Sự hình thành phát triển và những đóng góp của Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh cho Phật giáo và Dân tộc Việt Nam (HT.Thích Giác Liêm)

          Khoảng giữa thế kỷ XVII, là giai đoạn chuyển tiếp giữa hai triều đại Minh – Thanh, xã hội Trung Hoa xảy ra nhiều biến cố, trong cuộc loạn lạc dẫn tới việc nhiều bậc Cao tăng di cư sang Việt Nam và chọn phương Nam làm nơi tu hành, hoằng hóa. Thời kỳ này, các Thiền sư Trung Hoa đã đến Đàng Trong như Thiền sư Viên Cảnh và Viên Khoan (Quảng Trị), Thiền sư Giác Phong khai sơn chùa Thiên Thọ (Thuận Hóa), Thiền sư Từ Lâm khai sơn chùa Từ Lâm (Thuận Hóa), Thiền sư Minh Hoằng Tử Dung khai sơn chùa Ấn Tôn (Thuận Hóa), Thiền sư Minh Hải Pháp Bảo khai sơn chùa Chúc Thánh (Quảng Nam), Thiền sư Quốc sư Hưng Liên Quả Hoằng trụ trì chùa Tam Thai (Quảng Nam), Thiền sư Pháp Hóa khai sơn chùa Thiên Ấn (Quảng Ngãi), Thiền sư Tế Viên khai sơn chùa Hội Tông (Phú Yên), Thiền sư Siêu Bạch Nguyên Thiều khai sơn chùa Thập Tháp – Di Ðà (Bình Ðịnh), Thiền sư Thạch Liêm Đại Sán khai sơn chùa Thiền Lâm (Thuận Hóa), Thiền sư Minh Dung Pháp Thông, Thiền sư Minh Vật Nhất Trí, Thiền sư Minh Lượng Thành Đẳng… Theo sử liệu, thì Thiền sư Thạch Liêm, Thiền sư Hưng Liên và Thiền sư Giác Phong thuộc dòng Thiền Tào Ðộng, còn lại các vị Thiền sư nêu trên đều thuộc dòng Thiền Lâm Tế.

          Sau khi đến Việt Nam, các vị Thiền sư dòng Lâm Tế đã đặt nền móng cho sự phát triển của Phật giáo Đàng Trong, trong đó có sự đóng góp đáng kể của Thiền sư Minh Hải Pháp Bảo. Đặc biệt, Thiền sư Minh Hải Pháp Bảo đã xuất biệt kệ truyền thừa, hình thành và phát triển Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh trong suốt dòng chảy lịch sử tại miền Trung và các tỉnh thành Nam bộ. Thiền sư Minh Hải Pháp Bảo được tôn vinh là Tổ sư khai sáng Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh và là Tổ khai sơn Tổ đình Chúc Thánh ở Hội An (Quảng Nam).

          I. THIỀN TÔNG VÀ THIỀN PHÁI LÂM TẾ

          1.1. Nguồn cội Thiền tông

          Thiền tông là một trong những tông phái chánh truyền của Phật giáo có phong cách khai thị thẳng tắt siêu việt, vốn có nhiều tham vấn, tranh biện trong giới học Phật bởi Thiền cơ kỳ đặc, đốn siêu phương tiện, một khi nói đến Thiền phái Lâm Tế thiết nghĩ chúng ta cũng nên sơ lược về nguồn gốc Thiền tông.

          Theo lịch sử Phật giáo, duyên khởi của các Thiền phái trong Phật giáo đều bắt đầu từ sự kiện “Niêm hoa vi tiếu” diễn ra trên núi Linh Thứu cách đây trên 2.564 năm. Trong Kinh Niết Bàn (bản dịch của ngài Pháp Hiển và Đàm Vô Sấm) đều có ghi lại sự kiện này: Trước mặt đông đảo đại chúng, Đức Thế Tôn không tuyên thuyết pháp thoại như mọi ngày, mà lặng lẽ đưa lên một cành hoa, trong khi đại chúng còn đang ngơ ngác chẳng hiểu gì, duy chỉ có Đại Trưởng lão Maha Ca Diếp mỉm cười, ngay khi đó, Đức Thế Tôn tuyên bố với các thầy Tỳ-kheo: “Ta có Chánh pháp Vô thượng trao cho Ma ha Ca Diếp. Ca Diếp là chỗ nương tựa lớn cho các thầy Tỳ kheo, cũng như Như Lai là chỗ nương tựa cho tất cả chúng sanh”. Từ nhân duyên này, chư vị Tổ sư đã diễn đạt lại trong Liên Đăng Hội Nguyên (Tục tạng) theo ngôn ngữ của Thiền tông: “Ta có Chánh pháp nhãn tạng, Niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật, nay trao cho Ma ha Ca Diếp”. Kể từ đây, Thiền tông được truyền thừa tại Ấn Độ trải qua 28 đời, vị Tổ đời thứ 28 là Bồ Đề Đạt Ma, ngài vân du sang Đông độ, làm Sơ Tổ Thiền tông tại Trung Hoa, ấn chứng tâm tông, truyền trao y bát trải qua 6 đời, đến đời Tổ thứ 6 là Tổ Huệ Năng thì tạm ngưng việc truyền y bát vì lòng tin của đại chúng đã tròn đầy. Điều đặc biệt là dù việc trao truyền y bát không còn là vấn đề quan trọng dùng để ấn chứng, nhưng kể từ đây mạng mạch Chánh pháp được “Tổ Tổ tương truyền, Tâm tâm tương ấn” Thiền tông cực kỳ hưng thịnh và được phân chia ra nhiều tông phái, từ vua quan cho đến thứ dân đều tham thiền học đạo. Thiền tông không chỉ cực thịnh tại Trung Hoa mà còn phát triển mạnh tại các nước trong khu vực, trong đó sự phát triển vượt bậc của Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh tại Việt Nam là một điển hình.

          1.2.Thiền phái Lâm Tế

          Theo lịch sử Thiền tông ghi nhận, sau thời Lục Tổ Huệ Năng, Thiền tông phát triển mạnh tại Trung Hoa và nhanh chóng lan rộng sang Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Tuy nhiên, trước khi nói đến sự hình thành và những đóng góp của Thiền phái Lâm Tế cho Phật giáo Việt Nam, thiết nghĩ, chúng ta cũng nên có đôi dòng tìm về cái nôi xuất phát của Thiền phái này.

          Như đã nêu, Thiền tông phát triển thành nhiều chi nhánh sau thời Lục Tổ Huệ Năng, nhưng chủ yếu tập trung vào hai Thiền phái Hành Tư – Thanh Nguyên và Hoài Nhượng – Nam Nhạc; một trong 9 đệ tử kế thừa nổi tiếng của Thiền sư Hoài Nhượng – Nam Nhạc là Thiền sư Đạo Nhất – Mã Tổ đã khai hóa được 138 bậc long tượng đều thể nhập chân lý tối thượng thừa, trong đó nổi bật là Thiền sư Hoài Hải – Bách Trượng và Phổ Nguyện – Nam Tuyền.

          Trong số 30 thiền sư xuất chúng ra đời từ Thiền sư Hoài Hải – Bách Trượng, có Thiền sư Linh Hựu – Quy Sơn và Thiền sư Hy Vận – Hoàng Bá được xem là hai đầu mối cực kỳ quan trọng của Thiền tông để từ đây tinh thần tối thượng thừa được mở rộng, nguồn Thiền tuôn chảy, mạng mạch Tổ sư tương tục; vừa là tiêu bảng, đồng thời là chỗ dựa vững chắc cho các thế hệ tham thiền học đạo sau này.

          Thiền sư Lâm Tế- Nghĩa Huyền là đệ tử của Tổ Hoàng Bá – Hy Vận, ngài Hoàng Bálàđệtửcủa TổBách Trượng – Hoài Hải, Tổ Hoài Hải là học trò của Thiền sư Mã Tổ- Đạo Nhất, Mã Tổ là đệ tử của Thiền sư Nam Nhạc – Hoài Nhượng. Thiền sư Nam Nhạc là đệ tử chân truyền của Lục TổHuệNăng.

          Xét về mặt lịch sử, nếu việc Thiền sư Ngưỡng Sơn – Huệ Tịch nối pháp Thiền sư Quy Sơn – Linh Hựu và khai sáng Thiền phái Quy Ngưỡng làm lợi lạc vô số quần sanh, khiến cho Thiền tông đương thời trở nên cực thịnh, thì Thiền sư Lâm Tế – Nghĩa Huyền sau khi đắc pháp nơi Thiền sư Hy Vận – Hoàng Bá nhanh chóng hình thành nên Thiền phái Lâm Tế và đã trở thành một sự kiện trọng đại của Thiền tông, không chỉ bởi sự phát triển vượt bậc và bền vững của Thiền phái này qua nhiều thế hệ, mà nó còn biểu hiện ở phong thái khai thị, tiếp Tăng độ chúng cực kỳ độc đáo và nó đã lột tả đúng với bản chất của đạo Phật là “Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật Tri Kiến” như lời Đức Phật đã dạy trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Điều này càng khẳng định sự chân truyền của Thiền tông và ghi đậm dấu ấn hoằng pháp độ sanh trong công cuộc khơi nguồn Chánh pháp của Phật giáo Đại thừa.

          Theo Thiền Uyển Tập Anh, sau Lục Tổ Huệ Năng, đến đời thứ 5 thì Thiền tông Trung Hoa phát triển mạnh mẽ và hình thành nên năm Thiền phái mà Thiền gia gọi là “Thiền tông ngũ gia” hay “Ngũ gia tông phái”, đó là tông Lâm Tế, Quy Ngưỡng, Tào Động, Vân Môn và Pháp Nhãn.

          – Tông Quy Ngưỡng: Do Thiền sư Linh Hựu (771- 853) khai sáng.

          – Tông Lâm Tế: Do Thiền sư Nghĩa Huyền khai sáng năm 854; năm thứ 8 đời Đường Đại Trung sư đến Trấn Châu kiến lập viện Lâm Tế và phát triển tông này.

          – Tông Tào Động: Do Thiền sư Lương Giới (807-889) khai sáng và xiển dương ở Động Sơn và Tào Sơn, nên đời sau gọi tông nầy là Tào Động.

          – Tông Vân Môn: Do Thiền sư Văn Yển (864-949) xiển dương tại Thiền viện Quang Thái ở núi Vân Môn, Thiều Châu.

          – Tông Pháp Nhãn: Do Thiền sư Văn Ích khai sáng. Thiền sư Văn Ích sau khi viên tịch được chúa Nam Đường ban hiệu “Đại Pháp Nhãn Thiền sư” nên đời sau gọi tông nầy là tông Pháp Nhãn.

          Trong khi bốn tông Quy Ngưỡng, Tào Động, Vân Môn, Pháp Nhãn suy yếu gián đoạn, khi ẩn khi hiện thì tông Lâm Tế phát triển thêm hai nhánh là Hoàng Long và Dương Kỳ, được truyền thừa sang Việt Nam ngày càng được phát triển và rất thạnh hành khắp các tỉnh thành Việt Nam cho đến tận ngày nay.

          1.3. Các thế hệ truyền thừa của tông Lâm Tế

          – Khai sáng tông Lâm Tế là Thiền sư Nghĩa Huyền.

          – Nối pháp Thiền sư Lâm Tế Nghĩa Huyền là Thiền sư Hưng Hóa – Tồn Tương, là thế hệ kế thừa thứ nhất, cũng gọi là đời thứ 2 của Thiền phái Lâm Tế.

          – Thiền sư Bảo Ứng (Nam Việt Ngung) tiếp nối sự truyền thừa Thiền sư Hưng Hóa – Tồn Tương, thuộc đời thứ 3.

          – Thiền sư Diên Chiểu – Phong Huyệt đắc pháp với Thiền sư Bảo Ứng là thế hệ đời thứ 4.

          – Thiền sư Tỉnh Niệm – Thủ Sơn thuộc thế hệ thứ 5.

          – Thiền sư Thiện Chiêu – Phần Dương truyền thừa sang thế hệ thứ 7, được 16 vị, trong đó có Thiền sư Từ Minh – Sở Viên ở núi Thạch Sương và Thiền sư Quảng Chiếu – Huệ Giác ở núi Lang Nha được xem là hàng long tượng trong rừng thiền.

          Khoảng giữa đời Đường và cuối nhà Tống là giai đoạn thịnh hành của Ngũ gia tông phái, tuy vậy nhưng đến cuối đời Tống thì hai tông Quy Ngưỡng và Pháp Nhãn thất truyền, trong khi đó, tông Tào Động và Vân Môn lúc thạnh lúc suy, duy chỉ có tông Lâm Tế là cực kỳ hưng thịnh.

          Vào thời kỳ này, bắt nguồn từ Thiền sư Từ Minh – Sở Viên (thuộc thế hệ đời thứ 7) tông Lâm Tế đã phát triển mạnh, đồ chúng quy tụ rất đông, có đến 50 vị đắc pháp, trong đó có Thiền sư Huệ Nam ở Hoàng Long và Thiền sư Phương Hội ở Dương Kỳ là những Thiền sư xuất chúng thuộc thế hệ đời thứ 8.

          Cũng từ thế hệ đời thứ 8 này, tông Lâm Tế phân làm 2 nhánh, một nhánh nối pháp Thiền sư Huệ Nam – Hoàng Long có đến 83 vị (thuộc thế hệ thứ 9, trong đó có Thiền sư Tổ Tâm ở Hoàng Long và Thiền sư Khắc Vân ở Phần Đàm) và một nhánh nối pháp Thiền sư Phương Hội – Dương Kỳ có 12 vị (cũng thuộc thế hệ đời thứ 9, trong đó có Thiền sư Thủ Đoan ở Bạch Vân và Thiền sư Nhơn Dũng ở Bảo Ninh).

          Tính từ thế hệ đời thứ 10 trở đi, sự phát triển nhanh chóng và sâu rộng của 2 Thiền phái Hoàng Long và Dương Kỳ, thông qua sự giáo hóa của các Thiền sư Tổ Tâm – Khắc Vân (phái Hoàng Long) và Thủ Đoan – Nhơn Dũng (phái Dương Kỳ) đã truyền thừa được hàng trăm vị thiền sư liễu ngộ yếu chỉ Thiền tông, điều này khiến cho tông Lâm Tế trở nên huy hoàng xán lạn.

