Chương IX: Phật giáo Bình Dương nhiệm kỳ VII (2007-2012)

Chương IX tải file pdf

      Phật giáo Bình Dương trong Nhiệm kỳ VII có thể nói là rất khởi sắc và phát triển vượt bậc so với 6 nhiệm kỳ trước, bởi đặc điểm tình hình của xã hội từ năm 2007 đến năm 2012 là giai đoạn đất nước có nhiều thuận lợi, như gia nhập WTO, được bầu là Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, tổ chức thành công Hội nghị Kinh tế cấp cao APEC, song bên cạnh đó đất nước vẫn phải đối mặt với tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu, chính điều này đã tác động trực tiếp đến mọi mặt đời sống xã hội, trong đó có Phật giáo.

      Tuy nhiên điều đáng phấn khởi là lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã biết tận dụng thời cơ, bằng sự nỗ lực phấn đấu hết mình, đã linh hoạt biến những khó khăn, thách thức thành cơ hội vượt khó, vươn lên trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng, do đó kinh tế xã hội của Bình Dương vẫn phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung và Phật tử nói riêng được cải thiện, nâng lên đáng kể, điều này đã tác động trực tiếp đến Phật giáo Bình Dương, nhờ đó mà Phật giáo Bình Dương có nhiều điều kiện thuận lợi để ổn định và phát triển.

      Trung ương Giáo hội lúc bấy giờ, ngoài vai trò lãnh đạo của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh, còn có sự điều hành tích cực của Hòa thượng Thích Từ Nhơn, Hoà thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký, Hòa thượng Thiện Pháp – Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng Trung ương Giáo hội, Thượng tọa Thích Thiện Thống – Ủy viên Thư ký và hệ thống văn phòng thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn mọi sinh hoạt Phật sự cho các Ban Trị sự, nhất là sự quan tâm sâu sắc của chư vị tôn đức lãnh đạo Trung ương Giáo hội nói chung và của Hòa thượng Thích Từ Nhơn, Hoà thượng Thích Thiện Nhơn, Hòa thượng Thiện Pháp nói riêng dành cho Phật giáo Bình Dương, nhờ đó Phật giáo tỉnh nhà thêm nhiều khởi sắc.

      Trong bối cảnh xã hội và Phật giáo như đã nói, Ban Trị sự Phật giáo Bình Dương trên tinh thần thống nhất, hòa hợp, phụng sự đạo pháp, phục vụ dân tộc, đã từng bước kiện toàn tổ chức vững mạnh, mọi sinh hoạt Phật sự đều dựa trên tinh thần Nghị quyết của Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ 6 và phương hướng Phật sự mà Tỉnh hội Phật giáo tỉnh nhà đã đề ra trong nhiệm kỳ trước. Bên cạnh đó, được sự quan tâm sâu sát của Trung ương Giáo hội, sự nhiệt tâm, tận tình giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi của lãnh đạo tỉnh và các sở, ban ngành chức năng, Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương đã hoàn thành tốt mọi công tác Phật sự trong suốt chặng đường 05 năm qua.

      Trên tinh thần đoàn kết, hòa hợp, hân hoan phấn khởi, vào ngày 15 tháng 05 năm 2007, Đại hội đại biểu Phật giáo Bình Dương lần 7 Nhiệm kỳ 2007 – 2012 đã khai mạc trọng thể tại Trung tâm Văn hóa Tỉnh hội. Tham gia Đoàn Chủ tịch, chư tôn giáo phẩm chứng minh có Hòa thượng Thích Từ Nhơn, Hòa thượng Thích Hiển Pháp, Hòa thượng Thích Trí Quảng, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Hòa thượng Thích Minh Chánh, Hòa thượng Thích Thiện Pháp, Hòa thượng Thích Thiện Tánh, Thượng tọa Thích Minh Thiện và Thượng tọa Thích Huệ Thông (chùa núi Châu Thới).

      Đại hội đại biểu Phật giáo Bình Dương lần thứ 7 Nhiệm kỳ 2007 – 2012 có 300 đại biểu chính thức và 50 đại biểu dự thính, đại diện quan chức chính quyền tỉnh đều quan lâm đại hội. Các cơ quan truyền thông trong và ngoài Phật giáo như Báo Giác ngộ, Báo Bình Dương, Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương đến tham dự và đưa tin, cùng sự tham dự, phục vụ của hàng trăm Phật tử, đã góp phần đem lại sự thành công tốt đẹp cho Đại hội.

      Đại hội đã bầu ra một Ban Trị sự gồm có 39 vị, trong đó có 13 vị trong Ban Thường trực Ban Trị sự, 02 vị Ủy viên Thường trực Ban Trị sự, 22 vị Ủy viên Ban Trị sự và 02 Ủy viên dự khuyết, được Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam chuẩn y bằng Quyết định số 202/QĐ/HĐTS ngày 14/4/2007 do Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự ấn ký.

      *Thường trực Ban Trị sự Nhiệm kỳ VII (2007 – 2012)

  1. Thượng tọa Thích Minh Thiện: Trưởng Ban kiêm Trưởng ban Tăng sự và Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni
  2. Thượng tọa Thích Huệ Thông: Phó Trưởng Ban Thường Trực kiêm Trưởng Ban Hoằng pháp
  3. Ni sư Thích nữ Diệu Nghĩa: Phó Ban kiêm Trưởng ban Kinh tế Tài chánh
  4. Thượng tọa Thích Minh Thuấn: Chánh Thư ký
  5. Thượng tọa Thích Minh Nghĩa:Phó Thư ký kiêm Chánh Văn phòng
  6. Đại đức Thích Minh Lực: Phó Thư ký
  7. Thượng tọa Thích Thiện Duyên: Trưởng Ban Hướng dẫn nam nữ Phật tử
  8. Đại đức Thích Minh Chí: Trưởng Ban Nghi lễ
  9. Đại đức Thích Thiện Châu: Trưởng Ban Văn hóa
  10. Ni sư Thích nữ Pháp Như: Trưởng Ban Từ thiện xã hội
  11. Ni sư Thích nữ Tập Liên: Ủy viên thủ quỹ
  12. Thượng tọa Thích Tâm Từ: Ủy viên Kiểm soát
  13. Thượng tọa Thích Giác Sự: Ủy viên Kiểm soát
  14. Đại đức Thích Huệ Trí: Ủy viên Thường trực
  15. Ni trưởng Thích nữ Như Huy: Ủy viên Thường trực

      * Các Ủy viên Ban Trị sự gồm có: Thượng tọa Thích Giác Sự, Thượng tọa Thích Hồng Long. Đại đức Thích Nhất Chí, Thượng tọa Thích Giác Nguyện, Thượng tọa Thích Chơn Tâm, Thượng tọa Thích Nhuận Châu, Thượng tọa Thích Thiện Trung, Đại đức Thích Minh Vũ, Đại đức Thích Hải Nghiêm, Đại đức Thích Thiện Hòa, Đại đức Thích Chúc Minh, Đại đức Thích Thiện Hỷ, Đại đức Thích Thiện Tánh, Đại đức Thích Thiện Đạo, Ni trưởng Thích nữ Như Thái, Ni sư Thích nữ Thành Liên, Ni sư Thích nữ Như Thanh, Sư cô Thích nữ Giác Nguyện, Sư cô Thích nữ Liên Diệu, Sư cô Thích nữ Từ Thảo, Cư sĩ Nguyên Tạo, Cư sĩ Huệ Thiên, 02 vị Ủy viên dự khuyết là Ni sư Thích nữ Diệu Thường và Sư cô Thích nữ Ngọc Bích.

      Sau khi Đại hội đại biểu Phật giáo Bình Dương lần thứ 7 Nhiệm kỳ 2007 – 2012 thành công, thì khoảng 07 tháng sau, Phật giáo cả nước diễn ra Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ 6 được tổ chức trong hai ngày từ ngày 11 đến ngày 14 tháng 12 năm 2007, tại thủ đô Hà Nội. Tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần này, Đoàn Đại biểu của Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Bình Dương có 11 vị tham dự do Hòa thượng Thích Minh Thiện, Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương làm Trưởng đoàn; Thượng tọa Thích Huệ Thông, Phó Trưởng Ban Thường Trực; Ni sư Thích nữ Diệu Nghĩa, Thượng tọa Thích Minh Thuấn, Thượng tọa Thích Minh Nghĩa, Đại đức Thích Minh Lực, Thượng tọa Thích Hồng Long, Thượng tọa Thích Nhất Chí, Đại đức Thích Chiếu Hội, Thượng tọa Thích Giác Sự và Ni trưởng Thích nữ Như Huy.

      Trong Nhiệm kỳ VII (2007-2012) Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Bình Dương thêm một sự mất mát lớn nữa, đó là Hòa thượng Thích Minh Thiện, Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Bình Dương viên tịch, có thể nói đây là sự mất mát lớn không chỉ của lãnh đạo Phật giáo tỉnh mà còn đối với chính quyền, mặt trận cũng như toàn thể Phật giáo đồ tại Bình Dương.

      Hòa thượng Thích Minh Thiện, thế danh Đào Văn Cư, hiệu Nhựt Phước, thuộc thế hệ truyền thừa đời thứ 41 dòng Lâm tế Chánh tông. Hòa thượng sinh ngày 05 tháng 05 năm 1948, tại làng Tân Mỹ, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Năm 10 tuổi, ngài lánh tục cầu chơn, nương chốn cửa không, gieo nhân giải thoát tại chùa Châu Thới… Trong tinh thần hòa hợp đoàn kết, Hòa thượng đã thể hiện nguyện vọng dấn thân phụng sự đạo đời cùng chư tôn đức trong ngôi nhà chung của giáo hội. Năm 1983, được xem là năm mang dấu ấn lịch sử của Phật giáo Sông Bé – Bình Dương, ngài đã cùng Hòa Thượng Thích Trí Tấn và chư tôn đức xây dựng thành công ngôi nhà Giáo hội Phật giáo tỉnh Sông Bé (Bình Dương). Qua đó, Hòa thượng được Đại hội Phật giáo Tỉnh nhà suy cử qua nhiều chức vụ quan trọng của Tỉnh hội, từ Phó Thư ký, Chánh Thư ký, Phó ban Thường trực và Trưởng Ban Trị sự kiêm Trưởng ban Tăng sự, Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương; Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học tỉnh Bình Dương. Tại Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ 5 (diễn ra vào năm 2002) ngài được suy cử vào Uỷ viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho đến ngày viên tịch, ngoài ra, trong công tác đoàn thể tại địa phương, Hòa thượng tham gia vào Uỷ viên MTTQ và được bầu làm Đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Dương.

