Vào ngày 10 tháng 08 năm 1994, Đại hội đại biểu Tỉnh hội Phật giáo nhiệm kỳ IV được tổ chức tại Tổ đình chùa Hội Khánh với sự tham dự của 200 đại biểu chánh thức và 50 đại biểu dự thính. Đại hội kỳ này có sự chứng minh của Hòa thượng Thích Huệ Thành, Hòa thượng Giác Nhu, Phó Pháp chủ Hội đồng chứng minh, Hòa thượng Thích Thiện Hào Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự, Hòa thượng Thích Hiển Pháp, Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội… Và sự tham dự của ông Bùi Thanh Phong, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Trưởng ban Dân vận tỉnh; ông Nguyễn Quốc Thái, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân kiêm Trưởng ban Tôn giáo; ông Nguyễn Văn Nhuần, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các ngành khác…
Đại hội kỳ này đã bầu được một Ban Trị sự gồm 25 vị do Hòa thượng Thích Trí Tấn, thành viên Hội đồng Chứng minh, Ủy viên Hội đồng Trị sự làm Trưởng ban. Đại hội kỳ này có sự thay đổi về nhân sự trong Ban Thường trực, Thượng tọa Thích Minh Thiện được cơ cấu làm Phó Ban Thường trực Ban Trị sự thay thế Ni sư Thích Nữ Chơn Định xin từ nhiệm vì lý do sức khỏe; Thượng tọa Huệ Thông được cơ cấu giữ chức vụ Phó Trưởng ban kiêm Chánh Thư ký; Ni sư Thích Nữ Diệu Nghĩa giữ chức vụ Phó Ban kiêm tài chính, trong nhiệm kỳ này, Đại hội suy cử Hòa thượng Thích Nguyên Thành, Phó Ban Trị sự làm cố vấn chứng minh Ban Trị sự Tỉnh hội.
Nhiệm kỳ IV là nhiệm kỳ mà Tỉnh hội chịu nhiều sự mất mát, đó là Hòa thượng Thích Trí Tấn, Trưởng Ban Trị sự viên tịch vào ngày 13 tháng 01 năm 1995 (ngày 13 tháng 12 năm Giáp Tuất), kế đó là Hòa thượng Thích Nguyên Thành, cố vấn chứng minh Ban Trị sự viên tịch vào tháng 07 năm 1996, đây là sự mất mát lớn không chỉ của lãnh đạo Phật giáo tỉnh, mà còn đối với chính quyền, mặt trận cũng như toàn thể Phật giáo đồ tại Bình Dương.
Kể từ sau ngày Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập vào năm 1981, và Đại hội Phật giáo tỉnh Sông Bé nhiệm kỳ I với sự ra đời của Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Sông Bé vào năm 1983, Hòa thượng Thích Trí Tấn trải qua 4 nhiệm kỳ liên tục làm Trưởng Ban Trị sự, điều này nói lên sự tin tưởng của chính quyền tỉnh đối với nền tảng đạo đức và năng lực lãnh đạo điều hành Tỉnh hội của Hòa thượng, đồng thời cũng nói lên đức hạnh và uy tín của ngài đối với toàn thể Tăng Ni Phật tử trong tỉnh, nhất là vai trò lãnh đạo và sự đóng góp công sức rất lớn của Hòa thượng Thích Trí Tấn đối với Phật giáo Bình Dương trong suốt thời gian từ năm 1975 đến ngày viên tịch trải dài trên hai thập kỷ.
Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tấn thế danh Huỳnh Văn Xông, sanh năm Bính Ngọ, ngày 15 tháng 02 năm 1906, tại làng Dư Khánh, tổng Chánh Mỹ Trung, tỉnh Biên Hòa, nay là ấp 2, xã Thạnh phước, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Thân phụ là cụ Huỳnh Văn Bẩm, thân mẫu là cụ Lê Thị Nghe.
Năm lên 12 tuổi, ngài được song thân dắt đi chùa lễ Phật tại Hưng Long Tự và đã được Sư ông Giới Biên, trụ trì chùa thế độ và thu nhận vào làm công quả và chánh thức được sư ông trụ trì cho xuất gia, đặt tên là Nhật Quân tự Nhất Bổn vào năm Canh Thân (1920); năm 1923, ngài được thọ giới Sa di tại chùa Hưng Long. Đến năm 1925, ngài chánh thức thọ Cụ Túc giới do Đại lão Hòa thượng Tái Khai và làm Đàn đầu giới đàn tại chùa Hưng Long.