          Sang thế hệ đời thứ 12, tông Lâm Tế chỉ còn nhánh của Thiền sư Dương Kỳ – Phương Hội là phát triển rất mạnh nhờ vào sự kế thừa và phát huy của hai vị thiền sư xuất chúng, là Thiền sư Viên Ngộ – Khắc Cần – Phật Quả (thế hệ kế thừa đời thứ 12) và Thiền sư Đại Huệ – Tông Cảo (đệ tử Thiền sư Viên Ngộ, thuộc thế hệ đời thứ 13), theo “Thiền sư Trung Hoa”1 thì tông Lâm Tế kể từ đời thứ 13 trở đi phát triển rộng khắp đất nước Trung Hoa. Đặc biệt, các thế hệ thiền sư kế thừa của tông Lâm Tế các đời sau này đã lan tỏa thấm sâu vào đời sống Thiền môn, điển hình như đến đời Thiền sư Vạn Phong – Thời Ủy (1301-1381), ngài là vị Tổ Thiền tông đời thứ 58 và là Thiền sư nối pháp xuất sắc của Thiền sư Thiên Nham – Nguyên Trường, tông Lâm Tế đời thứ 21.

          II. SỰ HÌNH THÀNH CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI VIỆT NAM

          2.1. Thiền sư Minh Hải – Pháp Bảo (1970-1746) đời thứ 34 Tông Lâm Tế – Sơ Tổ Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh

          Từ Thiền sư Vạn Phong – Thời Ủy, Thiền phái Lâm Tế truyền xuống Thiền sư Nguyên Thiều – Siêu Bạch và từ Thiền sư Nguyên Thiều – Siêu Bạch đã tạo một nhân duyên quý báu để Thiền sư Minh Hải Pháp Bảo từ Trung Hoa đến trụ lại ở Hội An xiển dương hoằng hóa, và cũng từ đây hình thành nên Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh, một Thiền phái phát triển cực thịnh được truyền thừa đến nay trải qua 12 đời và xuyên suốt hơn ba thế kỷ qua.

          Thiền sư Minh Hải – Pháp Bảo xuất gia tại chùa Báo Tư thuộc tỉnh Quảng Châu, lúc bấy giờ ngài được 9 tuổi. Năm 20 tuổi, thọ giới Cụ túc được ban Pháp danh Minh Hải, tự Đắc Trí, hiệu Pháp Bảo, nối pháp đời 34 dòng Lâm Tế, theo kệ truyền thừa của Thiền sư Vạn Phong – Thời Ủy .

          Năm Ất Hợi (1695), ngài cùng các Thiền sư Minh Vật – Nhất Tri, Minh Hoằng – Tử Dung, Minh Lượng – Thành Đẳng,… cùng Thiền sư Thạch Liêm sang Việt Nam trong Hội đồng Thập sư truyền giới theo lời thỉnh cầu của chúa Nguyễn Phúc Chu. Vào ngày 28 tháng Giêng năm Ất Hợi (1695) đoàn cập bến Hội An, sau đó ra Thuận Hóa, được chúa Nguyễn Phúc Chu đón tiếp trọng thể và thỉnh về ngụ tại chùa Thiền Lâm. Ngày mồng 1 tháng 4 năm Ất Hợi (1695), giới đàn được khai mở do Thiền sư Thạch Liêm làm Đàn đầu Hòa thượng, sau khi Phật sự viên thành, ngày 28 tháng 6 năm Ất Hợi (1695) đoàn trở lại Hội An để chờ thuyền về Trung Hoa, tuy nhiên lúc ở Hội An, có một số vị trong đoàn ở lại Việt Nam hoằng hóa, trong số đó có Thiền sư Minh Hoằng – Tử Dung khai sơn chùa Ấn Tông ở Thuận Hóa; Thiền sư Minh Lượng – Thành Đẳng khai sơn chùa Vạn Đức tại Cẩm Hà, Hội An; Thiền sư Minh Hải – Pháp Bảo khai sơn chùa Chúc Thánh tại Cẩm Phô, Hội An, Quảng Nam.

          Thiền sư Minh Hải – Pháp Bảo sau khi trụ lại ở Hội An, ngài dựng thảo am để tu hành và hoằng hóa, khai sơn chùa Chúc Thánh và biệt xuất kệ truyền pháp, kể từ đây lịch sử Phật giáo Việt Nam xuất hiện một Thiền phái mới, đó là Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh.

          Sau gần 50 năm sang Việt Nam hoằng hóa, ngày mồng 7 tháng 11 năm Bính Dần (1746), ngài thâu thần viên tịch, trụ thế 77 tuổi, đồ chúng xây bảo tháp tôn thờ trong khuôn viên Tổ đình Chúc Thánh.

          2.2. Những đóng góp của Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh cho Phật giáo Đàng Trong

          Trong dòng chảy lịch sử và sự phát triển của Phật giáo Đàng Trong có thể nói Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh đóng góp rất lớn cho sự nghiệp phát triển của Phật giáo nước nhà.

          Như chúng ta đãbiết, dòng Thiền Lâm TếChúc Thánh tại Việt Nam đãtrải qua hơn 300 năm hoằng truyền rộng khắp. Từ Quảng Nam trở vào đến các tỉnh miền Nam đều có dấu chân hành hóa của chư Tăng thuộc Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh trên khắp các tỉnh thành hai miền Trung, Nam nước Việt.

          Có một điều chúng ta rất trân quý là người Việt đi đến đâu đều lập chùa thờ Phật đến đó. Đây là một vấn đề tất yếu, bởi lẽ tinh thần Phật giáo đã thấm sâu vào trong tâm tư tình cảm của mỗi người dân Việt. Vì thế, kể từ khi đất Quảng Nam được thành lập, chúng ta đã thấy có bóng dáng của những ngôi chùa cũng như các vị thiền sư hoằng hóa nơi đây. Trước khi Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh ra đời, tại Quảng Nam đã có nhiều vị thiền sư danh tiếng giáo hóa như các Thiền sư Minh Châu, Thạch Liêm, Hưng Liên, v.v. Tuy nhiên, các Ngài chỉ trụ một thời gian rồi ra đi.

          Kế đến là hai thầy trò Ngài Thạch Liêm và Hưng Liên của dòng Tào Động. Ngài Thạch Liêm sang Việt Nam chỉ một thời gian ngắn, còn Ngài Hưng Liên được phong Quốc sư và trụ tại chùa Tam Thai. Tuy nhiên, sau khi Ngài Thạch Liêm về Trung Hoa và Ngài Hưng Liên viên tịch thì sự truyền thừa của dòng Tào Động tại Quảng Nam xem như thất truyền.

          Kể từ khi Tổ Minh Hải khai dòng pháp thủy tại Tổ đình Chúc Thánh – Hội An, các Tăng đồ thuộc hàng đệ tử và pháp tôn của Ngài đã đem ý chỉ của Tổ truyền bá khắp nơi. Bên cạnh sự hình thành và phát triển tại Quảng Nam, Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh nhanh chóng lan rộng, phát triển rộng khắp từ Huế vào đến các tỉnh, thành Nam bộ và lan ra tận hải ngoại như Úc Châu, Âu Châu, Châu Mỹ vào những thập niên 80 của thế kỷ XX. Từ đó, các Tăng sĩ thuộc dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh đã góp phần quan trọng trong sứ mạng hoằng truyền Chánh pháp.

          Sự kiện đầu tiên ghi nhận các Thiền sư dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh có mặt tại Thuận Hóa là tham dự đại trai đàn tại chùa Linh Mụ vào năm Minh Mạng thứ 2, tức năm Canh Thìn (1820). Chư Tăng tại Quảng Nam ra kinh đô dự trai đàn là Hòa thượng Minh Giác, chùa Phước Lâm và Tăng chúng 20 vị. Hòa thượng là một vị Cao tăng thuộc thế hệ thứ 3 của dòng Chúc Thánh.

          Thừa Thiên – Huế tức Thuận Hóa xưa, là kinh đô của các chúa và vua triều Nguyễn trong vòng 4 thế kỷ. Nhắc đến Huế, người ta liên tưởng đến sự cổ kính của cố đô, đồng thời cũng là chiếc nôi Phật giáo Đàng Trong của Việt Nam từ trước đến nay. Là kinh đô của một vương triều sùng mộ đạo Phật, Huế đã vinh dự đón nhận những bước chân của các bậc cao tăng đến hoằng pháp lợi sanh.

          Đến năm Kỷ Sửu (1889), Thiền sư Chơn Kim – Pháp Lâm thuộc đời thứ 7 dòng Lâm Tế Chúc Thánh từ chùa Châu Lâm-Phú Yên ra kinh đô hoằng hóa tại chùa Viên Thông. Chùa Viên Thông do Tổ Liễu Quán khai sơn, truyền đến đời Ngài Tánh Trạm thì không có người kế thừa nên Thiền sư Chơn Kim đảm nhận chức vụ trụ trì. Từ đây, Thiền phái Chúc Thánh có mặt và phát triển tại Huế. Tuy nhiên, sự phát triển rất khiêm tốn trong sự truyền thừa của chùa Viên Thông. Các thiền sư tiêu biểu truyền thừa tại đây có Ngài Hoằng Nguyện và Ngài Diệu Khai.

          – Hòa thượng Hoằng Nguyện: Người làng Bao La, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên, có Pháp danh Như Thừa. Ngài kế thừa Bổn sư Chơn Kim trụ trì chùa Viên Thông. Ngài có công khai khẩn đất chùa thêm 3 mẫu và cả đời thực hành theo hạnh nông thiền của Tổ Bách Trượng “bất tác bất thực”. Vào năm Giáp Tý (1924), Ngài định thiêu thân cúng dường ngày Phật Đản mồng 8 tháng 4 nhưng bị Ngài Viên Thành ở Trà Am và Ngài Giác Viên ở Hồng Khê không tán thành. Để thực hiện tâm nguyện xả thân cúng dường Tam Bảo nên Ngài tịch cốc từ mồng 8 tháng 4 đến Rằm tháng 5 thì viên tịch. Đệ tử của Ngài là Thị Bình – Diệu Khai kế thừa trụ trì chùa Viên Thông.

          – Hòa thượng Diệu Khai, Pháp danh Thị Bình, sinh ngày 30 tháng 3 năm Mậu Thân (1908) tại làng Nam Phổ Trung, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Ngài xuất gia năm lên 7 tuổi tại chùa Viên Thông và kế vị trụ trì chùa vào năm 1924. Ngài theo học kinh luật với Ngài Viên Thành ở Trà Am và học nghi lễ với Tổ Phước Huệ tại chùa Thập Tháp – Di Đà. Ngài có công trùng tu chùa Viên Thông khang trang cho đến ngày hôm nay. Đệ tử nối pháp của Ngài có các Hòa thượng Đồng Chơn – Thông Niệm (khai sơn chùa Bát Nhã – Đà Nẵng), Hòa thượng Đồng Quả – Thiện Phước (thủ chúng chùa Linh Sơn – Đà Lạt). Hiện tại, trụ trì chùa Viên Thông là Hòa thượng Đồng Huy, hiệu Quảng Tú đời thứ 10 Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh.

          Vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Thiền sư Ấn Bổn – Vĩnh Gia thường được triều đình thỉnh ra kinh đô thuyết giảng. Đạo hạnh và sự uyên thâm Phật pháp của Ngài đã được cộng đồng Tăng lữ đất thần kinh kính ngưỡng và theo thọ pháp. Đặc biệt nhất là giới đàn năm Canh Tuất (1910), số giới tử tại Thừa Thiên – Huế vào Phước Lâm thọ giới với Ngài đều đắc pháp, về sau trở thành những bậc đống lương của Phật giáo Việt Nam thời cận đại như Hòa thượng Thích Tịnh Khiết và Hòa thượng Thích Giác Nhiên, chúng ta còn biết được một số vị cao tăng ở Huế thọ pháp với Ngài Vĩnh Gia như: Hòa thượng Giác Viên (khai sơn chùa Hồng Khê); Hòa thượng Chơn Thiệt (chùa Từ Hiếu); Hòa thượng Giác Nguyên (trụ trì chùa Tây Thiên), Hòa thượng Tịnh Hạnh (trụ trì chùa Tường Vân), Hòa thượng Giác Tiên (khai sơn chùa Trúc Lâm) v.v… Các vị nầy toàn là những bậc long tượng trong nhà Thiền, khiến cho Phật giáo xứ Huế hưng thịnh một thời. Đến năm Mậu Thìn (1928), Hòa thượng Chơn Pháp – Phước Trí khai giới đàn tại chùa Từ Vân – Đà Nẵng, có một số vị giới tử từ Huế vào cầu thọ giới pháp, trong đó có Hòa thượng Thích Trí Thủ, một vị cao tăng thời cận đại, đóng góp rất nhiều công đức cho ngôi nhà Phật giáo Việt Nam.

          Nguồn suối pháp được khơi dòng từ Quảng Nam rồi lần lượt lan tỏa đó đây, khiến cho những ai hữu duyên với Chánh pháp đều một lòng quy hướng; trong đó hai vị đệ tử đầu tiên của Tổ Minh Hải từ Quảng Ngãi đến xin cầu thọ giới pháp xuất gia với Tổ là ngài Thiệt Úy – Chánh Thành, hiệu Khánh Vân và Ngài Thiệt Uyên – Chánh Thông, hiệu Chí Bảo. Sau khi đắc pháp nơi Tổ, hai ngài trở về Quảng Ngãi. Ngài Khánh Vân khai sơn chùa Thiên Phước, phủ Mộ Đức, Ngài Chí Bảo khai sơn chùa Bảo Lâm. Dòng sữa pháp Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh nhuận trạch đất tâm người Quảng Ngãi kể từ đây.

          Quê hương Quảng Ngãi có núi Ấn sông Trà là niềm kiêu hảnh người dân xứ Quảng. Đặt biệt, núi Ấn là một trong mười cảnh đẹp của Quảng Ngãi, cũng rất thích hợp là chốn tu hành. Khi ngài Phật Bảo – Pháp Hóa, thế danh Lê Duyệt, người tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa, sang đây thấy cảnh trí thanh tu, ngài bèn dựng thảo am tu niệm, tương truyền trong lúc tĩnh tọa tham thiền, có vị thần nhân hiện thân chỉ điểm nơi xây chánh điện, chỉ rõ hướng mặt tiền chùa. Y lời, Tổ bắt đầu khởi công khai sơn, chùa Thiên Ấn. Theo sử liệu, chùa được xây dựng vào khoảng năm 1694, được chúa Nguyễn Phúc Chu ban ngạch Sắc tứ năm Bính Thân (1716).

