Những thành quả và sự phát triển của Trường Trung cấp Phật học tỉnh Bình Dương (Trường Trung cấp Phật học tỉnh Bình Dương)

TẢI FILE PDF
——————

          I/ Shình thành ca Tnh Hi Pht giáo Sông Bé – Bình Dương

          1. Nhim kI (1983-1987)

          Trước khi thành lập Tỉnh hội Phật giáo Sông Bé- Bình Dương, một sự kiện đáng ghi nhận đó là vào ngày 02/02/1976, tại Tổ đình Chùa Hội Khánh, một Hội nghị được tổ chức để thành lập Ban Liên lạc Phật giáo tỉnh Bình Thủ dưới sự chứng minh chủ trì của Đại lão Hoà thượng Thích Minh Nguyệt – Chủ tịch Ủy ban Liên lạc Phật giáo Yêu nước TP.HCM, Hội nghị đã công cử được một Ban Vận động gồm 15 thành viên do Hoà thượng Thích Tế Hiển, hiệu Bửu Dương – Khai sơn hai ngôi chùa và đặt tên là Thiên Bửu Thượng, Thiên Bửu Hạ làm Trưởng Ban Vận động.

          Đại hội Đại biểu Phật giáo Sông Bé – Bình Dương lần thứ nhất chính thức được tổ chức vào 2 ngày 8-9/01/1983 tại Tổ đình Chùa Hội Khánh (phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một). Đại hội có 80 Đại biểu, qui tựu tất cả các tổ chức Hệ phái Tăng Ni và cư sĩ tiêu biểu trong toàn tỉnh. Đại hội Đại biểu lần thứ nhất này đã đánh dấu sự thành công bước đầu của Phật giáo tỉnh Sông Bé – Bình Dương, đó là sự thống nhất các tổ chức Hệ phái Phật giáo trong tỉnh thành một Tổ chức Phật giáo duy nhất, Đại hội đã suy cử được một Ban Trị sự gồm 15 vị do HT. Thích Trí Tấn làm Trưởng ban.

          Sau khi được thành lập, Ban Trị sự (BTS) đã tiến hành hiệp thương và Bổ nhiệm cho ra mắt 4 Ban Đại diện Phật giáo (BĐD PG) ở các huyện phía Nam, đó là BĐDPG thị xã Thủ Dầu Một (28/08/1984), BĐDPG huyện Thuận An (31/11/1984), BĐDPG huyện Tân Uyên (03/04 ÂL 1985), BĐDPG huyện Bến Cát (24/04/1986). Ngoài ra, Ban Trị sự đã tiến hành thống kê sơ bộ số lượng các cơ sở, Tăng Ni với số liệu là 132 cơ sở tự viện và 183 Tăng Ni, chủ yếu thuộc 4 huyện phía Nam. Hệ phái Phật giáo Cổ truyền Lục hòa Tăng 80%, Hệ phái Phật giáo Thống Nhất 10%, Hệ phái Khất sĩ 5% và các hệ phái khác 5%.

          2. Nhim kII (1987-1991)

          Đại hội Đại biểu Phật giáo nhiệm kỳ II tỉnh Sông Bé – Bình Dương diễn ra vào ngày 25/05/1987 tại Tổ đình Chùa Hội Khánh với sự tham dự của 120 Đại biểu. Đại hội đã suy cử 22 vị trong BTS, trong đó có 8 vị nằm trong Ban Thường trực do Đại lão Hoà thượng Thích Trí Tấn làm Trưởng ban. Đây là giai đoạn trưởng thành và phát triển của Tỉnh hội Phật giáo Sông Bé- Bình Dương đã từng bước tạo được nhiều uy tín đối với Tăng Ni và Phật tử.

          3. Nhim kIII (1991-1994 )

          Đại hội PG Sông Bé – Bình Dương diễn ra vào ngày 19/8/1991 tại Tổ đình chùa Hội Khánh, với 130 Đại biểu tham dự. Đại hội đã suy cử được 19 vị trong BTS, Ban Thường trực gồm 8 vị do HT. Thích Trí Tấn làm Trưởng ban. Đây là nhiệm kỳ củng cố vững chắc mối quan hệ sinh hoạt giữa Thường trực Tỉnh hội và các thành viên trong Ban Trị sự, Ban Đại diện các huyện, thị. Qua đó, tiến hành hiệp thương nhân sự và bổ nhiệm ra mắt các BĐDPG các huyện phía Bắc, đẩy mạnh sự điều phối trong tỉnh một cách nhịp nhàng giữa Ban Trị sự và các Ban Đại diện huyện, thị trong tỉnh.

          4. Nhim kIV (1994-1997)

          Đại hội Đại biểu nhiệm kì IV của PG Sông Bé – Bình Dương vào ngày 10/08/1994 tại Tổ đình Chùa Hội Khánh với sự tham dự của 200 Đại biểu chính thức và 50 Đại biểu dự thính. Đại hội đã suy cử 25 thành viên trong Ban Trị sự, 8 vị trong Ban Thường trực do HT.Thích Trí Tấn làm Trưởng ban. Trong nhiệm kì IV này, vai trò lãnh đạo của BTS PG Sông Bé – Bình Dương đã có một ảnh hưởng rất sâu sắc đối với lòng tin của chư Tôn đức Tăng Ni trong tỉnh, đặc biệt là khả năng điều hành một cách khoa học của hệ thống văn phòng. Nhưng cũng trong nhiệm kỳ này, Phật giáo tỉnh Sông Bé – Bình Dương đã có sự mất mát lớn, đó là sự viên tịch của HT. Thích Trí Tấn – Trưởng ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Sông Bé -Bình Dương, sự viên tịch của HT. Thích Nguyên Thành – Cố vấn Ban Trị sự Sông Bé – Bình Dương và sự viên tịch của Ni sư Thích nữ Chơn Định – Phó ban Trị sự Thường trực Sông Bé – Bình Dương. Sau đó, Tỉnh hội đã đệ trình TƯGH và công cử Thượng toạ Thích Minh Thiện làm Quyền Trưởng ban Trị sự, tiếp tục điều hành Phật sự cho đến hết nhiệm kỳ.

          Năm 1997, tỉnh Sông Bé tách thành hai tỉnh là Bình Dương và Bình Phước. Do vậy mà Phật giáo Bình Dương tiếp tục ổn định và phát triển trên cơ sở những thành quả đã đạt được từ những nhiệm kỳ trước như: Trường Trung cấp Phật học tỉnh Bình Dương được thành lập; Các có sở tự viện tăng lên về mặt số lượng cơ sở tự viện và 183 Tăng Ni, chủ yếu thuộc 4 huyện phía Nam. Hệ phái Phật giáo Cổ truyền Lục hòa Tăng 80%, Hệ phái Phật giáo Thống Nhất 10%, Hệ phái Khất sĩ 5% và các hệ phái khác 5%.

          Từ năm 1995 đến năm 2012 do HT. Thích Minh Thiện làm Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương. Đây là nhiệm kỳ V, VI và VII đã đánh dấu sự phát triển, sinh hoạt đi và ổn định của Tỉnh Hội PG tỉnh Sông Bé – Bình Dương. Từ năm 2012 đến năm nay thuộc nhiệm kỳ IX, X do HT. Thích Huệ Thông làm Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương. Đây là thời kỳ phát triển rực rỡ, với sự lãnh đạo đầy trí tuệ và sáng suốt.

          II/ Sự hình thành Trường Cơ bản Pht hc tnh Sông Bé – Bình Dương

          Trường Cơ bản Phật học tỉnh Sông Bé được khởi công xây dựng vào ngày 27 tháng 04 năm 1995, đặt trong khuôn viên Tổ đình chùa Hội Khánh và chính thức khai giảng vào ngày 23 tháng 09 năm 1995 do Thượng tọa Thích Minh Thiện làm Hiệu trưởng và Thượng tọa Thích Huệ Thông làm Phó Hiệu trưởng Học vụ.

          Quan tâm đến sự nghiệp đào tạo thế hệ kế thừa cho Phật giáo tương lai là việc cần thiết của Giáo hội, Tỉnh hội Phật giáo Sông Bé – Bình Dương xin phép tổ chức kỳ thi tốt nghiệp vào năm 2000 và được Phòng Giáo dục thị xã Thủ Dầu Một cho Ban Giám hiệu mượn trường Trung học Cơ sở Nguyễn Du (phường Phú Cường), để trường tổ chức thi tốt nghiệp cho Tăng Ni sinh. Kỳ thi tốt nghiệp này đã thể hiện sự quyết tâm của Ban Thường trực Tỉnh hội và Ban Giám hiệu Trường Cơ bản Phật học một cách nghiêm túc trong kỳ thi. Kết quả này, ngoài sự nỗ lực của tập thể Ban Giám hiệu, thì vai trò của TT. Thích Huệ Thông được xem là vai trò chủ đạo trong việc đào tạo và tổ chức thành công kỳ thi tốt nghiệp này. Lễ trao văn bằng tốt nghiệp Trường Cơ bản Phật học tỉnh Bình Dương cho 115 Tăng Ni sinh diễn ra vào ngày 08/09/2000, dưới sự chứng minh của Trung ương Giáo hội, ngành Giáo dục Tăng Ni Trung ương và chánh quyền các cấp.

          Về sau, Ban Tôn giáo của Chính phủ ra Quyết định số 14/QĐ-TGCP ký ngày 29 tháng 02 năm 2000 về việc cho phép Giáo hội Phật giáo Việt Nam đổi tên Trường Cơ bản Phật học thành Trường Trung cấp Phật học các tỉnh, thành phố trong cả nước. Theo đó Trường Cơ bản Phật học tỉnh Bình Dương được đổi tên thành Trường Trung cấp Phật học tỉnh Bình Dương. Nhưng cho đến ngày 03/7/2010 thì Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội mới có công văn số 233/CV-HĐTS, do Hòa thượng Thích Giác Toàn – Phó trưởng Ban Thường trực Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương ký chính thức xác nhận danh xưng Trường Trung cấp Phật học tỉnh Bình Dương.

          Trường Trung cấp Phật học tỉnh Bình Dương đến nay đã trải qua 06 khoá đào tạo trên 1.000 Tăng Ni sinh đã tốt nghiệp. Các Tăng Ni sinh tốt nghiệp từ Trường TCPH tỉnh Bình Dương có nhiều vị đến nay đã có học vị Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, nhiều vị đã có những đóng góp tích cực, to lớn vào công tác Phật sự ở các ngành, các cấp Giáo hội.

          Khai giảng khóa I (1995 – 2000) vào ngày 23/9/1995, có 147 Tăng Ni sinh theo học gồm: 64 Tăng và 83 Ni. Tăng học tại chùa Hội Khánh (thị xã Thủ Dầu Một), Ni học tại chùa Tây Thiên (huyện Dĩ An) và Tốt nghiệp vào ngày 08/9/2000 với số lượng là 111 vị: 37 Tăng sinh, 74 Ni sinh.

          Do điều kiện khách quan và cơ sở vật chất không thể đáp ứng cho nhu cầu học tập, giảng dạy nên trường tạm ngưng chiêu sinh. Đến năm 2010, TT. Thích Huệ Thông – trụ trì Tổ đình chùa Hội Khánh với chủ trương duy trì một trường Phật học cho tỉnh nhà để phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực cho Giáo hội, Thượng tọa đã cho xây dựng công trình Trung tâm Văn hóa tượng Phật nhập Niết-bàn – Tổ đình chùa Hội Khánh dài 52 mét, trong đó có Trường Trung cấp Phật học và khu Tăng xá nội trú cho Tăng sinh đến tham học.

          Được sự cho phép của Hội đồng Trị sự GHPGVN, Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương, Ban Giám hiệu quyết định tái chiêu sinh khóa II và hoạt động cho đến nay. Bên cạnh đó, từ nhiệm kì I Tỉnh hội đã tiến hành lập hồ sơ, thủ tục gởi Tăng Ni trong tỉnh vào các Trường Phật học, cụ thể như sau:

          – Hc vin Pht giáo ti TP.HCM gm: Khóa 1 có 2 vị (1 Tăng, 1 Ni); khóa 2 là 2 vị (1 Tăng, 1 Ni); khóa 3 có 3 vị (1 Tăng, 2 Ni); khóa 4 là 3 vị (1 Tăng, 2 Ni); khóa 5: 3 vị (2 Tăng, 1 Ni); khóa 6 có 4 vị (3 Tăng, 1 Ni); khoá 7 là 8 vị (2 Tăng, 6 Ni); khoá 8: 12 vị (3 Tăng, 9 Ni); và khoá 9 là 3 vị (2 Tăng, 1 Ni). Và Học viện Phật giáo tại Huế, khoá II là 1 vị.

