Phật giáo Thủ Dầu Một ổn định & phát triển góp phần vào sự phát triển chung của Phật giáo Bình Dương (Ban Trị sự GHPGVN TP. Thủ Dầu Một)

TẢI FILE PDF
—————–

          Nam mô Bổn sư Thích Ca mâu Ni Phật!

          Kính bạch Chư Tôn Đức Hội Đồng Chứng Minh, Chư Tôn Đức lãnh đạo Hội Đồng Trị sự GHPG Việt Nam!

          Kính bạch Chư Tôn Đức lãnh đạo GHPGVN Tỉnh Bình Dương! Kính thưa quý vị đại biểu!

          Hoà trong không khí hân hoan chào mừng Đại lễ kỉ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN Tỉnh Bình Dương, chúng con xin kính gửi lời chào mừng đạo vị đến chư vị Giáo phẩm Hội Đồng Chứng Minh, Hội Đồng Trị Sự GHPGVN, Ban Trị Sự GHPGVN Tỉnh Bình Dương, chư vị khách quý cùng các vị đại biểu Tăng Ni, Phật tử trong toàn tỉnh Bình Dương. Kính chúc Chư tôn Giáo phẩm, Chư Tôn Đức Tăng Ni thân tâm thường an lạc, Phật sự viên thành và xin gửi đến toàn thể quý đại biểu có mặt hôm nay lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

          Để chào mừng kỷ niệm 40 năm thành lập GHPGVN Tỉnh Bình Dương, Phật giáo Thủ Dầu Một chúng con xin mạn phép trình bày bài tham luận với chủ đề: Pht Giáo ThDu Mt Ổn Định & Phát Trin Góp Phn Vào SPhát Trin Chung Ca Pht Giáo Bình Dương”.

          1. Dn Nhp:

          Bình Dương là một trong những địa phương tập trung đông công nhân lao động, đặc biệt là người lao động ngoài tỉnh đến sinh sống và làm việc. Nhiều người lao động, trong đó có thanh niên công nhân đều xem Bình Dương là quê hương thứ 2, là nơi họ muốn gắn bó lâu dài. Ngoài việc tập trung lo về mặt tài chính kinh tế, người dân cần có một nơi để nương tựa tinh thần, cầu bình an cho bản thân và gia đình, do đó họ đã gửi trọn niềm tin vào các Tôn giáo. Trong các Tôn giáo thì Phật giáo đã có mặt trên vùng đất Bình Dương từ rất sớm (thế kỷ 17), góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và phát triển xã hội tại vùng đất này.

          Với chiều dài lịch sử đồng hành cùng dân tộc tại vùng đất này, nhiều danh Tăng Phật giáo được sử sách ghi lại, tiêu biểu có Thiền sư Đại Ngạn, Hoà thượng Từ Văn, Thiền sư Minh Tịnh, Hoà thượng Trí Tấn, Hoà thượng Minh Thiện, Hoà thượng Huệ Thông,… đây là những tấm gương cho hậu thế tiếp tục phấn đấu và noi theo nhằm đưa Phật giáo tỉnh nhà ngày càng uy tín và có ảnh hưởng tốt đẹp trong lòng nhân dân.

          Kể từ khi Phật giáo Việt Nam thống nhất năm 1981, Chư Tôn Đức lãnh đạo Giáo hội từng bước hình thành nên các cấp Giáo hội địa phương để tiện viện quản lý và điều hành Phật sự. Trên tinh thần đó, ngày 08/01/1983 tại Tổ Đình Hội Khánh đã tổ chức Đại Hội Đại Biểu Phật Giáo Tỉnh Sông Bé nhiệm kỳ đầu tiên với nhiều vị tôn túc lỗi lạc thời bấy giờ tham gia điều hành Phật sự tỉnh nhà.

