sư Việt Nam, PL. 2543 – DL. 1999, tr.101.

[6] TS. Bùi Hữu Dược, Ni giới Việt Nam cùng Phật giáo trong dòng chảy lịch sử, Nguồn: https://phatgiao.org.vn/ni-gioi-viet-nam-cung-phat-giao-trong-dong-chay-lich-su-d37923.html.

[7] Ni sư Đàm Hân, Vai trò của Ni giới Phật giáo với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời hiện nay. Nguồn: https://vbgh.vn/index.p?language=vi&nv=news&op=le-tuong-niem-ns-dieu-nhan/14-vai-tro-cua-ni-gioi-phat-giao-voi-viec-giu-gin-va-phat-huy-ban-sac-van-hoa-dan-toc-trong-thoi-hien-nay-747.html.

[8] Thích Nhật Từ (chủ biên, 2021), Các hệ phái Phật giáo và tôn giáo mới tại vùng Nam Bộ, Nxb. Hồng Đức, TP HCM, tr.116.

[9] Tham khảo thêm Thích Nhật Từ (chủ biên, 2020), Phật giáo vùng Nam Bộ trong thế kỷ XX, Nxb. Hồng Đức, TP. HCM, tr.95.

[10] Sđd, tr.4.

[11] Quyết định của Bộ trưởng Tổng Thư ký số 83-BT Ngày 29/12/1981 về việc cho phép thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

[12] Trung Tâm Hộ Tông. Tiểu sử Ni trưởng Diệu Đáng. Nguồn: http://www.trungtamhotong.org/index.php?module=news&function=detail&id=855#

[13] Ni trưởng Huệ Hương, Tinh thần đối ngoại của Ni giới trong thời đại hội nhập thế giới của GHPGVN, Lưu hành nội bộ, tr.95.

[14] Thích Nhật Từ (chủ biên, 2021), Phật giáo các tỉnh và thành phố tại vùng Nam Bộ, Nxb. Hồng Đức, TP HCM, tr.470.

[15] Ninh Thị Sinh (2020), Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ trường hợp hội Phật giáo (1934 – 1945), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.274.

[16], [17] Tịnh Độ Ni viện Hải Triều Âm. Nguồn: https://chuaduocsu.org/phap-thoai/thuyet-giang/.

[18] Tham khảo Kỷ niệm Đại hội Ni Bộ Nam Việt, Ni Bộ ấn hành và phát hành, 1957, tr.11.

[19] HT.TS. Thích Thanh Nhiễu, Vai trò của Ni giới đối với sự phát triển Phật giáo Việt Nam hiện nay, Nguồn: https://phatgiao.org.vn/vai-tro-cua-ni-gioi-doi-voi-su-phat-trien-cua-phat-giao-viet-nam-hien-nay-d37691.html

[20] Ni sư Đàm Hân, Vai trò của Ni giới Phật giáo với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời hiện nay. Nguồn: https://vbgh.vn/index.p?language=vi&nv=news&op=le-tuong-niem-ns-dieu-nhan/14-vai-tro-cua-ni-gioi-phat-giao-voi-viec-giu-gin-va-phat-huy-ban-sac-van-hoa-dan-toc-trong-thoi-hien-nay-747.html

[21] HT. Thích Trí Quảng, Vai trò của Ni giới Việt Nam trong xã hội hiện nay. Nguồn: https://thuvienhoasen.org/p80a4699/2/vai-tro-cua-ni-gioi-viet-nam-trong-xa-hoi-hien-nay-thich-tri-quang.

139 thoughts on “Một số đóng góp của Ni giới trong nền Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX (SC. Thích Nữ Liên Hiền)

  1. cableavporn.com says:

    Good post but I wass wanting too know iff youu could
    wrrite a litte more on this topic? I’d bbe ery grateful
    if you could elaborate a little bitt more. Appreciate it!

  2. porn says:

    Attractive element of content. I jusst stumbled upoon your web site annd iin accession capital too
    assert tat I acquire actually enjjoyed account your blog
    posts. Any waay I will bee subscribing in youhr augmebt and even I success youu get rihht oof entry to persistently
    rapidly.

  3. C-64c says:

    I do consider all the ideas you’ve introduced for your post. They’re very convincing and will definitely work. Still, the posts are very brief for novices. May just you please lengthen them a bit from subsequent time? Thank you for the post.

  4. ice hack says:

    Everyone loves what you guys tend to be up too. This type of clever work and reporting! Keep up the good works guys I’ve you guys to our blogroll.

  5. Explore now says:

    Howdy! I’m at work browsing your blog from my new iphone!Just wanted to say I love reading your blog and look forward to all your posts!Keep up the great work!

  6. xvideosway.com says:

    I’m nnot sure why buut this weblog is loadng extreely
    slow for me. Is anyoe else having this issie
    orr iss it a peoblem oon my end? I’ll chdck bafk laqter on annd see if the problem sgill exists.

  7. Elder Law Attorneys says:

    Looking for expert guidance on protecting assets while qualifying for Medicaid? As experienced elder law attorneys near me, our team at Ohio Medicaid Lawyers provides specialized legal assistance with Medicaid planning, estate planning, and asset protection strategies. We help seniors understand medicaid eligibility income charts and navigate the complex 5-year lookback period. Visit our website for comprehensive information about Ohio medicaid income limits 2024 and schedule a consultation with a trusted elder care attorney who can safeguard your future.

  8. No Index this URL says:

    I’ll immediately seize your rss feed as I can not find your email subscription link or newsletter service.Do you’ve any? Kindly let me know so that I may just subscribe.Thanks.Feel free to surf to my blog post :: atolyesi.net

  9. ogniwa lifepo4 says:

    EVE ogniwa LiFePO4 to nowoczesne akumulatory litowo-żelazowo-fosforanowe, charakteryzujące się wysoką trwałością, bezpieczeństwem i stabilnością termiczną. Są szeroko stosowane w magazynach energii, pojazdach elektrycznych oraz systemach solarnych. Dzięki długiej żywotności i odporności na głębokie rozładowania stanowią doskonałą alternatywę dla tradycyjnych akumulatorów ołowiowo-kwasowych.

  10. game says:

    I just like the valuable info you supply to your articles.I will bookmark your blog and check once more here frequently.I am somewhat certain I’ll be informed plenty of new stuff proper here!Best of luck for the next!

  11. xhamster.com says:

    You can definitely see your skills within the work you write.The arena hopes for more passionate writers like you who aren’t afraid to mention how they believe.All the time go after your heart.

  12. apartment finders says:

    I used to be suggested this blog via my cousin. I’m not sure whether thissubmit is written by him as no one else recognize such certain approximately my difficulty.You are amazing! Thank you!

  13. to read more says:

    What’s Happening i am new to this, I stumbled upon this I have discovered It positively useful and it has helped me out loads. I’m hoping to contribute & help other customers like its helped me. Good job.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *