Ôn cố Tri tân (Ban Trị sự GHPGVN thành phố Tân Uyên)

TẢI FILE PDF
—————–

          A. Dẫn nhập:

            Trong suốt 38 năm hình thành và phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) thành phố Tân Uyên trên tinh thần hòa hợp, đoàn kết, vận dụng trí tuệ tập thể, phát huy tính sáng tạo của Tăng Ni, Phật tử, cùng với sự quan tâm của lãnh đạo chánh quyền. Phật giáo ở Tân Uyên đã thật sự lớn mạnh trên nhiều phương diện đối nội lẫn đối ngoại, thành tựu nhiều Phật sự quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực như Tăng sự, Giáo dục, Hoằng pháp, Văn hóa, Truyền thông, Từ thiện Xã hội…. điều này minh chứng cho chủ trương đúng đắn của Giáo hội Trung ương và cấp tỉnh, với tinh thần hòa hợp đoàn kết của chư Tôn đức Tăng Ni và tinh thần phát huy sáng tạo, thực tiễn, đổi mới phù hợp trong công tác điều hành Phật sự của chư Tôn đức lãnh đạo Ban Trị sự Phật giáo ở Tân Uyên qua ngần ấy thời gian.

            Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo thành phố Tân Uyên đương nhiệm ý thức thành quả có được như hôm nay là sự kế thừa: nhân sự từ chư Tôn đức lãnh đạo các nhiệm kỳ trước và phát huy các truyền thống văn hóa tốt đẹp ở địa phương, đồng thời Tăng – Ni ở Tân Uyên luôn chấp hành kỷ cương đường lối chỉ đạo của Giáo hội. Nay Ban Trị sự GHPGVN thành phốTân Uyên xin đóng góp tham luận đề tài: Ban TrsGiáo hi Pht giáo Vit Nam thành phTân Uyên ôn ctri tân”. Chào mừng 40 năm thành lập Tỉnh hội Phật giáo Sông Bé – Bình Dương (1983 – 2023). Kính chúc Hội thảo thành công.

          B. Ni Dung:

          1. Tình hình Pht giáo tnh nhim kI

          Đại hội Đại biểu thống nhất Phật giáo tỉnh Sông Bé lần thứ nhất chính thức tổ chức vào hai ngày 8 và 9 tháng 01 năm 1983 tại Tổ đình chùa Hội Khánh (Phú Cường, Thị xã Thủ Dầu Một). Đại hội có 80 đại biểu đại diện các tổ chức hệ phái và Tăng Nị, cư sĩ tiêu biểu. Đại diện có sự tham dự chứng minh của Hòa thượng Thích Trí Thủ, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương, Hòa thượng Thích Minh Nguyệt, Hòa thượng Thích Huệ Thành, Hòa thượng Thích Bửu Ý, Thượng tọa Thích Từ Hạnh, Phó tổng yhư ký kiêm Chánh Văn phòng 2 Trung ương, Hòa thượng Thích Trí Tấn thành viên Hội Đồng Chứng Minh, Hội Đồng Trị sự, Trưởng ban trù bị Đại hội. Tham dự Đại hội có bà Nguyễn Thị Liên, Thường vụ Tỉnh ủy, Ông Nguyễn Như Phong Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Ông Huỳnh Văn Cường, Ông Cao Văn Kiệt, Phó chủ Tịch Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Ông Trần Khắc Minh, Ông Lê Hoàng Long Ủy viên Thường trực Mặt trận Tổ quốc Tỉnh và lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc huyện Thuận An, Lộc Ninh, Phước Long, Đồng Phú, Thị xã Thủ Dầu Một và phóng viên báo Giác Ngộ, Đài phát thanh tỉnh. Đại diện Phật giáo Cổ truyền, Phật giáo Thống Nhất, Hội Phật học Việt Nam, Phật giáo Nguyên Thủy, Tăng già Khất sĩ đã đọc tham luận bày tỏ niềm hân hoan trước sự thống nhất của Phật giáo tỉnh Sông Bé.

          Đại hội bầu một Ban Trị sự gồm 15 vị:

          Trưởng Ban Kiêm Tăng sự Hòa thượng Thích Trí Tấn

          Phó Ban kiêm Kiểm soát Hòa thượng Thích Thiện Tràng Phó Ban kiêm Hoằng pháp Thượng tọa Thích Nguyên Thành Phó Ban Kiêm Tài chánh Sư cô Chơn Định

          Chánh Thư ký kiêm Nghi lễ Thượng tọa Thích Quảng Viên

          Phó Thư ký kiêm Giáo dục Tăng Ni Thượng Tọa Thích Minh Thiện

          Ủy viên Thủ quỷ Kiêm Hướng dẫn nam nữ Phật tử Sư cô Diệu Nghĩa và các Ủy viên: Thượng tọa Thiện Căn, Đại đức Thế Thông, Đại đức Nhuận Thanh, Đại đức Pháp Tảo, Cư sĩ Lê Văn Mậu, cư sĩ Phạm Đình Phùng.

          Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Sông Bé nhiệm kỳ 1 được công nhận bằng quyết định của Chủ tịch Hội Đồng Trị Sự Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tại Quyết định số 219/QĐ/HĐTS ngày 07/02/1983, do Hòa thượng Thích Trí Thủ chủ tịch ấn ký và Quyết định tại số 246/QĐ- UB ngày 13/04/1983 của Ủy ban Nhân dân Tỉnh Sông Bé do ông Nguyễn Như Phong – Chủ tịch Tỉnh ấn ký.

2. Tình hình Pht giáo Tân Uyên

          Đến ngày 03 tháng 04 năm 1985, Đại diện Phật giáo Huyện Tân Uyên làm lễ ra mắt Ban đại diện nhiệm kỳ I tại chùa Long Ân gồm 2 vị:

          Đại đức Thích Nhuận Thanh, Chánh Đại diện

          Đại đức Thích Thiện Trường, Phó Đại diện.

          Đại đức Thích Huệ Thông Thư ký Ban Đại diện. Nhiệm kỳ II

          Đại đức Thích Nhuận Thanh, Chánh Đại diện Đại đức Thích Giác Sự, Phó Đại diện

          Đại đức Thích Thiện Duyên Thư ký Ban Đại diện. Nhiệm kỳ III

          Đại đức Thích Nhuận Thanh, Chánh Đại diện Đại đức Thích Giác Sự, Phó Đại diện

          Đại đức Thích Thiện Duyên, Thư ký Ban Đại diện. Đại đức Thích Nhuận Thiền, UV Nghi lễ

          Đại đức Thích Thiện Trang, UV Từ Thiện Nhiệm kỳ IV

          Thượng tọa Thích Thiện Duyên, Chánh Đại diện Đại đức Thích Giác Sự, Phó Đại diện

          Đại đức Thích Thiện Tốt, Phó Đại diện

          Đại đức Thích Thiện Trang, Thư ký kiêm Từ Thiện Đại đức Thích Nhuận Thiền, UV Nghi Lễ

          Đại đức Thích Huệ Phát, UV Kiểm soát Thầy Đức Minh, UV Văn thư

          Do tình hình đổi mới của tỉnh Bình Dương, Phú Giáo được tách khỏi Tân Uyên ( chánh đại diện Phú Giáo lúc bấy giờ là Đại đức Thích Chiếu Hội).

          Nhiệm kỳ V

          Thượng tọa Thích Thiện Duyên, Chánh Đại diện Thượng tọa Thích Giác Sự, Phó Đại diện

          Đại đức Thích Thiện Trang, Thư ký Đại đức Thích Huệ Phát, UV Kiểm soát Đại đức Thích Nhuận Thiền, UV Nghi Lễ Nhiệm kỳ VI

          Thượng tọa Thích Thiện Duyên: Chánh đại diện Thượng tọa Thích Giác Sự: Phó đại diện

          Đại đức Thích Thiện Trang: Ủy viên Từ thiện Đại đức Thích Huệ Phát: Ủy viên Kiểm soát Đại đức Thích Nhuận Thiền: Ủy viên Ban nghi lễ

          Đại đức Thích Thiện Quang: Ủy viên Hướng dẫn Nam nữ Phật tử

          Sư cô Thích nữ Giác Nguyện: Thư ký ban đại diện Sư cô Thích nữ Liên Diệu: Ủy viên Hoằng pháp Sư cô Thích nữ Hạnh Thủy: Ủy viên Thủ quỹ Nhiệm kỳ VII

          Thượng tọa Thích Thiện Duyên: Chánh đại diện kiêm Tăng sự Thượng tọa Thích Giác Sự Phó ban đại diện kiêm Kiểm soát

          Sư cô Thích nữ Giác Nguyện: Phó Ban Đại Diện Đại đức Thích Tĩnh Tại: Thư ký Ban Đại Diện Sư cô Thích nữ Hạnh Thủy: Thủ quỹ

          Đại đức Thích Thiện Tâm: Ủy viên văn phòng Đại đức Thích Thiện Minh: Ủy viên Nghi lễ

          Đại đức Thích Thiện Quang: Ủy viên Hướng dẫn nam nữ Phật tử

          Đại đức Thích Đồng Hiện: Ủy viên Văn hóa Ni sư Thích nữ Diệu Thường: Ủy viên TTXH Sư cô Thích nữ Liên Diệu: Ủy viên Hoằng pháp

          Sư cô Thích nữ Giác Nghiêm: Ủy viên đặc trách Ni giới Sư cô Thích nữ Di Thanh: Ủy viên

          Do tình hình đổi mới của tỉnh Bình Dương, Bắc Tân Uyên được tách khỏi Tân Uyên năm 2014 (Trưởng Ban trị sự lúc bấy giờ là Đại đức Thích Thiện Quang). Căn cứ quyết định số:237/QĐ-BTS, ngày 24/11/2014 V/v điều chỉnh, bổ sung nhân sự Ban Trị Sự GHPGVN Thị xã Tân Uyên.

          Hòa thượng Thích Thiện Duyên: Trưởng BTS kiêm Trưởng ban Tăng sự. Hòa thượng Thích Giác Sự Phó BTS kiêm Trưởng ban Kiểm soát.

          Đại đức Thích Tĩnh Tại: Phó Trưởng ban Thường trực

          Đại đức Thích Thiện Tâm: Chánh Thư ký kiêm Trưởng ban Hướng dẫn nam nữ Phật tử

          Ni sư Thích nữ Diệu Thường: Phó BTS kiêm Trưởng ban Từ thiện

          Đại đức Thích Thiện Phước: Phó Thư ký – Chánh Văn phòng

          Đại đức Thích Thiện Minh: Trưởng ban Thông tin truyền thông

          Đại đức Thích Phước Minh: Phó Thư ký

          Đại đức Thích Thiện Tâm: Trưởng ban Nghi lễ

          Sư cô Thích nữ Liên Diệu: Trưởng ban Hoằng pháp

          Sư cô Thích nữ Giác Nghiêm: Trưởng ban đặc trách Ni giới

          Đại đức Thích Đồng Hiện: Trưởng ban Văn hóa.

          Đại đức Thích Nhuận Giác: Trưởng ban Tài chánh

          Sư cô Thích nữ Di Thanh: Thủ quỹ Nhiệm kỳ VIII

          Đại đức: Thích Tĩnh Tại: Trưởng BTS kiêm Trưởng ban Tăng sự

          Đại đức Thích Thiện Tâm: Phó ban TT kiêm Trưởng ban HDPT

          Thượng tọa: Thích Thiện Trang: Trưởng ban Tài Chánh

          Ni sư TN Diệu Thường: Phó BTS kiêm Trưởng ban Từ thiện

          Đại đức Thích Thiện Phước: Chánh Thư ký kiêm Trưởng ban Giáo dục

          Đại đức Thích Phước Minh: Phó Thư ký kiêm Chánh Văn phòng

          Đại đức Thích Thiện Minh: Trưởng Ban TTTT kiêm Thủ quỷ

          Đại đức Thích Đồng Hiện: Trưởng ban Kiểm soát

          Đại đức Thích Thiện Tâm: Trưởng ban Nghi lễ

          Sư cô TN Liên Diệu: Trưởng ban Hoằng pháp

          Sư cô TN Giác Nghiêm: Trưởng ban Đặt trách ni giới

          Sư cố TN Di Thanh: Ủy viên

          Cư sĩ Thiện Hiếu: Ủy viên Nhiệm kỳ IX

          Đại đức: Thích Tĩnh Tại: Trưởng BTS kiêm Trưởng ban Tăng sự

          Đại đức Thích Thiện Tâm: Phó ban TT kiêm Trưởng ban Hoằng pháp

          Thượng tọa: Thích Thiện Trang: Trưởng ban Tài Chánh

          Đại đức: Thích Phước Thạnh: Phó Trưởng BTS kiêm Trưởng ban Kiểm soát Đại đức Thích Thiện Phước: Phó Trưởng BTS kiêm Trưởng ban Pháp Chế Đại đức Thích Phước Minh: Chánh Thư ký kiêm Trưởng ban TTTT

          Đại đức Thích Thiện Minh: Phó Thư ký – Chánh Văn phòng, Thủ Quỷ

          Đại đức Thích Tâm Thông: Phó Thư ký Phó Văn phòng, Trưởng ban Văn hóa Thượng tọa: Thích Đồng Hiện: Trưởng ban Giáo dục

          Đại đức Thích Thiện Tâm: Trưởng ban Nghi lễ Sư cô TN Vạn Hạnh: Trưởng ban Đặt trách ni giới Sư cô TN Diệu Nhân: Trưởng ban Từ thiện

          Sư cô TN Trung Tú: UVTT kiêm Trưởng ban HDPT

          Đại đức Thích Huệ Đạt: Ủy viên Đại đức Thích Thiện Chánh: Ủy viên Đại đức Thích Thiện Quang: Ủy viên

          Sư cô TN Di Thanh: Ủy viên Sư cô TN Mỹ Hạnh: Ủy viên Sư cô TN Huệ Bảo: Ủy viên Sư cô TN Tuệ Liên: Ủy viên Sư cô TN Trung Hậu: Ủy viên Cư sĩ Thiện Hiếu: Ủy viên

          Sở dĩ chúng con khái quát lại toàn bộ IX nhiện kỳ của Phật giáo Tân Uyên là ôn ctri tân. Thấy được sự hy sinh vất vã của chư Tôn đức từ thở ban đầu thành lập Giáo hội, Ban Trị sự Phật giáo Tân Uyên luôn lấy gương sáng, hành đạo của cố Trưởng lão thượng Trí hạ Tấn – nguyên Trưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Sông Bé – Bình Dương từ nhiệm kỳ I đến hết nhiệm kỳ IV, nguyên trụ trì chùa Hưng Long, Tân Uyên. Trong nhiệm kỳ I của PG Tân Uyên, có sự tham gia ổn định nhân sự và là nhân tố để PG Tân Uyên chúng con nương tựa là Hòa thượng Thích Huệ Thông nay là Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Pháp chế TƯ GHPGVN, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương. Vị thứ ba là Hòa thượng Thích Thiện Duyên gắn bó và cống hiến với Phật giáo Tân Uyên qua 4 nhiệm kỳ với cương vị là Trưởng Ban Trị sự Phật giáo Thị xã Tân Uyên và hiện nay là Ủy viên HĐTS, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương. Với 3 vị Tăng tài, tòng lâm thạch trụ, lãnh đạo Giáo hội từng cống hiến tại Tân Uyên. Chúng con là đội ngũ kế thừa nên hết sức trân quý những gì chư Tôn đức để lại, BTS. Phật giáo Tân Uyên rút ra được vài ý để ổn định và phát triển Giáo hội Phật giáo tại Tân Uyên. Chúng con xem đó là bổn phận và trách nhiệm của đời tu sĩ khi được chư Tôn đức lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương tin tưởng giao phó.

          Thứ nhứt là; kế thừa nhân sự và tchc

          Khi nói đến sự phát triển của một tổ chức là nói đến con người và giải pháp phát triển. Phật giáo cũng thế sự phát triển của Giáo hội tức là sự lớn mạnh của Tăng già và khả năng hoàn thiện của Giáo hội về mọi mặt, đặc biệt là nhân sự. Bởi lẽ, nhân sự tốt chính là yếu tố then chốt làm cho Giáo hội vững mạnh và tổ chức có tốt thì Giáo hội mới phát huy hết vai trò của mình. Để có được nhân sự tốt tiêu chí về nhân sự đó phải là người có phẩm hạnh đạo đức tốt, nhiệt tâm cống hiến cho Giáo hội, bên cạnh đó phải là người có tri thức, năng lực và trình độ học vấn tương đối để không bịt tụt hậu trước sự phát triển văn minh của thời đại. Một tập thể tốt là do sự hợp nhất của nhiều cá nhân tốt, vì vậy nhân sự của Giáo hội từng thành viên phải hoàn thiện cá nhân mình, phải ý thức trách nhiệm mình được giao phó, nhiệt tâm phụng sự thì tổ chức đó mới trở nên tốt và hoàn thiện.

          Bên cạnh đó, một tổ chức tốt thì tổ chức ấy phải:

          – Tiến hành các công việc, các hoạt động để hoàn thành các kế hoạch đã định.

          – Các hoạt động phân chia cụ thể để thực hiện.

          – Phân quyền cho mỗi tập thể và tập thể phân quyền vị trí cho mỗi cá nhân nắm giữ vị trí ấy để thực hiện cho tốt.

          – Nên cân nhắc đến các phẩm chất cá nhân bắt buộc phải có để phát huy hiệu suất làm việc cao nhất cho mỗi vị trí.

          Tóm lại tổ chức tốt là tổ chức đó nên lập kế hoạch tổ chức liên quan đến nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ và những yêu cầu cá nhân cho các vị trí, để từ đó đưa tổ chức trở nên hoàn thiện và thành công. Vì vậy, hoàn thiện khâu nhân sự và tổ chức là yếu tố đầu tiên để xây dựng chiến lược phát triển Giáo hội.

          Thứ hai là: gìn ginét đẹp văn hóa truyn thng của người dân địa phương

          Xin mượn câu nói của Giáo sư Trần Văn Giàu (1911- 2010) “Bình minh của dân tộc ta đã gắn lin vi Pht giáo. Pht giáo là ngọn đuốc văn minh ở xứ ta”56. Từ xa xưa, nhiều triều đại phong kiến ở nước ta đã biết vận dụng triết lý đạo Phật để xây dựng, phát triển đất nước. Thời Lý, thời Trần đạo Phật được xem là Quốc giáo của người Việt, các Thiền sư như Vạn Hạnh, Khánh Vân, Khuông Việt….. vừa là nhà sư, vừa là nhà chính trị, nhà ngoại giao giúp Vua trị nước. Đa số các vị Vua, Quan đều là những Phật tử, am hiểu sâu sắc Phật pháp, biết chuyển hóa tư tưởng, triết lý sống của Phật giáo để dựng cuộc sống. Nhờ đó đạo Phật đã ăn sâu, bén rễ trong tâm tư tình cảm, lối sống đạo đức của đông đảo người Việt, trở thành một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên phong phú, đa dạng của bản sắc văn hóa Việt Nam, để Phật giáo luôn có mặt trong các hoạt động trong đời sống của đông đảo người Việt, gắn bó cùng dân tộc trong lịch sử dụng nước và giữ nước.

          Có thể khẳng định rằng Phật giáo đã có những đóng góp xứng đáng vào kho tàng văn hóa phong phú của dân tộc, với nhiều di sản văn hóa vật chất và tinh thần có giá trị như kiến trúc, điêu khắc tượng thờ, đồ thờ cúng… Di sản Văn hóa Phật giáo Việt Nam mang đậm dấu ấn Văn hóa dân tộc vớinhững đặc trưng giản dị và gần gũi.

          Tân Uyên vùng đất anh hùng tạo ra những con người vĩ đại với những chiến công vang dội cho đất nước, và những vị sư “ cởi áo cà sa, khoác chiến bào” như:

          ❖ Tướng Huỳnh Văn Nghệ (1914 – 1977) Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Huỳnh Văn Nghệ trở về quê hương tham gia đánh Pháp57. Tân Uyên trở thành chiến khu nổi tiếng – chiến khu D – của miền Đông và cho cả toàn Nam Bộ. Đồng bào biết đến Huỳnh Văn Nghệ như một chiến sĩ tài ba từng làm chỉ huy trưởng Chi đội 10, từng làm Khu trưởng khu 7, đặc khu Sài Gòn – Chợ Lớn những ngày đầu đặt tai quê hương ông. Từ đó, suốt cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ, Huỳnh Văn Nghệ đã sống chết cùng “miền Đông gian lao mà anh dũng”, lập nên nhiều chiến công vẻ vang, oanh liệt, làm cho giặc Pháp kinh hoàng. Ai vBắc ta đi với, Thăm lại non sông ging Lc hng, Từ độ mang gươm đi mở cõi, Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”58.

          ❖ Anh hùng LLVT nhân dân Trần Công An là người chiến sĩ anh hùng mở đầu cho cách đánh đặc công. Đóng góp của ông không chỉ dừng lại ở những con số địch bị tiêu diệt, số lượng vũ khí trang bị thu được của địch… mà bằng hành động thực tiễn, ông đã tạo ra bước “đột phá” về lý luận, khai sinh ra lối đánh đặc biệt và là cơ sở, tiền đề để xây dựng một đội quân thực sự tinh nhuệ, thiện chiến của Quân đội nhân dân Việt Nam sau này, đó chính là bộ đội Đặc công. “Thang tre lựu đạn tung đồn bt/ M lối đặc công cách đánh hay/ Sân bay Biên Hòa trên họng pháo/ Kho Long Bình trong túi đặc công/ Bao mùa chiến dch ghi chiến tích/ Hòa cùng truyn thống đất min Đông”59. Đây là những câu thơ khắc họa hình ảnh của chàng trai Trần Văn Kìa (tức Trần Công An, Hai Cà).

          ❖ Hòa thượng Thích Trí Tấn (60) (15/02/1906 – 13/12/1995): Là niềm vinh dự lớn lao cho Phật giáo Bình Dương nói chung và Phật giáo Tân Uyên nói riêng dưới sự lãnh đạo của Hòa thượng Trí Tấn làm Trưởng Ban Trị sự Phật giáo Sông Bé ( Bình Dương) từ nhiệm kỳ I đến nhiệm kỳ IV. Vào năm 1945, Hòa thượng là Tổng Thư Ký Phật giáo Cứu quốc miền Đông Nam Bộ, Hòa thượng động viên 04 tu sĩ trong chùa Hưng Long tham gia kháng chiến chống Pháp, đã hy sinh năm 1947.

          ❖ Đại đức Thích Trí Minh61 (1907 – 1963): Theo sự động viên của Hòa thượng Thích Trí Tấn, thầy Trí Minh cùng các thầy cùng với bà con địa phương yêu nước đã treo cờ cách mạng tại chùa Long Thắng ( cù Lao Rùa, Thạnh Hội, Tân Uyên) chào mừng Bác Hồ ký hiệp ước tại Paris ngày 14/09/1946. Tiếp nối truyền thống tốt đẹp: phụng đạo yêu nước Ban trị sự Giáo hội Phật giáo thành phố Tân Uyên trong nhiệm kỳ VIII đã đi vào sinh hoạt ổn định và phát triển hiện có 24 ngôi chùa và 02 tịnh xá, 66 Tăng- Ni (có 3 vị Hòa thượng, 4 thượng tọa, 2 Ni sư còn lại là đại đức Tăng, Ni). Công tác an sinh xã hội được đẩy mạnh tổng cộng: 20.309.800.000đ (hai mươi tỷ ba trăm lẽ chín triệu tám trăm nghìn đồng)62 .

          Thứ ba là; Giáo dc và đào tạo đội ngũ kế tha

          Giáo có nghĩa là dạy dỗ, dục là nuôi dưỡng. Giáo dục là nuôi dưỡng tài năng cho xã hội cho đất nước. Giáo dục là gây dựng hiền tài, xây dựng nguyên khí cho quốc gia. Trong mỗi một ngành, một tổ chức xã hội, mỗi tổ chức tôn giáo đều có giáo dục nhằm đạt được mục đích của mình. Đây được xem nhân tố định hướng phát triển cho Phật giáo ở Tân Uyên qua các nhiệm kỳ.

          Dù đời hay đạo thì lớp trẻ vẫn đóng vai trò kế thừa trong tương lai, thế hệ trẻ giống như những hạt giống mạnh mẽ rất dễ nảy mầm, đâm chồi và phát triển trước những điều kiện thuận lợi của nền văn minh hiện đại nhưng bên cạnh đó lớp trẻ cũng rất dễ ảnh hưởng và tiêm nhiễm những tiêu cực phát sanh từ mặt trái của nền văn minh hội nhập, và Tăng Ni trẻ cũng không ngoại lệ. Thế hệ Tăng trẻ là rường cột của Giáo hội, là nền tảng để xây dựng và phát triển ngôi nhà Phật giáo trong tương lai. Sự mất thăng bằng giữa tu và học trong giới trẻ đã dẫn đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho sự nghiệp phát triển chung của Giáo hội. Trong khi đó, trong xu thế hội nhập đã buộc chúng ta phải hòa nhập vào đời sống xã hội đang phát sinh muôn ngàn vấn nạn từ mặt trái của nền kinh tế thị trường. Sự phát triển trong thời đại mà khoa học kỹ thuật cũng đã làm thay đổi cuộc sống, trong đó có sinh hoạt của những Tăng sĩ. Trong hoàn cảnh xã hội như vậy chúng ta phải có định hướng giáo dục như thế nào để giữ vững được đội ngũ kế thừa vững mạnh. Trong môi trường giáo dục Phật giáo, thì giới luật và tinh thần tự giác công phu tu tập phải luôn đặt lên hàng đầu, sau đó mới nói đến việc thâu nạp kiến thức. Và điều này, trong Luật có ghi: “xuất gia giả ngũ hạ dĩ tiền tinh chuyên giới luật, ngũ hạ dĩ hậu phương nãi thính giáo tham thiền”63.

          Bên cạnh hoàn cảnh khách quan do xã hội thời đại tác động, nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự sa sút về mặt phẩm hạnh, lại xuất phát từ nhận thức lệch lạc của một bộ phận Tăng Ni trẻ hiện nay, bởi ngoài việc học tập ra, nhìn vào nếp sống sinh hoạt hằng ngày, chúng ta sẽ thấy họ hầu như chẳng có hoài bão gì lớn lao trong sự nghiệp xuất gia tu hành, đa số đều gặp nhau ở điểm chung là sau khi xuất gia, họ đều tranh thủ cơ hội để được thầy Bổn sư cho đi thọ giới, sau đó đăng ký theo học các lớp Sơ, Trung, Cao đẳng Phật học, Học viện cho đến khi ra trường có được mãnh bằng tốt nghiệp thế là xong một đời học Phật. Chính nhận thức học Phật một cách thiếu định hướng và mục đích không rõ ràng đã khiến họ bị thế tục hóa từ hồi nào không hay biết. Đáng nói hơn, đan xen trong hàng ngũ Tăng Ni trẻ hiện đang theo học tại các cơ sở giáo dục Phật giáo, đã có không ít người xem thường giới luật, thiên về lối sống thực dụng, tha hóa biến chất, họ chính là những hạt sạn đang len lõi và mặc nhiên tồn tại trong các môi trường giáo dục của Phật giáo.

          Sở dĩ nền giáo dục Phật giáo nước nhà nói chung và tại Bình Dương nói riêng cho đến nay vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế chính là do chương trình giáo dục quá thiên về lý thuyết, mà ít chú trọng đến phần chấp trì giới luật và phần ứng dụng chiều sâu của Kinh tạng, điều đó nói lên sự xuống cấp ngay trong môi trường giáo dục, từ đó dẫn đến một thế hệ Tăng Ni trẻ, mạnh về ngoại ngữ, triết học và kiến thức Phật học, nhưng lại bị sa sút về giới luật và phẩm hạnh đạo đức của người xuất gia. Vì vậy, muốn có một đội ngũ kế thừa thì chư Tôn đức lãnh đạo các cấp Giáo hội có sự giám sát chặt chẽ ngay từ môi trường giáo dục Tự viện, kiến tạo một nền giáo dục đúng nghĩa với tinh thần giác ngộ giải thoát, có chất lượng, tập trung chuyên chú về giới luật, đạo đức, phẩm hạnh cho Tăng Ni sinh, thì đây chính là một trong những giải pháp hữu hiệu về vấn đề Tăng sự, góp phần quan trọng cho sự phát triển bền vững của Giáo hội.

          Thứ tư là; Chấp hành kỷ cương đường li Giáo hi

          Đứng về gốc độ xã hội, Kỷ cương là những thiết chế xã hội bao gồm hệ thống pháp luật, hệ thống quy ước xã hội nhằm vừa điều chỉnh vừa giám sát các hành vi của con người, của tổ chức và mọi hoạt động xã hội. Kỷ cương do con người tạo ra để từ đó bảo đảm có trật tự xã hội. Trật tự kỷ cương xã hội là những giá trị tinh thần có tính liên kết, tích hợp và tương tác để bảo đảm một quốc gia vận động không ngừng, bảo đảm cho nhân cách con người phát triển.

          Trong đạo Phật kỷ cương được biết đến như sự tuân thủ giới luật và chấp hành tốt những quy định của Hiến chương cũng như Nội quy Ban Tăng sự.

  • Kỷ cương được biết đến như Giới luật Sự tuân thủ giới là nhằm vào ý thức đạo đức cá nhân để phát triển nhân cách, giới luật trong kinh điển Phật giáo đã đánh giấu một nét đẹp xuyên suốt tiến trình tu tập, nhằm thanh tịnh hóa thân tâm và đảm bảo được mọi sự sinh hoạt của Tăng đoàn một cách an lạc và thánh thiện. Thời đức Phật còn tại thế, để giữ vững kỷ cương và kiện toàn tổ chức giáo đoàn, Ngài rất quan tâm đến giới đức của bậc xuất gia, chính vì vậy mà giới luật, yết ma được đặt ra vì mục tiêu giác ngộ giải thoát của Tăng đoàn. Lịch sử ghi lại, khi đức Phật sắp vào Niết bàn, Ngài đã di huấn: “Sau khi Ta diệt độ các thầy Tỳ kheo phải lấy giới luật làm thầy”, cho nên người học Phật muốn đạt đến sự giác ngộ giải thoát và làm lợi ích cho Phật pháp thì trước hết phải nghiêm trì giới luật. và lời dạy ấy luôn thức tỉnh, thực thi trong Tăng đoàn thời Đức Phật. Chính vì vậy mà không có một thế lực nào phá vỡ được Tăng đoàn.
  • Kỷ cương là sự chấp hành tốt đường lối của Giáo hội thông qua Hiến chương và nội quy Ban Tăng sự. Nói đến phát triển Giáo hội tức là nói đến sự lớn mạnh cả về chất lẫn về lượng của hệ thống Tăng già và khả năng hoàn thiện của Giáo hội về mọi mặt, đặc biệt là về nhân sự và tổ chức. Nhân sự có đủ thực lực (thực lực đó bao hàm năng lực, giới hạnh, trách nhiệm, tâm huyết) thì Giáo hội mới thật sự vững mạnh. Tổ chức nhân sự có hoàn thiện thì Giáo hội mới phát huy hết vai trò và tác dụng của nó. Trên phương diện hình thức, Phật giáo là một tổ chức như bao tổ chức khác trong đời sống xã hội, do vậy GHPGVN cũng có Hiến chương với những điều khoản, luật định rất cụ thể nhằm ổn định nhân sự, làm nền cho mọi hoạt động của các thành viên trong ngôi nhà Giáo hội.

          Trong tổ chức của Giáo hội, kỷ cương trở thành vấn đề chung và là vấn đề lớn đòi hỏi mọi thành viên trong Giáo hội phải tuân thủ nhằm trang nghiêm tự thân, đó cũng là yếu tố cần thiết cho sự ổn định và phát triển bền vững của Giáo hội. Trong đời sống sinh hoạt của người xuất gia, kỷ cương thể hiện qua thái độ, cung cách ứng xử, chủ yếu là nghiêm trì giới luật, biểu hiện qua oai nghi đạo hạnh, do vậy mỗi cá nhân muốn thăng tiến trên con đường tu hành và Giáo hội muốn phát triển bền vững thì vấn đề kỷ cương phải được đặt lên hàng đầu, đây là trách nhiệm mà mỗi cá nhân cần phải nhận thức sâu sắc trên bước đường tu hành cũng như đóng góp vào sự nghiệp xương minh Phật pháp. Trên tinh thần tự giác của người con Phật, chúng ta nên nhìn nhận những quy định trong Hiến chương Giáo hội cũng như Nội quy Ban Tăng sự hay sự tuân thủ nội quy tại các cơ sở tự viện, như là một tiêu chuẩn nhất định nhằm ổn định tổ chức, chứ không nên cho rằng đây là điều lệnh mang tính áp đặt nhằm trói buộc mọi người, có như vậy thì việc giữ vững kỷ cương trong mọi sinh hoạt của Giáo hội mới thể hiện tinh thần tự giác của đạo Phật, mới đạt hiệu quả đem lại nguồn an lạc cho từng cá nhân và sự hưng thịnh cho Phật pháp.

          C. Kết luận:

          Nhân Hội thảo kỷ niệm 40 năm thành lập Tỉnh hội Phật giáo Sông Bé – Bình Dương (1983 – 2023), chúng ta cùng nhau ôn lại một chặng đường lịch sử để cảm nhận sâu sắc giá trị những thành quả đã đạt được trong suốt 38 năm qua, thành quả đó chính là sức mạnh nội lực to lớn, là nền tảng vững chắc để Giáo hội Phật giáo Tân Uyên hướng đến những mục tiêu cao cả, đáp ứng yêu cầu phát triển Giáo hội và nguyện vọng chánh đáng của toàn thể tín đồ Phật giáo trong thời gian sắp đến. Bên cạnh đó, chúng ta cũng sẽ rút ra những bài học về những mặt hạn chế tồn tại để kịp thời đưa ra những giải pháp, kinh nghiệm, hữu hiệu nhằm phụng sự đạo pháp và dân tộc ngày càng chất lượng hơn và đặc biệt là xây dựng chiến lược phát triển ngôi nhà chung GHPGVN với những tiêu chí: “ Kỷ cương- trách nhiệm – Đoàn kết – Phát triển”.

 

 

 

_Chú thích:

55. Trưởng Ban Trị Sự đương Nhiệm Thượng tọa Thích Tĩnh Tại.

56. Trần Văn Giàu, “Đạo Phật và một số vấn đề của lịch sử tư tưởng Việt Nam”, in trong “Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng của dân tộc”, Viện Triết học xuất bản, HN, 1998, trang 15

57. Năm 1940, cuộc khởi nghĩa Nam Kì tác động đến tâm hồn ông và đã vạch ra một hướng đi cho cuộc đời và sự nghiệp của ông. Khoác chiếc áo “khách chinh phu”, Huỳnh Văn Nghệ rời quê nhà đi Băng Cốc (Thái Lan) để tìm con đường hoạt động cách mạng. Năm 1944, Huỳnh Văn Nghệ trở lại Sài Gòn và năm 1945 tham gia lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền.

58. Huỳnh Văn Nghệ, Nhớ Bắc, Ga Sài Gòn, 1940.

59. Vần thơ khắc trên bia mộ của ông, Thạnh Hội, Tân Uyên, Bình Dương.

60. Trụ trì chùa Hưng Long năm 1935, phường Thạnh Phước, thị xã Tân Uyên, Bình Dương.

61. Trụ trì chùa Long Thắng năm 1927 là huynh đệ với Hòa thượng Nhật Tín – Trí Tấn ( chùa Hưng Long).

62. Văn kiện Đại hội đại biểu PG tx Tân Uyên, Báo cáo tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ VIII (2016- 2021), trang 16.

63. Vân Thê, Sa di Luật Nghi Yếu Lược

 

Tài liệu tham khảo:

  1. HT. Thích Huệ Thông, Lịch sử Phật giáo Bình Dương, nxb Văn hóa – văn nghệ TP. HCM, 2015.
  2. Huỳnh Văn Nghệ, NhBc, Ga Sài Gòn, 1940.
  3. Trần Văn Giàu,“Đạo Pht và mt svấn đề ca lch sử tư tưởng Vit Nam”, in trong “Mấy vấn đề vPht giáo và lch sử tư tưởng ca dân tộc”, Viện Triết hc xut bn, HN, 1998.
  4. Văn kiện Đại hội đại biểu PG tx Tân Uyên, Báo cáo tng kết công tác Pht snhim kVIII (2016- 2021),
  5. Vân Thê, Sa di Luật Nghi Yếu Lược.