      Với những nỗ lực cống hiến mang lợi ích “tốt đạo đẹp đời”, Hòa thượng đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen và nhiều Huy chương các loại; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Chữ thập đỏ, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Dương trao tặng nhiều Bằng khen, Kỷ niệm chương…

      – Về công tác nhân sự, sau khi Hòa thượng Thích Minh Thiện viên tịch vào ngày 21 tháng 10 năm 2011, để ổn định điều hành Phật sự tỉnh Bình Dương, Hòa thượng Thích Trí Tịnh – Chủ tịch Hội đồng Trị sự ký Quyết định số 437/QĐ/HĐTS, ngày 31/10/2011, bổ nhiệm Thượng tọa Thích Huệ Thông, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Ban Thường trực Ban Trị sự Phật giáo Bình Dương đảm nhiệm chức vụ Quyền Trưởng ban cho đến hết nhiệm kỳ (2007-2012) và quyết định chuẩn y chức vụ Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học tỉnh Bình Dương tại Quyết định số 438/QĐ. BGDTN/HĐTS, ngày 31 tháng 10 năm 2011, do Hòa thượng Thích Giác Toàn – Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương.

      Đáng nói là cũng trong nhiệm kỳ này, nhất là khoảng thời gian sau khi được Trung ương Giáo hội quyết định bổ nhiệm làm Quyền Trưởng Ban Trị sự Phật giáo Bình Dương, Thượng tọa Quyền Trưởng ban đã có văn bản trình Hội đồng Trị sự Trung ương, Ban Tăng sự trung ương để tấn phong giáo phẩm cho 10 vị từ Thượng tọa lên Hòa thượng, gồm có Thượng tọa Thích Tâm Từ, Thượng tọa Thích Giác Nguyện, Thượng tọa Thích Hồng Long, Thượng tọa Thích Thiện Duyên, Thượng tọa Thích Giác Sự, Thượng tọa Thích Thiện Tài, Thượng tọa Thích Chơn Tâm, Thượng tọa Thích Nhuận Châu, Thượng tọa Thích Niệm Tài, Thượng tọa Thích Thường Quang … Tấn phong giáo phẩm cho 05 vị Đại đức lên Thượng tọa, gồm có Đại đức Thích Thiện Châu, Đại đức Thích Quãng Nhã, Đại đức Thích Tâm Ngộ, Đại đức Thích Thiện Trang, Đại đức Thích Minh Vũ lên Thượng tọa… Tấn phong giáo phẩm cho 01 Ni sư lên Ni trưởng là Ni sư Thích nữ Tập Liên lên Ni trưởng và tấn phong giáo phẩm cho 03 vị Sư cô lên Ni sư gồm Sư cô Thích nữ Tâm Thành, Sư cô Thích nữ Huệ Hồng, Sư cô Thích nữ Diệu Quang lên Ni sư.

      – Trước hết, về công tác tổ chức hệ thống Giáo hội cấp huyện thị, Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Bình Dương trong nhiệm kỳ VII (2007-2012) đã thực hiện công tác bổ nhiệm nhân sự cho các Ban Đại diện Phật giáo cấp huyện thị, cụ thể:

      Căn cứ Quyết định số: 103/QĐ-BTS, ngày 06/12/2006, V/v bổ nhiệm Ban Đại diện Phật giáo Thị xã Thủ Dầu Một, với thành phần nhân sự như sau:

  1. Đại đức Thích Thiện Châu: Chánh Đại diện
  2. Đại đức Thích Nhuận Châu: Phó Đại diện
  3. Đại đức Thích Minh Vũ: Thư ký kiêm UV. Hoằng pháp
  4. Đại đức Thích Thiện Huệ: Thư ký
  5. Đại đức Thích Thiện Hòa: Ủy viên Kiểm soát
  6. Đại đức Thích Niệm Tài: Ủy viên Nghi lễ
  7. Ni sư Thích nữ Tập Liên: Ủy viên Thủ quỹ
  8. Đại đức Thích Thiện Trí: Ủy viên Hướng dẫn nam nữ Phật tử
  9. Đại đức Thích Chơn Hạnh: Ủy viên Từ thiện

      Đến gần cuối nhiệm kỳ VII (2007-2012) Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương tái cơ cấu thành phần nhân sự Ban Đại diện Phật giáo Thị xã Thủ Dầu Một theo Quyết định số: 207/ QĐ-BTS, ngày 17/10/2011 và 60/QĐ-BTS, ngày 24/4/2012 V/v phê chuẩn, điều chỉnh, bổ sung thành phần nhân sự Ban Đại Diện Thị hội Phật giáo Thị xã Thủ Dầu Một như sau:

  1. Thượng tọa Thích Thiện Châu: Chánh đại diện
  2. Thượng tọa Thích Nhuận Châu: Phó Ban Đại diện
  3. Đại đức Thích Thiện Huệ: Phó Ban Đại diện
  4. Đại đức Thích Thiện Trí: Thư ký Ban Đại diện
  5. Đại đức Thích Thiện Ân: Ủy viên Hướng dẫn nam nữ Phật tử
  6. Đại đức Thích Chơn Hạnh: Ủy viên Hoằng Pháp
  7. Sư cô Thích nữ An Liên: Ủy viên Ban Từ thiện xã hội
  8. Đại đức Thích Thiện Phùng: Ủy viên Ban Đại Diện

      Căn cứ quyết định số: 206/QĐ-BTS, ngày 17/10/2011 v/v phê chuẩn thành phần nhân sự Ban Đại Diện Phật giáo huyện Tân Uyên, với thành phần nhân sự như sau

  1. Thượng tọa Thích Thiện Duyên: Chánh Đại diện kiêm Tăng sự
  2. Thượng tọa Thích Giác Sự: Phó Ban Đại diện kiêm Kiểm soát
  3. Sư cô Thích nữ Giác Nguyện: Phó Ban Đại Diện
  4. Đại đức Thích Tĩnh Tại: Thư ký Ban Đại Diện
  5. Sư cô Thích nữ Hạnh Thủy: Thủ quỹ
  6. Đại đức Thích Thiện Tâm: Ủy viên văn phòng
  7. Đại đức Thích Thiện Minh: Ủy viên Nghi lễ
  8. Đại đức Thích Thiện Quang: Ủy viên Hướng dẫn nam nữ Phật tử
  9. Đại đức Thích Đồng Hiện: Ủy viên Văn hóa
  10. Ni sư Thích nữ Diệu Thường: Ủy viên TTXH
  11. Sư cô Thích nữ Liên Diệu: Ủy viên Hoằng pháp
  12. Sư cô Thích nữ Giác Nghiêm: Ủy viên đặc trách Ni giới
  13. Sư cô Thích nữ Di Thanh: Ủy viên

      Căn cứ quyết định số: 221/QĐ- BTS, ngày 26/10/2011 V/v phê chuẩn thành phần nhân sự Ban Đại diện Huyện hội Phật giáo Phú giáo với thành phần nhân sự như sau:

  1. Đại đức Thích Thiện Đạo: Chánh đại diện kiêm Tăng sự
  2. Đại đức Thích Huệ Trí: Phó ban đại diện kiêm Giáo dục Tăng Ni
  3. Đại đức Thích Trí Tâm: Thư ký kiêm Hoằng pháp
  4. Đại đức Thích Tâm Ngộ: Ủy viên Kiểm soát
  5. Sư cô Thích nữ Lệ Tâm: Ủy viên Thủ quỹ
  6. Đại đức Thích Minh Tâm: Ủy viên Nghi lễ
  7. Sư cô Thích nữ Diệu Thuận: Ủy viên Từ thiện kiêm đặc trách Ni giới
  8. Sư cô Thích nữ An Thủ: Ủy viên Hướng dẫn nam nữ Phật tử
  9. Sư cô Thích nữ Diệu Quang: Ủy viên Văn hóa
  10. Đại đức Thích Minh Thông: Ủy viên
  11. Đại đức Thích Trí Kiến: Ủy viên
  12. Sư cô Thích nữ Diệu Thảo: Ủy viên
  13. Sư cô Thích nữ Lệ Hương: Ủy viên

      Căn cứ quyết định số: 82/QĐ. BTS, ngày 02/11/2006 V/v bổ nhiệm Ban Đại diện Phật giáo huyện Dĩ An với thành phần nhân sự như sau:

  1. Đại đức Thích Nhất Chí: Chánh đại diện
  2. Đại đức Thích Thiện Trung: Phó đại diện
  3. Ni sư Thích nữ Pháp Như: Phó đại diện
  4. Đại đức Thích Thiện Tánh: Thư ký
  5. Đại đức Thích Quảng Bình: Ủy viên Hướng dẫn nam nữ Phật tử
  6. Đại đức Thích Minh Lực: Ủy viên Hoằng pháp
  7. Đại đức Thích Chí Thiện: Ủy viên Từ thiện
  8. Sư cô Thích nữ Như Định: Ủy viên Tài Chánh
  9. Đại đức Thích Thiện An: Ủy viên Kiểm soát
  10. Đại đức Thích Thiện Thông: Ủy viên Nghi lễ
  11. Đại đức Thích Trí Đức: Ủy viên
  12. Sư cô Thích nữ Diệu Minh: Ủy viên
  13. Sư cô Thích nữ An Hoa: Ủy viên
  14. Sư cô Thích nữ An Lượng: Ủy viên

      Trước yêu cầu phát triển và công tác Phật sự, Tỉnh hội đã ra Quyết định số: 205/QĐ-BTS, ngày 17/10/2011 V/v phê chuẩn thành phần nhân sự Ban Đại diện Thị hội Phật giáo Thị xã Dĩ An, với thành phần nhân sự như sau:

  1. Thượng tọa Thích Nhất Chí: Chánh đại diện kiêm Tăng sự
  2. Thượng tọa Thích Thiện Trung: Phó đại diện kiêm Giáo dục Tăng Ni
  3. Đại đức Thích Thiện Tánh: Phó ban đại diện
  4. Đại đức Thích Quảng Bình: Thư ký ban đại diện
  5. Sư cô Thích nữ An Lượng: Thủ quỹ
  6. Đại đức Thích Thiện An: Ủy viên Kiểm soát
  7. Đại đức Thích Thiện Minh: Ủy viên Hoằng pháp
  8. Đại đức Thích Thị Trụ: Ủy viên Từ thiện xã hội
  9. Đại đức Thích Chúc Lạc: Ủy viên Nghi lễ
  10. Ni sư Thích nữ Nhã Liên: Ủy viên Đặc trách Ni giới
  11. Sư cô Thích nữ Diệu Minh: Ủy viên Hướng dẫn nam nữ Phật tử
  12. Sư cô Thích nữ An Hương: Ủy viên Tài chánh
  13. Sư cô Thích nữ Huệ Hồng: Ủy viên Văn hóa
  14. Đại đức Thích Trí Hải: Ủy viên
  15. Sư cô Thích nữ An Hoa: Ủy viên

      Căn cứ quyết định số: 208/QĐ-BTS, ngày 17/10/2011 V/v phê chuẩn thành phần nhân sự Ban Đại diện Huyện hội Phật giáo huyện Dầu Tiếng với thành phần nhân sự như sau:

  1. Đại đức Thích Thiện Hòa: Chánh Đại diện
  2. Ni sư Thích nữ Như Thanh: Phó Ban đại diện
  3. Sư cô Thích nữ Cam Liên: Phó Ban đại diện
  4. Sư cô Thích nữ Quảng Thanh: Thư ký Ban đại diện
  5. Sư cô Thích nữ Xinh Liên: Thủ quỹ
  6. Đại đức Thích Pháp Hạnh: Ủy viên Kiểm soát kiêm Từ thiện
  7. Đại đức Thích Chánh Hiền: Ủy viên Nghi lễ
  8. Sư cô Thích nữ Diệu Hiền: Ủy viên Hoằng pháp
  9. Sư cô Thích nữ Tâm Đoan: Ủy viên Giáo dục
  10. Sư cô Thích nữ Trung Thảo: Ủy viên Văn hóa
  11. Sư cô Thích nữ Bích Liên: Ủy viên

      Ban Đại diện huyện hội Phật giáo Thị xã Bến Cát với thành phần nhân sự như sau:

  1. Thượng tọa Thích Hồng Long: Chánh Đại diện, kiêm Tăng sự
  2. Đại đức Thích Hải Nghiêm: Phó Ban kiêm Giáo dục Tăng Ni
  3. Sư cô Thích nữ Ngọc Bích: Phó Ban kiêm Từ thiện
  4. Đại đức Thích An Trí: Thư ký kiêm Hướng dẫn nam nữ Phật tử
  5. Sư cô Thích nữ Tâm Thành: Thủ quỹ
  6. Đại đức Thích Quãng Nhã: Ủy viên Kiểm soát
  7. Đại đức Thích Minh Tân: Ủy viên Hoằng pháp
  8. Đại đức Thích Thiện Tâm: Ủy viên Nghi lễ
  9. Đại đức Thích Trung Thiện: Ủy viên
  10. Đại đức Thích Minh Hiền: Ủy viên
  11. Sư cô Thích nữ Diệu Hiền: Ủy viên

      Căn cứ quyết định số: 210/QĐ-BTS, ngày 17/10/2011 V/v phê chuẩn thành phần nhân sự Ban Đại diện Thị hội Phật giáo Thị xã Thuận An với thành phần nhân sự như sau:

  1. Thượng tọa Thích Giác Nguyện: Chánh Đại diện
  2. Đại đức Thích Chúc Minh: Phó Ban đại diện kiêm Tăng sự
  3. Đại đức Thích Thiện Hỷ: Phó ban đại diện
  4. Đại đức Thích Nhật Nghiêm: Thư ký ban đại diện
  5. Sư cô Thích nữ Pháp Hạnh: Thủ quỹ
  6. Đại đức Thích Di Đạt: Ủy viên Kiểm soát
  7. Thượng tọa Thích Nhuận Kiên: Ủy viên Nghi lễ
  8. Đại đức Thích Thiện Thành: Ủy viên Văn hóa
  9. Đại đức Thích Minh Pháp: Ủy viên Hướng dẫn nam nữ Phật tử
  10. Đại đức Thích Thiện Đạo: Ủy viên TTXH
  11. Sư cô Thích nữ Từ Thảo: Ủy viên Hoằng pháp
  12. Sư cô Thích nữ An Liên: Ủy viên
  13. Sư cô Thích nữ Chúc Liên: Ủy viên
  14. Sư cô Thích nữ Huệ Phúc: Ủy viên
  15. Sư cô Thích nữ Diệu Tạng: Ủy viên

      Sau khi được tái lập và bổ nhiệm nhân sự, căn cứ quy chế làm việc của Ban Trị sự Tỉnh và quy chế do Trung ương Giáo hội ban hành, các Ban Đại diện Phật giáo các Huyện, Thị hội được củng cố, kiện toàn, tăng cường thêm các vị có đạo hạnh, năng lực trình độ và lòng nhiệt tình nên hoạt động Phật sự mang lại nhiều kết quả đáng khích lệ, bên cạnh đó, Ban Trị sự Tỉnh hội thường xuyên trao đổi và làm việc với các sở, ngành chức năng để có sự thống nhất khi xử lý những vấn đề quan trọng, do có sự phối hợp đồng bộ nên trong nhiệm kỳ này mọi công tác Phật sự đều được hanh thông, tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết công tác Phật sự của Ban Đại diện các Huyện, Thị hội đưa đến ổn định và phát triển mọi sinh hoạt Phật sự trên địa bàn toàn tỉnh.

      – Về công tác hành chánh, trong nhiệm kỳ này, Ban Thư ký đã làm tốt công tác tham mưu, giúp cho Ban Thường trực Tỉnh hội ký trên 750 văn bản các loại, giải quyết một cách thấu tình đạt lý, đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của Tăng, Ni, Phật tử tại tỉnh nhà; con số 750 văn bản được ký trong nhiệm kỳ này đã nói lên một giai đoạn hoạt động sôi nổi của Ban Trị sự Tỉnh hội trong công cuộc phát triển Phật giáo tỉnh nhà. Đặc biệt, một Phật sự mang tính hành chánh rất quan trọng nữa đã được triển khai thực hiện thành công trong Nhiệm kỳ 2007 – 2012, đó là việc hoàn tất công tác khắc dấu tròn, vào giữa năm 2009, sau khi Trung ương Giáo hội có công văn Thông bạch đến các Ban Trị sự về việc Ban Đại diện Phật giáo huyện, thị và các cơ sở tự viện được phép sử dụng dấu tròn, Ban Trị sự Tỉnh hội đã đệ trình Ủy ban Nhân dân tỉnh và các ngành chức năng có liên quan xin được khắc dấu tròn cho 07 Ban Đại diện và 170 các cơ sở tự viện; đến cuối năm 2009, 07 Ban Đại diện và 170 cơ sở tự viện trên địa bàn tỉnh đã chính thức sử dụng khuôn dấu tròn, theo đúng tinh thần Thông bạch của Trung ương Giáo hội. Đây cũng là một dấu ấn về công tác hành chánh trong sự nghiệp phát triển mang tính toàn diện của Phật giáo Bình Dương và điều này cũng đã nói lên trách nhiệm và sự nỗ lực rất lớn của Ban Trị sự đối với chư Tăng Ni trụ trì trong nhiệm kỳ này.

      Nói về công tác thống kê Tăng Ni và tự viện, sau Đại hội Phật giáo tỉnh Bình Dương lần thứ 7 (Nhiệm kỳ 2007 – 2012), ngành Tăng sự Tỉnh hội đã tiến hành tổ chức thống kê số lượng Tăng, Ni và tự viện trong toàn tỉnh, tính đến cuối năm 2012, đã thống kê được tại Thị xã Thủ Dầu Một có 38 cơ sở tự viện với 110 Tăng, Ni; Thị xã Thuận An có 37 cơ sở tự viện với 79 Tăng, Ni; Thị xã Dĩ An có 37 cơ sở tự viện với 162 Tăng, Ni; Huyện Tân Uyên có 25 cơ sở tự viện với 95 Tăng, Ni; Huyện Bến Cát có 15 cơ sở tự viện với 57 Tăng, Ni; Huyện Phú Giáo có 11 cơ sở tự viện với 30 Tăng, Ni và Huyện Dầu Tiếng có 16 cơ sở tự viện với 40 Tăng, Ni, như vậy toàn tỉnh có tổng cộng là 179 cơ sở tự viện với 573 Tăng, Ni. Trong đó, 175 cơ sở tự viện đã hoạt động chính thức trong Tỉnh hội, còn lại 04 cơ sở tự viện chưa được đi vào hoạt động chính thức; tính đến cuối năm 2011 toàn tỉnh Bình Dương có 02 vị Hòa thượng, 18 vị Thượng tọa, 02 vị Ni trưởng và 10 vị Ni sư.

      Cũng theo thống kê của ngành Tăng sự Tỉnh hội, trong Nhiệm kỳ VII, Ban Trị sự đã ký giấy chứng nhận xuất gia cho 150 Tăng Ni; ký giới thiệu thọ giới cho hơn 100 giới tử được đi thọ giới tại Đại giới đàn của các tỉnh, thành bạn. Trong nhiệm kỳ này, Ban Tăng sự Tỉnh hội đã ký giới thiệu lên Ban Tăng sự Trung ương Giáo hội để xin được cấp Giấy Chứng Nhận tu sĩ Phật giáo cho hơn 50 vị Tăng, Ni.

      Trong công tác tổ chức điều hành, trong nhiệm kỳ này, ngoài năng lực và tinh thần trách nhiệm của lãnh đạo Ban Thường trực Tỉnh hội thì Phật sự đạt hiệu quả cao cũng phải nói đến sự góp sức của đội ngũ nhân sự văn phòng được giao đúng người, đúng việc. Đặc biệt, kể từ Nhiệm kỳ VII trở đi, Ban Thường trực Tỉnh hội đưa ra quy định về tổ chức cuộc họp giao ban định kỳ với toàn Ban Trị sự và các Ban Đại diện các huyện, thị vào ngày mùng 02 âm lịch hàng tháng, cứ mỗi quý 03 tháng, Ban Thường trực đều có phiên họp giữa Ban Trị sự, Ban Đại diện các Huyện, Thị và Tổ trưởng Phật giáo các xã, phường, thị trấn để đánh giá hoạt động Phật sự trong từng quý. Định kỳ 06 tháng và 01 năm, Ban Trị sự tổ chức Hội nghị toàn thể Ban Trị sự mở rộng để góp ý đánh giá những sinh hoạt Phật sự 06 tháng, 01 năm, từ tổng kết công tác Phật sự đã thực hiện được, Ban Trị sự đã rút ra kinh nghiệm và định hướng hoạt động Phật sự trong thời gian tới.

      Về hoạt động của ngành Tăng sự, nhận thức giới luật là mạng mạch của Phật pháp, giới luật còn thì đạo Phật còn và ngược lại, trên tinh thần đó, trong Nhiệm kỳ 2007 – 2012, vào hai ngày 15 và 16 tháng 12 năm 2008, Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương đã tổ chức Đại Giới đàn Đạo Trung – Thiện Hiếu tại Tổ đình chùa Hội Khánh, Đại Giới đàn Đạo Trung – Thiện Hiếu đã truyền giới cho 236 giới tử. Ban Chứng minh có các Hòa thượng Thích Hiển Pháp, Hòa thượng Thích Huệ Thông (chùa Châu Thới – Dĩ An), Hòa thượng Thích Minh Chánh, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Hòa thượng Thích Thiện Pháp và Ban Tổ chức gồm có 17 thành viên do Hòa thượng Thích Minh Thiện làm Trưởng Ban.

      * Về Thập Sư Tăng

      – Hòa thượng Thích Minh Thiện: Hòa thượng Đàn đầu

      – Thượng tọa Thích Huệ Thông: Yết ma A Xà Lê

      – Thượng tọa Thích Thiện Duyên: Giáo thọ A Xà Lê

      – Đệ nhất: Thượng tọa Thích Giác Nguyện

      – Đệ nhị: Thượng tọa Thích Minh Nghĩa

      – Đệ tam: Thượng tọa Thích Hồng Long

      – Đệ tứ: Thượng tọa Thích Nhuận Châu

      – Đệ ngũ: Thượng tọa Thích Nhất Chí

      – Đệ Lục: Thượng tọa Thích Thiện Trung

      – Đệ Thất: Thượng tọa Thích Chí Thiện

      * Về Thập Sư Ni

      – Hòa thượng Đàn đầu: Ni trưởng TN Như Huy

      – Yết ma A Xà Lê: Ni trưởng TN Như Thái

      – Giáo thọ A Xà Lê:  Ni trưởng TN Nhã Liên

      – Đệ nhất: Ni sư Thích nữ Thông Liên

      – Đệ nhị: Ni sư Thích nữ Pháp Như

      – Đệ tam: Ni sư Thích nữ Như Tín

      – Đệ tứ: Ni sư Thích nữ Như Thanh

      – Đệ ngũ: Ni sư Thích nữ Như Định

      Đệ lục: Ni sư Thích nữ Thành Liên

      – Đệ thất: Ni sư Thích nữ Diệu Thường

      Về hoạt động của ngành Tăng sự thì việc củng cố Tăng đoàn và ổn định sinh hoạt Phật sự là công tác thiết yếu của Giáo hội, trên tinh thần “Hòa hợp, đoàn kết, trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm Giáo hội”, trong nhiệm kỳ này, Thường trực Ban Trị sự Tỉnh hội đã bổ nhiệm trụ trì cho 35 cơ sở tự viện, cụ thể trong năm 2008, Thường trực Ban Trị sự Tỉnh hội đã bổ nhiệm trụ trì cho 06 cơ sở tự viện như chùa Long Châu (Bến Cát), chùa Tiên Quang và chùa Phước Sơn (thị xã Dĩ An), chùa Phước Long và Ban Trụ trì chùa Bửu Nghiêm (thị xã Thủ Dầu Một), chùa Bửu Minh (thị xã Thuận An). Đến năm 2010, Tỉnh hội tiếp tục bổ nhiệm trụ trì cho 25 cơ sở tự viện, trong đó tại huyện Bến Cát có 05 cơ sở tự viện: Chùa Sùng Hưng (xã Chánh Phú Hòa), chùa Linh Quang (xã Lai Hưng), chùa Long Viên và chùa Bảo Lâm Sơn (xã Tân Định), chùa Linh Sơn (xã Phú An), chùa Hội Quang (xã Lai Uyên); huyện Tân Uyên có 06 cơ sở tự viện: Chùa Huê Lâm (xã Bạch Đằng), chùa Phước Long (xã Tân Hiệp), chùa Khánh Sơn – Gò Rùa (xã Thạnh Hội), chùa Thiên Linh (xã Thái Hòa), chùa Bửu Liên (xã Hội Nghĩa); huyện Dầu Tiếng có 05 cơ sở tự viện: Tịnh xá Ngọc Bích (thị trấn Dầu Tiếng), chùa Quang Lâm (xã Minh Thạnh), chùa Long Hòa và chùa Sùng Đức (xã Long Hòa); Thị xã Thuận An có 04 cơ sở tự viện: Chùa Thiên Phật (phường Lái Thiêu), chùa Phước Tường, chùa Phước Lộc Thọ, chùa Thiên Chơn (phường An Thạnh); huyện Phú Giáo có 04 cơ sở tự viện: Chùa Thanh Lâm (xã An Bình), chùa Phước Linh (xã An Linh), chùa Phước Minh (xã An Thái), chùa Bửu Phước (xã Phước Hòa) và ở Thị xã Dĩ An có chùa Nam Bình (phường Tân Đông Hiệp). Bước sang năm 2011, toàn tỉnh có thêm 04 cơ sở tự viện được Ban Trị Sự bổ nhiệm trụ trì: Chùa Thiên Hòa (phường An Thạnh, thị xã Thuận An), chùa Bửu Nghiêm (phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một), chùa Núi Châu Thới (phường Bình An, thị xã Dĩ An), chùa Phước Thạnh (phường Định Hòa, thị xã Thủ Dầu Một).

      Nhằm nâng cao nghiệp vụ quản lý và điều hành Phật sự tại các cơ sở tự viện, thực hiện tinh thần Nghị quyết Đại hội Nhiệm kỳ VII của Phật giáo tỉnh Bình Dương và phương hướng đề ra của Tỉnh hội, trong Nhiệm kỳ VII (2007 – 2012), Thường trực Tỉnh hội đã tổ chức Khóa bồi dưỡng trụ trì và nghiệp vụ hành chính từ ngày 26 tháng 06 đến ngày 01 tháng 7 năm 2010 với sự tham dự của 284 học viên, trong đó có 138 học viên chính thức và 146 học viên dự thính. Khóa học đã cung thỉnh các Hòa thượng Thích Trí Quảng, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Hòa thượng Thích Giác Toàn, Hòa thượng Thích Minh Thông, Hòa thượng Thích Như Niệm, Thượng tọa Thích Thiện Thống, Hòa thượng Thích Minh Thiện, Thượng tọa Thích Huệ Thông và đại diện Ban Tôn giáo Sở Nội vụ tỉnh tham gia giảng dạy. Dịp này, ông Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ Phật giáo Ban Tôn giáo Chính phủ đến thăm và có buổi nói chuyện chân tình với khóa học, bổ sung và cập nhật cho chư Tăng, Ni trong khóa học những kiến thức vô cùng bổ ích trong công tác trụ trì và điều hành Phật sự tại các cơ sở Phật giáo.

      Một Phật sự quan trọng của ngành Tăng sự đó là thực hiện tinh thần Thông bạch của Trung ương Giáo hội về việc tổ chức an cư kiết hạ, theo đó, trong suốt Nhiệm kỳ 2007 – 2012, Tỉnh hội đều tổ chức an cư kiết hạ tại 02 tịnh nghiệp đạo tràng là Tổ đình chùa Hội Khánh (Thị xã Thủ Dầu Một) dành cho chư Tăng với khoảng giao động trên dưới 100 hành giả an cư; và tịnh nghiệp đạo tràng tại chùa Tây Thiên (Thị xã Dĩ An) và chùa Thiên Hòa (Thị xã Thuận An) dành cho Ni giới luôn có khoảng trên 80 hành giả an cư. Riêng đối với những vị Tăng và Ni có hoàn cảnh nhất tăng nhất tự, không thể an cư cấm túc và buộc những vị này phải an cư tại cơ sở tự viện, hạn chế việc đi lại, mỗi tháng 02 lần (ngày rằm và ngày cuối tháng) Tỉnh hội bắt buộc phải về Tổ đình chùa Hội Khánh để nghe thuyết pháp và kiết giới bố tát.

      Trong các mùa an cư kiết hạ của nhiệm kỳ này, Ban Tổ chức đều cung thỉnh chư tôn đức và các vị giảng sư từ Trung ương Giáo hội như Hòa thượng Thích Trí Quảng, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Hòa thượng Thích Giác Toàn, Thượng tọa Thích Thiện Thống… về tại Tổ đình chùa Hội Khánh mỗi tháng 02 lần vào ngày rằm và cuối tháng để thuyết giảng; đồng thời ban tổ chức cũng mời các vị đại diện ngành chức năng tỉnh nói chuyên đề về Pháp lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo, qua đó giúp Tăng Ni hiểu biết thêm về kiến thức pháp luật.

      Sau mỗi mùa an cư kiết hạ trong nhiệm kỳ, Ban Tăng sự Tỉnh hội đã tham mưu Thường trực Tỉnh hội ký giới thiệu cho hơn 75 Tăng Ni được cấp sổ an cư kiết hạ theo đúng quy định của Ban Tăng sự Trung ương Giáo hội. Theo thống kê của ngành Tăng sự Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương, bình quân mỗi năm tỉnh Bình Dương có trên 550 vị Tăng, Ni về an cư với số lượng cụ thể như nội thiền Tăng có 100 vị, Ni giới có 80 vị; ngoại thiền Tăng có khoảng 130 vị và bên Ni có khoảng 240 vị.