Năm Đinh Mẹo 1927, Hòa thượng Bổn sư viên tịch, lúc bấy giờ ngài được 22 tuổi, sau khi an táng và đứng ra xây tháp bảy tầng thờ thầy Bổn sư, ngài sắp xếp công việc giao lại cho huynh đệ rồi tiếp tục lên đường cầu sư học đạo, với quyết tâm cầu tiến, ngài đã đến cầu pháp với Hòa thượng Tâm Thường tại chùa Long Hưng huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai, được đặt pháp hiệu là húy Nhựt Tinh, thượng Trí hạ Tấn; vào năm 1931, ngài về làm Tri sự của Tổ đình chùa Long Thiền, Biên Hòa; đến năm 1935, ngài được chư sơn thiền đức và chư huynh đệ công cử về trụ trì chùa Long Hưng, nơi trước đây ngài xuất gia học Phật.
Năm 1945, ngài là Tổng Thư ký Phật giáo cứu quốc miền Đông Nam bộ, ngài đã động viên 04 người tu sĩ trong chùa Hưng Long tham gia kháng chiến chống Pháp, đã hy sinh năm 1947, ngoài ra ngài cũng đã tham gia treo cờ cách mạng tại chùa Long Thắng chào mừng Bác Hồ ký thỏa hiệp ước tại Paris ngày 14 tháng 09 năm 1946;đến năm 1947 ngài hưởng ứng phong trào tiêu thổ kháng chiến, đốt chùa Hưng Long chống Pháp, về công tác đoàn thể thì từ năm 1975 đến năm 1983, ngài là Ủy viên Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam huyện Tân Uyên, từ năm 1983 đến năm 1995, ngài là Ủy viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sông Bé.
Về hoạt động cống hiến cho đạo pháp, với đức độ và uy tín ngày càng cao, nên trong mùa An cư kiết hạ và khai mở đại Giới đàn năm Canh Thìn (1940), ngài được suy cử chức Giáo thọ A Xà Lê tại chùa Long Hưng, Long Thành, Biên Hòa; năm Đinh Dậu (1957) ngài làm được tôn làm giáo phẩm Yết ma A xà lê tại trường Chúc thọ Đại giới đàn chùa Long Sơn (Thới Hòa, Tân Uyên, Biên Hòa); năm 1958, ngài được Giáo hội suy cử làm Tăng giám tỉnh Biên Hòa thuộc Giáo hội Phật giáo Cổ truyền, Giáo hội Lục Hòa Tăng Việt Nam; năm 1970 (Canh Tuất), ngài được mời làm pháp sư giảng luật và làm Chánh chủ kỳ Trường Hương, chùa Thanh Long, quận Đức Tu, tỉnh Biên Hòa; năm 1971 (Tân Hợi) ngài đảm nhận chức vụ Tăng trưởng Phật giáo cổ truyền Lục Hòa Tăng, tỉnh Biên Hòa.
Vào năm 1972 (Nhâm Tý) ngài được toàn thể chư sơn thiền đức và đại chúng công cử lên hàng Giáo phẩm Hòa thượng tại Giới đàn chùa Bửu Phong (núi Bửu Long, Biên Hòa) và cử làm Chánh Thư ký Viện Tăng thống Giáo hội Cổ truyền Lục Hòa Tăng Việt Nam.
Năm 1980 (Canh Thân), ngài làm Hòa thượng đàn đầu tái khai Đại giới đàn chùa Long Vân, thị xã Vĩnh An, tỉnh Đồng Nai; năm 1981 (Tân Dậu), ngài được Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Lục Hòa Tăng suy cử làm Trưởng phái đoàn tham dự Hội ngị thống nhất Phật giáo toàn quốc lần thứ Nhất tại thủ đô Hà Nội. Cũng trong Hội nghị lần này, ngài được suy tôn làm Thành viên Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và suy cử Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Năm 1983, Đại hội Phật giáo tỉnh Sông Bé, lần thứ nhất ngài được suy cử làm Trưởng Ban Trị sự Phật giáo Việt Nam tỉnh Sông Bé, trong suốt bốn nhiệm kỳ từ năm 1983 đến năm 1994, ngài đều được tín nhiệm chức vụ Trưởng ban. Trong thời gian này, ngài đã tổ chức thành công ba Đại giới đàn và ngài làm Hòa thượng đàn đầu để tiếp dẫn hậu lai, dìu dắt Tăng Ni giữ gìn giới đức và tiến tu đạo nghiệp.