          Thực hiện theo chủ trương của Trung Ương Giáo Hội, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Sông Bé – Bình Dương đã suy cử các Ban Đại Diện Phật Giáo cấp huyện thị trực thuộc. Trong các đơn vị trực thuộc thì Thủ Dầu Một (thủ phủ của tỉnh Sông Bé lúc bấy giờ), là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội của tỉnh, chính vì thế Thủ Dầu Một là đơn vị Phật giáo đầu tiên thành lập Ban Đại Diện Phật giáo trong các huyện thị của tỉnh Sông Bé – Bình Dương vào ngày 28/8/1984 tại Tổ Đình Hội Khánh, nơi đây diễn ra nhiều hoạt động Phật sự nổi bật và quan trọng của Phật giáo tỉnh nhà, đặc biệt là trụ sở văn phòng Phật giáo tỉnh – Tổ Đình Hội Khánh nằm trên thủ phủ này, do đó tất cả các hoạt động Phật sự của Phật giáo tỉnh đều có sự ủng hộ và đóng góp của Phật giáo Thủ Dầu Một.

          Sự thành tựu Phật sự của tỉnh Sông Bé – Bình Dương là nhờ vào sự đóng góp của các đơn vị Phật giáo trực thuộc, trong đó Phật giáo Thủ Dầu Một là đơn vị tiên phong đi đầu trong các huyện thị, có những đóng góp tích cực quan trọng vào sự ổn định và phát triển của Phật giáo Bình Dương.

          2. Shình thành và phát trin ca Pht giáo ThDu Mt:

          Đại hội Đại biểu Phật giáo Thị xã Thủ Dầu Một lần thứ nhất chính thức được tổ chức vào ngày 28/8/1984 tại Tổ đình Hội Khánh. Đại hội qui tụ tất cả các Tổ chức Hệ phái Tăng ni và cư sĩ tiêu biểu trong toàn thị xã. Đại hội Đại Biểu lần thứ nhất này đã đánh dấu sự thành công bước đầu của Phật Giáo thị xã, đó là sự thống nhất các Tổ chức Hệ Phái Phật giáo trong thị xã thành một Tổ chức Phật giáo duy nhất.

          Đại hội đã suy cử được một Ban Đại Diện gồm 3 vị do TT. Thích Thiện Căn làm Trưởng ban đầu tiên. Trải qua 9 kì đại hội chư vị trưởng ban lần lượt là TT. Thích Thiện Nghĩa, HT. Thích Minh Nghĩa, TT. Thích Thiện Châu, TT. Thích Thiện Huệ, TT. Thích Minh Chí, quý ngài đã dùng tài lực, trí lực, tâm lực xây dựng và lèo lái Phật giáo Thủ Dầu Một ngày càng phát triển hưng thịnh, chúng con là những bậc hậu bối xin ca ngợi tán dương và khắc ghi công đức của quý ngài.

          Ban Trị sự đã trãi qua các giai đoạn thăng trầm của lịch sử, nhưng GHGPVN thành phố TDM vẫn đoàn kết, hòa hợp và phát triển từng bước ổn định, góp phần trang nghiêm Giáo hội và đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp rất đáng ghi nhận.

          3. Nhng thành quni bt ca Pht giáo ThDu Mt:

          a. Công tác tchc:

          Trong suốt 39 năm hình thành và phát triển, Ban Trị sự GHPG VN TP. TDM đã phát triển từ 3 thành viên trong nhiệm kỳ đầu, đến nay Ban Trị sự có tất cả là 24 thành viên là những vị Tăng Ni trẻ, có trình độ Phật học lẫn thế học, có hoài bảo, năng động và nhiệt huyết trong mọi công tác Phật sự Thủ Dầu Một nói riêng, Phật giáo tỉnh nhà nói chung. Trong đó có 12 Ban Ngành, riêng Ngành Tăng sự đã thành lập Phân Ban Ni giới theo đúng qui định của TWGH.

