Năm 1471, sau khi chiếm vùng đất phía Nam Thuận Hóa cho đến đèo Cù Mông, vua Lê Thánh Tông lập thêm đơn vị hành chính thứ 13 – Thừa Tuyên Quảng Nam, gồm 3 phủ: Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn (nay là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định). Danh xưng Quảng Nam xuất hiện từ đây. Và cũng từ đây, đã có hình bóng những sứ giả Như Lai đem lại sự yên vui cũng như thức tỉnh con người vượt khỏi những khúc quanh co trong thế giới nội tâm đang đối mặt với giông tố của cuộc đời. Và sự thật lịch sử Phật giáo Quảng Nam đã cho thấy rằng khi Thiền sư Minh Hải – Pháp Bảo khai sơn chùa Chúc Thánh và mở ra dòng thiền Chúc Thánh, thì Phật giáo Quảng Nam từng bước ổn định và phát triển mạnh.
Các tăng nhân dòng thiền Chúc Thánh tùy duyên hóa độ, tôn trọng tín ngưỡng dân gian, từng bước hướng người dân tiếp cận với giáo lý Phật đà. Những ngày hôm nay, ngay cả của Tổ đình của dòng thiền Chúc Thánh trên đất Hội An này, chúng ta dễ nhận ra sự hòa quyện ấy. Dân gian thường nói: “Chim có tổ, người có tông”, do vậy người dân Đại Việt đến vùng đất mới luôn mang theo “cội nguồn” của mình. Tại các làng xãvùng đất mới Quảng Nam, bên cạnh những ngôi đình, miếu, nhàthờtiền hiền, nhàthờtộc, v.v. thìcác ngôi chùa dân gian cũng lần lượt mọc lên vàchiếm giữmột vai trò, vịtríquan trọng không thểthay thếtrong đời sống văn hóa xãhội của người dân. Với họ, ngôi chùa không thuần túy làmột cơsởthờPhật, Bồtát, nơi đểtín hữu tu trìthực hành giáo lý nhàPhật, màcòn lànơi đểgửi gắm biết bao ước nguyện vềtài lộc, sức khỏe, sựan vui… Với người dân ngày ấy, thậm chí bây giờ vẫn nhiều người còn nghĩ “ông Phật Đại Việt” làngười luôn thấu hiểu nỗi lòng của họ, giúp họ vượt qua những nỗi khổ đau trần thế. Vì thế, nhiều ngôi chùa thuộc dòng thiền Chúc Thánh ở Hội An nói riêng, nhiều nơi khác nói chung, bên cạnh các vị Phật, Bồ tát, còn có các vị thánh thần bản địa. Điều này, cho thấy nhân dân trên vùng đất này bao đời qua muốn nương tựa sức mạnh siêu trần đểgiải quyết các vấn đềrất đời thường nơi cõi Ta bà. Và hơn 300 năm qua, các tăng nhân dòng thiền Chúc Thánh đã an ủi được những mảnh đời bất hạnh, đem lại niềm tin trong quảng đại quần chúng.
Chùa Việt xứQuảng cóhai loại: chùa của tăng ni vàchùa của dân chúng. Loại thứnhất gọi làchùa chính thống theo nghĩa làcơsởchủ yếu vàphổquát của Phật giáo. Loại thứhai gọi làchùa dân gian theo nghĩa làphi chính thống, mang đặc trưng của loại hình văn hóa dân gian Việt. Thông thường, chùa chính thống do các tăng ni khai sơn, nhưng cũng cótrường hợp do dân chúng, nhànước xây dựng, nhàsưchỉlàngười đến tiếp nhận. Chùa chính thống cóthểthuộc một địa chỉcụthểhoặc đôi khi lại nằm sâu trong núi rừng, hoặc ởnhững vùng đất “vôchủ”. Với chùa dân gian, không chỉdo dân làng sửdụng màcòn do dân làng xây dựng hoặc tổchức xây dựng vàquản lý đều thuộc một địa chỉlàng xãcụthể. Trong lịch sửtồn tại, chùa dân gian luôn hàm chứa đồng thời các chức năng, lànơi hội tụvàphản chiếu những giátrịvềtôn giáo, tín ngưỡng vàvăn hóa làng xã.