Trong Đại hội kỳ 03, Giáo hội Phật giáo Việt Nam vào tháng 11 năm 1992, một danh dự lớn là ngài được hai Hội đồng (Hội đồng Chứng minh và Hội đồng Trị sự) Giáo hội Phật giáo Việt Nam suy cử làm chủ tọa cho phiên họp để bầu Ban Thường trực của hai Hội đồng này. Đến ngày 13 tháng 12 năm Giáp Tuất (1995) ngài an nhiên thị tịch, đệ tử xây tháp thờ trong khuôn viên Tổ dình chùa Hưng Long (Tân Uyên).
Kể từ ngày Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Sông Bé ra đời, từ Nhiệm kỳ I đến Nhiệm kỳ IV, dưới sự lãnh đạo điều hành của Hòa thượng Thích Trí Tấn, Phật giáo Bình Dương từng bước cơ cấu lại toàn bộ hệ thống tổ chức, và từ đó đi vào ổn định. Một sự ổn định vô cùng cần thiết trong bối cảnh đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh và xã hội vẫn chưa hết hẳn sự bất ổn…
Sau ngày Hòa thượng Thích Trí Tấn viên tịch, vào ngày 27 tháng 11 năm 1995, Ban Trị sự Tỉnh hội tổ chức phiên họp đề cử Thượng tọa Thích Minh Thiện, Quyền Trưởng ban làm Trưởng Ban Trị sự và Thượng tọa Huệ Thông, Phó Ban kiêm Chánh Thư ký làm Phó Ban Thường trực Ban Trị sự.
Đồng thời Hội đồng Trị sự Trung ương cũng ra Quyết định số 577/QĐ/HĐTS đề ngày 30/01/1996 về việc công nhận thay đổi và cơ cấu nhân sự Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Sông Bé nhiệm kỳ IV (1994 – 1999), theo đó có nội dung quan trọng như sau:
– Điều I: Chấp thuận bổ sung:
- Thượng tọa Thích Minh Thiện, Quyền Trưởng ban, nay đề cử Trưởng Ban
- Đại đức Thích Huệ Thông, Phó ban kiêm Chánh Thư ký nay đề cử Phó Trưởng Ban Thường trực.
- Đại đức Thích Minh Thuấn, Phó Thư ký nay đề cử Chánh Thư ký
- Đại đức Thích Minh Nghĩa, Ủy viên Hướng dẫn Nam nữ Phật tử, nay đề cử Phó Thư ký.
Tiếp đến vào ngày 01 tháng 01 năm 1997, tỉnh Sông Bé được Quốc hội và Chính phủ quyết định tách làm hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước. Khi đó Ban Thường trực Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương đã tổ chức phiên họp vào ngày 26 tháng 12 năm 1996 để bàn kế hoạch chọn nhân sự nhằm tiến đến thành lập Ban Trị sự lâm thời cho hai tỉnh.
Về địa phận tỉnh Bình Phước, thành phần Ủy viên trong Ban Trị sự Sông Bé đương nhiệm chỉ có 5 vị: 1 Tăng, 3 Ni và 1 cư sĩ với tổng số 47 tự viện và 56 Tăng Ni (kể cả tạm trú dài hạn). Về địa phận tỉnh Bình Dương, Ủy viên Ban Trị sự có 20 vị và toàn Ban Thường trực đều nằm ở Bình Dương với 160 Tự viện và 265 Tăng Ni, nên có thể nói là nguồn nhân sự Phật giáo tỉnh Bình Phước lúc bấy giờ gặp nhiều khó khăn so với tỉnh Bình Dương.
Ngày 15 tháng 01 năm 1997, Ban Trị sự Tỉnh hội lâm thời ở tỉnh Bình Dương được thành lập do Hòa thượng Thích Minh Thiện làm Trưởng ban. Đến tháng 6 năm 1997, Ban Trị sự Tỉnh hội lâm thời ở Bình Phước được thành lập do Đại đức Thích Huệ Quang làm Trưởng ban; Sư cô Thích Nữ Cẩn Liên làm Phó Ban Thường trực kiêm tài chánh, Đại đức Thiện Chơn làm Phó Ban, Đại đức Tĩnh Cường làm Phó Thư ký… Trong công tác Phật sự trong bối cảnh Phật giáo tại địa phương thời bấy giờ, tuy là hai Ban Trị sự đã được thành lập, nhưng việc điều hành Phật sự ở Bình Phước vẫn luôn được sự hỗ trợ và giúp đỡ góp ý của Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương.