          – Trường Trung Cp Pht hc ti TP.HCM: Trải qua 7 nhiệm kỳ, Tỉnh hội Phật giáo Sông Bé – Bình Dương đã lập hồ sơ gởi trên hàng trăm Tăng Ni vào các trường Cao Trung Phật học tại các nơi: TP. HCM, Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu và các tỉnh, thành lân cận.

          Khai ging khóa II (2010 2013) vào ngày 25/11/2010, có 291 Tăng Ni sinh theo học gồm: 165 Tăng, 126 Ni. Đến năm 2011, Hoà thượng Thích Minh Thiện viên tịch, Thượng toạ Thích Huệ Thông đảm nhiệm vai trò Hiệu trưởng Trường TCPH tỉnh. Tt nghip vào ngày 12/9/2013 với số lượng là 192 Tăng Ni sinh: 107 Tăng và 85 Ni.

          Khai ging khóa III (2013 2016) vào ngày 12/9/2013, có 210 Tăng Ni sinh theo học gồm: 138 Tăng, 72 Ni. Tt nghip vào ngày 10/9/2016 là 151 vị : 92 Tăng sinh, 59 Ni sinh.

          Đặc biệt trong thời gian này, vào ngày 20/12/2014 Thượng toạ Thích Chơn Phát được HT. Thích Huệ Thông giao đảm nhiệm vai trò Hiệu trưởng Trường TCPH tỉnh Bình Dương theo số 231/QĐ-BTS, ngày 18/11/2014.

          Khai giảng khóa IV (2016 – 2019) vào ngày 10/9/2016, có 219 Tăng Ni sinh theo học gồm: 105 Tăng, 67 Ni và lễ Tốt nghiệp diễn ra vào ngày 09/9/2019 với số lượng là 137 vị: 68 Tăng sinh, 69 Ni sinh.

          Khai giảng khóa V (2019 – 2022) vào ngày 09/9/2019, có 111 Tăng Ni sinh theo học gồm: 67 Tăng và 44 Ni, và lễ Tốt nghiệp diễn ra vào ngày 19/9/2022 có 86 vị: 46 Tăng sinh, 40 Ni sinh.

          Khai giảng khóa VI (2022 – 2025) vào ngày 19/9/2022, có 97 Tăng Ni sinh theo học gồm: 64 Tăng và 33 Ni. Hiện tại, Tăng Ni sinh đang theo học chương trình của Học kỳ II năm thứ Nhất tại Trường TCPH tỉnh Bình Dương với phương pháp áp dụng công nghệ số 4.0 vào việc giảng dạy và học tập tại nhà trường.

          III/ Quá trình ổn định và phát trin của Trường Trung cp Pht hc

          Sau khi thành lập năm 1995, đến năm 2010, TT. Thích Huệ Thông – trụ trì Tổ đình chùa Hội Khánh với chủ trương duy trì một trường Phật học cho tỉnh nhà, đã cho xây dựng cơ sở trường TCPH và mở lại khóa II và từ khóa III và khóa IV, đây là giai đoạn đã đi vào ổn định trong sinh hoạt điều hành và giảng dạy. Bên cạnh đó, khóa V sau khi chiêu sinh thì đến năm 2021 do ảnh hưởng đại dịch Covid-19, Trường TCPH tỉnh Bình Dương đã chuyển sang áp dụng chương trình dạy và học với hình thức online. Thời gian này chư Tôn đức trong Ban Giám hiệu cũng như Ban Giảng huấn và Tăng Ni sinh của trường vừa tham gia phòng chống dịch bệnh Covid, nhưng không vì thế mà chương trình học bị gián đoạn dù gặp không ít khó khăn khi lần đầu tiên ứng dụng công nghệ kỹ thuật số.

