Những đóng góp của Hòa thượng Chí Thiền: một tấm gương tỏa sáng giữa đạo và đời (TS. Nguyễn Thị Thanh Mai)

Những điều đó nếu là những người không phải là có nhiều duyên phước; và đã thầm nhuần đạo pháp từ nhiều kiếp trước thì khó có thể hoàn thành viên mãn như Ngài. Những việc làm của Ngài đến nay vẫn mãi mãi còn in dấu về việc giáo hóa độ sinh tận tâm tận sức của Ngài; cuộc đời của Ngài sẽ còn sáng mãi trong trái tim của nhiều thế hệ Tăng Ni, Phật tử. Cuộc đời của Hòa thượng Chí Thiền chính là một bài học để đời về pháp vi diệu để cho hàng hậu học kế tục, noi theo.

Tóm tắt  

Tất cả chúng ta đến với thế gian này đều có nhân duyên và nguyện vọng từ bao đời kiếp trước. Trên con đường tu đạo mỗi người đều có nguyện lực của riêng mình. Hòa thượng Chí Thiền xuất thân trong một gia đình có nguồn gốc vua chúa quý tộc. Ngài cũng đã dùng nhiều phương tiện cho đạo và đời. Với vai trò là một người có dòng quý tộc, nhưng Ngài không đi tìm các thứ hưởng lạc ở thế gian mà Ngài đi tìm hạnh phúc ngay nội tâm mình.

Qua bài nghiên cứu này chúng tôi chủ yếu nhấn mạnh những sự hy sinh, đóng góp về đạo và đời dựa trên nguồn tư liệu đi trước. Qua đó, làm rõ về sự hy sinh của Ngài cho người dân Tây Nam Bộ nói chung, An Giang nói riêng cũng như Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhằm tìm ra những tán thán công đức của Hòa thượng Chí Thiền như một tấm gương sáng của sự hài hòa giữa đạo và đời.

Từ khóa: Đóng góp, Chí Thiền, đạo, đời, An Giang.

DẪN NHẬP

Thân phận của Ngài ngoài đời, nhiều người hằng mong ước, thế nhưng Ngài đã thật sự buông bỏ bằng nội tâm chân thật ở cõi đời giả tạm này. Thế gian thì ai cũng muốn sống là được hưởng thụ về đầy đủ tiện nghi, người đó mới đạt được hạnh phúc, nhưng Hòa thượng Chí Thiền lại sống ngược với thế gian. Ngài tìm điểm tựa hạnh phúc bằng con đường đi tìm sự giải thoát luân hồi sinh tử. Mỗi người đều có cảm nhận hạnh phúc khác nhau, thật ra hạnh phúc hay khổ đau cũng đều do vọng tưởng tác động đến mỗi con người. Chính vì thế hạnh phúc dễ nhưng mà lại khó, dễ và khó là tùy thuộc vào mỗi suy nghĩ và nhu cầu của mỗi người không giống nhau. Do đó, mỗi người đều tìm cho mình con đường hạnh phúc riêng. Hòa thượng đã có tuổi đời hành đạo 52 năm. Hình tướng của một vị Hòa thượng thể nhập đạo đời viên dung; trên con đường đó có dụng nhiều phương tiện thuận lợi, sẽ không tránh khỏi những điều bí mật trong việc tham giao phong trào yêu nước chống Pháp và làm việc lợi ích cho dân tộc, với Bi – Trí – Dũng của Ngài dấn thân vào đời để hành đạo. Ngài cũng là một trường hợp vô cùng quý hiếm trong lịch sử Việt Nam, làm nổi bật lên giá trị đạo Phật là cao quy nhất, không có gì ở thế gian này có thể so sánh được. Với nguyện lực, thiện duyên từ bao đời kiếp trước mà có được kiếp này chỉ theo nguyện lực mà tiếp tục xả thân vì đạo pháp giáo hóa và cứu khổ cứu nạn chúng sanh tại miền Tây Nam Bộ, An Giang.

Thân phận của Ngài ngoài đời, nhiều người hằng mong ước, thế nhưng Ngài đã thật sự buông bỏ bằng nội tâm chân thật ở cõi đời giả tạm này. Thế gian thì ai cũng muốn sống là được hưởng thụ về đầy đủ tiện nghi, người đó mới đạt được hạnh phúc, nhưng Hòa thượng Chí Thiền lại sống ngược với thế gian. Ngài tìm điểm tựa hạnh phúc bằng con đường đi tìm sự giải thoát luân hồi sinh tử.

Đạo Phật luôn đồng hành cùng với đời sống của dân tộc, luôn khế nhập vào đời để xây dựng đạo; đoàn kết với Nhân dân mục đích là để hướng họ tìm về con đường đi đến chân lý diệt khổ ở hiện tại và mai sau. Mỗi dân tộc, mỗi thời điểm đều do nhân duyên từ nhiều kiếp mà hội tụ, nên có những giai đoạn chiến tranh cũng như hòa bình; khác nhau ở chỗ những phương tiện uyển chuyển như thế nào, để nhằm mục đích tu tập theo tinh thần hòa hợp, xây dựng, đoàn kết; chung tay bảo vệ dân tộc đồng thời hướng về trưởng dưỡng đạo tâm, tăng cường đạo lực, để mang giá trị đạo Phật vào đời sống ở đời và  phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc.

Bất kỳ xã hội nào cũng có những mặt tích cực và tiêu cực pha trộn lẫn nhau. Bất kỳ phương tiện nào có thể ngày càng phát triển và ngược lại đều không tránh khỏi những mặt tích cực và tiêu cực đan xen, đòi hỏi con người cũng phải thay đổi theo thời đại để thích nghi. Hòa thượng Chí Thiền đã dụng thân, khẩu, ý thanh tịnh; để giáo hóa đời giúp những chúng sinh mê lầm thức tỉnh; trân trọng và yêu quý sự hòa bình độc lập của dân tộc, biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau, cũng là nhắc nhở chúng ta đi tìm con đường giải thoát khỏi phiền não để trở về tỉnh thức. Vậy thì qua bài này chúng ta thấy nguyện lực của Ngài phải có nhiều duyên phước, mới có thể thực hiện được những nguyện vọng to lớn cho Phật giáo nước nhà cũng như cho người dân tại An Giang.

TÔN VINH MỘT VI CAO TĂNG THÂN THẾ DANH GIA VỌNG TỘC BUÔNG ĐỜI THẾ TỤC

Thế danh của Tổ là Nguyễn Văn Hiển. Ngài sinh ra tại Quang Nam vào tháng 2 năm 1861 thuộc xã Diêm Sơn, huyện Duy Xuyên, xuất thân trong một gia đình nhiều đời làm quan triều đình và có lòng kính tin Phật pháp. Từ Ông nội cho đến cha Ngài đều quan chức lớn, cha Ngài thuộc quan Tổng Trấn Quảng Nam. Sinh ra trong một gia đình có đầy quyền lực và điều kiện môi trường tốt; Hòa thượng Chí Thiền được giáo dục rất bài bản. Thế nhưng, Hòa thượng Chí Thiền vốn có đức tính hiền hậu hay giúp đỡ tất cả chúng sanh khi gặp khó khăn trong mọi sự. Hòa thượng đã nương tựa chủ yếu vào mẹ và tự nỗ lực để phấn đấu học hành vì thân phụ của Ngài đã qua đời ngay từ khi Ngài ở tuổi thiếu niên. Sau khi được bổ làm quan tại hạt Khánh Hòa, Tổ vẫn không tìm ra được con đường hạnh phúc với chức sắc quan lộ như truyền thống gia đình. 