      Cũng nằm trong khuôn khổ hoạt động của Ban Tăng sự Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương, trong Nhiệm kỳ VII (2007-2012) một sự kiện đáng ghi nhớ của Ni giới Phật giáo nước nhà nói chung và Ni giới Phật giáo tỉnh Bình Dương nói riêng, đó là Phân Ban Đặc trách Ni giới thuộc Ban Tăng sự Trung ương được thành lập, sau khi Phân Ban Đặc trách Ni giới thuộc Ban Tăng sự Trung ương ra đời thì vào ngày 07 tháng 12 năm 2009 Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết Định số 215/QĐ-BTS về việc chuẩn y thành phần nhân sự Phân ban Ni giới thuộc Ban Tăng sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Bình Dương Nhiệm kỳ VII (2007-2012) do Hòa thượng Thích Minh Thiện ký, kèm theo danh sách thành phần nhân sự Phân ban Ni giới tỉnh Bình Dương gồm có 15 vị Ni như sau:

  1. Ni trưởng Thích nữ Như Huy: Trưởng Phân ban
  2. Ni trưởng Thích nữ Như Thái: Phó Phân ban
  3. Ni trưởng Thích nữ Nhã Liên: Phó Phân ban
  4. Ni sư Thích nữ Tập Liên: Phó Ban Thường trực
  5. Ni sư Thích nữ Pháp Như: Chánh Thư ký
  6. Ni sư Thích nữ Từ Thảo: Phó Thư ký đặc trách Tài chánh
  7. Ni sư Thích nữ Thành Liên: Ủy viên đặc trách Giám luật
  8. Ni sư Thích nữ Như Định: Ủy viên đặc trách Kiểm soát
  9. Ni sư Thích nữ Như Thanh: Ủy viên đặc trách Nghi lễ
  10. Ni sư Thích nữ Diệu Thường: Ủy viên đặc trách Đối ngoại
  11. Sư cô Thích nữ Giác Nguyện: Ủy viên đặc trách Hoằng pháp
  12. Sư cô Thích nữ Pháp Hạnh: Ủy viên đặc trách Văn hóa
  13. Sư cô Thích nữ Ngọc Bích: Ủy viên đặc trách Từ Thiện
  14. Sư cô Thích nữ Liên Diệu: Ủy viên đặc trách Giáo dực
  15. Sư cô Thích nữ Cam Liên: Ủy viên đặc trách Danh bộ

      Về công tác giáo dục, như chúng ta đã biết giáo dục là một ngành quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ kế thừa, trong Nhiệm kỳ 2007 – 2012 Ban Giáo dục Tỉnh hội đã ký giới thiệu cho hơn 100 Tăng, Ni trẻ tham gia các khóa học tại các Trường cao trung Phật học ở các tỉnh, thành; ký và giới thiệu cho 08 Tăng, Ni sinh theo học khóa VII, 12 Tăng, Ni sinh theo học khoá VIII và 03 Tăng, Ni sinh theo học khóa IX tại Học Viện Phật giáo TP.HCM; ký giới thiệu cho 01 nữ cư sĩ theo học chương trình cử nhân Phật học hàm thụ do Học Viện Phật giáo TP.HCM chiêu sinh đào tạo.

      Cũng cần nói thêm ở đây, dù Trường Trung cấp Phật học Bình Dương đã đi vào hoạt động sau khi Ban Tôn giáo Chính phủ ký Quyết định số 14/QĐ/TGCP vào ngày 29 tháng 02 năm 2000 cho phép các Trường Sơ cấp Phật học trong cả nước đổi tên thành Trường Trung cấp Phật học (như chúng tôi đã trình bày trong phần nói về hoạt động giáo dục của Nhiệm kỳ V), nhưng mãi đến ngày 03 tháng 07 năm 2010 thì Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội mới có công văn số 233/CV-HĐTS, do Hòa thượng Thích Giác Toàn, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương ký chính thức xác nhận danh xưng Trường Trung cấp Phật học Bình Dương. (Về việc khai giảng khoá II sau khi được Ban Tôn giáo Chính phủ và TWGH đổi tên từ Trường Cơ bản lên Trường Trung cấp bị gián đoạn trọng thời gian dài, do điều kiện khách quan về cơ sở vật chất bị xuống cấp, mãi đến khi TT. Thích Huệ Thông xây dựng hoàn thành Trung tâm Văn hoá Tượng Phật nhập Niết-Bàn, trong đó có phòng học để làm trường Trung cấp Phật học Bình Dương).

      Tiếp đến vào ngày 01 tháng 10 năm 2010, thay mặt Thường trực Ban Trị sự, Hòa thượng Thích Minh Thiện đã gởi công văn số 65/CV/BTS đến Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương và Sở Nội vụ tỉnh về việc xin phép chính quyền tái chiêu sinh khóa 2 Trường Trung cấp Phật học Bình Dương, sau đó vào ngày 18 tháng 11 năm 2010, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương đã có công văn số 51/GP-UBND do ông Huỳnh Văn Nhị, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương ký cho phép chấp thuận cho Hòa thượng Thích Minh Thiện, Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Bình Dương được tổ chức lễ khai giảng khóa II, Trường Trung cấp Phật học Bình Dương với thời gian khai giảng cụ thể là ngày 25 tháng 11 năm 2010, theo đó Trường Trung cấp Phật học tỉnh Bình Dương chính thức khai giảng khóa 2 với sự tham học của hơn 200 Tăng, Ni sinh. Sau một thời gian hoạt động, tính đến thời điểm cuối năm 2012, Trường Trung cấp đã hoàn tất chương trình năm thứ nhất và đi vào chương trình giảng dạy năm thứ 02 cho Tăng, Ni sinh.

      Trường Trung cấp Phật học tỉnh Bình Dương tái khai giảng khóa II vào năm 2010, với thành phần Ban Giám Hiệu:

  1. Hòa thượng Thích Minh Thiện – Hiệu trưởng
  2. Thượng tọa Thích Huệ Thông – Phó Hiệu trưởng Học vụ
  3. GS. Phan Thanh Đào – Phó Hiệu trưởng
  4. Thượng tọa Thích Minh Thuấn – Chánh Thư ký
  5. Đại đức Thích Minh Lực – Chánh Văn phòng
  6. Thượng tọa Thích Minh Nghĩa – Tổng giám thị
  7. Đại đức Thích Bửu Minh – Phó Văn phòng
  8. Đại đức Thích Minh Chí – Giám thị

      Nhiệm kỳ VII cũng là nhiệm kỳ chuyển giao trách nhiệm lãnh đạo của ngành giáo dục, sau khi Hòa thượng Thích Minh Thiện viên tịch, Ban Giáo dục đã tham mưu cho Thường trực Tỉnh hội đệ trình Trung ương Giáo hội bổ nhiệm lại Ban Giám hiệu Trường Trung cấp Phật học tỉnh Bình Dương do Thượng tọa Thích Huệ Thông làm Hiệu trưởng cùng với thành phần nhân sự như sau:

  1. Thượng tọa Thích Huệ Thông – Hiệu trưởng
  2. Đại đức Thích Chơn Phát – Phó Hiệu trưởng học vụ
  3. Đại đức Thích Minh Lực – Phó Hiệu trưởng
  4. Đại đức Thích Bửu Minh – Chánh Văn phòng
  5. Đại đức Thích Minh Chí – Phó Văn phòng kiêm Tổng Giám thị.
  6. Đại đức Thích Chúc Lạc và Sư cô Thích nữ An Hương phụ trách văn phòng của Trường Trung cấp Phật học tỉnh Bình Dương.

      Nói về thành quả học tập mà ngành giáo dục Phật giáo tỉnh nhà mang lại thì tính đến cuối Nhiệm kỳ VII, tỉnh Bình Dương có 01 vị tiến sĩ Phật học, 01 thạc sĩ, 02 vị đang trong chương trình nghiên cứu sinh và hơn 20 vị đã có bằng Cử nhân Phật học, hơn 40 vị Tăng, Ni tốt nghiệp chương trình Cao, Trung cấp Phật học.

      Trong cơ chế giáo hội, nếu như ngành Tăng sự là ngành mũi nhọn trong việc quản lý điều hành kiện toàn tổ chức Tăng đoàn, thì ngành Hoằng pháp cũng là ngành mũi nhọn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đưa ánh sáng Phật pháp đi vào đời sống. Ban Hoằng pháp Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương đã thể hiện sự nỗ lực dấn thân nhập thế trên tinh thần “Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi bổn hoài” với quyết tâm cao nhất. Trong Nhiệm kỳ VII, Ban Hoằng pháp Tỉnh hội dưới sự lãnh đạo điều hành của Thượng tọa Thích Huệ Thông đã tích cực tham dự đầy đủ các Khóa bồi dưỡng Giảng sư hàng năm do Ban Hoằng pháp Trung ương tổ chức; cùng Ban Hoằng pháp Trung ương thăm và thuyết giảng tại các Trường hạ miền Đông và miền Tây Nam Bộ, điều phối và cử nhân sự tham gia giảng dạy giáo lý tại các đạo tràng tu học tại các cơ sở tự viện trong tỉnh.

      Đặc biệt, nhân dịp chào mừng Đại lễ Phật đản Vesak 2008 được tổ chức tại Việt Nam, Ban Hoằng pháp Tỉnh hội đã tổ chức thành công buổi Hội thảo với chủ đề “Vai trò của Phật giáo trong việc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Trong chuỗi hoạt động tích cực và liên tục của Ban Hoằng pháp Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương trong suốt Nhiệm kỳ 2007–2012, có thể kể đến những chuyến du hành hoằng pháp tại các địa phương ngoài tỉnh như: Từ ngày 14 tháng 04 đến ngày 18 tháng 04 năm 2009, Thượng tọa Thích Huệ Thông dẫn đoàn Ban Hoằng pháp tỉnh gồm 09 vị tham dự Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc do Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội tổ chức tại TP. Đà Nẵng. Dịp này Thượng tọa Thích Huệ Thông đã được Ban Tổ chức mời thuyết giảng tại hai đạo tràng với chủ đề “Vai trò hoằng pháp của người Phật tử trong thời đại mới”. Từ ngày 06 tháng 05 đến ngày 10 tháng 05 năm 2010, đoàn giảng sư Ban Hoằng pháp tỉnh gồm 49 vị do Thượng tọa Thích Huệ Thông dẫn đoàn đã đến tham dự Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc tại Rạch Giá do Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Kiên Giang đăng cai tổ chức. Tại đây, Thượng tọa Thích Huệ Thông đã đọc bài tham luận “Hoằng pháp với vai trò bảo vệ môi trường sinh thái” và thay mặt Thường trực Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương phát biểu nhận quyền đăng cai tổ chức Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc năm 2011 tại tỉnh Bình Dương trong phiên bế mạc Hội thảo toàn quốc ở Kiên Giang.