          Ngày nay, trong kỷ nguyên phát triển toàn cầu, chúng ta đang sống trong thời đại xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, công nghệ – thông tin như vũ bão đã tác động đến mọi khía cạnh của xã hội. Những tiến bộ của Internet, kết nối vạn vật, thiết bị và ứng dụng thông minh, trí tuệ nhân tạo, Rô-bốt… hứa hẹn sẽ mang đến những tiềm năng mới trong việc tiếp cận tri thức, sự đổi mới này hứa hẹn sẽ nâng cao một đời sống vật chất và tinh thần đưa vô vàn lợi ích từ công nghệ 4.0 mang lại cho chúng ta. Tuy vậy, bên cạnh những cơ hội đạt được cũng phải đối diện với nhiều thách thức khác nhau, dưới sự tác động của công nghệ kỹ thuật số đã gây nên nhiều biến đổi, bất ổn trong đời sống văn hóa – xã hội, trong đó có tôn giáo và Phật giáo cũng chịu sự ảnh hưởng này.

          Phật giáo với phương châm “tùy duyên bất biến” và trách nhiệm “khai thị chúng sinh, ngộ nhập tri kiến Phật” trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 này cần phải học hỏi, nắm bắt và tận dụng những thành tựu. Khắc phục những hạn chế của nó trong hoạt động Phật giáo, giúp cho Phật giáo luôn là một tôn giáo với tôn chỉ phát triển toàn diện con người về đạo đức, luân lý, trí tuệ, khoa học… hướng con người đạt đến sự toàn diện “Chân – Thiện – Mỹ” của cuộc sống.

          Theo cố Hòa thượng Thích Minh Châu – Nguyên Viện trưởng HVPG Việt Nam tại TP.Hồ Chí Minh trình bày về tâm nguyện của Người về sự nghiệp giáo dục: “Sự nghiệp giáo dục chỉ có thể thành công chừng nào sự nghiệp ấy trở thành ý thức và trách nhiệm chung của tất cả mọi người, thiếu mất ý thức và trách nhiệm này chúng ta không thể nói đến giáo dục hay xây dựng một môi trường tốt đẹp cho con người”. (1) (Thích Minh Châu – “Đức Phật nhà đại giáo dục”, P:Sutta – Pitaka, Vinaya Pitaka Abhidhamma – Pitaka, NXB Tôn giáo năm 2005).

          Theo đó, ngành Giáo dục Phật giáo mang tầm quan trọng trong sự nghiệp truyền bá đạo Phật, sự truyền bá này cần được duy trì mạng mạch Phật pháp. Giáo dục Phật giáo là sự gắn kết chặt chẽ trong công tác giáo dục đào tạo Tăng Ni, bởi Tăng Ni là những người kế thừa hạt giống Phật, cho nên trong bối cảnh phát triển của công nghệ kỹ thuật số, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần nắm bắt thời cơ, tận dụng những lợi thế của công nghệ 4.0, khắc phục những tác động không mong muốn của công nghệ kỹ thuật số trong công tác giáo dục, đào tạo Tăng Ni. Cho nên, sự tác động này đối với giáo dục là sự đổi mới về môi trường giảng dạy, là yếu tố quan trọng cần phải hội tụ đủ các ứng dụng, thiết bị trong công tác đào tạo, giảng dạy, khai thác triệt để lợi ích của nó, cần phân loại theo mô hình, theo mức độ đào tạo, giá trị tri thức đối với từng cấp độ, để áp dụng vào công tác giảng dạy một cách toàn diện.

          Có thể thấy, công nghệ kỹ thuật số đã và đang là công cuộc truyền thông, hoằng pháp hiệu quả nhất cho sự kết nối giữa người và người trên thế giới và việc áp dụng công nghệ 4.0 có tác động như thế nào đối với hệ thống giáo dục Phật giáo bao gồm các trường Phật học hiện nay như Sơ cấp, Trung cấp, Cao đẳng, Cao Trung cấp Giảng sư và Đại học, Thạc sĩ sẽ chịu ảnh hưởng gì đối với sự phát triển của cuộc cách mạng này?.

