1. Sự du nhập Phật giáo vào Việt Nam
Khoảng đầu thế kỷ 1, đạo Phật truyền đến Việt Nam, đến cuối thế kỷ 2, Phật giáo đã thành lập được một trung tâm ở Luy Lâu – Dâu. Một số kinh điển Phật giáo đã được dịch ở đây, như kinh Tứ thập nhị chương, An ban thủ ý, Bổn sinh,… Vùng đất phía Nam của Việt Nam có người Chăm và Khmer trú ngụ. Về tôn giáo, họ theo cả hai truyền thống Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Nguyên thủy. Người Chăm đã theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy từ thế kỷ 3, người Khmer vào thế kỷ 12354. Từ thế kỉ 16 đến 18 được xem là quá trình mở rộng lãnh thổ về phương Nam của các chúa Nguyễn, trong đó có hai vương quốc lớn là Champa và Chân Lạp. Từ đó, người dân Việt theo Phật giáo Bắc tông, trong khi người dân Khmer theo truyền thống Nam tông, tạo nên sự giao thoa tiếp biến về tôn giáo giữa Việt – Chăm, Việt – Khmer và cả hai truyền thống này cùng chung nhau hiện hữu an hòa. Trong chặng đường lịch sử phát triển mở cõi về phương Nam, Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng đối với các vương triều phong kiến. Sau này Pháp và Mỹ chọn nơi đây là thủ phủ bởi do hội tụ nhiều yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa tạo nên thu hút đối với các tầng lớp đến đến sinh sống và lao động. Thời kì trị vì của chúa Nguyễn, các giáo sĩ thừa sai phương Tây hay các vị chư tăng Phật Giáo Trung Hoa theo chân các thuyền buôn, thương nhân đến để truyền đạo. Nhiều dòng phái từ miền Trung đã vào Sài Gòn như dòng Tổ Đạo, dòng Đạo Bổn Nguyên, dòng Trí Tuệ, dòng Chúc Chánh, dòng Liễu Quán,… thuộc phái Lâm tế và dòng Vĩnh Xương thuộc phái Tào Động, trong cộng đồng người Hoa có dịp sinh sôi trên vùng đất mới355. Điều đó, cho chúng ta thấy rằng vùng đất Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một tiểu vùng văn hóa, đa dạng trong sắc tộc, tôn giáo và các loại hình kiến trúc, tiêu là Phật Giáo.
2. Ngôi chùa theo Phật giáo Nam tông Khmer ở TP. HCM
Trong quá trình hình thành và phát triển, dưới yếu tố tộc người thì Phật giáo Nam tông được chia thành hai hệ phái: Nam tông Kinh (người Việt) và Nam tông Khmer (người Khmer). Tùy theo tính chất của nguồn gốc tộc người mà mỗi hệ phái có những đặc trưng riêng về kiến trúc, thờ tự, tập tục,… nhưng tựu chung là hướng đến những giá trị, triết lí nguyên thủy của đạo Phật. Đối với người Khmer kiến trúc chùa được xem là biểu trưng văn hóa vật chất đặc sắc của họ. Thành phố Hồ Chí Minh được xem là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục,… tập trung phần lớn người Kinh, Hoa sinh sống, trong khi đó số lượng người Khmer (trước đây gọi là người Việt gốc Khmer) ít hơn so với vùng Tây Nam Bộ (Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang…). Theo số liệu về dân số của tộc người Khmer từ những năm 1888 thì có 92 người; năm 1897 có 58 người; năm 1972 là 2.900 người356; Tổng điều tra dân số vào năm 1999 là 4.755 người và năm 2009 là 24.268 người. Cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cho thấy rằng người Khmer ở Việt Nam có dân số 1.319.562 người, có mặt tại nhiều tỉnh ở Nam Bộ: Sóc Trăng (362.029 người, chiếm 30,7 % dân số toàn tỉnh và 31,5 % tổng số người Khmer tại Việt Nam), Trà Vinh (318.231 người, chiếm 31,6 % dân số toàn tỉnh và 25,2 % tổng số người Khmer tại Việt Nam), Kiên Giang (211.282 người, chiếm 12,5 % dân số toàn tỉnh và 16,7 % tổng số người Khmer tại Việt Nam), An Giang (75.878 người), Bạc Liêu (73.968 người); Bình Dương (65.233 người) phần lớn là lao động di cư, có cộng đồng dân tộc Tà Mun tại An Bình; Thành phố Hồ Chí Minh (50.422 người); Cà Mau (26.110 người); Đồng Nai (23.560 người); Vĩnh Long (22.630 người); Cần Thơ (19.683 người); Bình Phước (19.315 người); Hậu Giang (18.467 người); Long An (9.980 người); Tây Ninh (9.932 người) (Tổng cục Thống kê, 2019).
Ngụ cư tại miền nam trước người Việt một bước, người Khmer đã sớm hòa hợp với lưu dân Hoa và Việt tạo thành bộ phận trong cộng đồng cư dân Nam Bộ. Trong sự giao thoa văn hóa, một số chi tiết nghệ thuật và kiến trúc được tiếp biến lẫn nhau, nhưng kiến trúc chùa người Khmer vẫn có những nétchung trong kho tàng kiến trúc đình, chùa Việt Nam357 (Nguyễn Anh Dũng, 2022, trang 47).
Người có công truyền thừa đầu tiên Phật giáo Nam tông Khmer vào Sài Gòn chính là hòa thượng Lâm Em (1898-1979). Ông sinh tại làng Mỹ Tú, huyện Sóc Trăng, trong một gia đình người Khmer có truyền thống tu học Phật giáo theo trường phái Theravàda. Với bẩm tính thông minh và sẵn có một tấm lòng thiết tha vì đạo, ông đã nhanh chóng hấp thụ được truyền thống tu học của gia đình và chính sự trợ duyên gần gũi lớn lao đó đã hỗ trợ không ít cho bước đường tu học sau này (Thích Đồng Bổn, 1995, trang 212). Ông đã quyết định dừng chân ở lại lâu dài và xây dựng một ngôi chùa Khmer đầu tiên tại xứ Sài Gòn – Gia Định, với tên gọi là Chantarangsay (có nghĩa là Ánh Trăng), có tài liệu cho rằng Chantarangsay được xây dựng vào năm 1946 (Ủy Ban nhân dân quận 3, 2018) và đến cuối tháng 4 năm 1947 được thành lập358.
Riêng ở thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay Phật giáo Nam tông của người Khmer có hai ngôi chùa: chùa Chantarangsay và chùa Pothiwong. Chùa Chantarangsay được thành lập vào năm 1946, do cố HT. Lâm Em và một số Phật tử người Khmer sống tại Sài Gòn – Gia Định xưa kiến tạo. Chùa Pothiwong được thành lập từ năm 1960, tại khu vực đông đúc dân cư hơn ở quận Tân Bình này nay. Chùa Pothiwong qua nhiều biến cố thăng trầm và có giai đoạn bị bỏ hoang không người quản lý do nhiều yếu tố. Sau năm 1975, HT. Giới Nghiêm thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Kinh đến trụ trì. Năm 1982, HT. Lâm Ym được chư Phật tử thỉnh mời từ chùa Định Quán về trụ trì Chùa Pothiwong.
Nhìn chung đây là hai ngôi chùa Phật giáo Nam tông đã hội tụ, kết tinh nhiều giá trị đặc sắc văn hóa tinh thần của người Khmer. Hiện nay, chỉ có duy nhất chùa Chantarangsay và chùa Pothivong được xem là hai ngôi chùa tiêu biểu nhất của cộng đồng người Khmer đang sinh sống, làm việc, học tập ở Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Nét đặc trưng của kiến trúc chùa Khmer ở TP. Hồ Chí Minh hiện nay
Vì giới hạn về nội dung và phạm vi nghiên cứu, chúng tôi bước đầu chỉ tìm hiểu về kiến trúc của ngôi chùa Khmer (cổng chùa, chính điện, sala) ở để thấy nét độc đáo nghệ thuật kiến trúc của cộng đồng người Khmer ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Đối với người Khmer, ngôi chùa là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, văn hóa. So với chùa của người Việt thì kiến trúc chùa Khmer được xây dựng công phu với mái cong, khắc biệt cơ bản làm cơ sở nhận dạng chung trong kho tàng kiến trúc đình, chùa Việt Nam357 (Nguyễn Anh Dũng, 2022, trang 47).
Người có công truyền thừa đầu tiên Phật giáo Nam tông Khmer vào Sài Gòn chính là hòa thượng Lâm Em (1898-1979). Ông sinh tại làng Mỹ Tú, huyện Sóc Trăng, trong một gia đình người Khmer có truyền thống tu học Phật giáo theo trường phái Theravàda. Với bẩm tính thông minh và sẵn có một tấm lòng thiết tha vì đạo, ông đã nhanh chóng hấp thụ được truyền thống tu học của gia đình và chính sự trợ duyên gần gũi lớn lao đó đã hỗ trợ không ít cho bước đường tu học sau này (Thích Đồng Bổn, 1995, trang 212). Ông đã quyết định dừng chân ở lại lâu dài và xây dựng một ngôi chùa Khmer đầu tiên tại xứ Sài Gòn – Gia Định, với tên gọi là Chantarangsay (có nghĩa là Ánh Trăng), có tài liệu cho rằng Chantarangsay được xây dựng vào năm 1946 (Ủy Ban nhân dân quận 3, 2018) và đến cuối tháng 4 năm 1947 được thành lập358.
Riêng ở thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay Phật giáo Nam tông của người Khmer có hai ngôi chùa: chùa Chantarangsay và chùa Pothiwong. Chùa Chantarangsay được thành lập vào năm 1946, do cố HT. Lâm Em và một số Phật tử người Khmer sống tại Sài Gòn – Gia Định xưa kiến tạo. Chùa Pothiwong được thành lập từ năm 1960, tại khu vực đông đúc dân cư hơn ở quận Tân Bình này nay. Chùa Pothiwong qua nhiều biến cố thăng trầm và có giai đoạn bị bỏ hoang không người quản lý do nhiều yếu tố. Sau năm 1975, HT. Giới Nghiêm thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Kinh đến trụ trì. Năm 1982, HT. Lâm Ym được chư Phật tử thỉnh mời từ chùa Định Quán về trụ trì Chùa Pothiwong.
Nhìn chung đây là hai ngôi chùa Phật giáo Nam tông đã hội tụ, kết tinh nhiều giá trị đặc sắc văn hóa tinh thần của người Khmer. Hiện nay, chỉ có duy nhất chùa Chantarangsay và chùa Pothivong được xem là hai ngôi chùa tiêu biểu nhất của cộng đồng người Khmer đang sinh sống, làm việc, học tập ở Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Nét đặc trưng của kiến trúc chùa Khmer ở TP. Hồ Chí Minh hiện nay
Vì giới hạn về nội dung và phạm vi nghiên cứu, chúng tôi bước đầu chỉ tìm hiểu về kiến trúc của ngôi chùa Khmer (cổng chùa, chính điện, sala) ở để thấy nét độc đáo nghệ thuật kiến trúc của cộng đồng người Khmer ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Đối với người Khmer, ngôi chùa là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, văn hóa. So với chùa của người Việt thì kiến trúc chùa Khmer được xây dựng công phu với mái cong, nóc nhọn, chạm khắc tinh tế, tháp cao nằm giữa khuôn viên rộng để tín đồ đến thực hành lễ bái và vui chơi. Những giá trị sâu sắc của tôn giáo sơ khai và đạo Bà la môn giáo (tượng linga hay hệ thống linh thần, linh thú) của người Khmer được tiếp biến trong ngôi chùa theo Phật giáo Nam tông. Trước khi Phật giáo du nhập vào vùng đất phía Nam, người Khmer vốn là cư dân nông nghiệp dùng cày và trồng lúa nước nên phụ thuộc rất nhiều yếu tố thiên nhiên. Vì lẽ đó, mà tập tục thờ cúng thần linh (Neak Tà và Arắk,…) được kết hợp hài hòa với các vị phật trong chùa. Ngày nay, dù không còn thịnh hành như xưa, nhưng các vị thần Neak Tà và Arắk vẫn được người Khmer thờ cúng trong ngôi chùa, được chư tăng đọc kinh trang nghiêm khi thực hành nghi lễ359. Loại hình kiến trúc chùa người Khmer, theo kiến trúc sư Phạm Anh Dũng cho rằng: chùa người Khmer thường đặt trên nền rất cao, có sân gạch bao quanh, mái chùa thường lợp ngói nhiều cấp lồng lên nhau, thường được tạo thành hai độ dốc: cấp trên có độ dốc khoảng 63°(200%), trong khi cấp dưới dộ dốc chỉ khoảng 27°(50%). Đầu cột đỡ gờ mái thường trang trí hình các nữ Thiên thần (Kâyno) hoặc Chim thần (Garuda). Hoa văn đuôi rắn trang trí ở góc các đầu đao, tạo vẻ thanh thoát cho ngôi chùa360. Nhìn chung, ngoại thể chùa người Khmer ít cầu kỳ hơn chùa người Hoa với đường nét thẳng là chủ yếu, màu lạnh được sử dụng nhiều hơn màu nóng, yếu tố tĩnh vẫn trội hơn yếu tố động. Nội thất chùa người Khmer lại rất cầu kỳ qua hình thức trang trí nội điện, nhất là khu vực chính điện. Xung quanh tường thường trang trí các hình Chằng (Yeak) hoặc sự tích Phật. Ngoài tượng Thế Tôn uy nghi thường được thếp vàng lộng lẫy giữa chính điện, bệ thờ thường được trang trí rất phức tạp, cầu kỳ bằng các hoa văn hình học. Trong chùa thường có rất nhiều tượng phật nhỏ cùng với vô số “tiểu tháp” thếp vàng, đôi khi có cả bát bửu và kỳ lân (chùa Samrông Ek) đi kèm. Màu sắc nội thất thường sử dụng màu nóng như vàng, đỏ,… Qua đó cho thấy tính chất động nhiều hơn tĩnh trong nghệ thuật trang trí nội thất chùa Khmer Nam Bộ.
Với kiến trúc của Chùa Chantarangsay toát lên giá trị không thể thiếu trong văn hóa người Khmer đó là văn hoá dân gian, Bà la môn giáo và Phật giáo nên nghệ thuật kiến trúc chùa có nhiều nét tinh tế, độc đáo, sáng tạo, mang giá trị thẩm mỹ cao; có sự hài hòa và cân đối giữa nghệ thuật tạo hình bên ngoài và nghệ thuật điêu khắc bên trong; ất cả tạo nên một không gian thiêng, đậm giá trị văn hóa – nghệ thuật361. Phật giáo, Bàlamôn giáo là những tôn giáo chính của người Khmer được chú trọng khi xây dựng chùa. So với những chùa của người Việt và người Hoa thì đặc trưng của chùa Chantarangsay có nhiều điểm rất khác. Ngoài việc thờ Đức Phật Thích Ca, chùa Khmer còn cho tạc và bài trí rất nhiều tượng khác: chim, rắn, krud,… Tất cả đây là những linh vật được có nguồn gốc từ Bà La Môn giáo. Từ đó, xác định vai trò quan trọng của chùa Chantaransay là nơi hội tụ đồng bào dân tộc Khmer đang sinh sống, lao động và học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ362.