          Trải hơn 60 năm trác tích, khai tâm điểm hóa lợi lạc hữu tình nơi già lam Thiên Ấn, công viên quả mãn, đến ngày 17 tháng Giêng năm Giáp Tuất (1754) Tổ thâu thần thị tịch. Sau khi tổ viên tịch, tất cả sơn môn đồng cung thỉnh ngài Khánh Vân từ chùa Thiên Phước, phủ Mộ Đức về Thiên Ấn kế thế trụ trì. Từ đó, Tổ đình Thiên Ấn truyền thừa theo pháp kệ của Tổ sư Minh Hải và chùa Thiên Ấn trở thành Tổ đình của Phật giáo Quảng Ngãi. Sau hơn 30 năm hoằng hóa tại Tổ đình Thiên Ấn, Tổ Khánh Vân xả báo an tường, thâu thần viên tịch ngày Mồng Một tháng Mười năm Quý Tỵ (1773).

          – Kế thừa Tổ nghiệp, Tổ đình Thiên Ấn là Thiền sư Bảo Ấn. Ngài họ Trịnh, quê làng Tráng Liệt, phủ Bình Sơn, húy Toàn Chiếu, tự Trí Minh, hiệu Bảo Ấn, thuộc đời thứ 3 Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh, khai sơn chùa Viên Quang, phủ Bình Sơn. Sau khi Tổ Khánh Vân viên tịch, ngài được cung thỉnh kế thế trụ trì Tổ đình Thiên Ân đệ tam Tổ sư; Ngài đem hết tâm huyết của mình để trùng tu Tổ nghiệp nên thời Ngài tăng chúng tu hành tại Thiên Ấn rất đông. Ngài noi gương Tổ Bách Trượng thành lập nông thiền với chủ trương “Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực”. Trong đời Ngài có một truyền thuyết rất thần kỳ: đó là quả chuông thần. Số là trong một đêm, Hòa thượng đang tĩnh tọa tham thiền, có vị Hộ pháp đến thưa với Ngài cho người đến làng Chú Tượng, phủ Mộ Đức, thỉnh đại hồng chung. (nguyên là làng Chú Tượng có đúc một quả đại hồng chung nhưng đánh không kêu). Sáng ra, Hòa thượng cho thầy Điển tọa đến thỉnh thì hương chức trong làng không đồng ý, phải đến lần thứ hai thì họ mới thuận cho. Sau khi quả hồng chung về đến chùa, Ngài khấn nguyện lễ Phật Tổ và tổ chức lễ khai chuông. Kỳ lạ thay, khi Ngài cầm dùi đánh thì tiếng chuông ngân vang khắp mọi nơi. Sự kiện này xảy ra vào ngày mồng 10 tháng 4 năm Ất Tỵ (1845). Ngài viên tịch vào ngày 30 tháng 6 năm Bính Dần (1866) sau 40 năm gắn liền với chùa Thiên Ấn. Kế tục truyền thừa tại Tổ đình Thiên Ấn, sau khi Tổ đệ tam viên tịch, có Tổ Giác Tánh đệ tứ, Tổ Hoằng Phúc đệ ngũ, đệ lục là Hòa thượng Diệu Quang, sau đó là quý Hòa thượng tiếp tục kế thế trụ trì cho đến ngày nay. Ngoài Tổ đình Thiên Ấn, còn có các chùa tiêu biểu như: chùa Tây Thiên, Viên Quang, Liên Quang, Diệu Giác, Viên Giác, Từ Lâm, Từ Quang, Từ Nghiêm, Quang Lộc, Thiên Phước, Bửu Long, v.v…. Nhìn chung, tại Quảng Ngãi hiện nay, các tự viện thuộc dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh hơn 90%.

          Kể từ khi Tổ sư Minh Hải khai sơn xuất kệ truyền thừa, Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh đã trải trên 300 năm hình thành và phát triển. Trong suốt chuỗi thời gian đồng hành cùng dân tộc, các thiền sư thuộc Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh đã đem ý chỉ của Tổ truyền bá khắp nơi và đã góp vào trang sử vàng của Phật giáo Việt Nam trong dòng chảy của lịch sử dân tộc Việt Nam.

          Các vị thiền sư đầu tiên của Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh đến đất Bình Định là Ngài Thiệt Thuận – Chánh Mạng – Huệ Trường khai sơn chùa Linh Sơn – Phù Cát; Ngài Thiệt Đăng – Chánh Trí – Bửu Quang khai sơn chùa Sơn Long – Quy Nhơn. Cả hai vị đều là đệ tử của Tổ sư Minh Hải, thuộc đời thứ 2 dòng Lâm Tế Chúc Thánh. Tiếp đến, Ngài Pháp Tịnh – Viên Quang, đời thứ 3 Lâm Tế Chúc Thánh (đệ tử Tổ Thiệt Dinh ở Phước Lâm – Hội An) vào khai sơn chùa Thiên Hòa. Đời thứ 4 có các Ngài Toàn Ý – Phổ Huệ khai sơn chùa Phổ Bảo; Toàn Tín – Đức Thành khai sơn chùa Khánh Lâm (cả hai vị là đệ tử Tổ Pháp Liêm tại Phước Lâm – Hội An); Ngài Toàn Thể – Linh Nguyên khai sơn chùa Long Tường (đệ tử Tổ Pháp Chuyên – Diệu Nghiêm chùa Từ Quang – Phú Yên). Đời thứ 5, các vị đệ tử Tổ Toàn Ý ra khai sơn các chùa như: Ngài Chương Lý – Hoằng Hóa khai sơn chùa Diệu Phong; Chương Hiệp – Chánh Trì khai sơn chùa Huỳnh Long; Chương Thiện – Hoằng Đạo khai sơn chùa Phổ Quang; Chương Hải – Thanh Nguyên khai sơn chùa Thiên Trúc; Chương Trí – Quảng Giác khai sơn chùa Hưng Khánh v.v. Từ đó, tạo nên một hệ thống các chùa thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh có sự liên hệ sinh hoạt chặt chẽ.

          Tôn chỉ hành đạo của Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh kể từ ngày Tổ sư khai sơn cho đến nay vẫn không thay đổi. Nhập thế tích cực cứu đời nhưng vẫn thong dong tự tại trước lẽ thạnh suy, chẳng màng danh lợi. Tùy duyên hành đạo và bất biến giữ đạo luôn được áp dụng tùy từng hoàn cảnh đã thể hiện được bản hoài của người Thích tử theo tinh thần: “Phụng sự chúng sanh tức là cúng dường chư Phật”.

          Cũng trên tinh thần thắp sáng đèn thiền, Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh được truyền vào miền Nam nước Việt. Đây là thành quả tất yếu của cuộc trường kỳ Nam tiến trải dài gần 10 thế kỷ. Tuy nhiên, số lượng người Việt di cư đến vùng đất mới này nhiều nhất là vào thời các chúa Nguyễn. Theo bước chân những người Nam tiến, các thiền sư dòng Lâm Tế Chúc Thánh cũng đã có mặt đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tu học của quần chúng Phật tử.

          Đầu những năm thế kỷ XX, một số lượng lớn chư Tăng thuộc các tỉnh miền Trung vào Nam hoằng pháp. Có lẽ mảnh đất mới miền Nam trẻ trung có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc tu học hoằng pháp lợi sanh nên chư Tăng vào Nam rất nhiều. Trong trào lưu đó, chư Tăng thuộc dòng Chúc Thánh tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên vào miền Nam tu học và chủ yếu là tại thành phố Sài Gòn. Từ đó, các chùa của Thiền phái Chúc Thánh được thành lập như sau:

          Chư Tăng thuộc Quảng Nam ban đầu vào ngụ tại chùa Văn Thánh (Quận Bình Thạnh) và Hưng Long (Quận 10), về sau các chùa Bửu Đà (Quận 10), Pháp Hoa (Quận Phú Nhuận), Giác Quang (Quận 4), Viên Thông (Quận 11), v.v… lần lần được thành lập, tạo thành một chi phái Chúc Thánh Quảng Nam tại Sài Gòn.