Ngài đã âm thầm tham gia phong trào khởi nghĩa Văn Thân. Khi phong trào kết thúc, Ngài đã quyết định tìm con đường riêng cho bản thân; vào miền Nam ở đất Gia Định để tránh sự theo đuổi của quan quân triều đình và mật thám Pháp. Từ đó chủng tử của Ngài đến lúc nở hoa, trong tâm trí Ngài thúc dục và khơi lại ở thế gian này mọi sự đều là vô thường, địa vị, tiền bạc, chức vụ,…đều đến và đi chỉ mang lại nhiều phiền muội và sự tham đắm; không lợi ích mà còn thêm nhiều thống khổ mà tất cả chỉ là giả tạm. Ngài đã tìm đến nơi chùa Giác Viên xin xuất gia học đạo với tổ Phương Minh và học đạo với tổ Minh Khiêm – Hoàng Ân tại Chùa Giác Lâm. Ngài được Tổ ban Pháp húy Như Hiển – Chí Thiền, nối pháp dòng Lâm Tế Gia Phổ đời thứ 39. Trải qua một thời gian Ngài tìm đến nơi hẻo lánh như ở các vùng núi Cấm để ẩn tu; đức độ tu tập của Ngài đã chiêu cảm được nhiều Tăng Ni cũng như Phật Tử. Vào năm 1905 tiếng vang đó ngày càng được lan rộng con đường của Hòa thượng Chí Thiền lại được mở rộng, một động lực mới, một sinh lực khác qua thời gian công luyện đã chiêu cảm được phương diện đạo pháp. 

Từ đó người dân nơi An Giang kính trọng Ngài là vị Thiền sư có tấm lòng từ bi cao cả; giới đức uy nghiêm nên đã cung thỉnh Ngài về trụ trì chùa Phi Lai. Từ đó, Hòa thượng Chí Thiền phát triển giáo đoàn cho Tăng Ni, Phật tử hoằng truyền chánh pháp; làm nhiều việc lợi ích cho Tăng Ni cũng như Phật tử; giảng kinh thuyết pháp giúp nguồn đạo pháp và tinh thần dân tộc gắn lại với nhau bằng tình yêu thương và trí tuệ. Ngoài ra, Hòa thượng Chí Thiền sang sửa trùng tu ngôi chùa lá đơn sơ bé nhỏ trở thành một chùa Phi Lai là nơi nâng cao mặt bằng trí thức. Với bi nguyện bao la, đức độ trí tuệ từ hòa của một vị sư Tổ với lòng thiện nguyện dấn thân không mệt mỏi của Ngài đã mang lại tiếng vang rộng cho đến nay vẫn còn in mãi trong lòng dân Việt Nam.

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA HÒA THƯỢNG CHÍ THIỀN CHO ĐẠO PHÁP

Hòa thượng Chí Thiền may mắn được sinh ra trong một gia đình có duyên với đạo Phật; đặc biệt là được kế thừa dòng tộc điều đó, cho thấy Ngài đã có nhiều ơn phước từ nhiều kiếp. Ảnh hưởng dòng máu quý tộc ở Quảng Nam, điều kiện được học hành tốt, Ngài lại là người có lòng từ bi và trí tuệ. Với sự thương yêu chăm sóc và dạy bảo của mẹ, thiếu đi sự giáo dưỡng của cha; nhưng Hòa thượng vẫn được học đến nơi đến chốn, văn võ song toàn. Từ kiến thức đào tạo quan chức đến kiến thức Phật học, với điều kiện và tâm trí sáng của Bi, Trí, Dũng; Hòa thượng Chí Thiền đã sớm tiếp nhận được những tư tưởng giáo lý của Đức Bổn Sư Thích Ca. Từ đó chúng ta thấy được hiện thân của một vi Tăng tài là tấm gương sáng qua Bi, Trí, Dũng; trên con đường hoằng dương giáo pháp đó là nguyện vọng của mỗi người con Phật. 

Với tâm “bi” của Hòa thượng Chí Hiền được thể hiện qua thân, khẩu, ý giáo; chứng kiến cảnh chúng sanh khi gặp nạn lũ lụt mà thương xót. Hòa thượng Chí Thiền cùng các anh em huynh đệ chèo thuyền cứu giúp tất cả những người dân đang bị lũ cuốn, mưa dầm gió bấc, gió lạnh cắt da, qua các dòng nước nguy hiểm, qua các vùng nước sâu, dòng nước thật nguy hiểm với vừa mưa vừa bão sấm sét nguy hiểm. Hòa thượng cảm nhận được cảm xúc của người gặp nạn với trái tim nhân hậu và nỗi đau thống khổ ở cõi này. 