Chính sự truyền thừa có thứ tự như vậy nên chúng ta dễ dàng nhận ra vị thiền sư nào là đệ tử Ngài Minh Hải – Pháp Bảo. Bởi vì, cùng thời với Ngài, có rất nhiều vị thiền sư thuộc đời 34 dòng Lâm Tế với pháp danh chữ Minh theo bài kệ của Ngài Vạn Phong – Thời Ủy hoằng hóa tại Đàng Trong. Các vị này cũng cho đệ tử pháp danh chữ Thiệt theo câu kệ: “Hành Siêu Minh Thiệt Tế”. Nếu không có pháp tự bằng chữ Chánh đứng đầu thì chúng ta khó phân biệt vị nào thọ giáo theo dòng kệ của Thiền sư Minh Hải. Đây là điểm đặc biệt của dòng Chúc Thánh mà các thiền phái khác không có.
Ở bài kệ truyền pháp danh, hai câu đầu là nói về chân đế. Nghĩa là các pháp xưa nay vốn dĩ sáng tỏ tròn đầy, cùng với thể tánh Chơn như không có sự sai biệt. Hai câu sau nói về tục đế, cầu cho Thánh quân sống lâu muôn tuổi và vận nước được dài lâu muôn thuở.
Ở bài kệ truyền pháp tự, hai câu đầu mang ý nghĩa lấy giới luật làm tông, nên tuyên dương giới luật. Còn hai câu cuối nói đến sự chứng ngộ của hành giả.
Trên phương diện về mặt Đạo pháp, là một người trưởng tử của Như Lai, chư tổ thuở quá khứ cũng như các thế hệ chư tăng ngày nay, ai ai cũng muốn cho chánh pháp cửu trụ thế gian để lợi lạc nhân quần xã hội. Ở đây, Thiền sư Minh Hải lấy hai chữ Chúc Thánh để đặt tên cho ngôi chùa cũng có ý nghĩa như vậy. Thánh ở đây có nghĩa là Thánh đạo, Ngài muốn Thánh giáo luôn luôn tồn tại ở thế giới Ta bà này để xoa dịu những nỗi thống khổ của kiếp nhân sinh.
Còn về mặt Dân tộc, mỗi người chúng ta ai cũng muốn có những vị vua anh minh cai trị đất nước, đem lại cảnh hòa bình an lạc cho muôn dân. Vì thế, Chúc Thánh ở đây còn có nghĩa là Chúc cho Thánh quân thọ lâu muôn tuổi để trị vì thiên hạ. Bởi lẽ, giai đoạn Tổ Minh Hải qua Đàng Trong là giai đoạn các chúa Nguyễn anh minh đang trị vì và Đàng Trong đang thời hưng thịnh. Đồng thời, các chúa Nguyễn là những vị nhiệt tâm hộ trì Phật giáo. Họ chính là những vị hộ pháp đắc lực cho chư tăng trong sự nghiệp truyền bá chánh pháp.
Qua ý nghĩa hai chữ Chúc Thánh, chúng ta thấy được nơi đây có sự kết hợp hai yếu tố Đạo pháp và Dân tộc. Với hai chữ ngắn gọn, Thiền sư Minh Hải đã gói trọn, dung hòa được cả hai yếu tố quan trọng này. Đồng thời, qua bài kệ truyền pháp, chúng ta thấy được sở ngộ, sở tu của Tổ Minh Hải. Tất cả đều một tâm nguyện phụng sự Đạo pháp và Dân tộc, theo tinh thần của chư tổ từ xưa đến nay. Sự hình thành này là nền tảng vững chắc để dòng Chúc Thánh phát triển mạnh về sau, góp phần then chốt cho sự phát triển của Phật giáo xứ Quảng, cũng như Phật giáo Việt Nam.