          Chư Tăng thuộc Quảng Ngãi, tiêu biểu là Ngài Khánh Anh vào trụ tại chùa Phước Hậu, chùa Đồng Đế, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Tại Sài Gòn, có các chùa Thiền Lâm (Quận 6), chùa Phổ Đà Sơn (Quận 8), chùa Đức Quang, Liên Hoa, Bồ Đề, Khánh Long (Quận 4), chùa Bửu Quang, Tân Long (Quận 7), chùa Vĩnh Đức (Quận 2) v.v., tạo thành chi phái Chúc Thánh Quảng Ngãi tại Sài Gòn.

          Chư Tăng thuộc tỉnh Phú Yên nổi tiếng nhất là Hòa thượng Quảng Đức vào lập chùa Quan Thế Âm (Quận Phú Nhuận), HT. Hành Trụ khai sơn chùa Giác Nguyên, chùa Tăng Già (Kim Liên) (Quận 4), chùa Đông Hưng, Thiền Tịnh, Từ Phong (Quận 2), chùa Khánh Vân (Quận 11), v.v…

          Như vậy, từ đầu cho đến giữa thế kỷ XX, số lượng chư Tăng thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh tại các tỉnh miền Trung vào tu học và hoằng pháp tại thành phố Sài Gòn có số lượng khá đông và đều truyền thừa theo bài kệ của Tổ Minh Hải. Nổi bật nhất là quý Hòa thượng Khánh Anh, Hòa thượng Quảng Đức, Hòa thượng Hành Trụ đã đóng góp rất nhiều công đức cho ngôi nhà Phật giáo Việt Nam và Dân tộc Việt Nam.

          * Hòa thượng Khánh Anh (1895-1961): Ngài thế danh Võ Hóa, sinh năm Ất Mùi (1895) tại xã Phổ Nhì, làng Lại Đức, phủ Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Năm 21 tuổi, Ngài xuất gia với Tổ Hoằng Thanh tại chùa Cảnh Tiên và nhập chúng tu học với Tổ Hoằng Phúc tại chùa Quang Lộc với Pháp danh Chơn Quý, tự Đạo Trân, hiệu Khánh Anh, thuộc đời thứ 7 dòng Lâm Tế Chúc Thánh. Vốn tính sẵn thông minh nên Ngài thông thuộc kinh, luật, luận và trở thành giảng sư nổi tiếng ở tuổi 30. Năm 1927, Ngài được mời vào Nam giảng pháp và lãnh đạo Hội Lưỡng Xuyên Phật Học, giảng dạy cho Tăng Ni cũng như cộng tác cho tạp chí Duy Tâm. Năm 1955, Ngài chứng minh cho Hội Phật Học Nam Việt. Năm 1957, Ngài được suy cử làm Thượng thủ Giáo hội Tăng già toàn quốc, Pháp chủ Giáo hội Tăng già Nam Việt, trải hơn 45 năm cống hiến hết mình cho Đạo pháp và Dân tộc. Ngày 30 tháng Giêng năm Tân Sửu (1961), Ngài thị tịch thọ 66 tuổi. Ngài trước tác rất nhiều kinh luận, trong đó nổi tiếng nhất là bộ Khánh Anh Văn Sao 3 tập rất có giá trị. Ngài có công đào tạo nhiều vị Tăng tài cho Phật giáo Việt Nam như Hòa thượng Thiện Hoa, Hòa thượng Hoàn Quan, v.v. Pháp tôn của Ngài là Hòa thượng Thanh Từ, người có nhiều công đức trong việc khôi phục Thiền tông Việt Nam trong thời hiện đại. [3, 303-307]

          * Hòa thượng Quảng Đức (1897-1963). Ngài thế danh Lâm Văn Tuất, sinh năm Đinh Dậu (1897) tại thôn Hội Khánh, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Ngài xuất gia năm lên 7 tuổi với Hòa thượng Hoằng Thâm nên có Pháp danh Thị Thủy, tự Hành Pháp, hiệu Quảng Đức thuộc đời thứ 9 dòng Lâm Tế Chúc Thánh.

          Năm 1932, Hội An Nam Phật học ra đời, Ngài làm chứng minh cho Chi hội Ninh Hòa; năm 1935, Ngài được thỉnh cửgiữchức Kiểm tăng cho Tỉnh hội Phật giáo Khánh Hòa, trong thời gian hành đạo tại miền Trung, Ngài đãkiến tạo vàtrùng tu 14 ngôi chùa.

          Năm 1943, rời Khánh Hòa vào Nam, Ngài hành đạo khắp các tỉnh Sài Gòn-Gia Định, xuống đến HàTiên, Ngài cũng đãtừng sang Nam Vang lưu trú3 năm, vừa giáo hóa các Phật tửkiều bào, vừa nghiên cứu kinh điển Pali vàPhật giáo Nam truyền.

          Năm 1953, Ngài được thỉnh cửvào chức vụPhóTrịsựvàTrưởng Ban Nghi lễGiáo hội Tăng giàNam Việt.

          Năm 1963, trong phong trào đấu tranh của Phật giáo đòi tựdo, bình đẳng tôn giáo, ngày 11/6/1963 (tức 20/4/QuýMão), Ngài thực hiện tâm nguyện tự thiêu đốt nhục thân đểbảo vệĐạo pháp và Dân tộc.

          Sự tự thiêu của Bồtát Thích Quảng Đức cho chúng ta thấy Đại Hùng, Đại Lực, Đại Trí, Đại Từ và Đại Bi của Phật giáo. Sau khi ngài tự thiêu lưu lại quả tim bất diệt – chính quyền Diệm đem quả tim thiêu điện với sức nóng đến 4.000oC mà vẫn không cháy, đây là sự thật, không phải là phép mầu của thần linh mà chính là sự tu chứng của tự thân và hạnh nguyện của Bồ-tát.

          Sự hy sinh của Ngài chính là đỉnh cao của tinh thần xả thân phụng sự Đạo pháp và Dân tộc, sựhy sinh ấy đã cứu nguy cho Phật giáo Việt Nam thoát khỏi pháp nạn tàn khốc này. Ngài được Tăng Ni Phật tử cả nước tôn xưng là bậc Bồ tát hiện thế, qua mấy vần thơ sau:

          “Xin đem thân làm đuốc,

          Xin soi sáng u minh,

          Xin tình người thức tỉnh,

          Xin Việt Nam hòa bình”.

          * Hòa thượng Hành Trụ (1904-1984): Ngài thế danh Lê An (Lê Phước Bình), sinh năm 1904 tại làng Phương Lưu, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Ngài xuất gia với Tổ Thiền Phương tại chùa Phước Sơn nên có Pháp danh Thị An, tự Hành Trụ, hiệu Phước Bình, thuộc đời thứ 9 dòng Lâm Tế Chúc Thánh. Là người học Phật uyên bác nên Ngài sớm làm Giáo thọ tại các chùa ở tỉnh Phú Yên. Ngài có công kiến tạo nhiều ngôi chùa tại Sài Gòn và làm Giáo thọ các trường Phật học khắp miền Nam. Ngài nhiều lần được cung thỉnh làm Hòa thượng Đàn đầu truyền trao giới pháp cho Tăng Ni. Trải qua các Giáo hội, Ngài đều được cung thỉnh vào Hội đồng Trưởng lão chứng minh tiêu biểu cho giới luật. Ngài thị tịch tại chùa Đông Hưng vào ngày 29 tháng 10 năm Giáp Tý (1984), thọ 81 tuổi. Ngài trước tác rất nhiều kinh sách nhưng chủ yếu là luật học. [3, 710-714]

          Như vậy, tại Sài Gòn và các tỉnh miền Nam hiện tại dòng Lâm Tế Chúc Thánh được truyền bá rất rộng rãi. Chư Tăng thuộc các tỉnh miền Trung vẫn trung thành với bài kệ truyền pháp của Tổ sư Minh Hải.

          Hiện nay, các ngôi Tổ đình xưa của dòng Chúc Thánh tại miền Nam như Tập Phước, Hội Khánh không còn truyền theo kệ của Tổ Minh Hải. Bởi lẽ, người miền Nam rất phóng khoáng, không câu nệ chấp chặt pháp phái. Điều này, cũng thật là đáng tiếc, vì nó làm mất đi truyền thống bao đời của chư Tổ. Có một điểm đặc biệt, khi truyền vào miền Nam trong giai đoạn đầu, ta thấy các thiền sư chỉ truyền Pháp danh chứ không có Pháp tự. Ví dụ như Thiền sư Toàn Tánh, có hiệu là Chánh Đắc, chứ không có Pháp tự chữ “Vi” như các vị đồng hàng ở miền Trung. Cũng vậy, các vị Chơn Thanh, hiệu Từ Văn; Chơn Phổ, hiệu Nhẫn Tế cũng không có Pháp tự chữ “Đạo” theo như bài kệ truyền Pháp tự của Tổ sư Minh Hải.

          Vào năm QuýTỵ(1773), hai vịThiền sư Toàn Hiệu – Gia Linh vàngài Gia Tuyền đến thành phốThuận An thuộc tỉnh Bình Dương lập chùa Thiên Tôn. Đến năm KỷHợi (1839), Thiền sư Toàn Tánh – Chánh Đắc đến kếthừa vàtrụtrìchùa Hội Khánh, sau khi TổChân Kính – Minh Huệ(1741-1839) viên tịch. Cảba vịThiền sư đều làđệtửcủa TổPháp Nhân – Thiên Trường tại chùa Tập Phước, Gia Định, truyền thừa đời thứ4 tông Lâm TếChúc Thánh. Sau khi đến Bình Dương hoằng pháp, cả03 vịđãđưa dòng Thiền Lâm TếChúc Thánh phát triển một cách rất mạnh mẽ, đặc biệt làHòa thượng Toàn Tánh – Chánh Đắc làngười cócông rất lớn trong việc phát triển tông môn tại chùa Hội Khánh, Ngài đãthâu nhận vàđào tạo không ít danh tăng đểkếnghiệp thầy tổ. Từhai Tổđình Hội Khánh vàThiên Tôn, các thếhệTăng nhân kếthừa tiếp tục xiển dương Chánh pháp vàphát triển tông môn. Đến đời thứ 6 cócác vịdanh tăng như ngài Ấn Thành – TừThiện (1874-1919), Ấn Nhâm – TừLương (1872-1937) trụtrìchùa Thiên Tôn; Ấn Long – Thiện Quới (1837-1906), Ấn Bửu – Thiện Quý(1861-1941) trụtrìchùa Hội Khánh, Ấn Thanh – Thới Khiêm (1860-1934) trụtrìchùa Bửu Nghiêm, Ấn Sơn – TríLực (1828-1901) trụtrìchùa Phước Long. Đời thứ7 cóhai vịThiền sư tiêu biểu đólàngài Chơn Thanh – TừVăn (1877-1931) vịtrụtrìđời thứ6 chùa Hội Khánh vàcũng làvịCao tăng thạc đức đãthành lập Hội Lục Hòa Liên Xã(1920) vàngài Chơn Phổ- Nhẫn Tếtức Hòa thượng (Minh Tịnh 1889-1951) khai sơn chùa Thiên Chơn. Với uy đức sáng ngời nhịvịthiền sư đãquy tụđược rất đông đồchúng tu học vàphát triển Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh nơi mảnh đất Nam bộ.

          Hệ thống các chùa thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh nhanh chóng phát triển tại tỉnh Bình Dương, nổi tiếng nhất là Hòa thượng Từ Văn và Hòa thượng Minh Tịnh.

          * Hòa thượng Từ Văn (1877-1931): Ngài thế danh Nguyễn Văn Tầm, sinh năm Đinh Dậu (1877) tại làng Phú Cường, Thủ Dầu Một. Ngài xuất gia năm lên 10 tuổi với Tổ Ấn Long – Thiện Quới tại chùa Hội Khánh nên có Pháp danh Chơn Thanh, hiệu Từ Văn, thuộc đời thứ 7 dòng Lâm Tế Chúc Thánh. Ngài là bậc cao tăng của miền Nam nên được chính phủ Pháp mời sang Marseille tổ chức lễ kỳ siêu cho những người Việt đi lính Pháp chết trận vào năm 1920. Ngài có công đào tạo nhiều vị Tăng tài cho Phật giáo miền Nam. Ngài viên tịch vào tháng 11 năm 1931, nhục thân của ngài được tôn trí nơi bảo tháp trong khuôn viên Tổ đình Hội Khánh.

          * Hòa thượng Minh Tịnh (1889-1951): Ngài thế danh Nguyễn Tấn Tạo, sinh năm 1889 tại làng An Thạnh, quận Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương. Năm 16 tuổi xuất gia với Hòa thượng Ấn Thành – Từ Thiện tại chùa Thiên Tôn với Pháp danh Chơn Phổ – Nhẫn Tế, thuộc đời thứ 7 dòng Lâm Tế Chúc Thánh, còn Pháp danh Minh Tịnh là do Ngài cầu pháp với Tổ Huệ Đăng tại chùa Thiên Thai tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Năm 1935, Ngài một mình hành hương chiêm bái Phật tích ở Ấn Độ và Tây Tạng. Sau 2 năm chiêm bái, tu học Mật giáo tại Tây Tạng và Ấn Độ, Ngài trở về Việt Nam mang theo Xá Lợi Phật về tôn thờ tại chùa Thiên Chơn. Năm 1945, Ngài được cử làm Chủ tịch Hội Phật giáo Cứu quốc Thủ Dầu Một. Ngài viên tịch vào ngày 17 tháng 5 năm 1951, đệ tử lập bảo tháp tôn thờ ngài tại chùa Thiên Chơn. Hòa thượng biên dịch để lại hai tác phẩm rất có giá trị là Nhật Ký Tây Tạng và Lăng Nghiêm Tông Thông.