Trong nhiệm kỳ IV (1994 – 1997), Thường trực Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Sông Bé đã thành lập cũng như tiếp tục bổ sung, tái bổ nhiệm nhân sự vào các Ban Đại diện Phật giáo cấp huyện thị của tỉnh, về công tác tổ chức và Tăng sự đã đạt được những kết quả như sau:
– Ngày 30 tháng 11 năm 1994, lễ bổ nhiệm Ban Đại diện Phật giáo huyện Bình Long, nhân sự Ban Đại diện có 05 vị:
- Sư cô Thích nữ Cẩn Liên, Chánh Đại diện
- Sư cô Thích nữ Như Hóa, Phó Đại diện
- Cư sĩ Lý An, Thư ký
- Sư cô Thích nữ Như Hiền, Ủy viên
- Cư sĩ Nguyễn Văn Kim, Ủy viên
– Ngày 27 tháng 12 năm 1994, lễ bổ nhiệm Ban Đại diện Phật giáo huyện Bến Cát, nhân sự Ban Đại diện có 03 vị:
- Đại đức Thích Thiện Thới, Chánh Đại diện
- Đại đức Thích Hồng Long, Phó Đại diện
- Đạo hữu Nguyễn Văn Bảo (Tâm Ngữ), Thư ký
– Ngày 30 tháng 12 năm 1994, lễ bổ nhiệm Ban Đại diện Phật giáo huyện Phước Long, nhân sự Ban Đại diện có 05 vị:
- Sư cô Thích nữ Như Hồng, Chánh Đại diện
- Đạo hữu Phan Quang Anh (Minh Hiền), Phó Đại diện
- Đạo hữu Nguyễn Thùy Dương (Như Quang), Thư ký
- Đạo hữu Nguyễn Ngọc Hoàng (Tâm Thượng), Ủy viên
- Nguyễn Đình Danh (Đồng Phương), Ủy viên
– Ngày 09 tháng 08 năm 1995, lễ bổ nhiệm Ban Đại diện Phật giáo Thị xã Thủ Dầu Một tại chùa Phật Học (cũng là văn phòng Ban Đại diện), nhân sự Ban Đại diện có 05 vị:
- Đại đức Thích Minh Nghĩa, Chánh Đại diện
- Đại đức Thích Thiện Châu, Phó Đại diện
- Đại đức Thích Minh Vũ, Thư ký
- Sư cô Thích nữ An Liên, chấp sự viên Từ thiện
- Sư cô Thích nữ Tập Liên, chấp sự viên Thủ quỹ
– Ngày 30 tháng 05 năm 1995, lễ bổ nhiệm Ban Đại diện Phật giáo huyện Bắc Tân Uyên tại chùa Phước Lâm thị trấn Uyên Hưng, nhân sự Ban Đại diện có 05 vị:
- Thượng tọa Thích Nhuận Thanh, Chánh Đại diện
- Đại đức Thích Giác Sự, Phó Đại diện
- Đại đức Thích Thiện Duyên, Thư ký
- Đại đức Thích Nhuận Thiền, Ủy viên Nghi lễ
- Đại đức Thích Thiện Trang, Ủy viên Từ thiện
– Ngày 12 tháng 10 năm 1994, lễ bổ nhiệm Ban Đại diện Phật giáo huyện Thuận An tại chùa Bùi Bửu thị xã Dĩ An, nhân sự Ban Đại diện có 06 vị:
- Thượng tọa Thích Minh Thiện, Chánh Đại diện
- Đại đức Thích Nhất Chí, Phó Đại diện
- Đại đức Thích Đồng Thành, Thư ký
- Đại đức Thích Nhuận Kiên, Ủy viên
- Sư cô Thích nữ Pháp Như, Ủy viên
- Sư cô Thích nữ An Hiếu, Ủy viên
Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong nhiệm kỳ IV (1994 – 1997) của Thường trực Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Sông Bé lúc bấy giờ đó là đề nghị Trung ương Giáo hội tấn phong giáo phẩm cho chư tôn đức, thể theo văn bản đề nghị, Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã chuẩn y tấn phong ngôi vị Hòa thượng cho 02 vị:
- Thượng tọa Thích Huệ Thông (chùa Núi Châu Thới) lên ngôi vị Hòa thượng
- Thượng tọa Thích Thiện An (chùa Bửu Phước) lên ngôi vị lên Hòa thượng
Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng đã chuẩn y tấn phong ngôi vị Thượng tọa cho 5 vị:
- Đại đức Thích Nhuận Thanh lên ngôi vị Thượng tọa
- Đại đức Thích Giác Nhẫn (Tịnh xá Ngọc An) lên ngôi vị Thượng tọa
- Đại đức Thích Thiện Duyên (chùa Hưng Long) lên ngôi vị Thượng tọa
- Đại đức Thích Tâm Từ lên ngôi vị lên Thượng tọa
- Đại đức Thích Giác Nguyện lên ngôi vị Thượng tọa
Đồng thời đề nghị tấn phong giáo phẩm Ni sư cho 05 vị:
- Sư cô Thích nữ Diệu Nghĩa
- Sư cô Thích nữ Như Huy
- Sư cô Thích nữ Như Thái
- Sư cô Thích nữ Tắc Nhẫn
- Sư cô Thích nữ Tắc Hiền
- Sư cô Thích nữ Nhã Liên
- Sư cô Thích nữ Tập Liên
- Sư cô Thích nữ Thông Liên
- Sư cô Thích nữ Thuận Liên.
Có thể nói rằng, Phật giáo Sông Bé trong giai đoạn Hòa thượng Thích Trí Tấn làm Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội là giai đoạn ổn định của Phật giáo Sông Bé – Bình Dương, không chỉ ổn định trong việc cơ cấu tổ chức hành chánh, mà còn ổn định các vấn đề liên quan đến sinh hoạt tu hành và công tác Phật sự của Tăng Ni Phật tử. Đây là nền tảng rất cơ bản và vô cùng quý giá để chư tôn đức trong Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo kế nhiệm sẽ kế thừa và phát huy, tiếp tục đóng góp cho sự xương minh của Phật giáo tỉnh nhà.
Sau khi Hòa thượng Thích Trí Tấn viên tịch, kế tục lãnh đạo và điều hành Tỉnh hội lúc này có Thượng tọa Thích Minh Thiện quyền Trưởng ban, Thượng tọa Thích Huệ Thông vẫn tiếp tục vai trò Phó Trưởng ban kiêm Chánh Thư ký với sự trợ giúp của Đại đức Thích Minh Thuấn, Ni sư Diệu Nghĩa, thời bấy giờ các vị trong Ban Trị sự Tỉnh hội lúc này còn quá trẻ, chưa tạo được uy tín và niềm tin đối với Tăng Ni Phật tử, chính vì vậy phần nào điều hành Phật sự trong giai đoạn này có hạn chế. Tuy nhiên, nhờ tâm huyết hết lòng vì đạo pháp và dân tộc của chư tôn đức trong Ban Trị sự Tỉnh hội, nhất là của nhị vị giáo phẩm là Thượng tọa Thích Minh Thiện và Thượng tọa Thích Huệ Thông nên công tác điều hành Phật sự đạt những hiệu quả nhất định, điều này đã tạo được uy tín và niềm tin của toàn thể Tăng Ni Phật tử Phật giáo tỉnh nhà. Đặc biệt, trong quá trình điều hành Phật sự, với kinh nghiệm sẵn có, Thượng tọa Minh Thiện và Thượng tọa Huệ Thông đã linh hoạt vận dụng khả năng của mình, cộng với xu thế khách quan lúc bấy giờ từng bước tạo được sự ổn định trong guồng máy điều hành của Tỉnh hội Phật giáo và sự hanh thông cũng như phát trên một số lĩnh vực, nhất là trong côn tác từ thiện xã hội và công tác hướng dẫn nam nữ Phật tử.
– Về công tác Tăng sự, một Phật sự quan trọng cũng đã được thực hiện thành công mỹ mãn trong Nhiệm kỳ IV, đó là tổ chức thành công Đại Giới đàn Trí Tấn lần thứ 4 của Tỉnh hội vào hai ngày 26-27 tháng 07 năm 1995 tại Tổ đình chùa Hội Khánh.
Đại giới đàn Trí Tấn lần thứ 4 của Tỉnh hội vinh dự được Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam làm Đàn đầu Hòa thượng, cùng với thành phần giới sư như sau:
* THẬP SƯ TĂNG
– Hòa thượng Đàn đầu: Hòa thượng Thích Trí Tịnh
– Yết ma A Xà Lê: Hòa thượng Thích Huệ Hải
– Giáo thọ A Xà Lê: Hòa thượng Thích Diệu Tâm
– Đệ nhứt Tôn chứng: Thượng tọa Thích Nguyên Thành
– Đệ nhị Tôn chứng: Đại đức Thích Minh Thiện
– Đệ tam Tôn chứng: Thượng tọa Thích Nhuận Thanh
– Đệ tứ Tôn chứng: Đại đức Thích Huệ Thông
– Đệ ngũ Tôn chứng; Đại đức Thích Minh Thuấn
– Đệ lục Tôn chứng: Đại đức Thích Giác Sự
– Đệ thất Tôn chứng: Đại đức Thích Giác Nguyện
* THẬP SƯ NI
– Hòa thượng Đàn đầu: Ni sư Thích nữ Đạt Lý
– Yết ma A Xà Lê: Ni sư Thích nữ Như Huy
– Giáo thọ A Xà Lê: Ni sư Thích nữ Tịnh Danh
– Ni sư Thích nữ Tịnh Long
– Ni sư Thích nữ Tắc Nhẫn
– Ni sư Thích nữ Như Khải
– Sư cô Thích nữ Diệu Nghĩa
– Sư cô Thích nữ Tịnh Hòa
– Sư cô Thích nữ Tập Liên
– Sư cô Thích nữ Như Mỹ
– Về công tác giáo dục và hướng dẫn nam nữ Phật tử, có thể nói hoạt động Phật sự được thành công lúc này một phần là nhờ ổn định tổ chức Gia đình Phật tử trong bối cảnh một số phần tử của tổ chức Gia đình Phật tử trước năm 1975 đòi hỏi Giáo hội phải công nhận tổ chức này sinh hoạt theo những quy định như trước năm 1975, đứng trước tình thế nhạy cảm này, Ban Thường trực Tỉnh hội đã tổ chức một hội nghị triển khai sinh hoạt Gia đình Phật tử vào ngày 15 tháng 09 năm 1995 tại chùa Hội Khánh, để hướng dẫn cho tổ chức Gia đình Phật tử đi vào nề nếp theo chủ trương của Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương. Trên cơ sở này, Thường trực Ban Trị sự Tỉnh hội tiến hành tổ chức triển khai đến các huyện có sinh hoạt Gia đình Phật tử. Theo đó, một sự kiện đáng nhớ đó là vào ngày 15 tháng 10 năm 1995, Tỉnh hội Phật giáo tổ chức hội nghị mở rộng tại chùa Phước Huệ huyện Phước Long cho trên 12 đơn vị Gia đình Phật tử và khoảng 40 Huynh trưởng đến tham dự để nghe Thường trực Tỉnh hội triển khai kế hoạch và các quy định cho sinh hoạt tổ chức Gia đình Phật tử phù hợp với tinh thần Hiến chương Phật giáo. Các cuộc triển khai thuộc sinh hoạt gia đình Phật tử đều do Thượng tọa Huệ Thông trực tiếp đến các cơ sở để triển khai và hướng dẫn. Thành tựu trong công tác này của Giáo hội là được sự đồng tình chấp hành tốt của các đơn vị Gia đình Phật tử, các đơn vị Gia đình Phật tử từng bước được Ban Tôn giáo và Ủy ban Nhân dân tỉnh chấp thuận cho sinh hoạt như các đơn vị Phước Long, Bến Cát, Thuận An, Bình Long, Lộc Ninh…
– Về công tác giáo dục đào tạo, một Phật sự khá quan trọng nữa đối với Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Sông Bé lúc bấy giờ, ngay từ đầu Nhiệm kỳ III (1991 – 1994) chư tôn đức đã ráo riết chuẩn bị cho sự ra đời của Trường Cơ bản Phật học tỉnh Sông Bé (sau khi tách tỉnh trường có tên là Trường Cơ bản Phật học tỉnh Bình Dương), phải nói rằng sự việc nhen nhóm tư tưởng thành lập Trường Cơ bản Phật học tỉnh Sông Bé – Bình Dương vào thời điểm bấy giờ xuất phát từ tâm tư nguyện vọng của Thượng tọa Thích Huệ Thông và chư tôn đức trong Ban Trị sự Tỉnh hội, tuy nhiên do lúc bấy giờ công việc tiến hành thành lập Trường Cơ bản Phật học tỉnh Sông Bé – Bình Dương nằm ngoài khả năng chủ động của Ban Thường trực Tỉnh hội, chính vì vậy mà đến đầu nhiệm kỳ IV(1994 – 1997) thì Trường Cơ bản Phật học tỉnh Sông Bé mới chính thức được Trung ương Giáo hội và chính quyền tỉnh Sông Bé cho phép thành lập và như vậy hoài bão này của chư tôn đức trong Ban Trị sự Tỉnh hội đã trở thành hiện thực.
Sau một thời gan dài chuẩn bị thủ tục hành chánh cũng như nguồn nhân sự phục vụ công tác giảng dạy, nhất là qua sự phấn đấu nỗ lực của Ban Thường trực Trị sự Tỉnh hội, được sự đồng tình của Tăng Ni Phật tử, từ đó Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam thể theo đề nghị của Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Sông Bé đã ban hành Quyết định số 309/QĐ/HĐTS đề ngày 25 tháng 11 năm 1994 do Hòa thượng Thích Thiện Siêu, Trưởng Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương Giáo hội ấn ký về việc chấp thuận cho phép thành lập Trường Cơ bản Phật học tỉnh Sông Bé, lớp học Tăng đặt tại chùa Hội Khánh (Văn phòng Ban Giám hiệu trường) và lớp học Ni đặt tại chùa Tây Thiên xã Đông Hòa huyện Thuận An.
Sau khi được Trung ương Giáo hội chấp thuận bằng văn bản nêu trên, Ban Thường trực Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Sông Bé đã có văn bản đề ngày 18 tháng 03 năm 1995 gởi đến Ủy ban Nhân dân tỉnh Sông Bé xin phép thành lập và gởi đến Sở Xây Dựng xin phép xây dựng Trường Cơ bản Phật học tỉnh Sông Bé.
Sau khi nhận đơn xin phép xây dựng trường của Tỉnh hội, Sở Xây Dựng đã thẩm tra và trả lời bằng văn bản số 67/VB-TT ghi ngày 25 tháng 03 năm 1995, nhất là theo đề nghị của Ủy ban Nhân dân Thị xã Thủ Dầu Một và Ban Tôn giáo chính quyền Tỉnh (thể theo đơn đề nghị của Tỉnh hội), Ủ y ban Nhân dân tỉnh Sông Bé đã có văn bản số 88/GP-UB ghi ngày 28 tháng 03 năm 1995, do ông Nguyễn Quốc Thái, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Sông Bé ấn ký, trả lời với nội dung chính như sau: “Chấp thuận việc Ban Thường trực Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Sông Bé được tổ chức xây dựng Trường Cơ bản Phật học (Trường dành cho Tăng đặt tại chùa Hội Khánh) theo quy mô, vị trí xây dựng, thiết kế công trình đã được Sơ Xây Dựng thẩm tra tại văn bản số 67/VB-TT ghi ngày 25 tháng 03 năm 1995 (có bản vẽ đính kèm).
Theo đó, Trường Cơ bản Phật học tỉnh Sông Bé được khởi công xây dựng vào ngày 27 tháng 04 năm 1995, thời gian xây dựng trường không đầy 4 tháng và chánh thức khai giảng vào ngày 23 tháng 09 năm 1995 với tổng số Tăng Ni sinh là 154, trong đó Tăng sinh có 57 vị và Ni sinh có 97 vị (sau khi tốt nghiệp còn lại 35 vị Tăng và 81 vị Ni).
Bên cạnh đó, một bảng danh sách nhân sự Ban Giám hiệu và Ban Giảng huấn Trường Cơ bản Phật học tỉnh Sông Bé gồm có 13 vị, trong đó Ban Giám hiệu có 06 vị và Ban Giảng huấn có 13 vị cũng đã được Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội phê chuẩn bằng văn bản số 309/QĐ/HĐTS đề ngày 25 tháng 11 năm 1994, do do Hòa thượng Thích Thiện Siêu, Trưởng Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương Giáo hội ấn ký (có danh sách đính kèm).
Tuy nhiên do yêu cầu thực tiễn trong công tác giáo dục đào tạo và những lý do khách quan khác, nên thành phần nhân sự trong Ban Giám hiệu cũng như Ban Giảng huấn của Trường Cơ bản Phật học tỉnh Sông Bé đã có sự thay đổi so với danh sách được Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương Giáo hội phê chuẩn ban đầu, nên trên thực tế thì thành phần Ban Giám hiệu và Ban giảng huấn gồm các vị sau đây:
* Thành phần Ban Giám hiệu trường gồm 11 vị:
– Thượng tọa Thích Minh Thiện, Hiệu trưởng
– Thượng tọa Huệ Thông, Phó Hiệu trưởng Học vụ
– GS. Phan Thanh Đào (Nguyên Tạo), Phó Hiệu trưởng
– Đại đức Thích Minh Thuấn, Chánh Thư ký
– Đại đức Thích Thiện Châu, Phó Thư ký
– Đại đức Thích Đồng Thành, Chánh Văn phòng
– Đại đức Thích Minh Chí, (Phân hiệu Tăng);
– Đại đức Thích Tĩnh Tại, Phó Văn phòng (Phân hiệu Tăng)
– Sư cô Thích Nữ Pháp Như, Phó Văn phòng (Phân hiệu Ni) kiêm Thủ quỹ
– Ni sư Thích Nữ Diệu Nghĩa, Ủy viên tài chính
* Thành phần Ban giảng huấn gồm 26 vị:
– Thượng tọa Thích Nguyên Ngôn
– Thượng tọa Thích Minh Thành
– Đại đức Thích Thiện Nghĩa
– Thượng tọa Thích Đạt Đạo
– Đại đức Thích Liễu Hạnh
– Đại đức Thích Thiện Ý
– Đại đức Thích Hoằng Dự
– Đại đức Thích Minh Lý
– Đại đức Thích Bửu Chánh
– Đại đức Thích Thiện Bảo
– Sư cô Thích nữ Xuân Liên
– Sư cô Thích nữ Hòa Liên
– Thượng tọa Thích Huệ Thông
– Thượng tọa Thích Quảng Tâm
– Đại đức Thích Thông Nhẫn
– Đại đức Thích Quảng Huy
– Đại đức Thích Minh Nghĩa
– Sư cô Thích nữ Như Thành
– Sư cô Thích nữ Tịnh Long
– Sư cô Thích nữ Diệu Thắng
– Cư sĩ Phan Thanh Đào
– Cư sĩ Nguyễn Thị Thuận
– Cư sĩ Nguyễn Thị Kim Chi
– Cư sĩ Nguyễn Thị Loan
– Cư sĩ Trần Thu Thảo
– Cư sĩ Nguyên Tạo.
Việc thành lập Trường Cơ bản Phật học tỉnh Sông Bé thời bấy giờ thành công mỹ mãn, ngoài tâm huyết của chư tôn đức trong Ban Thường trực Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Sông Bé, sự đồng thuận ủng hộ của Tăng Ni Phật tử tình nhà, thì còn có yếu tố khách quan rất thuận lợi của xã hội, đó là giai đoạn đổi mới đất nước và cũng là giai đoạn phát triển về mặt đào tạo thế hệ Tăng Ni trẻ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trên cả nước nên việc thành lập trường nhận được sự hoan hỷ tán dương cũng như sự chấp thận của Trung ương Giáo hội. Đáng nói, thời bấy giờ công tác xây dựng nhà trường đã nhận được sự ủng hộ của đa số Tăng Ni Phật tử trong và ngoài tỉnh, trong đó có sự đóng góp nhiệt tình đáng quý của ông Huỳnh Phi Dũng (Tổng Giám đốc Công ty Thành Lễ)… Có thể nói việc thành lập Trường Cơ bản Phật học là một trong những thành tựu Phật sự rất lớn của Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tình Sông Bé nhiệm kỳ III (1994 – 1997).
Việc thay đổi nhân sự, xu hướng trẻ hóa đội ngũ tu sĩ lãnh đạo Tỉnh hội, sự kiện Tỉnh hội Phật giáo khai mở Đại giới đàn Trí Tấn lần thứ 4 tại Tổ đình chùa Hội Khánh, sự kiện thành lập đi vào hoạt động của Trường Trung cấp Phật học Tỉnh, cùng với những kết qua khả quan trong hoạt động từ thiện xã hội của Tăng Ni Phật tử tỉnh nhà nói chung và sự đómg góp tích cực của Thượng tọa Thích Minh Thiện và Ni sư Thích Nữ Diệu Nghĩa riêng, thì đây được xem là những thành tựu lớn lao mà Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Sông bé đã đạt được trong nhiệm kỳ IV (1994 – 1997), điều này đã tạo một bước ngoặt phát triển mới trong công tác Phật sự của Phật giáo tỉnh nhà và nhất là đã tạo được nhiều uy tín cũng như niềm tin đối với Tăng Ni Phật tử và lãnh đạo chính quyền các cấp tại địa phương thời bấy giờ…