Các thiền sư dòng Chúc Thánh đã đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân nên dòng thiền này nhanh chóng phát triển. Như chúng ta biết, Hội An là chiếc nôi khai sinh của dòng Lâm Tế Chúc Thánh. Lúc bấy giờ, Hội An là một thương cảng trù phú nên có nhiều người ngoại quốc đến sinh sống làm ăn, trong đó cộng đồng người Hoa chiếm đại đa số. Với một lực lượng kế thừa hùng hậu, các thiền sư dòng Chúc Thánh đã đáp ứng được cả hai cộng đồng người Việt lẫn người Hoa. Các ngài Thiệt Diệu, Thiệt Thọ, Thiệt Mẫn là người Hoa, nên ngụ tại chùa Chúc Thánh đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng người Hoa. Thiền sư Thiệt Dinh ra khai sơn Phước Lâm với sự hỗ trợ của các ngài Thiệt Đạo, Thiệt Gia, đã thu hút sự quy ngưỡng cũng như đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng của người Việt. Như vậy, trong hàng đệ tử xuất gia của Tổ Minh Hải có cả người Hoa và người Việt. Các vị người Hoa ở chùa Chúc Thánh và các vị người Việt ở chùa Phước Lâm tạo thành hai trung tâm hoằng pháp đầu tiên của dòng Chúc Thánh.
Các thiền sư dòng Lâm Tế Chúc Thánh có pháp môn tu phù hợp với điều kiện xã hội. Sự vận dụng kết hợp Thiền – Tịnh song tu, đã đem lại sự lợi lạc cho hành giả và tha nhân. Về tự thân, các thiền sư đạt được sự an lạc do thiền định đem lại, thân tâm an lạc, nội lực tăng trưởng nên thấy rõ thật tướng của mọi sự, mọi việc. Với pháp môn Tịnh Độ, các Ngài đã giúp cho dân chúng ổn định tinh thần, có một niềm tin hướng về Tam bảo. Đặc biệt, với tâm lý của những người mới di cư vào vùng Quảng Nam lúc bấy giờ, tín ngưỡng Di Đà, quy kính Tịnh độ là chỗ dựa tinh thần vững chắc, an ổn nơi mảnh đất này.
Với tư tưởng phóng khoáng, cộng với nếp sống giản dị, thanh bần, các thiền sư dòng Chúc Thánh gần gũi với nhân dân nên dễ dàng tiếp cận đi sâu vào lòng quần chúng. Từng bước, thiền phái này phát triển và ảnh hưởng đến sự sinh hoạt của các tỉnh phụ cận như Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Nha Trang, Ninh Thuận, Bình Thuận và Gia Định… Tại Quảng Nam, đến cuối thế kỷ XVIII, các thiền sư dòng Chúc Thánh đảm nhiệm công việc hoằng hóa tại các chùa trong tỉnh và hình thành ba trung tâm hoằng pháp: trung tâm Hội An nằm ở phía Đông với các Tổ đình Chúc Thánh, Vạn Đức, Phước Lâm; trung tâm Ngũ Hành Sơn nằm ở phía Bắc với hai ngôi quốc tự Tam Thai và Linh Ứng; trung tâm Đại Lộc nằm ở phía Tây với Tổ đình Cổ Lâm. Cả ba trung tâm hoằng pháp của dòng Chúc Thánh tại Quảng Nam có sự liên hệ mật thiết và hỗ tương cho nhau. Trong đó, các chùa Chúc Thánh, Phước Lâm giữ vai trò trung tâm đào tạo tăng tài, phân bổ đến các chùa trong tỉnh, đều nhiệt tâm truyền bá chánh pháp làm cho Phật giáo Quảng Nam thêm hưng thịnh, đồng thời tông môn Chúc Thánh nhanh chóng phát triển.
Theo dòng chảy lịch sử dân tộc, chúng ta dễ dàng nhận thấy Phật giáo phát triển đến đâu là mang tinh thần hòa bình đến đó. “Hộ quốc an dân” là một tôn chỉ xuyên suốt trong lịch sử hơn 2.000 năm truyền đạo trên đất Việt. Tôn chỉ của Thiền phái Chúc Thánh cũng không ra ngoài nguyên tắc bất di bất dịch ấy.
Tôn chỉ hành đạo của Thiền phái Chúc Thánh kể từ ngày Tổ sư khai sơn cho đến nay vẫn không thay đổi. Nhập thế tích cực cứu đời nhưng vẫn thong dong tự tại trước mọi lợi danh. Tùy duyên hành đạo và bất biến giữ đạo luôn được áp dụng tùy từng hoàn cảnh đã thể hiện được bản hoài của người Thích tử theo tinh thần: “Phụng sự chúng sinh tức là cúng dường chư Phật”.
Kết luận
Tóm lại, trải qua hơn 300 năm truyền thừa trên đất Quảng, Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh hình thành và phát triển theo thời gian. Từ đầu thế kỷ XVIII đến những năm cuối thế kỷ XX, môn phái Chúc Thánh phát triển mạnh và đóng góp tích cực vào sự truyền bá Phật pháp tại Quảng Nam và các tỉnh thành khác trong nước, kể cả một số nước ở các châu lục.
Dần theo năm tháng, với những chuyển biến của đất nước, môn phái Chúc Thánh có những tổ chức cụ thể để duy trì truyền thống tông môn. Sự thành lập Môn phái Lâm Tế Chúc Thánh vào năm Nhâm Thân (1992) là đỉnh cao của tinh thần hòa hợp của Phật giáo. Đây là một tổ chức kiện toàn nhất của dòng Lâm Tế Chúc Thánh từ trước đến nay.
Hiện tại, chư tăng dòng Lâm Tế Chúc Thánh chiếm một lượng lớn và đóng góp không nhỏ trong ngôi nhà Phật giáo Việt Nam.
Hằng năm, vào ngày mồng 7 tháng 11 âm lịch, Tăng Ni Phật tử trong toàn tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng và nhiều địa phương khác vân tập về Chúc Thánh làm lễ tưởng niệm công đức của Sơ Tổ dòng thiền Chúc Thánh Minh Hải – Pháp Bảo. Hiện nay, chùa Chúc Thánh là Tổ đình của môn phái Chúc Thánh (hiện tọa lạc tại phường Cẩm Phô, thị xã Hội An, Quảng Nam) với hai câu đối treo ở tiền đường:
Chúc Nam quốc chí tôn, tứ hải nhân dân hàm khể thủ;
Thánh Tây Phương ngự tọa, nhất đàn tăng chúng tổng quy y. Ngày nay, dòng Lâm Tế Chúc Thánh đã truyền xuống đến đời chữ Chúc, chữ Thánh, chữ Thọ hoặc chữ Vạn, chữ Hữu, chữ Duy (theo bài kệ tại Bình Định), nghĩa là khoảng 12 đời. Điều này là một minh chứng cụ thể cho sự phát triển của môn phái Chúc Thánh. Mỗi khi truyền xuống một đời là báo hiệu cho sự cách biệt một khoảng thời gian giữa các thế hệ.
Như lời các bậc cổ đức có nói: “Vô cổ bất thành kim”, không có xưa thì không có nay, nếu không hiểu tường tận quá khứ của cha ông thì tương lai con cháu sẽ không có một định hướng rõ ràng cho sự phát triển của mình./.
THƯỢNG TỌA THÍCH CHÚC LONG
Chùa Sắc Tứ Hội Phước – Nha Trang – Khánh Hòa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, Tập II, NXB Văn học, H,1992.
2. Thích Minh Tuệ, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Thành hội Phật giáo TP Hồ Chí Minh,1993.
3. Mật Thể, Việt Nam Phật giáo sử lược, NXB Thuận Hóa, Huế, 1993.
4. Nguyễn Hiền Đức, Lịch sử Phật giáo Đàng Trong, NXB TP.HCM, 1995.
5. Chơn Phát, Lịch sử Phật giáo Việt Nam (giáo trình lưu hành nội bộ), 1998.
6. Ðại Nam Liệt truyện, NXB Thuận Hóa, Huế, 1993.
7. Ðại Nam nhất thống chí, Tập I & II, NXB Thuận Hóa, 2006.
8. Điềm Tịnh, Hàm Long Sơn Chí.
9. Thạch Liêm, Hải Ngoại Kỷ Sự.