Hòa thượng Chí Thiền đã nương hình tướng từ bi và trí tuệ; hành trạng bí mật trong việc giúp đỡ các phong trào yêu nước chống Pháp, và những pháp thuật cứu đời. Học thức uyên thâm và đức độ của Ngài đã cảm hóa không biết bao nhiêu người trở thành đệ tử Ngài, quy y theo Phật, xuất gia học đạo; và thế hệ kế thừa Ngài là những vị Tăng tài xuất chúng, đóng góp cho sự nghiệp phát triển Phật giáo Việt Nam rạng rỡ huy hoàng. (Ảnh: sưu tầm)

Nhân duyên thống khổ của người dân gặp tai nạn; Ngài vận dụng lòng từ bi kết hợp với “trí” là trí tuệ, khả năng nhìn thấy đúng đắn mọi sự việc. Từ bi và trí tuệ đã không ngăn cản được cảm xúc và quyết tâm cao độ, bằng trí thông minh và sáng tạo đã giúp Hòa thượng Chí Thiền cứu giúp quần chúng nhân dân tai qua nạn khỏi. Từ đó, Hòa thượng nổi bật trong lòng người dân Gò Công chứng kiến cảnh cứu khổ cứu nạn, toàn sức toàn tâm của những người con Phật. Trong tai nạn lại có duyên may; Hòa thượng Chí Thiền cùng người dân Gò Công đã từng có thiện duyên; nay lại kết chặt thêm thiện duyên đó một lần nữa. Đơm hoa kết trái gia cường nội lực hỗ trợ lẫn nhau; từ đó nhân duyên kết trái càng sâu đậm với người dân Gò Công và nhập thế với chánh pháp của Như Lai. 

Ngài tiếp tục phát triển nhiều phương tiện để người dân dễ tiếp cận với đạo pháp; bằng các nghi lễ cầu an cầu siêu 49 ngày cho những người xấu số trong lần tai nạn lũ lụt. Hòa thượng Chí Thiền còn dang rộng lòng thương yêu đùm bọc từ vật chất đến tinh thần; chan hòa cùng người dân qua các bài thuyết pháp cho các Tăng Ni tài cùng Phật tử về vô thường, khổ đau,… Nhờ vào “dũng” là Vô úy thí là sự dũng cảm, Ngài không sợ mọi khó khăn thử thách; kiên trì, tinh tấn, dũng cảm, gọi chung là tâm vô chướng ngại, không sợ hãi bất cứ thế lực nào. Tu Phật cũng là học về đức dũng cảm, vô úy; dũng cảm cũng là đức tính có sẵn của mỗi các vị Bồ tát hiển hóa để độ tha nhân, nhất là trong những lúc tai nạn ập đến cần có tấm lòng bao la không vì thân mạng giả tạm này mà quên đi quần chúng nhân dân.

Từ đó họ thấy được điểm tựa và lòng tin đúng với đời sống ở cõi Ta bà; và khả năng nhìn thấu mọi sự khổ đau đúng đắn, với mọi lúc mọi nơi khi chúng sanh gặp phải trong đời sống, thì dân chúng mới đủ lòng tin và có điểm tựa nơi cửa Phật. Bi – Trí – Dũng có mối quan hệ mật thiết, hỗ tương với nhau. Bi phát khởi được là nhờ vào trí; trí sáng thì lòng từ bi phát khởi liền theo; bi và dũng có sức mạnh là nhờ vào trí sáng. Hòa thượng đã dựa vào Bi – Trí – Dũng; trong rất nhiều Kinh Phật như Tâm Kinh Bát-nhã Ba-la-mật; Đại Kinh giáo giới La-hầu-la,… để hóa độ chúng sanh, nhằm mục đích thoát khổ cho mình và cho nhân dân tại An Giang, những việc như: từ thiện giúp những người khốn khó, trẻ em bất hạnh, người già, bằng cả tình yêu thương rộng lớn, sẻ chia những lúc hoạn nạn khó khăn; đùm bọc nhau những lúc gặp tai ương, cơ nhở, đói lạnh, màn trời chiếu đất. Hòa thượng Chí Thiền phát nguyện bi tâm rộng lớn trên con đường hành Bồ tát đạo. Hòa thượng Chí Thiền đã huân tu thâm sâu hạt giống Trí tuệ Ba-la-mật này từ nhiều đời nhiều kiếp. Với Bi – Trí – Dũng của Hòa thượng Chí Thiền tỏa sáng suốt cuộc đời tu tập, hoạt động trong suốt quá trình khi Ngài còn tại thế.