          IV/ Trường Trung cp Pht hc tỉnh Bình Dương thực trng và phát trin

          Bên cạnh một số tác động tích cực mà công nghệ 4.0 mang lại, cho thấy những bước tiến của khoa học công nghệ nhằm cải thiện một đời sống xã hội, ảnh hưởng đến một nền giáo dục thông minh nhằm phát triển về mặt trí tuệ, toàn diện về lối sống. Việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật số đối với các cơ sở giáo dục Phật giáo như áp dụng trong việc tích hợp công nghệ và quản lý các quy trình học tập trong hệ thống giáo dục, cho phép quản lý tốt hơn và đưa các lộ trình học tập khác nhau trong môi trường đào tạo, tối ưu hoá các quy trình học tập. Hơn nữa sự phong phú của khoa học công nghệ hiện tại sẽ đưa nền giáo dục Phật giáo mang một hình thái mới, chứng minh rõ nền giáo dục Phật giáo là một nền giáo dục vượt thời đại, tối ưu hoá các quy trình học tập trong hệ thống giáo dục, đào tạo thế hệ kế thừa, phát huy con đường trí tuệ, tấm lòng từ bi nhờ vào ứng dụng công nghệ 4.0 mà phát triển mạnh mẽ và mang lại hiệu quả cao.

          Hiện nay, ngành Giáo dục Phật giáo áp dụng công nghệ 4.0 vào chương trình dạy và học của Trường TCPH tỉnh Bình Dương khóa VI (2022-2025) này là một bước đột phá, là một phương pháp khá mới mẻ, nó đòi hỏi cả Thầy và trò cần phải nỗ lực rất nhiều trong việc tiếp cận và ứng dụng nó. Thời gian đầu, chư Tôn đức Giáo Thọ sư và Tăng Ni sinh cũng gặp không ít khó khăn để tiếp cận và thích nghi với công nghệ này. Theo đó, Trường TCPH tỉnh Bình Dương sau khi chiêu sinh và khai giảng, TT. Thích Chơn Phát – Hiệu trưởng trường TCPH đã mạnh dạn đề xuất đưa công nghệ 4.0 vào chương trình giảng dạy và học của trường, đây là bước đột phá, là thời điểm phát triển rực rỡ với phương pháp dạy và học theo mô hình mới, nâng cao trình độ tiếp thu, ứng dụng thực tiễn và là kỹ năng cần và có trong thời đại mới này. Bởi lẽ, đối với Thượng tọa luôn xem sự nghiệp Giáo dục và đào tạo thế hệ kế thừa cho Phật giáo tỉnh nhà là một trách nhiệm vô cùng quan trọng, là nỗi ưu tư luôn canh cánh theo từng ngày, luôn suy tư để đưa ra những phương pháp dạy và học, ứng dụng thực tiễn ngõ hầu cho Tăng Ni sinh lấy đó làm hành trang vững chắc trên con đường tu nhân học Phật, hoằng truyền chánh pháp trong tương lai.

          Sự có mặt của công cụ tìm kiếm quyền lực “Google” giúp Tăng Ni trẻ có thể lĩnh hội nhanh chóng các nội dung phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu về nhiều lĩnh vực, phần nào đó đã làm nảy sinh tâm lý ỷ lại, hạn chế quá trình tư duy, tiếp thu từ sự tìm tòi, nghiên cứu. Tăng Ni trẻ ngày nay tham gia mạng xã hội rất nhiều và đa số mang tinh thần truyền tải Phật pháp, triết lý giác ngộ, giải thoát cao thượng của Đức Phật và con đường tu tập, hướng thiện đến cho mọi người, phục vụ cho công tác hoằng pháp lợi sanh trong thời hiện đại.

          Tuy nhiên, đứng trước biến chuyển nhanh chóng của công nghệ 4.0 đã kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến phẩm chất đạo đức, lối sống của người xuất gia, một số ít Tăng Ni sinh vì chưa ý thức được tác hại của việc sử dụng Internet một cách thái quá, do không kiểm soát được lục căn. Họ đăng tải một số hình ảnh phản cảm của tu sĩ, gây ảnh hưởng đến uy tín của Giáo hội, gây mất niềm tin trong tín đồ Phật tử, cộng đồng xã hội. Với những tu sĩ đã định hình nhân cách tu tập tốt, nó trở thành một phương tiện hữu ích trong sự nghiệp hoằng pháp và giúp họ trau dồi thêm nền tri thức nội điển cũng như ngoại điển. Trước thực trạng đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung và ngành Giáo dục Phật giáo nói riêng cần nhận thức rõ tầm quan trọng trong việc giáo dục, tích hợp và sử dụng công nghệ kỹ thuật số giúp cho Tăng Ni mở mang kiến thức nghiên cứu, phục vụ cho việc truyền bá chánh pháp, hướng dẫn Phật tử hiểu thêm về những lời dạy của Đức Phật, áp dụng vào trong đời sống hằng ngày với mong muốn tìm về sự an lạc, giải thoát cho tự thân và xã hội.

          V/ Kết lun

          Nói tóm lại, một hệ thống giáo dục mở, được cách tân và sáng tạo dựa trên những thành tựu khoa học kỹ thuật, một mô hình giáo dục được gắn kết dựa trên các yếu tố từ nhu cầu của con người, qua đó áp dụng khoa học kỹ thuật trong việc thiết lập những ứng dụng, thiết bị máy móc thông minh nhằm tối ưu hóa việc học theo phương diện công nghệ cao. Đây sẽ là một phương pháp giáo dục mới, hoàn toàn thay đổi so với phương pháp giáo dục hiện tại, tất cả mô hình thông minh này sẽ được kết nối hệ thống dựa trên yếu tố con người, sự vật, thiết bị máy móc thực hành tạo thành sự liên kết trong quá trình học tập giảng dạy, trong quá trình đó cần có sự tư duy, sáng tạo là tiêu chí nhằm phát triển hệ thống giáo dục thông minh.

          Trước thực trạng tác động của công nghệ kỹ thuật số, đối với Giáo dục Phật giáo hiện nay nhận thấy rằng, cuộc cách mạng này là sự phát triển vượt bậc, một tiến bộ lớn của nền văn minh nhân loại, nó đã đưa đến những thành tựu cũng như hạn chế đáng kể đối Phật giáo. Nhưng không vì lẽ đó, mà Phật giáo sợ hãi trước thời đại mà cần phải thể hiện hết sức mình, với vai trò và trách nhiệm trong sự nghiệp đóng góp xây dựng nền văn hóa cho quốc gia, dân tộc, hướng đến một lối sống đạo đức, thiện con người với đời sống có ý thức, trong khuôn khổ của Pháp luật, Hiến chương Giáo hội, thể hiện đúng với phong tục tập quán, thuần phong mỹ tục.

          Bên cạnh đó, một số Tăng Ni trẻ thời đại ngày nay còn hạn chế về sự định hướng cho con đường thực tập đời sống nội tại tâm linh một cách toàn diện. Mối liên hệ thầy trò là một trong những mối quan hệ nguồn cội tâm linh tuyệt diệu nhất. Thế nhưng, các bạn trẻ ngày nay xuất gia sau đó liền được gửi vào các trường học mang nặng tính chất giáo dục tri thức, học thuật. Các vấn đề cốt lõi cho việc thực hành để có được một sự nội chứng tâm linh vững chãi dường như chưa được chú trọng, dẫn tới ngắt kết nối trong mối quan hệ nguồn cội tâm linh. Hơn nữa, tiện nghi vật chất dễ cám dỗ đời sống tinh thần, Tăng Ni trẻ dễ bị rơi vào các nhu cầu cá nhân quá mức mà quên đi mục tiêu, chí nguyện vì tha nhân của mình. Một số người đến với đạo không phải vì chí nguyện cần cầu giải thoát mà vì hoàn cảnh đưa đẩy, đời sống vật chất chi phối, chưa ý thức rõ vai trò và trách nhiệm của những người xuất gia chân chính với lý tưởng hoằng pháp lợi sanh, báo ân Đức Phật.

          Vì vậy, Tăng Ni cần trang bị cho chính bản thân sự chánh kiến và chánh tư duy, tinh tấn tu học kinh điển hơn là dành thời gian vô bổ với chúng, nâng cao ý thức của một người xuất gia, uốn mình trong nếp sống thiền môn, quy củ, thực hành theo lời Phật dạy và tìm cho mình một bậc minh sư, những pháp môn tu tập chuẩn mực, thu thúc lục căn và kiểm thúc oai nghi, không cho phép mình quên đi vai trò và nhiệm vụ của người tu sĩ là bước trên con đường tu tập giải thoát, lợi người, lợi mình đời này, đời sau, đó chính là lý tưởng, tinh thần nhập thế của Phật giáo./.