Chùa Nam tông Khmer (NNND. Lý Lết)

TẢI FILE PDF
—————–

Qua khảo sát một số kiến trúc khu vực Nam bộ, trong đó có mảng Nam Tông Khmer, đứng ở góc độ người thực hiện gìn giữ và bảo tồn giá trị văn hóa trong kiến trúc Chùa Khmer, tôi đã tích lũy một ít kinh nghiệm trong kiến trúc và hoa văn truyền thống của gia đình.

– Từ xa xưa Chùa Khmer Nam Tông là trung tâm kinh tế, văn hóa và nghệ thuật, là trường học truyền nghề lớn cho con em người Khmer theo tu học.

– Chùa là nơi tâm linh cao nhất, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, phục vụ xã hội, đồng thời là nơi thiêng liêng, là trái tim của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ.

– Với sự phát triển chung của ba dân tộc cộng cư: Kinh, Hoa, Khmer đã tạo cho văn hóa khu vực Nam bộ nói chung và văn hóa Chùa Khmer Nam Tông nói riêng, mang một sắc thái đặc trưng và hình thành những nguyên tắc nhất định trong kiến trúc Chùa Nam Tông Khmer.

1. Về kiến trúc

– Được xác định trục Đông – Tây (Hướng ĐT) của một Chánh điện.

– Chánh điện hướng Đông – Tây, có 7 đến 9 gian, hình chữ nhật gồm 12 hình vuông ghép lại (Chánh điện hình vuông thì nền cấp 1 và 2 chiếm 10 hình vuông). Người Khmer thường gọi hình chữ nhật 1×2.

– Ngôi Chánh điện là trung tâm xác định hướng Đông Tây (Hướng đức Phật Thích Ca đắc đạo ngự trên Bồ đoàn), từ đó được định vị cho các ngôi kiến trúc khác trong một ngôi Chùa Khmer.

– Mặt bằng Chính điện được quy hoạch trên nền đất cao ráo có ba cấp nền 1, 2 và 3.

Cấp nền 1: Dành cho tất cả mọi người điều hành 03 vòng khi có rước cuộc lễ long trọng cúng dường truyền thống, nên sân có chiều rộng và độ cao từ mặt đất tự nhiên 3-5 bậc thang (25×40).

Cấp nền 2: Nhỏ hơn nhưng có độ cao tương ứng 5-7 bậc thang (25×40), độ cao từ 1m25-1m50, dành tham quan chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật.

Cấp nền 3: Được xác định là hành lang cửa Chính điện, nền này có độ cao tương ứng 7-9 bậc thang 1m40 – 1m80.

– Cấp nền 3 là không chuyển tiếp giữa đời và đạo, hướng tâm an trú đến với Tam Bảo.

– Bên trong Chính điện chỉ thờ một ngôi duy nhất là Phật Thích Ca, ngự trên Bồ đoàn (có quy chuẩn tỷ lệ vàng (trong tam giác đều), đế nền vuông.

– Bồ đoàn được áp dụng thứ lớp như trên (5 cấp) không thay đổi và sử dụng họa tiết hoa lửa hoặc với cỡ phối hợp.

– Tượng Phật nằm (tượng Phật Niết bàn) trong chánh điện thường đặt ở cấp thấp của bộ tượng (Bộ Đoàn) và quay về hướng Đông.

* Dáng chính điện – dặc trưng

Gồm hai dạng chính:

– Dạng thức với cỡ nguyên bản là 02 mái thấp và 02 mái cao tạo thành đầu hồi tam giác (Hô-chen) Tam giam cân. Không có chóp nhọn.

– Dạng thức đương đại phát triển phần tháp nhọn.

Qua nghiên cứu những nguyên tắc: Tháp nhọn (Đỉnh trên mái Chính điện) có hai dạng chính:

– Chóp nhọn hình dáng chuông (chân rộng, vai hẹp), (Chân thấp, vai rộng) tất cả đều có góc nhiều cấp từ 3-5 cây (Sa-Ro-Po-Sol) xuất phát từ kiểu thức Angko và luôn có tỉ lệ 3 đoạn bằng a. Tức là từ chân tháp đến vót đỉnh tháp được chia làm 3 đoạn bằng nhau, có gia giảm cho phù hợp với không gian và tính thẩm mỹ.

* Hình A: có phần đền rộng chân, vai hẹp 5 chắn tháp có hoa văn viền cổ ngắn

* Hình B có dáng chuông chân hẹp, cổ cao vai rộng có 3 chắn tháp và cổ viền dài. Ngoài ra còn nhiều dáng sáng tạo miễn tuân thủ theo nguyên tắc 3 đoạn bằng nhau.