      Vào năm 2010, Thượng tọa Thích Huệ Thông đã được Ban Hoằng pháp Trung ương cử làm Phó trưởng Ban Hoằng pháp Trung ương (đặc trách văn hóa). Đồng thời, Thượng tọa Thích Huệ Thông cũng được cung thỉnh giảng dạy trong các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ Hoằng pháp do Ban Hoằng pháp Trung ương tổ chức. Được sự chỉ đạo của Ban Trị sự mà trực tiếp là Thượng tọa Thích Huệ Thông, Tỉnh hội đã tổ chức thành công lớp học giáo lý hàng tuần vào ngày chủ nhật tại Hội trường Tượng Phật nhập Niết bàn chùa Hội Khánh. Số lượng Phật tử tham gia lớp học giáo lý và thuyết giảng mỗi tuần trung bình từ 500 đến 700 người, tạo nên một sức sống tu học giàu năng lượng tại Trung tâm Văn hóa của Phật giáo Bình Dương. Việc lập đạo tràng thuyết giảng tại chùa Hội Khánh đã làm tiền đề cho các đạo tràng trên tỉnh Bình Dương được hình thành. Trong nhiệm kỳ này có khoảng trên 100 đạo tràng được tổ chức thuyết giảng, thọ bát quan trai và nhiều hoạt động khác. Bên cạnh các Phật sự do Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội giao phó, nhằm hưởng ứng phong trào phòng chống tệ nạn xã hội ma túy và HIV, Thượng tọa Thích Huệ Thông thường xuyên tổ chức viếng thăm, tặng quà và thuyết giảng tại các Trung tâm cai nghiện tỉnh Bình Dương và Bình Phước.

      Nổi bật trong các hoạt động Phật sự cùa Ban Hoằng pháp Tỉnh hội trong nhiệm kỳ 2007 – 2012, là việc Ban Trị sự Tỉnh hội đăng cai cùng phối hợp với Ban Hoằng pháp Trung ương tổ chức thành công Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc năm 2011 tại Bình Dương từ ngày 09 đến ngày 13 tháng 3 năm 2011 với chủ đề: “Phật giáo đồng hành cùng dân tộc”. Diễn biến toàn bộ Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc năm 2011 tại Bình Dương rất là hành tráng và đầy Phật chất, lễ khai mạc được truyền hình trực tiếp trên kênh truyền hình BTV (Đài Phát Thanh Truyền Hình Bình Dương), Hội thảo có chương trình đi bộ diễu hành rất qui mô và thiết thực với các khẩu hiệu: “Phật giáo vì môi trường xanh – sạch – đẹp”, “Phật giáo với cuộc sống vì thế giới bình yên và hạnh phúc”. Đặc biệt là dàn băng rôn, pa nô, áp pích, biểu ngữ, cổng chào quảng bá cho Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc năm 2011 được trang hoàng xuyên suốt đoạn đường giáp ranh TP. HCM đến ngã tư Sở sao trên 30 km và nhiều đoạn đường phụ trong tỉnh, đặc biệt tại các vòng xoay, cổng chào ở các đoạn đường lớn đều được trang trí hoành tráng để chào mừng hội thảo. Có thể nói là quy mô hoành tráng nhất cả nước từ trước đến nay. Trong phiên họp để bàn bạc trao đổi cho việc treo cờ, biểu ngữ, sau khi nghe Thượng tọa Thích Huệ Thông trình bày rất rõ ý nghĩa và quan điểm của Phật giáo một cách thuyết phục, ông Mai Thế Trung, Bí thư Tỉnh ủy đã có chỉ đạo theo quan điểm của Thượng tọa Thích Huệ Thông và ông nói: “Bất cứ tôn giáo nào làm ích nước, lợi dân thì Đảng và Nhà nước sẵn sàng ủng hộ”.

      Lễ khai mạc vào lúc 17:00 giờ ngày 09 tháng 03 năm 2011 tại sân vận động tỉnh, với sự tham dự của hơn 50.000 người dưới sự chứng minh của Hòa thượng Thích Đức Nghiệp, Hòa thượng Thích Trí Quảng, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Hòa thượng Thích Thiện Pháp, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Hòa thượng Thích Thanh Tùng, Hòa thượng Thích Thiện Tánh cùng chư tôn đức Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự, Ban Trị sự các Tỉnh, Thành hội Phật giáo, Ban Hoằng pháp Trung ương, chư tôn đức các Ban Viện và Ban Hoằng pháp các Tỉnh Thành hội Phật giáo. Đặc biệt có sự tham dự của ông Hà Văn Núi, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và ông Mai Thế Trung, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương và các vị lãnh đạo từ Trung ương, tỉnh và địa phương cũng về tham dự.

      Lễ khai mạc Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc năm 2011 được mở màn với chương trình văn nghệ đặc sắc mang chủ đề “Mừng ánh đạo vàng”, đầu tiên dàn hợp xướng đồng ca bài “Bước chân hoằng pháp” (nhạc Nguyễn Văn Nho – lời Thượng tọa Thích Huệ Thông) được dàn dựng công phu, tạo được ấn tượng cho đêm khai mạc. Trong tổng thể chương trình Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc năm 2011, có chương trình Đại Trai đàn chẩn tế cầu siêu bạt tiến vong linh cho các anh hùng liệt sĩ được diễn ra tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Bình Dương, chương trình “Thắp nến tri ân” với sự tham dự của trên 5.000 người.

      Trọng tâm của chương trình là hội thảo khoa học về công tác hoằng pháp với các chủ đề đã được Ban tổ chức qui định, một phần không kém phần quan trọng của Hội thảo là chương trình tập huấn Hoằng pháp viên cho hơn 6.000 Phật tử. Một số chương trình khác mang tính phù trợ nhưng đã tạo được sự quan tâm của chính quyền và công chúng, gây được tiếng vang và làm tăng thêm uy tín cho Ban Tổ chức Hội thảo, đó là chương trình từ thiện xây hơn 100 căn nhà tình thương, phát 700 chiếc xe đạp cho các em học sinh nghèo hiếu học, hỗ trợ kinh phí 10 ca mổ tim và các chương trình từ thiện khác. Song song đó là các chương trình mang tính điểm xuyết cho Hội thảo như chương trình Hội trại Nguyên Hùng với sự tham dự của hơn 2.000 huynh trưởng các Gia đình Phật tử các tỉnh, thành bạn tham dự; chương trình triển lãm tranh ảnh, nghệ thuật đặc thù của Phật giáo và những sinh hoạt Phật sự của Giáo hội; cùng nhiều chương trình khác như thuyết giảng tại các đạo tràng, tổ chức diễu hành xe hoa của các Ban Đại diện Phật giáo các huyện, thị… đã đem đến sự thành công rực rỡ cho Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc năm 2011. Sau lễ khai mạc vào ngày 10/3 tại Hội trường lớn Trung tâm Văn hóa Thanh Lễ khai mạc chương trình Hội thảo với các chủ đề:

  1. Hoằng pháp với phương châm Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội (chủ đề này có12 bài).
  2. Hoằng Pháp với đồng bào Dân tộc (chủ đề có 5 bài)
  3. Hoằng pháp với thanh thiếu niên (chủ đề có 14 bài)
  4. Hoằng pháp với công tác từ thiện xã hội (chủ đề có 5 bài)
  5. Hoằng pháp với thời hội nhập (chủ đề có 21 bài)
  6. Hoằng pháp với hải ngoại (chủ đề có 1 bài)
  7. Hoằng Pháp với môi trường (chủ đề có 5 bài)
  8. Hoằng pháp với việc xây dựng ngôi chùa văn hóa và du lịch tâm linh (chủ đề này có 8 bài)
  9. Hoằng pháp với nghi lễ (chủ đề có 11 bài)

      Buổi khai mạc tập trung cho các chủ đề hội thảo là bài thuyết giảng quan trọng của Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự (nay là Chủ tịch Hội đồng Trị sự). Có thể nói, Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc lần thứ 11 ở Bình Dương quy tụ được đông đảo chư tôn đức Tăng Ni, các nhà nghiên cứu, học giả tham gia viết bài. Thành công hội thảo là do sự chỉ đạo sâu sát của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự và Ban Hoằng pháp Trung ương. Đặc biệt, để chào mừng Hội thảo Hoằng pháp tại Bình Dương, Thượng tọa Thích Huệ Thông đã biên soạn và xuất bản quyển “Giáo dục và Hoằng pháp – Cơ hội & Thách thức”[1] được Nhà Xuất bản Văn hóa-Văn nghệ TP. HCM cấp phép xuất bản.

      Một điều đặc biệt nữa, Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc năm 2011 tại Bình Dương từ ngày 09 đến ngày 13 tháng 03 năm 2011 với chủ đề: “Phật giáo đồng hành cùng dân tộc” đã nhận được hai kỷ lục, đó là “Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc có số người tham dự đông nhất” và “Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc có số lượng Hoằng pháp viên tham gia đông nhất”. Đây là kết quả đáng khích lệ và cũng rất đáng tự hào cho Phật giáo Bình Dương, đơn vị đăng cai và tổ chức Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc thành công nhất từ trước đến thời điểm này. Việc tổ chức thành công Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc năm 2011 tại tỉnh Bình Dương đã mang lại tiếng vang vô cùng tốt đẹp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung, Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương nói riêng, và cũng là đối với Tăng, Ni và Phật tử trong và ngoài nước. Sau Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc năm 2011, vị thế của Phật giáo Bình Dương được nâng cao, nhất là vai trò lãnh đạo cùng với năng lực tổ chức điều hành những chương trình có quy mô hoành tráng mà Thượng tọa Huệ Thông thể hiện đã thật sự tạo sự chú ý cho Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chính quyền tỉnh Bình Dương.