Cổng chùa Chantarangsay
Tượng Kâyno được dân tộc Khmer chọn làm biểu tượng cho sắc đẹp và sức mạnh, với ý niệm là sẽ chống trả được với thiên nhiên để che chở và bảo vệ con người nên trên mỗi đỉnh cột, phần tiếp giáp với mái được gia cố bởi tượng Kâyno, đôi tay dang ra để chống đỡ mái hiên.
Theo quan điểm tu hành của Phật giáo thì con đường đi đến cõi niết bàn phải là “Bát chánh đạo”, đó là bốn con đường tu luyện và bốn kết quả tương ứng. Bình nước Cam lồ thể hiện tấm lòng từ bi của Phật pháp như một nguồn nước sạch trút bỏ mọi tội lỗi của cõi chúng sanh, mở rộng con đường tìm đến cõi niết bàn và rời xa bế khổ. Do vậy, chúng ta thấy rằng trên mái bằng là một ngọn tháp tứ giác có chín tầng, tầng trên cùng là bình nước Cam lồ. Biểu tượng hình rồng tượng trưng cho sự oai nghiêm và sức mạnh của Phật giáo nên trên mỗi góc của một tháp đều có những biểu tượng như đuôi rồng uốn cao. Phía trước cổng có hai bức tường mở rộng như hình mang cá.
trúc tường rào có hoa văn đắp nổi, trên các đầu cột là tượng Thần Bốn Mặt (Brum); dọc theo biểu tượng lá bồ đề cách điệu. Bên ngoài đường viền của lá bồ đề được tạo thành bởi hai con rồng nhỏ cách điệu; đuôi rồng chấp lại tạo chóp nhọn của lá; đầu rồng uốn xuống phía dưới và lại vươn lên tạo thành thân đế của lá để đặt trên thành tường rào; giữa lá bồ đề được đắp nổi hình tượng chư thiên. Ở mỗi ô trong khung của tường rào được đắp nối thành các khung hoa văn. Giữa khung hoa văn hòa hình tượng bông sen, xung quanh bốn góc là hình tượng rắn thần Naga cùng các hoa văn lửa được cách điệu theo dạng lá bồ đề và được sắp xếp đối xứng với nhau. Ngoài ra, hình tượng của chư thiên được bố trí nối tiếp nhau tạo nên sự khác lạ trong lối kiến trúc hiện đại của đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh363.
Chính điện là kiến trúc quy mô nhất, là trung tâm của chùa Phật giáo Khmer. Đây là nơi thờ Phật chính trong chùa, là nơi các tín đồ và sư sãi tiến hành các nghi lễ Phật giáo quan trọng trong năm. Vì thế, chính điện luôn được cất công xây dựng tỉ mỉ và chu đáo. Biểu hiện phong cách độc đáo qua lối kiến trúc, nghệ thuật tạo hình truyền thống của dân tộc Khmer và đặc trưng của Phật giáo Nam tông Khmer.
Chính điện gồm hai tầng, có bốn cửa vào tập trung ở hai mặt trước và hai mặt sau, chính điện với kiến trúc cổng phụ, phía trên mỗi cửa đều được đắp hình chằng nổi đứng gác tạo thành vỏ đẹp bên ngoài của chính điện. Mặt về phía Đông để đón ánh sáng mặt trời và ban phước cho chúng sanh. Trên chính điện đều có cấp mái, mỗi cấp mái được chia làm ba lớp thể hiện qua ba ngọn tháp đặt, ngọn tháp giữa cao nhất đặc trưng cho Phật giáo. Mỗi tháp lại có chín tầng và tầng trên cùng là bình nước Cam lồ, hai ngọn tháp hai bên là sự thể hiện của pháp và tăng. Ba ngọn tháp trên đỉnh chính điện thể hiện cho Tam bảo. Kiến trúc theo kiểu ba lớp chồng lên nhau thể hiện cho ba cõi, bốn góc được trang trí bằng đuôi rồng năm đầu. Chính nhờ sự thay đổi các cấp mái đã tạo ra cho chánh điện có một vỏ đồ sộ, uy nghiêm364. Ngoài ra, kiến trúc của cầu thang dẫn lên hành lang để vào chính điện được trang trí bởi rắn thần Naga bảy đầu tượng trưng cho bảy bộ kinh của Phật giáo.
Vào trong chính điện có kiến trúc lòng rộng, cột cao và được bố trí hình tượng khắc nổi thần Riahu nuốt mặt trăng. Giữa chánh điện là bàn thờ Đức Phật, được xếp thành năm tầng từ thấp đến cao và thể hiện một tư thế tu hành của đức Phật. Ý nghĩa là sẽ có năm vị lần lượt thành Phật – tương ứng với năm châu bốn bể ở cõi thế gian. Tường và vách gồm những bức tranh lớn phác họa lại truyền thuyết của Đức Phật.
Sala (tiếng Khmer có nghĩa là nhà nghỉ) nằm trong khuôn viên của những ngôi chùa lớn, gồm hai tầng (tầng trệt là nơi dạy học và nhà lễ). Bên ngoài là các tượng Kruôt nâng đỡ ngôi nhà Phật giáo tượng trưng cho cái đẹp và sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc. Bên trong là kết cấu theo số gian lẻ chia theo ba hàng chính, tượng trưng cho Tam bảo. Các cột đứng được đắp nổi hoa văn chư thiên mang tính chất tôn nghiêm. Các cột ngang gồm phù điêu đắp nổi thần Riahu – thần gió nuốt mặt trăng. Bởi thần gió, mặt trăng, mặt trời trong truyền thuyết là những anh em, họ rất hòa thuận, thương yêu nhau. Như vậy, thần Riahu là biểu tượng của sức mạnh, là sự lý giải về hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.
Đối với chùa Pothivong, về mặt kiến trúc do diện tích (120m2) mặt bằng nhỏ hẹp ở đô thị nên chùa không thể xây rời từng công trình kiến trúc khác nhau. Kiến trúc chùa chia làm hai tầng: tầng 1 (tăng xá, nhà bếp, thư viện); tầng 2 (chính điện, gian thờ các vị Hòa thượng, phòng thờ di cốt của người quá cố). Chính điện được xây theo quy chuẩn của chùa Khmer với hình chữ nhật, mặt tiền thiết kế hai cửa chính đi vào và đi ra, mặt sau chính điện là bàn thờ Phật tựa lưng vào vách tường vẽ hình Phật. Theo phong cách mái ba tầng từ thấp lên cao, kiến trúc chính điện của chùa Pothiwong cơ bản theo chuẩn kiến trúc Phật giáo Khmer. Ở giữa chính điện là một tòa bảo tháp năm tầng tượng trưng cho ngọn Phật sơn Tudi và trên đỉnh là một cây phướn biểu trưng cho sự vĩnh hằng của ngôi Tam bảo. Mái chùa được bố trí tượng rắn thần Naga (rồng Niek) nằm trải từ cao xuống thấp, bên dưới là những hàng dài tượng Cày-no và chim thần Kruk giơ tay đỡ lấy mái chùa.
Với chủ đề từ cốt chuyện Riem-ke của người Khmer nên trên các hàng cột, hàng rào và bờ tường là các mảng hoa văn đắp nổi, đan xen là những hoa văn linh vật, hoa lá, dây leo uốn lượn mà người Khmer quen gọi là hoa văn Angkor. Nhìn tổng thể kiến trúc của chùa Pothiwong có nét gần gũi với các chùa Khmer ở tỉnh Sóc Trăng.
Tượng Phật ngự trên mình rắn thần Naga được thiết kế ngay trước mặt tiền của chùa để tín đồ Phật tử thuận lợi đến chiêm bái. Kiến trúc này có nét tương đồng với các ngôi chùa Phật giáo Nam tông ở Thái Lan, Lào và Campuchia. Chính điện chùa Pothiwong được bố trí một tượng Phật Thích Ca ngự trên ngai sư tử và nhiều tượng Phật nhỏ xếp theo kiểu bàn thờ ba tầng được bố trí xung quanh. Ngoài ra tượng Hoàng hậu Maya (thân mẫu của Đức Phật), thánh tăng Sivali (Siêu Lý) và tượng Hòa thượng Lâm Ym cũng được thờ phụng. Ngôi miếu nhỏ thờ thần Preak Rum (Đại Phạm Thiên) được dặt phía trước chính điện.
Trong bối cảnh đô thị thành phố Hồ Chí Minh hội nhập và phát triển thì một số cấu trúc của chùa Khmer được lược giản, vật liệu xây dựng lại mang nhiều tính hiện đại. Thông thường, chất liệu làm tượng Phật thường là: xi măng, composite, thạch cao, gỗ. Nhiều ngôi chùa Khmer ở ĐBSCL tượng những vị thần (Yeak, Ken-no, neak, Kru) chủ yếu bằng gỗ, một ít được tạc bằng xi măng được bố trí với số lượng nhiều. Riêng ở chùa Chantarangsay và Pothiwong chỉ có một hoặc hai những vị thần đó, không còn tạc nhiều và vật liệu chủ yếu là xi măng, không có tượng làm bằng gỗ. Hạn chế của những các tác phẩm làm từ chất liệu xi măng thường không có độ sắc nét cao và chỉ sử dụng cho những tác phẩm không đòi hỏi cao về độ nét và kích thước nhỏ.
Quá trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số ở thành phố Hồ Chí Minh tác động làm cho không gian của chùa Chantarangsay và Pothiwong thu hẹp về diện tích nên chùa Khmer ở TP. HCM không rộng hơn những ngôi chùa Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long. Nhất chính đạo là con đường mang rất nhiều ý nghĩa của giáo lý nhà Phật. Do hạn chế về không gian nên hai ngôi chùa này không có con đường nhất chính đạo như một số chùa Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long (chùa Âng, chùa ông Mẹt,…). Do đặc thù về không gian địa lí, cũng như quá trình lịch sử lâu dài mà những ngôi chùa Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long khi qua cổng chùa thường có một đoạn đường thẳng tắp nữa mới đến được những công trình khác. Hai bên “nhất chính đạo” thường được trang trí những cột đèn. Công dụng của những cột đèn này với mục đích chiếu sáng, mà còn để giăng băng rôn, những khẩu hiệu hoặc thông báo những sự kiện quan trọng. Chùa Chantarsangsay và chùa Pothiwong không có đường “nhất chính đạo” nên việc những băng rôn, thông báo chủ yếu giăng trướccổng chùa.
Các chùa Khmer ở ĐBSCL thường được xây dựng trong khuôn viên rộng nên những công trình kiến trúc của chùa thường to và lớn. Đơn cử, một số chùa có chính điện rộng như: chùa Ghôsitaram (thuộc ấp Cù Lao, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu) diện tích Chánh điện gần 430m2, chiều cao 36,3m, chùa ông Mẹt (Trà Vinh),… Mặt bằng chùa Pothiwong là 120m2 , còn chùa Chantarangsay (4.500m2) tuy nhìn tổng thể được xây trong một khu đất rộng so với chùa Pothiwong nhưng vì ở trong trung tâm thành phố Hồ Chí Minh nên diện tích chùa không lớn so với những ngôi chùa Khmer khác ở ĐBSCL.
Chúng ta biết rằng một số chùa Khmer ở Tây Nam Bộ có trường chùa. Người Khmer xem chùa là trung tâm giáo dục của những con em, vừa dạy chữ vừa dạy đời. Theo phong tục của người Khmer, con trai khi lên 12 – 13 tuổi đều vào chùa để tu (thời gian tu tập có thể kéo dài 3 tháng, 3-4 năm hay trọn đời…). Sau một thời gian họ sẽ được xuất tu. Từ đây, họ chính thức được cộng đồng thừa nhận là người trưởng thành, có đạo, có thể gánh vác được những trọng trách lớn lao. Việc xuất gia báo hiếu của người Khmer là đi tu không phải để trở thành Phật mà để thành người. Việc tu là bước chuẩn bị cho người thanh niên có đủ đạo đức, kiến thức, lòng nhân ái để sau khi rời chùa sẽ biết cách xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, ý nghĩa. Cho nên, việc xây dựng trường chùa là điều tất yếu với bà con Khmer. Nhưng với chùa Chantarangsay và chùa Pothiwong ở Thành phố Hồ Chí Minh không có trường chùa vì diện tích không được rộng. Tuy nhiên, cộng đồng con em người Khmer ở Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đến chùa để học tập và tu tập.
Hầu hết những ngôi chùa Khmer ở Tây Nam Bộ đều có công trình tháp thiêu. Nhưng với chùa Chantarangsay và Pothiwong thì không có, yếu tố không gian, vị trí không thể cho phép chùa có thể xây một tháp thiêu. Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị hiện đại với nhiều cao học, mật độ dân số đông nên hầu như việc hỏa thiêu hài cốt đều diễn ra ở những khu vực thiêu tại các nghĩa trang lớn, như: Bình Hưng Hòa, Đa Phước hoặc một số vùng phụ cận.
Bên cạnh đó, tác động đô thị hóa, lối sống văn minh đô thị cũng làm ít nhiều trong sự thay đổi của chùa Chantarangsay và chùa Pothiwong. Một số công trình kiến trúc cũng lược giản đi hay các lối suy nghĩ của những vị Sư ở chùa cũng như những bà con Khmer ở đây cũng cởi mở hơn. Bởi họ biết, sự tiếp thu những ý tưởng mới trong thời đại phát triển hiện nay sẽ mang lại rất nhiều điều mới mẻ mà họ cần phải học hỏi rất nhiều để có thể góp phần nào đó làm thay đổi mang phần tích cực hơn cho chùa nói riêng và của đồng bào người Khmer ở Thành phố Hồ Chí Minh nói chung. Song song đó là yếu tố đô thị hiện đại tác động đòi hỏi cao hơn nữa trong công tác đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy được được ưu tiên hàng đầu nên so với các công trình kiến trúc chùa Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long thì đây là một điểm trưng cơ bản của những ngôi chùa Khmer ở thành phố lớn.
Chùa Chantarangsay và Pothiwong chịu ảnh hưởng của Campuchia bởi vì tộc người này ở TP.HCM có nguồn gốc chính là từ những người dân nhập cư Tây Nam Bộ lên và một phần từ Campuchia sang trong thời kì chiến tranh Pôn Pôt, trong đó có một số thành phần trí thức. Trải qua các đời trụ trì được học tập tại Campuchia về và một số người đã di cư lên TP.HCM, chùa Chantarangsay và chùa Pothiwong đã đáp ứng nhu cầu của người dân Khmer ở đây. Chùa Chantarangsay vẫn mang trong mình những yếu tố, hội đủ quy chuẩn của một ngôi chùa Khmer, nhưng chính vì thời gian xây dựng trễ lại được xây trong một đô thị lớn, cho nên chùa cũng có phần khác đi nhiều so với những ngôi chùa khác tại Nam Bộ.