          Trong 8 nhiệm kỳ qua, Tăng Ni Phật giáo Thủ Dầu Một trên dưới một lòng góp sức cùng với thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương tổ chức thành công nhiều đại lễ như: Đại lễ Phật Đản Vesak 2008 tại Đại Nam, Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc năm 2011, Đại lễ Phật Đản VeSak Liên Hợp Quốc năm 2014 tại Vòng xoay 7 mẫu, trung tâm thành phố mới Bình Dương, các Đại Giới Đàn, các Đại lễ tưởng niệm chư tiền bối hữu công và trong nhiều năm qua, Phật giáo Thủ Dầu Một thực hiện lập bàn thờ Phật đản sanh dọc theo tuyến đường đoàn diễu hành đi ngang qua, vận động Phật tử thiết trí vườn Lâm Tỳ Ni và treo băng rôn chào mừng Phật đản tại tư gia đó là truyền thống vô cùng tốt đẹp cần giữ gìn và phát huy hơn nữa.

          Xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tất cả các cơ sở, tự viện thuộc GHPG VN thành phố TDM. Hiện nay, các Tự viện tại thành phố TDM có 97% tổng số Tự viện có quyền sử dụng đất.

          Xin tái sinh hoạt cho 1 ngôi chùa và thành lập được 4 ngôi chùa mới, đồng thời xin khắc dấu tròn cho các cơ sở, tự viện hiện đang sinh hoạt trong Giáo hội.

          b. Pht giáo thdu một luôn đồng hành cùng dân tc.

          Trong 40 năm qua (1983 – 2023), Phật giáo tỉnh Bình Dương nói chung và thành phố Thủ Dầu Một nói riêng đã không ngừng lớn mạnh về hệ thống tổ chức, về chủ trương hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc, phát triển hệ thống giáo dục Phật giáo, đào tạo tăng tài, xiển dương chân lý, hoằng pháp lợi sinh hướng dẫn đồng bào Phật tử, phát huy bản sắc văn hóa Phật giáo trong việc giữ gìn các di sản văn hóa Việt Nam.

          Về các hoạt động nhân đạo từ thiện, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố TDM đã có những đóng góp rất đáng tôn vinh, mỗi năm hàng chục tỷ đồng tham gia trong các lĩnh vực an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, giáo dục, chăm sóc y tế đối với cộng đồng, nhất là trong giai đoạn phòng, chống dịch bệnh Covid-19 vừa qua.

          Điều đặc biệt cốt lõi nhất làm nên sức mạnh của Phật giáo thành phố là các thành viên trong ban trị sự đã luôn luôn thực hiện tốt lời dạy của Đức Phật: “Hi hp trong tinh thần đoàn kết, bàn lun Pht strong tinh thần đoàn kết, bế mc cuc hp trong tinh thần đoàn kết”, và đồng hành cùng dân tộc trong suốt 40 năm qua, nhờ đó mà Giáo hội đã có được sự kế thừa, ổn định và không ngừng phát triển trên mọi lĩnh vực.

          Trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 cũng vậy, một lần nữa, tinh thần nhập thế, đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo Việt Nam lại hiển hiện qua hành động “ci áo cà sa khoác blouse trng”, như lời Hòa thượng Thích Huệ Thông – Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương chia sẻ “Khi đất nước có gic ngoại xâm, tăng ni cởi cà sa mặc áo bào cùng đánh đuổi quân xâm lăng. Khi có thiên tai, tăng ni, phật tti những nơi bị ảnh hưởng để htrợ người dân. Thi dch bệnh, tăng ni cởi cà sa, khoác áo blouse, cùng xông pha vào nơi tuyến đầu chng dch”.

          Phát huy tinh thần phụng đạo yêu nước, thiết thân cùng xã hội, hiện hữu trong lòng dân tộc, quyết tâm giữ vững tinh thần độc lập dân tộc, “phng schúng sinh là cúng dường Chư Phật” đồng thời, để phát huy vai trò thành viên trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện hữu hiệu phương châm hoạt động của Giáo hội “Đạo pháp Dân tc Chủ nghĩa xã hội”, các thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố TDM cùng Tăng Ni và phật tử đã tích cực hưởng ứng và tham gia các phong trào ích nước lợi dân, phúc lợi xã hội, bảo vệ môi sinh, môi trường sinh thái, ứng phó biến đổi khí hậu, xây dựng nếp sống văn hóa trên địa bàn khu dân cư, tham gia tích cực vào phong trào toàn dân bảo vệ Tổ quốc.