* Tháp: có 3 dạng:

  1. Tháp lớn ở 4 góc chánh điện dành đặt hài cốt của các vị Sư có chức sắc và công lớn với chùa.
  2. Tháp gia tộc gọi là tháp dòng họ có khả năng/điều kiện xây riêng trong chùa (vườn tháp).
  3. Tháp hội thường được xây dựng to cao, bên trong có các phần ô để hài cốt…dành cho tất cả mọi người không đủ khả năng xây tháp riêng (gọi là tháp cộng đồng hay tháp hội)

– Dáng tháp: Tháp Angko:

+ Có kiểu thức 3-5 góc (Sa-Ro-Po-Sol)

+ Cánh chắn có 5 cấp, ở giữa thân tháp, ở các góc gắn các mẫu đầu rắn cách điệu hoặc nguyên bản. Phần đầu hồi (Hô-Chen) sẽ mang hình thái khác, không còn mái thẳng hơi vòng cung.

+ Angko có bố cục 3 chóp (01 lớn giữa, 02 nhỏ hai bên), theo mái phẳng hai hình vuông, dáng tháp này có mặt trên đất Nam bộ do nghệ nhân Lý Nghét (thợ rương) tạo tác, thời điểm đó gọi là “Angko điển hình”- phong hóa thành “Angko Nam bộ” đi theo một nhóm hoa văn Angko.

+ Từ tạo dáng chóp đã trở thành mô-típ hoa lá được khẳng định và hiện nay cũng đang phát triển theo hướng này.

2. Hoa văn họa tiết

– Hoa văn họa tiết gồm 04 nhóm được sử dụng ở các Chùa Khmer Nam Tông.

+ Nhóm cổ điển nhất: Hoa lửa (Pha-Nhi-Pha-Lơn)

+ Nhóm hoa lá Tês (Pha-nhi-Tês)

+ Nhóm Angko (Tạo theo các hoa văn trên vách đá Angko Wath – đơn giản hóa)

+ Nhóm phối hợp (Chom-Roo)

Đặc điểm như sau:

+ Hoa lửa chỉ duy nhất một mẫu nhưng sáng tạo một phong cách phong phú và đa dạng trong sự sắp xếp trên mặt phẳng công năng.

+ Hoa lá (Pha-nhi -Tês) được cuốn theo nguyên tắc úp ngữa, xoay vòng người ta còn gọi (Pha-nhi-vo) có lối bố cục vòng tròn (vòng úp-vòng ngữa) và xen kẽ họa tiết con v.v.

Hoa văn phối hợp

Do nghệ nhân Lý Nghét sáng tạo trong quá trình lao động gồm Mô-típ được dung hòa của 3 mẫu (Hoa Lửa, Hoa Lá, Angko) vận dụng uốn lượng theo nguyên tắc thuận chiều của Angko, đa dạng uyển chuyển theo hoa lá và kết thúc sống động theo ngọn hoa lửa. Làm cho họa tiết Chom-Poo được mềm mại hơn, nhóm phối hợp là đặc trưng của họa tiết mới, có dạng kết hợp cổ điển khắc trên các chất liệu mới có tính đương đại, mang đặc trưng Khmer Nam Bộ rõ nét

3. Mỹ thuật (tranh – phù điêu)

– Trên vách chính điện thường vẽ tranh bích họa có nội dung (Phật thoại) sự tích của đức Phật Thích Ca (từ đản sinh đến nhập Niết-bàn) và cả 10 kiếp của Ngài.

– Sa-la vẽ tranh điển hình đức Phật và phù điêu theo nội dung bố thí Ba-la-mật v.v.

– Đa phần được vẽ bằng sơn men pha bột màu, nên độ bám chắc không cao.

– Hội họa (tranh sự tích Phật) trong chùa Nam Tông có 2 dạng (hai phong cách) trang trí cổ điển (dùng mảng phăng và viền nét, cách điệu theo dáng hoa văn về người, lối vẽ tỉ mỉ, trau chuốt và tạo dáng mềm mại, thứ hai là lối vẽ tạo khối (không gian 3 chiều) có chú ý vào sáng tối, phối cảnh và cơ thể người. Hiện nay các thợ vẽ đang đi theo chiều hướng này nhưng chưa đi sâu, chưa nghiên cứu thật đúng thẩm mỹ.