      Một sự kiện nổi bật trong nhiệm kỳ này nữa là vào năm 2008, được sự cho phép của Trung ương Giáo hội và Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, Tỉnh hội đã tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Vesak tại Khu Du lịch Đại Nam với sự chứng minh của Hòa thượng Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Phật giáo quốc tế, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học; Hòa thượng Thích Thiện Pháp – Phó Tổng Thư ký, Chánh Văn phòng 2; cùng chư tôn đức giáo phẩm Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự các tỉnh, thành lân cận, Ban Trị sự Phật giáo Bình Dương, Ban Đại diện các huyện, thị, đại diện lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp tỉnh Bình Dương và hơn 30.000 đồng bào Phật tử trong và ngoài tỉnh đồng về tham dự. Chương trình diễu hành trên 30 xe hoa và hàng trăm xe Phật tử tháp tùng từ chùa Hội Khánh đến khu du lịch Đại Nam, dọc tuyến đường từ chùa Hội Khánh đến Khu Du Lịch Đại Nam đều treo cờ, biểu ngữ một cách hoành tráng và trang nghiêm. Đặc biệt là chương trình sân khấu hóa trên màn hình nước đã được truyền hình trực tiếp trên kênh HTV9 và truyền đi trên kênh quốc tế của trên 50 quốc gia với chủ đề “Tái hiện hình ảnh Đức Phật đản sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni và đời sống thánh hạnh của Đức Phật”. Trong dịp này, Tỉnh hội đã tổ chức chương trình từ thiện và ủng hộ 11 ca mổ tim với tổng trị giá gần 01 tỷ đồng. Đại lễ Phật đản Liên Hiệp quốc Vesak tổ chức tại Bình Dương năm 2008 đã thành công tốt đẹp. Trong chuỗi ngày diễn ra sự kiện này, Ban Trị sự Tỉnh hội phối hợp với Ban Nghi lễ Trung ương tổ chức Hội thảo về Nghi lễ Phật giáo với Nghi lễ Văn hóa dân tộc. Buổi hội thảo có sự tham dự và thuyết trình của GS.TS. Trần Văn Khê với chủ để: “Sự gắn bó giữa nghi lễ Phật giáo và nghi lễ Văn hóa dân tộc”, tại phiên hội thảo Thượng tọa Huệ Thông có bài tham luận: “Mối quan hệ trong truyền thống nghi lễ Phật giáo và dân tộc”, và nhiều bài tham luận khác, có thể nói đây là một Đại lễ Phật đản quy tụ một số lượng người tham dự chưa từng có, tạo được tiếng vang trong và ngoài nước.

      Về công tác trùng tu xây dựng, trong bối cảnh xã hội thời bấy giờ, mặc dù cả nước phải đối diện với sự suy thoái kinh tế toàn cầu, tuy nhiên với niềm tin Phật pháp và sự hiến cúng của đồng bào Phật tử, để đáp ứng nhu cầu tâm linh trong xã hội đang phát triển, trong nhiệm kỳ này, Tỉnh hội đã ký chuyển đến Ủy ban Nhân dân tỉnh, Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ và Sở Xây dựng để giải quyết, cấp phép cho 103 cơ sở tự viện được trùng tu và xây dựng từ Đại hùng Bửu điện cho đến các hạng mục khác với số liệu cụ thể như sau: Thị xã Thủ Dầu Một có 22 cơ sở tự viện: Chùa Hội Khánh, chùa Phước An, chùa Long Thọ, chùa Phổ Thiện Hòa, chùa Thuận Thiên, chùa Tây Tạng, chùa Linh Sơn, chùa Phật Học, chùa Phước Long, chùa Đức Sơn, chùa An Lạc, chùa Long Sơn, chùa Vân Sơn, chùa Phước Thạnh, chùa Phước Hưng, chùa Bửu Nghiêm, chùa Linh Không Đàn, chùa Vạn Phước, chùa Long Quang, chùa Long Ân. Đặc biệt, nhờ sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh tỉnh Bình Dương, sự giúp đỡ tận tình của các ngành chức năng và lãnh đạo Tổng Công ty Becamex IDC, một ngôi chùa mới có tên là chùa Hội An đã được cấp phép xây dựng tại Trung tâm Thành phố mới Bình Dương.

      Ngoài ra, chùa Thiên Tôn (phường Hiệp An) là một ngôi chùa cũ, trong thời gian dài không có Tăng, Ni tu tập, nay được giao lại cho Tỉnh hội Phật giáo quản lý và được Ủy ban Nhân dân tỉnh tỉnh cấp phép cho xây lại toàn bộ các hạng mục trong chùa. Kế tiếp là Thị xã Thuận An có 17 cơ sở tự viện: Chùa Bửu Sanh, chùa Bửu Minh, chùa Thới Hưng, chùa Thiên Phước, chùa Niệm Phật, chùa Thiên Ân, chùa Bình Long, tịnh xá Ngọc Thịnh, chùa Bình Khánh, chùa Sắc Tứ Thiên Tôn, chùa Phước Tường, chùa Giác Nguyên, chùa Nhất Nguyên, chùa Thiên Hòa, chùa Long Quang, chùa Phước Ân, chùa Thiên Đức. Thị xã Dĩ An có 22 cơ sở tự viện: Chùa Núi Châu Thới, chùa Đức Hòa, chùa Tây Thiên, chùa An Phước, chùa Thiên Trúc, chùa Linh Thông, chùa An Linh Cổ Tự, chùa Phước Sơn, chùa Trúc Lâm, chùa Tân Long, chùa Pháp An, chùa Bùi Bửu, chùa Tân Hòa, chùa Tiên Quang, chùa Thiên Bình, chùa Kim Thiền, chùa Huỳnh Mai, chùa Bình Sơn, chùa Pháp Ấn, chùa Tam Bảo, tịnh xá Ngọc Bình, tịnh xá Ngọc An. Huyện Tân Uyên có 14 cơ sở tự viện: Chùa Phước Lâm, chùa Long Khánh, tịnh xá Ngọc Khánh, chùa Quan Âm, chùa Bửu Sơn, chùa Thiện Hiếu, tịnh xá Liên Hoa, chùa Kỳ Hoàn, chùa Ông Mõ, chùa Hưng Long, chùa Phước Linh, Chùa Long Sơn, chùa Phước Điền, chùa Di Đà. Huyện Bến Cát có 08 cơ sở tự viện: Chùa tổ Long Hưng, chùa Phước Hội, chùa Long Châu, chùa Hội Quang, chùa Linh Quang, chùa Linh Sơn, chùa Pháp Sơn, chùa Sùng Hưng. Huyện Dầu Tiếng có 11 cơ sở tự viện: Tịnh xá Ngọc Thọ, chùa Liên Trì, chùa Minh Thạnh, chùa Phước Khánh, chùa Sùng Đức, chùa Thiên Hưng, chùa Hội Thành, chùa Lâm Phước, tịnh xá Ngọc Lâm, tịnh xá Ngọc Bích, tịnh xá Ngọc Phước. Huyện Phú Giáo có 08 cơ sở tự viện: Chùa Phước Huệ, chùa Ngọc Hòa, chùa Phước Linh, chùa Phước Minh, chùa Huệ Minh, chùa Thanh Lâm, chùa Thiên Ân, chùa Bửu Phước. Cho đến nay, các cơ sở tự viện toàn bộ đều rất khang trang, đẹp đẽ. Trong đó nổi bật lên có một số công trình tiêu biểu như: Công trình Văn hóa Tượng Phật nhập Niết bàn chùa Hội Khánh dài 52m, công trình Bảo Tháp chùa Hội Khánh cao hơn 25m, Tượng Phật Quan Âm Thế Chí cao 19m chùa Núi Châu Thới, Tượng Phật Di Đà cao 25m chùa Đức Hòa… tất cả đều mang đậm nét kiến trúc văn hóa đặc thù của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại.

      Phật giáo Việt Nam có chiều dài lịch sử trên 2.000 năm, kể từ khi đạo Phật có mặt trên mảnh đất Việt Nam thân yêu, đã góp phần đáng kể vào nền văn hóa, giáo dục, điêu khắc, kiến trúc, hội họa cho dân tộc Việt Nam, trên tinh thần này chùa Hội Khánh là ngôi chùa cổ được xây dựng vào năm 1741, có giá trị văn hóa kiến trúc vào bậc nhất của vùng đất Nam bộ, chùa được công nhận Di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia vào năm 1993. Với tâm nguyện của Thượng tọa Thích Huệ Thông là mong muốn xây dựng Phật tượng Niết Bàn, dài 52m, cao 22m, một công trình mang tính văn hóa tâm linh, gắn liền với ngôi chùa lịch sử, vừa làm nơi chiêm bái cho đồng bào Phật tử vừa là trường Phật học, nơi đào tạo thế hệ kế thừa Phật pháp. Thật may mắn là duyên lành sớm hội đủ, Thượng tọa Thích Huệ Thông trụ trì Tổ đình chùa Hội Khánh đã được sự hỷ cúng của chư Tôn đức, tăng ni, Phật tử và tín chủ Phúc Dừa, đặc biệt là tín chủ MICAE.BTC phát tâm xin được cúng dường chính vào công trình Phật sự này, công trình kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng này có sự đóng góp về lĩnh vực chuyên môn của KTS Phạm Văn Thịnh, KS. Trần Văn Pháp và Điêu khắc gia Trần Quang Thái…

      Lễ cầu nguyện động thổ được tổ chức vào ngày chư Tăng tự tứ mùa an cư kiết ha PL. 2552 – DL.2008 (tức ngày 12 tháng 07 năm Mậu Tý) theo tinh thần thống nhất chủ trương của Ủy ban Nhân dân tỉnh, lễ cầu nguyện đặt đá xây dựng Phật Tượng Niết Bàn dài 52m, BTS và Tổ đình Hội Khánh cung thỉnh sự chứng minh của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh – Chủ tịch Hội Đồng Trị Sự, Hòa thượng Thích Hiển Pháp – Phó Pháp chủ Hội Đồng Chứng Minh kiêm Phó Chủ tịch Hội Đồng Trị Sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Hòa thượng Thích Huệ Thông – Thành viên Hội đồng Chứng minh, Chứng minh Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương; Hòa thượng Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, kiêm Trưởng Ban Phật giáo Quốc tế, kiêm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học, kiêm Viện trưởng Học viện Phật giáo tại TP. HCM; Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Hòa thượng Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch kiêm Trưởng Ban Kinh tế Tài chánh Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Hòa thượng Thích Thiện Pháp, Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh văn Phòng 2 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Hòa thượng Thích Minh Thiện, Uy viên Hội Đồng Trị Sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương; Thượng tọa Thích Huệ Thông, ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Ban Thường trực Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương, trụ trì Tổ Đình chùa Hội Khánh; cùng chư tôn giáo phẩm Ban Trị sự Tỉnh hội, Ban Đại diện Phật giáo 07 Huyện – Thị hội, chư tôn đức Tăng, Ni đồng chứng minh tham dự. Vào trung tuần tháng 9 công trình chính thức đi vào xây dựng theo giấy phép số: 1927/GPXD ngày 8 tháng 9 năm 2008 của Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương. Công trình xây dựng với diện tích 3.536m2 trên tổng diện tích 13.829,8m2, do Công ty Phụng Hoàng Gia thi công. Nhờ sự mầu nhiệm của Phật pháp nên quá trình xây dựng luôn được suôn sẻ, thuận lợi và được sự hoan hỷ, ủng hộ cả tinh thần lẫn vật chất từ chư tôn giáo phẩm, Tăng Ni, Phật tử và quí vị đạo tâm, nên công trình Phật tượng Nhập Niết bàn và Trường Trung cấp Phật học Bình Dương đã thành tựu viên mãn. Đây là công trình tượng Phật Niết Bàn dài vào bậc nhất hiện nay tại Việt Nam, công trình này đã góp phần giá trị cho nền kiến trúc, văn hóa, tín ngưỡng tâm linh cho dân tộc Việt Nam trong giai đoạn phát triển Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo Bình Dương nói riêng.