          III. THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TRONG TINH THẦN ĐẠO PHÁP VÀ DÂN TỘC

          Xuyên suốt trên 20 thế kỷ qua kể từ khi Phật giáo du nhập Việt Nam, đạo Phật với bất cứ pháp phái nào cũng đồng hành cùng dân tộc, một lòng vì Đạo vì Đời. Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh cũng vậy. Sau đây là một số nét cơ bản:

          1/ Vì Đạo pháp: Hơn 300 năm hoằng pháp, Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh đã có hàng ngàn Tăng Ni, xây dựng trên hàng trăm ngôi Phật tự khang trang đẹp đẽ ở các tỉnh miền Trung và miền Nam nước ta (riêng tại Quảng Nam đã có 48 ngôi chùa), hơn chục ngôi chùa ở châu Âu và Hoa Kỳ, quy tụ không biết bao nhiêu Phật tử đến lễ Phật, nghe Pháp. Nhiều Tổ đình còn lưu giữ nhiều tượng Phật, Bồ-tát, văn bia, chuông trống cổ xưa và nhiều kinh sách quý. Nhiều chùa được Nhà nước công nhận là Di sản Văn hóa cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh thành.

          Một điểm quan trọng là tính dung hòa giáo lý của các trường phái Phật giáo như Thiền, Tịnh, Mật, sử dụng các kinh sách và nghi lễ Đại thừa. Chư Tôn đức chú trọng việc ngồi thiền, nhưng không dùng phương pháp truyền thống của tông Lâm Tế như tham công án, sử dụng tiếng quát, hèo, đánh… mà chỉ dùng những phương tiện thiện xảo gần gũi với người học.

          Năm 1992, nhân dịp khánh thành bảo tháp Tổ sư Minh Hải – Pháp Bảo tại chùa Chúc Thánh, để tăng cường hiệu quả của việc tu học cho Tăng Ni và Phật tử và cũng để chính thức hóa Thiền phái này với danh xưng là Lâm Tế Chúc Thánh, một bản nội quy rất chặt chẽ và đầy đủ gồm 7 chương, 16 điều được công bố: lãnh đạo là hai Hội đồng: Trưởng lão và Điều hành, gồm đầy đủ các chi phái, ấn định thời biểu sinh hoạt về tu tập, lễ lạc hằng năm, hằng tháng, hằng ngày.

          Kinh sách, các pháp khí, chùa chiền được bảo quản cẩn thận, việc trùng tu chùa được thực hiện liên tục. Ví dụ, chùa Chúc Thánh được trùng tu cả thảy 9 lần, lần sau cùng kéo dài 4 năm mới hoàn tất.

          2/ Vì Dân tộc: Ngay từ khi mới thành lập, Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh đã được các chúa Nguyễn tin yêu vì có công đóng góp cho việc an dân giữ nước. Ví dụ, Hòa thượng Pháp Kiên, thế hệ thứ 3, khi đã xuất gia lại trở về quê, đăng ký đi lính chống giặc, lập chiến công, được phong chức Chỉ huy, sau khi đất nước được bình định, ngài trở về chùa tiếp tục đời sống tu hành. Trong những năm đầu thế kỷ XX, Thiền phái đã tích cực tham gia phong trào Duy tân, đấu tranh đòi độc lập, hòa bình Dân tộc. Hòa thượng Ẩn Bổn, đời thứ 6, rất được triều đình Huế kính trọng, vẫn thường giúp đỡ, cố vấn và che giấu Chí sĩ Trần Cao Vân tại chùa Cổ Lâm và Chí sĩ Thái Phiên trong phong trào chống Pháp.

          Cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài Ngô Đình Diệm đã có rất nhiều Tăng Ni và Phật tử Thiền phái Chúc Thánh tham gia, chịu nhiều mất mát, hy sinh, tù đày, tra tấn… Bồ-tát Thích Quảng Đức, đời thứ 9 của Thiền phái vị pháp thiêu thân và cũng vì dân đòi tự do, công bằng cho dân tộc.

          Trong thời kháng chiến chống Mỹ, các chùa thuộc Thiền phái đã nhiệt tâm ủng hộ kháng chiến chống giặc ngoại xâm, che giấu các chiến sĩ, cán bộ cách mạng. Nhiều Tăng Ni, Phật tử đã là những chiến sĩ cách mạng.

          Từ năm 1975, đến nay, phần đông thành viên, tự viện của Thiền phái đã tích cực tham gia Giáo hội Phật giáo Việt Nam, góp công xây dựng đất nước, tham gia công tác từ thiện, công ích xã hội, v.v…

          IV. THAY LỜI KẾT

          “Nhạn quá trường không,

          Ảnh trầm hàn thủy,

          Nhạn vô di tích chi ý,

          Thủy vô lưu ảnh chi tâm”.

          Từ xưa đến nay, chư vị Tổ sư như cánh nhạn lưng trời bay qua dòng sông đâu có ý niệm lưu hình giữ bóng. Với sự liễu triệt ý đạo thâm huyền, thấu rõ thực tướng các pháp nào có đến có đi, thì các Ngài có gì để lưu lại.

          Thế nhưng, hàng hậu học chúng ta không thểkhông biết vàkhông ghi nhớthâm ân Thầy tổkhi xưa đãdày công khai sáng. Cóthểnới, kể từ ngày Tổ sư Minh Hải chấn tích khai sơn, các đệ tử của Ngài đã kế thừa xứng đáng sự nghiệp của Thầy Tổ nên Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh nhanh chóng hình thành và phát triển. Ngày nay, dòng Lâm Tế Chúc Thánh đã truyền xuống đến chữ Chúc, chữ Thánh, chữ Thọ, hoặc chữ Vạn, chữ Hữu, chữ Duy (theo bài kệ tại Bình Định). Điều này là một minh chứng cụ thể cho sự phát triển của Thiền phái Chúc Thánh.

          Ngay từ những ngày đầu truyền pháp, Thiền sư Minh Hải cũng đã phần nào khẳng định tôn chỉ ấy qua hai câu kệ sau:

          “Chúc thánh thọ thiên cửu

          Kỳ quốc tộ địa trường”.

          Ở ý nghĩa chúc thánh quân sống lâu và vận nước vững bền này, chúng ta thấy có sự gắn kết giữa Đạo pháp và Dân tộc. Đây chính là chất liệu gắn kết Tăng sĩ với các tầng lớp nhân dân, nên đạo Phật dễ dàng đi sâu vào quần chúng.

          Ngoài việc tu hành chứng ngộ tâm linh, các Thiền sư dòng Chúc Thánh chủ trương nhập thế tích cực hộ quốc an dân với tinh thần vô nhiễm.

Hiện tại, chư Tăng Ni thuộc Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh, đóng góp không nhỏ trong ngôi nhà Phật giáo Việt Nam và Dân tộc Việt Nam.

HT. THÍCH GIÁC LIÊM
Ủy viên Thường trực HĐTS, Phó VP2TWGH
Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Nghi lễ TW
Trụ trì Tổ đình Liên Quang – Bình Sơn, Quảng Ngãi

 

 

_Chú thích:

1. Tập 3, bản dịch Hòa thượng Thích Thanh Từ.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. HT. Thích Thiện Hoa, 50 năm Chấn hưng Phật giáo.
2. Nguyễn Lang, Việt Nam Phật Giáo SửLuận.
3. Mật Thể, Việt Nam Phật Giáo SửLược.
4. HT. Thích Thanh Từ, Thiền Sư Việt Nam.
5. Nguyễn Hiền Đức, Lịch sửPhật giáo Đàng Trong.
6. HT. Thích HuệThông, Lịch sửPhật giáo Bình Dương.
7. Thích Như Tịnh, Lịch sửTruyền thừa Thiền phái Lâm TếChúc Thánh.