– Về màu sắc: tổng thể của một ngôi chùa được các vị sư, trụ trì chọn màu (gam màu vàng chủ đạo). Tranh vẽ cũng lấy quy luật màu sắc tương phản làm trung tâm gồm: tương phản đậm nhạt, nóng lạnh hòa hợp,… nên tính nghệ thuật còn hạn chế.

4. Những vấn đề bất cập trong kiến trúc chùa Nam tông Khmer

– Thợ tôn tạo vẽ tranh-phù điêu đa số họ chưa có năng khiếu và tự học, tự phát vẽ theo đơn đặt hàng của các vị trụ trì (do Phật tử cúng dường) từ khuyết điểm đó tạo cho bức họa chất liệu cũng không bền vững nội dung cũng sơ lược, không hồn dẫn đến tính nghệ thuật kém chạy đua theo số lượng (vẽ tràn lan) mà quên chất lượng ( tính nghệ thuật) đây là thực trạng tồn tại là nguyên nhân làm xóa nhòa những giá trị nghệ thuật Phật giáo, đôi khi nhiều thợ còn làm sai lệch trong xây dựng, không am hiểu về mô-típ quan trọng và đặc trưng riêng.

– Trong tình hình thực trạng hiện nay, có ánh sáng của Ban văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam kịp lúc đến khảo sát là thời điểm cũng là sự đánh dấu một bước ngoặt mới trong xây dựng các hệ phái Phật giáo thống nhất trong đa dạng.

– Kiến trúc Phật giáo đã có bề dày các hệ phái chính rõ nét như:

+ Phật giáo Bắc Tông và thiền viện Vĩnh Nghiêm

+Phật giáo Nam Tông Kinh tuy còn dung nạp yếu tố văn hóa của các nước như: Thái Lan, Miến Điện,… nhưng vẫn có bố cục vững chắc có tính chắc lọc, tinh túy, bố cục hài hòa quá nhiều ý tưởng như: văn hóa Phù Nam,…

– Thực tại ta có một lối bố cục 4 trụ đỡ là hình vuông, tạo ra một vẻ thống nhất trong các ngôi sau này, khẳng định dược giá trị riêng cho hệ phái, chính điện được xây dựng trên 4 trụ lớn và 4 góc. Theo đặc trưng Nam Tông, trên đỉnh tạo hình tháp:

-Phật giáo Khất Sĩ (Minh Đăng Quang)

– Phật giáo Nam Tông Khmer (đã rõ nét)

Riêng họa tiết (hoa văn) cũng được sử dụng 3 dạng cổ điển là: Hoa Lá, Hoa Lửa< Angko – cũng rõ ràng là ngôn ngữ truyền thống của Phật giáo trong kiến trúc có hoa hoa lá vân mây của Việt Nam càng tô đậm cho phần hệ phái Nam Tông Kinh.

-Để dánh dấu một giai đoạn mới phát triển và gìn giữ vốn cổ dân tộc, phát huy giá trị mới tính đương đại trong kiến trúc Phật giáo. Tư tưởng kiến trúc Việt Nam “thống nhất trong đa dạng” khẳng định một bước ngoặt mới cho sự phồn vinh đạo pháp – dân tộc Việt Nam, một sự viên dung đầy sáng tạo của tập thể sẽ lan tỏa ánh sáng đạo pháp, làm cho cuộc sống càng thêm an vui và hạnh phúc.

-Logo chung của GHPGVN được xây dựng thành cụm, trang trọng, trong từng khuôn viên chùa là sự thống nhất có tính kế thừa thời đại.

5. Đề xuất và kiến nghị

– Nâng cao kiến thức mang tính chuyên môn trong tầng lớp thợ tồn tại, có am hiểu cơ bản về văn hóa và vật liệu trong xây dựng kiến trúc Phật giáo, bằng hình thức mở lớp bồi dưỡng trong học viện, chương trình có một ít giờ cho các chư tăng lãnh hội được kiến trúc căn bản về văn hóa (họa tiết) kiến trúc, các ngôn ngữ hình tượng,…

– Khi xác định được đặc trưng của từng hệ phái, ta nên quy hoạch mặt bằng và công năng cho từng ngôi kiến kiến trúc.

– Quy hoạch đề án logo thống nhất GHPGVN và trụ kinh hoàn thiện thành một bồ, chọn vị trí của khuôn viên nhà chùa đặt logo và xây dựng trụ kinh thống nhất của Phật giáo Việt Nam.

Thay lời kết tôi gửi đến quý vị an lạc, tinh tấn, đoàn kết và thành công.

Cần Thơ, ngày 15 tháng 03 năm 2023