Đạo Phật luôn đồng hành cùng với đời sống của dân tộc, luôn khế nhập vào đời để xây dựng đạo; đoàn kết với nhân dân mục đích là để hướng họ tìm về con đường đi đến chân lý diệt khổ ở hiện tại và mai sau.

Hòa thượng Chí Thiền đã nương hình tướng từ bi và trí tuệ; hành trạng bí mật trong việc giúp đỡ các phong trào yêu nước chống Pháp, và những pháp thuật cứu đời. Học thức uyên thâm và đức độ của Ngài đã cảm hóa không biết bao nhiêu người trở thành đệ tử Ngài, quy y theo Phật, xuất gia học đạo; và thế hệ kế thừa Ngài là những vị Tăng tài xuất chúng, đóng góp cho sự nghiệp phát triển Phật giáo Việt Nam rạng rỡ huy hoàng.

Tấm gương của Hòa thượng Chí Thiền đã góp rất nhiều việc lợi ích cho đạo pháp và đời về thân giáo: Phải thực hành Tùy pháp; về khẩu giáo: Thuyết giảng về kinh văn; về ý giáo: Thực hành thiền Tứ niệm xứ, phòng hộ lục căn, chánh niệm. Về ý giáo tỉnh thức đối với một người dân thường còn khó; nói gì đến Hòa thượng Chí Thiền là xuất thân trong một dòng tộc danh giá lại hiện thân là một vị tu sĩ. Để làm được những việc như trên quả thật rất khó; đối với chúng ta còn khó gấp bội phần; nhưng đối với Hòa thượng Chí Thiền; Ngài đã tái sinh để trở lại với hạnh nguyện tự độ, độ tha thì mới có thể thực hành được viên mãn quả Phật đạo.

KẾT LUẬN

Tóm lại, Hòa thượng Chí Thiền là vị cao Tăng tái lai vì hạnh nguyện độ mình và độ tha. Công hạnh của Hòa thượng Chí Thiền đã cống hiến thân giáo về những hy sinh của Ngài cho chúng sanh; cho đến nay Ngài vẫn để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp vì lòng dũng cảm trước gian khó, của một người sống trong nhung lụa mà buông bỏ để trọn đời sống giản dị.

Những điều đó nếu là những người không phải là có nhiều duyên phước; và đã thấm nhuần đạo pháp từ nhiều kiếp trước thì khó có thể hoàn thành viên mãn như Ngài. Những việc làm của Ngài đến nay vẫn mãi mãi còn in dấu về việc giáo hóa độ sinh tận tâm tận sức của Ngài; cuộc đời của Ngài sẽ còn sáng mãi trong trái tim của nhiều thế hệ Tăng Ni, Phật tử. Cuộc đời của Hòa thượng Chí Thiền chính là một bài học để đời về pháp vi diệu để cho hàng hậu học kế tục, noi theo. 

Từ đó chúng ta nhìn thấu được Việt Nam có rất nhiều các vị cao Tăng mà chúng ta còn chưa tìm hiểu hết được. Ngài cũng là vị một cao Tăng phát triển cho Phật giáo Việt Nam. Những bước đường Ngài đi cũng đại diện cho các Hòa thượng tiêu biểu của Phật giáo Việt Nam. Hòa thượng đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc giữa đời và đạo cho đến nay vẫn là một nhân vật có dấu ấn sâu sắc trong lịch sử Phật giáo Việt Nam tại Tây Nam Bộ. Qua nội dung trên chúng ta nhìn rõ được sự đóng góp của Hòa thượng Chí Thiền như thế nào? đã để lại cho đời nhiều giá trị đạo – đời viên dung, qua cái nhìn đó chúng ta công nhận sự hy sinh của Ngài cho đạo Pháp và dân tộc Việt Nam. 

 

 

Tài liệu tham khảo:

1. https://phatgiao.vn/bai-viet/tieu-su-to-phi-lai-hieu-chi-thien.html. Truy cập 9/1/2023.

2. https://phatgiao.org.vn/to-su-phi-lai-mot-dai-si-hoa-than-d54025.html. Truy cập 15/6/2022.

3. Nguyễn Lang (2012), Việt Nam Phật giáo Sử luận, Nxb. Phương Đông, tr.657.