Hình ảnh đại diện cho mỗi ngôi chùa của người Khmer đó chính là nghệ thuật kiến trúc, họ xây dựng theo phong cách riêng của họ, họ tạo ra được nét văn hóa độc đáo mà chỉ có họ mới có, hay họ cho người xem thấy được mỗi khi đặt chân đến chùa đó là một hình ảnh rất Khmer, không thể lẫn lộn với những tộc người khác được. Thông qua một số loại hình hoa văn, tượng, phù điêu, hội họa trong chùa phản ảnh được hình ảnh đời sống xã hội và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của họ trước đây cũng như bây giờ.
Mỗi ngôi chùa Khmer đều là một công trình kiến trúc mang tính nghệ thuật cao, xây dựng theo một quy chuẩn. Ngoài chức năng tôn giáo, tín ngưỡng, ngôi chùa còn đáp ứng được về vấn đề thầm mỹ, văn hóa tinh thần của người Khmer. Từ kiến trúc Cổng, Chánh điện, Sala, tháp… được bố trí đồng đều thể hiện rõ nét sự liên kết chặt chẽ, chứa đựng khả năng sáng tạo rất lớn của nghệ nhân…
Dưới tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, hiện trạng một số công trình kiến trúc của chùa Chantarangsay và Pothiwong ở TP. Hồ Chí Minh đã bị xuống cấp, bị hư hại. Do đó, vấn đề cấp thiết là cần trùng tu, sữa chữa, khắc phục kịp thời. Đồng thời nhiều di sản văn hóa còn hiện diện trong chùa chưa được nghiên cứu sâu, luận cứ để đánh giá một cách khoa học,… Trước tình hình đó, chúng tôi xin đề xuất một số ý kiến như sau:
Thứ nhất, các công trình kiến trúc trong chùa bị hư hại cần đầu tư kinh phí để sửa chữa, trùng tu kịp thời. Thông qua nguồn xã hội hóa, vận động các mạnh thường quân, hoặc Nhà nước có chính sách về tài chính hỗ trợ đầu tư cho các chùa Khmer ở thành phố Hồ Chí Minh. Đối với các nghệ nhân nên có chính sách đãi ngộ hợp lí, thiết thực để giúp họ đảm bảo cuộc sống trong một đô thị với mức sống cao, an tâm với công việc của mình để bảo tồn những giá trị kiến trúc Phật giáo Nam tông Khmer. Chính quyền các cấp nên hỗ trợ về mặt pháp lý để chùa có đủ cơ sở thành lập trường sơ cấp, hoặc trung cấp Pali Khmer tại chùa
Thứ hai, các cơ sở đào tạo về kiến trúc (Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh) nên lồng ghép hoặc xây dựng một chuyên ngành sâu để nghiên cứu các công trình kiến trúc về Phật giáo Nam tông Khmer. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, kết hợp thực tế cho đối tượng các bạn sinh viên để từng bước tiếp cận, học tập từ các nghệ nhân Khmer nhằm học hỏi kinh nghiệm để bảo tồn những giá trị lịch sử, văn hóa.
Thứ ba, Ban trị sự chùa cần quảng bá hình ảnh, mở rộng thông tin để tất cả mọi thành phần được biết đến và xem đây là một công trình kiến trúc tiêu biểu, đặc sắc nhất về giá trị văn hóa của cộng đồng Khmer đang sinh sống, học tập, làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Bởi trên thực tế, ở một đô thị với hơn 10 triệu dân nhưng thông tin về chùa Khmer còn nhiều người chưa được biết đến. Đồng thời, hướng đến phát triển khai thác du lịch tâm linh trên địa bàn nhưng vẫn giữ những giá trị truyền thống của dân tộc.
Thứ tư, chính quyền các cấp cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật Nhà nước về công tác giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, nhất là Nghị quyết TW5, khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” để nâng cao nhận thức, ý thức của mọi người dân về giữ gìn, bảo vệ, phát huy các giá trị di sản văn hóa.
Thứ tư, thông qua các ngày lễ hội lớn như Lễ Chol Chnăm Thmây, Lễ Dolta, Lễ hội Ok-Om-Bok…và các sự kiện quan trọng khác được tổ chức trong chùa góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị di sản văn hóa của cộng đồng người Khmer ở thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các công trình kiến trúc. Bên cạnh đó, nhà chùa nên mở rộng tổ chức các cuộc thi để các nghệ nhân Khmer, mà các nghệ nhân khác có điều kiện thể hiện tài năng của mình. Nhờ đó việc trao đổi, học hỏi lẫn nhau những kiến thức về công trình kiến trúc Khmer được tăng cường. Từ đó, giúp họ đam mê hơn trong quá trình sáng tạo nghệ thuật và cống hiến nhiều hơn cho loại hình kiến trúc.
4. Kết luận
Chúng ta thấy rằng hình ảnh kiến trúc ngôi chùa Khmer ở thành phố Hồ Chí Minh đã gắn liền và in sâu vào tâm thức của mỗi người dân Khmer, ảnh hưởng và chi phối mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực trong đời sống. Chùa luôn là biểu tượng rất thiêng liêng, tạo cho họ cảm giác an bình, thanh thản mỗi khi bước đến. Bản thân của người Khmer nhận thấy rõ trách nhiệm của mình nên bỏ rất nhiều công sức ra đầu tư xây dựng ngôi chùa với lòng thành kính cao quý nhất. Với đặc trưng của một đô thị hiện đại, công trình kiến trúc của những ngôi chùa Khmer ở Thành phố Hồ Chí Minh có những thay đổi để thích ứng phù hợp với bối cảnh lịch sử. Do đó, chùa ở đây có điểm riêng biệt so với những chùa Khmer ở các tỉnh thành khác. Sự thay đổi trong kết cấu vật liệu xây dựng (các cột được thay bằng xi măng thay cho các cột gỗ) hay bổ sung thêm hệ thống công tác phòng cháy chữa để đảm bảo sự an toàn… từng bước cho thấy rằng trong kiến trúc các chùa Khmer ở thành phố Hồ Chí Minh đã có sự tiếp nhận để phù bợp với xu hướng phát triển của thời đại.
_Chú thích:
354. Xin xem: Andrew Skilton. (1994). A Concise History of Buddhism. Printed by Biddles L.td. Walnut Tree House.
355. Trần Hồng Liên. (2007). Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh. Nxb Tổng hợp TP.HCM, tr37
356. Phan An. (1993), “Vấn đề tôn giáo và dân tộc trong định hướng phát triển địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam”. In trong: Lịch sử khai phá Đông Nam Bộ. In trong: Lịch sử khai phá Đông Nam Bộ, Đề tài đặc biệt cấp Nhà nước “Tổ chức lãnh thổ địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam”.
357. Nguyễn Anh Dũng. (2022), Kiến trúc đình chùa Nam Bộ, Nxb. Xây dựng, Hà Nội, tr47
358. Trần Hồng Liên (2007), Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Tổng hợp TP.HCM, tr137
359. Nguyễn Xuân Hậu (2014). “Vài nét về sự tiếp biến, ảnh hưởng của Phật giáo Theravada đối với tôn giáo và lễ tục truyền thống người Khmer ở Nam Bộ”, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, Số 04 (130), tr 58-66.
360. Nguyễn Anh Dũng. (2022), Kiến trúc đình chùa Nam Bộ, Nxb. Xây dựng, Hà Nội, tr47
361. Phạm Thị Hằng. (2013), “Phật giáo Nam tông Khmer với sự phát triển bền vững ở Tây Nam Bộ”, Khoa học xã hội Việt Nam, Số 12 (109), 78-89.
362. https://quan3.hochiminhcity.gov.vn/van-hoa-the-thao-du-lich/chua-chantarangsay-chua-khmer-256.html
363. Huỳnh Ngọc Thu, Danh Lung, Châu Hoài Thái. (2021), Những ngôi chùa Phật giáo Nam tông của người Khmer ở Đông Nam Bộ, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
364. Huỳnh Ngọc Thu, Danh Lung, Châu Hoài Thái. (2021), Sđd.
Tài liệu kham khảo:
- Andrew Skilton. (1994). A Concise History of Buddhism. Printed by Biddles L.td. Walnut Tree House.
- Phan An. (1993), “Vấn đề tôn giáo và dân tộc trong định hướng phát triển địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam”. In trong: Lịch sử khai phá Đông Nam Bộ. In trong: Lịch sử khai phá Đông Nam Bộ, Đề tài đặc biệt cấp Nhà nước “Tổ chức lãnh thổ địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam”
- Nguyễn Anh Dũng. (2022), Kiến trúc đình chùa Nam Bộ, Nxb. Xây dựng, Hà Nội
- Nguyễn Xuân Hậu (2014). “Vài nét về sự tiếp biến, ảnh hưởng của Phật giáo Theravada đối với tôn giáo và lễ tục truyền thống người Khmer ở Nam Bộ”, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, Số 04 (130)
- Phạm Thị Hằng. (2013), “Phật giáo Nam tông Khmer với sự phát triển bền vững ở Tây Nam Bộ”, Khoa học xã hội Việt Nam, Số 12 (109),
- https://van-hoa-the-thao-du-lich/chua-chantarangsay-chua-khmerl
- Trần Hồng Liên. (2007). Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh. Nxb Tổng hợp TP. HCM
- Huỳnh Ngọc Thu, Danh Lung, Châu Hoài Thái (2021), Những ngôi chùa Phật giáo Nam tông của người Khmer ở Đông Nam Bộ, Nxb. Tổng hợp TP. HCM.