          4. Pht giáo ThDu Mt cn tiếp tc tích cc trin khai mt sgii pháp đPht giáo phát triển, đáp ứng nhu cu xã hi hin nay.

          Để góp phần thành tựu cho Phật giáo Bình Dương nói chung, Phật giáo Thủ Dầu Một nói riêng. Thay mặt cho toàn thể Tăng, Ni, Phật tử Thành phố chúng con xin đóng góp một vài ý kiến như sau:

          1. Mỗi cá nhân Tăng, Ni, Phật tử trong toàn thành phố cần thể hiện cao hơn nữa tinh thần “Kỷ Cương, Trách Nhiệm, Đoàn Kết, Hoà Hp”, trưởng dưỡng đạo tâm, tăng cường đạo lực để trang nghiêm Giáo hội.

          2. Việc cơ cấu nhân sự của Thành phố và các ban chuyên ngành, cần chú ý đến ,tính kế thừa, có năng lực trình độ chuyên môn để đảm nhiệm công việc được giao. Mỗi ban ngành có chương trình hoạt động và báo cáo hoạt động cho Ban Thư Ký.

          3. Chú trọng đào tạo cho Tăng, Ni không những uyên thâm về kiến thức Phật học, thế học, mà còn đào tạo thêm nhiều khoá kỹ năng như: kỹ năng lập kế hoạch, ,kỹ năng MC, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng đứng trước đám đông, kỹ năng thuyết trình,…

          4. Mỗi cá nhân Tăng, Ni, Phật tử trong toàn thành phố tích cực tuyên truyền, vận động quần chúng tránh xa nạn mê tín dị đoan, bài trừ nạn giả sư khất thực.

          5. Động viên, khuyến thích và giúp đỡ các cơ sở tự viện tổ chức khoá tu cho Phật tử, phối hợp với Ban Hoằng Pháp tỉnh tổ chức các buổi thuyết giảng nhân những ngày lễ lớn của Phật giáo tại tự viện của mình, đồng thời thành lập nhiều câu lạc bộ thiện nguyện trong và ngoài cơ sở.

          6. Cũng cố hơn nữa văn phòng thành phố, tăng cường hoạt động để có những thông tin chính xác và hợp thời về những hoạt động Phật sự tại địa phương.

          7. Khuyến thích, động viên, giúp đỡ các cơ sở Tự viên trong toàn thành phố chưa tạo tài khoản zalo thì hổ trợ tạo tài khoản để dễ dàng cập nhật thông tin.

          8. Tăng cường hơn nữa tình cảm, sự kết nối, đoàn kết giữa các tự viện với nhau, giữa tự viện với Ban Trị Sự và chính quyền địa phương.

          9. Đảm bảo và phát triển hơn nữa công tác an sinh xã hội tại địa phương. Khuyến thích cá nhân Tăng Ni, Phật tử bỏ tiền tiết kiệm ống heo, tích tiểu thành đa để làm thiện nguyện khi cần. Tích cực kêu gọi quý công ty, quý mạnh thường quân thành lập quỹ khuyến học cho học sinh nghèo hiếu học, tổ chức lớp học tình thương xoá mù chữ cho trẻ em cơ nhỡ, người khó khăn đang sinh sống trên địa bàn thành phố.

          Trên đây, chỉ là những suy nghĩ còn đơn giản qua cái nhìn thiển cận của chúng con, và tự thân chúng con vẫn còn chưa thực hiện hết nội dung trong bài tham luận này, chúng con mong quý tôn đức chỉ dạy thêm để chúng con hoàn hảo hơn trong tu tập cũng như trong những công tác Phật sự.

          Cuối cùng, chúng con xin kính chúc Chư Tôn Đức Giáo phẩm phước trí nhị nghiêm, đạo phong cao viễn, chúc chư vị khách quý, toàn thể quý đại biểu lời chúc an lạc hạnh phúc!

          Kính chúc Đại Lễ thành công tốt đẹp!

          Nam mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát.