Nhân kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Bình dương , theo sự chỉ đạo của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bình dương , ban trị sự các huyện và thành phố điều có thảo luận nhằm đánh giá và góp phần trí tuệ của mình để chào mừng sự kiện 40 năm thành lập phật giáo Bình dương thành lập và phát triển .
Đạo phật được du nhập vào Việt nam đến nay đã hơn 2000 năm lịch sử trải qua những thăng trầm của đất nước, Phật giáo đã và đang đồng hành với dân tộc trở thành tôn giáo của dân tộc với truyền thống hộ quốc an dân , đạo đời không thể phân ly. Trong tiến trình đưa đến thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo Bình dương nói riêng. Chúng ta cần ôn lại một chút bối cảnh về sự phát triển và thành lập Giáo hội của tỉnh nhà và huyện thị thành phố trực thuộc .
Như chúng ta đã biết, sau năm 1975 đất nước hòa bình thống nhất hoạt động Phật giáo việt nam dần dần ổn định và phát triển. Trong bối cảnh lịch sử này, một cuộc vận động được phát khởi nhằm thống nhất các tổ chức và các hệ phái phật giáo ở hai Miền nam và Bắc, từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 11 năm 1981 một Đại hội được tổ chức tại Hà Nội với sự tham dự của 165 đại biểu, soạn thảo một bản hiến chương, theo đó Giáo hội phật giáo việt nam là tổ chức duy nhất đại diện cho toàn thể tăng ni và phật tử việt nam trong và ngoài nước, sau Đại hội phật giáo toàn quốc lần thứ 1 trở về, hòa thượng Thích Trí Tấn tiến hành Đại hội phật giáo tỉnh Sông bé.
Đại hội đại biểu thống nhất phật giáo Tỉnh Sông bé lần thứ nhất chính thức tổ chức trong hai ngày 8 và 9 tháng 1 năm 1983 tại tổ đình Chùa hội khánh phường Phú cường thành phố Thủ dầu một ngày nay. Đại hội có 80 đại biểu đại diện các tổ chức hệ phái và tăng ni, cư sĩ tiêu biểu, đại hội có sự tham dự chứng minh của hòa thượng Thích Trí Thủ chủ tịch hội đồng trị sự, Hòa Thượng Minh Nguyệt, Tuệ Thành, Hòa Thượng Bửu Ý, thượng tọa Từ Hạnh phó tổng thư ký chánh văn phòng 2 trung ương.
Sau khi đại hội Phật giáo tỉnh Sông bé lần thứ nhất thành công tốt đẹp tân tiến để cho sự phát triển Phật giáo tỉnh nhà cũng như bước ngoặc để hình thành các ban đại diện của 4 huyện phía nam trong đó có Bến cát được ra mắt Ban đại diện lần đầu tiên 24 tháng 4 năm 1986 với ba vị trong ban đại diện gồm thượng tọa Thiện Quang chánh đại diện, sư cô Diệu Tâm phó đại diện sư cô Thành Liên thư ký. Trong thời gian này những phật sự của ban chủ yếu là duy trì sinh hoạt các phật sự chung như động viên tân ni trở về Tỉnh hội để tụng luật và những nghị quyết văn bản của trung ương, mật trận …
Đến năm 1987 ngày 25 tháng 5 Đại hội Phật giáo sông bé lần 2 và cho đến hôm nay trải qua các nhiệm kỳ của Ban trị sự Phật giáo Thị xã tổng cộng đến nay là vị trưởng ban thứ 4. Các vị trưởng ban qua các thời kỳ gồm thượng tọa Thiện Quang, Thiện Thới ,Hòa Thương Hồng Long ,Thượng Tọa An Trí. Các phật sự như ổn định sự tu tập tăng ni trong địa bàn, thông báo trương trình sinh hoạt tu học của tăng ni bên cạnh đó là nhịp cầu kết nối giữa phật giáo tỉnh đến địa phương, kịp thời giải quyết nhu cầu quan trọng cấp thiết đến sự sinh hoạt của các cơ sở trong địa bàn
1. Sự hội nhập và phát triển của phật giáo thị xã bến cát kể từ khi đai hội phật giáo huyện bến cát lần thứ nhất thành công.
Lúc bấy giờ chỉ vỏn vẹn có 3 vị trong ban trị sự gồm trưởng ban, phó ban và chánh thư ký. Tuy bước đầu chỉ có 3 vị nhưng chúng ta điều thấy được rằng đó là thành quả mà chư tôn đức Giáo hội đã đạt được trong thời sơ khai để vạch định bước đi đúng đắng của Giáo hội trong việc điều hành các phật sự, là tiền đề để phát triển về sau, ai cũng biết rằng sau giải phóng năm 1975 đất nước còn khó khăn về kinh tế lẫn con người, những vị tu sĩ lúc bấy giờ rất ít đa số là nhất tăng nhất tự việc tụ tập hằng ngày ngoài việc tu học công phu nhang khói giữ gìn ngôi tự viện của mình, ngoài ra còn phải tự lo kinh tế cho mọi sự sinh hoạt của một ngôi chùa. Cho nên ,các tu sĩ lúc bấy giờ phần lớn là phải dựa vào việc tụng đám, dán đồ mã, coi ngày giờ tốt xấu ma chay cưới hỏi …để có kinh tế làm phật sự nên việc quảng bá ,hướng dẫn tính đồ đến với phật giáo còn hạng chế, bên cạnh đó các ngôi tự viện chỉ mang tính chất phật giáo địa phương, làng quê những người đến với đạo phật và học hỏi giáo lý phật rất ít. Nhưng ta cũng thấy rằng, chư tôn đức thời bấy giờ là người mang hình bóng phật giáo đến với mọi người thông qua những lễ nghi cúng bái, ma chay ,xem ngày giờ … đem hình ảnh Phật giáo đến gần với nhân dân giúp họ biết được nhân quả thiện ác, hướng đến tổ tiên ông bà thông qua việc cúng cầu siêu, cầu an và đây cũng là tiền đề để Phật giáo ngày càng đến gần với quần chúng và có cơ hội phát triển mạnh mẽ đến ngày nay.
Trong thời gian này với vai trò là Ban Đại Diện, là cầu nối cũng như tiếng nói của một người trung gian kết nối tăng ni tín đồ phật tử đến với Giáo hội cấp trên và các cấp chính quyền, thảo gở những khó khăn cũng như những nhu cầu cấp thiết của các tăng ni cơ sở tự huyện và tình hình sinh hoạt tu tập trong toàn huyện. Bên cạnh đó hổ trợ phật giáo tỉnh về những vấn đề như thu tiền niên liểm, đăng ký an cư kiết hạ, trương trình phật đảng, triển khai quy định Hiến chương Giáo hội, những thông báo thông tin, những quy định pháp luật của Mật trận tổ quốc đến với tăng ni và phật tử …
Mãi cho đến nhiệm kỳ 2006 – 2011 thì Ban Trị Sự Phật Giáo Thị Xã Bến Cát tương đối hoàn thiện đầy đủ nhân sự và yếu tố con người cũng như tài chính được phát triển trong thời gian này. Toàn ban trị sự được cơ cấu gồm 7 vị không như những nhiệm kỳ trước chỉ có 3 vị, toàn ban trị sự trong nhiệm kỳ này bao gồm trưởng ban và các vị trưởng phân ban chuyên trách, số lượng tăng ni tín đồ cũng như các cơ sở tự huyện được phát triển tăng thêm về số lượng đặc biệt trong đó có hai cơ sở niệm phật đường được thành lập và một cơ sở đó là chùa Hội Quang, Niệm Phật Đường Phước Hội Tại Xã Lai Nguyên, Niệm Phật Đường Phước Thiện Xã Chánh Phú Hòa. Những ngôi tự viện trong thời gian này cũng được phát triển khang trang ,được trùng tu xây dựng như chùa Long Châu ,chùa tổ Long Hưng ,Chùa Pháp Sơn .các cơ sở lúc này điều có sự sinh hoạt rõ ràng trong các thời khóa sám hối mỗi tháng hai kỳ để các phật tử được sám hối và nghe pháp, đặc biệt là tình hình kinh tế trong thời gian này đã phát triển, Bến cát đã thành lập nên các khu công nghiệp mỹ phước 1, mỹ phước 2 và 3 khu công nghiệp việt hương 2 được hình thành, công nhân các nơi đã quy tụ về đây giúp cho bến cát phát triển mọi mặt trong đó có phật giáo về cơ sở tự nguyện lúc này là 15 cơ sở tự nguyện sau khi phân chia địa giới hành chính một phần ra nguyện dầu tiếng. Các cơ sở được tách ra là 16 cơ sở. Tổng các cơ sở tự nguyện trong toàn nguyện là 21 cơ sở tự nguyện.
2. Về mặt phát triển của ban trị sự phật giáo thị xã bến cát sau khi phân chia địa giới hành chính .
Về mặt hành chánh giáo hội ta có thể thấy rằng trải qua các nhiệm kỳ từ nhiệm kỳ 1 đến nhiệm kỳ 5, có thể do yếu tố khách quan về sự hạng chế của tăng ni, cơ sở tư viện nên toàn ban đại diện lúc bấy giờ về mặt nhân sự bị hạng chế, chỉ có trưởng ban phó ban và thư ký. Ban đại diện phần lớn cũng chỉ là bộ phận nhỏ để giúp việc cho sự điều hành và ổn định phật sự của giáo hội cấp tỉnh mà chưa có sự phân công cụ thể về các phật sự như hướng dẫn phật tử, Hoằng pháp, Từ thiện, nghi lễ… mãi cho đến nhiệm kỳ 6 lúc này do sự phát triển củ đất nước cũng như tỉnh Bình dương nói chung và thị xã Bến cát nói riêng. Sự phát triển của tăng ni và Phật tử ngày càng đông như đã nói ở trên dẫn đến việc điều chỉnh địa giới hành chính từ Thuận An – Dĩ an, Bến Cát – Dầu Tiếng, Tân uyên – Phú Giáo. Các Ban trị sự Phật giáo huyện thị lần lược ra đời theo sự phát triển của tỉnh nhà. Cùng với sự phát triển về kinh tế ,như một hệ quả tất yếu các cơ sở tự nguyện cũng được phát triển đồng bộ. Bộ máy điều hành của Ban Trị Sự lần lược được kiện toàn và phát triển. Từ đại hội 6 Ban trị sự được điều chỉnh tăng nhân sự và có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng cụ thể giúp cho việc điều hành phật sự Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thị Xã Bến Cát được phát triển .
Toàn ban trị sự được kiện toàn bộ máy tổ chức như sau .
- Thượng tọa Thích Hồng Long Chánh Đại Diện
- Sư cô Thích Nữ Ngọc Bích Phó Đại Diện
- Đại dức Thích Hải Nghiêm Thư Ký
- Sư cô Thích Nữ Tâm Thành Uỷ Viên Thủ Quỷ
- Đại đức Thích Minh Tân Ủy Viên Hướng Dẫn Nam Nữ Phật Tử
- Đại đức Thích Hồng Thanh Ủy Viên Kiểm Soát
- Đại đức Thích Quãng Nhã Ủy Viên Nghi Lễ
Từ đây, ta có thể thấy rằng sau khi được kiện toàn bộ máy nhân sự được phân công phân nhiệm từng ban, từng vị giúp cho công việc phật sự của toàn ban được phát triển hơn về các công tác từ thiện hướng dẫn đạo tràng các khóa tu học tại chùa Long Châu ,Chùa Phước Hội ,Chùa Pháp Sơn, về mặt từ thiện hằng năm điều hoàn thành về công tác tết người nghèo và những cuộc lễ lớn trong năm góp phần chăm lo tốt cho người nghèo giúp an sinh xã hội được tốt hơn . Bên cạnh đó Thượng Tọa Thích Hồng Long được mời tham gia thành viên của ủy ban mật trận Tổ Quốc Việt Nam Huyện Bến Cát ,là nhịp cầu nối cũng như có những đóng góp và ý kiến về những vấn đề liên quan đến Phật giáo với các cấp chính quyền và ngược lại góp phần cho sự nghiệp đoàn kết toàn dân tộc.
Đến giữa nhiệm kỳ 7- 2011-2016 tiếp tục có sự phân chia địa giới hành chính, Bến Cát-Bầu Bàng một lần nữa ban đại diện cơ cấu lại thành phần nhân sự theo quyết định số 238/QĐ-BTS ngày 24/11/2014 về việc bổ sung nhân sự Ban Trị Sự phật Giáo Thị Xã Bến Cát.
- Hòa Thượng Thích Hồng Long Trưởng Ban Trị Sự
- Đại đức Thích An Trí Phó Ban Thường Trực
- Sư cô thích Nữ Ngọc Bích Phó Ban Trị Sự – Trưởng Ban Từ Thiện
- Đại đức Thích Minh Tân Thư Ký
- Thượng Tọa Thích Quãng Nhã Trưởng Ban Kiểm Soát
- Đại đức Thích Thiện Tâm Trưởng Ban Nghi Lễ
- Đại đức Thích Kiết Tường Phó Thư Ký Chánh Văn Phòng
- Đại đức Thích Trí Trơn Phó Thư Ký –Trưởng Ban Văn Hóa
Từ đây bộ máy của ban trị sự được cơ cấu thành phần trẻ tuổi, sự đóng góp vào các phật sự được tăng lên. Các phật sự được ghi nhận tổ chức đại lễ kỳ siêu nghĩa trang liệt sĩ thị xã tổ chức phật đảng tại huyện nhà, tổ chức xe hoa đống góp cho phật giáo tỉnh, tổ chức hoàn thiện các khóa tu trong địa bàn, tổ chức các khóa tu trại hè thanh thiếu niên tại các chùa tổ long hưng, chùa hưng nghiêm, chùa phật ấn được thành công tốt đẹp.
2,1 Về mặt phát triển các cơ sở tự nguyện trong toàn thị xã.
Sau khi có sự phân chia tách huyện Bến Cát – Dầu Tiếng – Bàu Bàng thì cơ sở tự nguyện cũng như tăng ni tín đồ phật tử bị chia đôi. Toàn huyện lúc bấy giờ chỉ còn 15 cơ sở tự nguyện. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của huyện nhà sự phát triển của những khu công nghiệp kéo theo số lượng dân cư tăng, tín đồ phật giáo cũng không ngoài ý nghĩa này. Để đáp ứng nhu cầu phát triển theo kiệp với thời đại phật giáo toàn huyện đã phát triển trùng tu xây dựng các cơ sở được tốt đẹp khang trang rộng rãi hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng đông của tín đồ phật tử chuyên bái tu tập. Các cơ sở trùng tu sữa chữa như Chùa Tổ Long Hưng, chùa Phước Hội, Chùa Long Châu, Chùa Hội Quang, Chùa Linh Quang, Chùa Pháp Sơn, tạo nên diện mạo mới cho các cơ sở tự nguyện trong địa bàn.
Mặt khác như đã nói ở trên sau khi Thị Xã Bến cát phân chia địa giới hành chính năm 2014 thì Bến cát bị thu hẹp địa giới hành chính cũng như số lượng cơ sở thời tự và tín đồ phật tử,tăng ni trên toàn thị xã. Lúc này toàn thị xã chỉ còn 12 cơ sở 3 cơ sở bị tách ra về huyện Bàu bàng, như chùa Phước Hội ,Chùa Hội Quang Chùa Linh Quang. Từ đây số lượng tăng ni cơ sở thời tự, tín đồ phật tử đã ít nay càng ít thêm ảnh hưởng đến sức mạnh của toàn ban trị sự. Tuy nhiên với sự quyết tâm đoàn kết hòa hộp cộng với sự quang tâm của các cấp ủy đảng chính quyền tỉnh Bình dương, Thị Xã Bến Cát Ban Trị Sự đã thành công trong mọi lĩnh vực về công tác giáo hội cũng như xã hội.
Trong thời gian từ năm 2014 đến nay trãi qua 9 năm gần 2 nhiệm kỳ Phật giáo Bến cát đã được những thành tựu đáng kể như giới thiệu tăng ni trẻ tham gia các lớp trung cấp phật học, học viện phật giáo việt nam sau khi trở về cùng tham gia với ban trị sự như Đại Đức Thích Chơn Tâm, Đại Đức Thích Nguyên Tuệ, Đại Đức Thích Thiện Nguyện, Sư Cô Thích Nữ Quãng Tâm …về công tác trùng tu công trình tầm vóc như Chùa Tổ Long Hưng, Chùa Pháp Sơn, Chùa Sùng Hưng, Chùa Hưng Nghiêm, Chùa Phật Ấn, Chùa Diệu Pháp, Chùa Phổ Quang, các công trình điều đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt cho hàng trăm người hàng nghìn người. Về mặt công tác từ thiện đóng góp hàng tỷ đồng góp phần an sinh xã hội được tốt đẹp.
Bên cạnh đó về mặt nhân sự hiện nay trong toàn thị xã đã có 6 vị hiện là ủy viên Ban Tri Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Tỉnh Bình Dương. Hai vị hiện là phó Ban Trị Sự Phật Giáo Tỉnh Bình dương đây là cơ hội lớn cho sự phát triển ổn định, những chư tôn đức này có đủ trình độ,tài lực trí lực để làm các công tác phật sự cho huyện nhà. Mặt khác chư tôn đức trong ban trị sự được Ủy Ban Mật Trận Tổ quốc việt nam thị xã Bến cát mời tham gia 2 vị, thành viên hội chữ thập đỏ 1 vị.
3. Những khó khăn và đề suất
Chúng ta ai cũng thấy rõ rằng nhân sự là một yếu tố quang trọng quyết định nên sức mạnh của tập thể, bên cạnh đó yếu tố thứ 2 cũng không kém phần quang trọng đó là sự cống hiến và hy sinh cho sự nghiệp chung và yếu tố thứ 3 đó là sự đoàn kết và trình độ chuyên môn, nhưng những yếu tố này hiện nay trong toàn ban trị sự chưa thể hiện hành động trọn vẹn ý nghĩa này. Ở đây phải nhìn lại vấn đề ta thấy rằng phật giáo thị xã Bến cát qua nhiều lần phân chia địa giới hành chính phân chia số lượng tăng ni tín đồ phật tử thì về mặt nhân sự bị yếu đi. Toàn thị xã chỉ có 13 cơ sở thời tự, trong đó còn có một số cơ sở không tham gia sinh hoạt đây cũng là một hạng chế số lượng tăng ni chỉ mang con số rất khiêm tốn bên cạnh đó còn một số tăng ni ở ngoài cơ sở thời tự không tham gia sinh hoạt giáo hội đề suất giáo hội nên có biện pháp chế tài, luật định để trang nghiêm cho giáo hội và ổn định địa bàn.
Mặt khác yếu tố hòa hợp và sự cống hiến hy sinh là điều mà khiến cho mọi người trong mỏi chúng ta phải suy nghĩ, tự bản thân của mỏi người phải biết tôn trọng hy sinh cống hiến cho con đường mình đã trọn để mọi người thấy được rằng ta không thể đi ngược lại với tôn chỉ giáo hội, lời phật dạy mà tồn tại và bên cạnh đó còn làm ảnh hưởng đến hình ảnh tôn nghiêm của tăng già, của sự tôn kính mọi người đối với đạo phật.
Thiết nghĩ chúng ta đang sống trong thời đại hội nhập phát triển kinh tế giá trị vật chất được tôn vinh, trong thời công nghệ hiện đại hình ảnh người xuất gia rất có giá trị trong đời sống vật chất, giá trị tôn nghiêm tự thân hình ảnh dấn thân phụng sự là hình ảnh mà chúng ta nên giữ gìn. Bởi lẽ, ngoài việc phát triển cơ sở vật chất ra chúng ta cần phải phát triển con người tu tập phụng sự chúng sanh. Cho dù vật chất phát triển đến đâu nếu không có con người tu tập phụng sự thì giáo hội cũng không thể phát triển và tồn tại lâu dài.
Con người là yếu tố tất yếu để phát triển mọi sự vật hiện hữu trên thế gian sự trang nghiêm hy sinh đoàn kết đòi hỏi con người bỏ đi bản ngã ta và của ta. Sự phát triển chưa trọn vẹn đầy đủ khi ta thiếu đi sự hy sinh bởi sự tự ngã cá nhân của mọi người là rào cảng cho sự phát triển sau này.
Trong 40 năm qua thành công của giáo hội phật giáo bình dương đã minh chứng cho chúng ta thấy được những gì mà phật giáo bình dương đạt được qua hình ảnh thực tế hôm nay. Được trung ương giáo hội đánh giá là một trong những tỉnh thành phía nam có tầm ảnh hưởng lớn trong cả nước những thành tựu các phật sự của phật giáo tỉnh nhà đều có sự chung tay của toàn ban trị sự phật giáo thị xã.
Trong công tác điều hành và phát triển giáo hội chúng ta phải trải qua những thuận lợi và khó khăn. Nhìn lại từ nhiệm kỳ thứ nhất đến nay ta thấy được sự phát triển và ngày càng phát triển của phật giáo bình dương nói chung va thị xã bến cát nói riêng ngày càng kiện toàn bộ máy điều hành giáo hội phải đóng góp cho sự trang nghiêm giáo hội, giúp giáo hội ngày càng ổn định và phát triển.
Với sức mạnh tập thể tôi tin chắc rằng không gì có thể làm cho sự phát triển phật giáo yếu đi mà ngày càng phát triển góp phần cho sự nghiêp ổn định đất nước. Đúng với câu phật giáo đồng hành cùng dân tộc.
Tài liệu tham khảo
– Lịch Sử Phật Giáo Bình Dương xuất bản văn hóa văn nghệ thành Phố Hồ Chí Minh năm 2015 do Hòa Thượng Thích Huệ Thông biên soạn .