      Nói về ý nghĩa của chiều dài 52 mét của tượng Phật Niết Bàn, Thượng tọa Thích Huệ Thông giải thích: “Ý nghĩa 52m chiều dài là biểu tượng cho Ngũ Thập Nhị Vị (52 quả vị tu chứng từ Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa, Đẳng Giác và Diệu Giác). Ngũ Thập Nhị Chúng (chỉ cho 52 loại chúng sanh ở khắp nơi thấy Phật phóng hào quang mà đến dự pháp hội Niết Bàn). Ngũ Thập Nhị Chủng Cúng Vật (52 phẩm vật do 52 chúng dâng cúng Đức Phật trong hội Niết Bàn), đáng nói ở đây, vào năm 2013, Trung Tâm Xác Lập Kỷ Lục Châu Á đã công nhận công trình Tượng Phật Niết bàn quy mô này là Tượng Phật Niết bàn nằm trên mái chùa dài nhất Châu Á. Sau gần ba năm xây dưng khu Trung tâm Văn hoá Phật nhập Niết-bàn, vào ngày 30/3/2010 (nhằm ngày 15/2/ Canh Dần) Đại lễ khánh thành được long trọng tổ chức dưới sự chứng minh của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Hòa thượng Thích Hiển Pháp, Hòa thượng Thích Thiện Pháp, chư Tôn đức lãnh đạo Văn phòng II, chư tôn đức lãnh đạo Ban rị sự Phật giáo Tỉnh, Huyện, Thị và chư tôn đức các tỉnh thành lân cận; ông Trương Hoà Bình, Chánh án Toà án Tối cao (sau là Phó Thủ tướng Thường trực), ông Mai Thế Trung, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Bình Dương, các vị Phó Bí thư, lãnh đạo Tỉnh, Thị xã Thủ Dầu Một và địa phương cùng hàng ngàn tín đồ Phật tử tham dự. Lãnh đạo tôn giáo bạn có sự tham dự của Giám mục Giáo phận Phú Cường Trần Đình Tứ. Để tổ chức chào mừng sự kiện khánh thành này, Ban Trị sự và Tổ đình chùa Hội Khánh tổ chức Lễ hội Hoa đăng và chương trình nghệ thuật vào đêm 14 tháng 2 âm lịch và triển lãm ảnh nghệ thuật, chương trình này có hàng ngàn Tăng Ni và Phật tử tham dự.

      Cũng trong nhiệm kỳ này, tại khu đô thị Thành phố mới Bình Dương, Phật giáo cũng đã nhanh chóng đặt dấu ấn sâu đậm, qua việc đặt viên đá đầu tiên vào tháng 3 năm 2011 để xây dựng tại dây một ngôi tự viện mới mang tên chùa Hội An. Đây là dấu hiệu cho thấy Phật giáo Bình Dương, với tinh thần nhập thế, đã thực sự đi vào đời sống của cư dân tại chỗ. Chùa Hội An được xây dựng giữ nguyên những giá trị văn hóa tâm linh của những ngôi chùa Nam bộ, là nơi để người dân khắp nơi tham quan, lễ bái, mang lại nhiều ý nghĩa trong đời sống tâm linh của cộng đồng dân cư. Tổng giá trị công trình kiến trúc quy mô này lên đến con số 37 tỷ đồng. Được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương chấp thuận cho phép xây dựng với sự hỗ trợ, giúp đỡ của Tổng Công ty Becamex IDC. Theo lịch trình đã định, vào ngày 11 tháng 02 năm 2011 (mùng 09 tháng 01 năm Tân Mão), Ban Trị sự Phật giáo Bình Dương đã tổ chức lễ đặt đá xây dựng chùa Hội An, tiếp đến vào ngày 12 tháng 03 năm 2011, thì Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc được Phật giáo Bình Dương đăng cai tổ chức (từ ngày 09-13/3/2011), chư tôn giáo phẩm lãnh đạo Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ban Hoằng pháp Trung ương cùng toàn thể chư tôn đức Tăng Ni Ban Trị sự, Ban Hoằng pháp trên toàn quốc đến thắp hương chú nguyện cho công trình chùa Hội An được sớm thành tựu viên mãn, điều đáng phấn khởi là vào ngày 31 tháng 01 năm 2012 (tức mùng 09 tháng 01 năm Nhâm Thìn), chùa Hội An chính thức khởi công và sau một năm xây dựng, ngôi chánh điện được hoàn thành. Tiếp đến vào ngày 18 tháng 02 năm 2013, Ban Trị sự Phật giáo Bình Dương và chùa Hội An tổ chức Lễ lạc thành ngôi Chánh điện, dưới sự chứng minh của Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (nay là Chủ tịch Hội đồng Trị sự) cùng chư Tôn đức Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các ban ngành của tỉnh, lãnh đạo Tổng Công ty Becamex, lãnh đạo Thành phố Thủ Dầu Một và địa phương, cùng với hàng ngàn Phật tử tham dự. Để tiếp tục hoàn thiện công trình, vào tháng 02 năm 2014, chùa xây dựng khu Đông Lang làm nơi sinh hoạt cho Tăng chúng, đến tháng 02 năm 2015, chùa xây dựng khu Tây Lang làm Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo Bình Dương, công trình Đông và Tây Lang được hoàn thiện vào cuối năm 2015. Công trình xây dựng chùa Hội An được thành tựu viên mãn nhờ sự quan tâm giúp đỡ cho phép của lãnh đạo tỉnh Bình Dương, TP. Thủ Dầu Một và Tổng Công ty Becamex, cùng với sự chứng minh cúng dường của chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng, Ni, sự phát tâm hỷ cúng của quý công ty, xí nghiệp, gia đình “Phật tử Lau Tháp Chùa Hội Khánh”, quý nam nữ Phật tử trong và ngoài tỉnh, công ty Phụng Hoàng Gia, đặc biệt cảm niệm công đức dòng họ Phạm, Quỹ Thiện Tâm và quý bằng hữu đã phát tâm cúng dường phần hoàn thiện của khu Tây lang. Trong tổng thể công trình xây dựng chùa Hội An, Tổng Công ty Becamex hỷ cúng tượng Phật Nhập Niết-Bàn bằng đá Sapphire, được xác lập kỷ lục Tượng Phật Nhập Niết-bàn bằng đá Sapphire nặng nhất tại thời điểm xác lập. Tượng được tôn trí tại khu đất bên cạnh chùa Hội An.

      Chùa Hội An được xây dựng qua tâm huyết của Thượng tọa Thích Huệ Thông, trước đó, Thượng tọa đã nỗ lực đi tìm đất để quyết tâm xin được chủ trương làm sao có một ngôi chùa được nằm trên vùng đất TP. Mới Bình Dương. Bởi theo Thượng tọa, Phật giáo có mặt trên mảnh đất Bình Dương trên dưới 300 năm, đã đồng hành với bao thăng trầm của dân tộc, do đó đất nước được hưng thạnh thì Phật giáo cũng xương minh. May mắn đủ duyên lành được chủ trương Ủy ban Nhân dân tỉnh và Tổng Công ty Becamex xây dựng ngôi chùa như hiện nay. Trong suốt quá trình xây dựng  Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bình Dương đã giao Thượng tọa Huệ Thông chịu trách nhiệm hoàn toàn xây dựng và sau đó bổ nhiệm Thượng tọa làm Trưởng ban Trụ trì chùa Hội An

      Chùa Hội An được xây dựng tại Trung tâm Thành phố mới Bình Dương, một trung tâm hành chánh, kinh tế, chính trị, văn hóa của một thành phố hiện đại trong tương lai, đây là một sự kiện trong lịch sử phát triển chung của tỉnh Bình Dương và Phật giáo Bình Dương.

      Song song với công tác kiến trúc xây dựng mới và trùng tu tôn tạo cơ sở tự viện, để công tác quản lý Tăng, Ni, tự viện trên địa bàn tỉnh được sâu sát, chặt chẽ, trong nhiệm kỳ này, Tỉnh hội đã lập công văn đệ trình lên chính quyền và đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh giải quyết công nhận cho 13 cơ sở tự viện[2] mới được vào sinh hoạt trong Giáo hội, vì thế mà số lượng cơ sở tự viện trong tỉnh tăng đáng kể, góp phần cho sự phát triển ổn định Phật giáo tỉnh nhà đúng theo tinh thần Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.

      Ngoài danh sách 13 ngôi chùa kể trên ở mục chú thích thì trong nhiệm kỳ này còn có một số cơ sở tự viện xây dựng mới khác như: Chùa Hội An (phường Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một) xây dựng vào năm 2011; chùa Thiện Hiếu (xã Lạc An, huyện Bắc Tân Uyên); chùa Hiệp Khánh, (xã Tân Vĩnh Hiệp, thị xã Tân Uyên); chùa Phước Ân (phường Thuận Giao, thị xã Thuận An); chùa Từ Huệ (xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng); chùa Hương Nghiêm (phường Hòa Lợi, thị xã Bến Cát); Tăng xá Phổ Thiện Hòa (phường Tân Đông Hiệp, thị xã Bến Cát); chùa Thiên Quang (phường Đông Hòa, thị xã Dĩ An); chùa Pháp Âm (xã Vĩnh Tân, thị xã Tân Uyên); chùa Phật Thiên (phường Khánh Bình, thị xã Tân Uyên); chùa Thiên Tôn (phường Hiệp An, TP. Thủ Dầu Một) tái thành lập vào năm 2012.

      Đặc biệt nhằm giúp các cơ sở tự viện từng bước ổn định và tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập thủ tục xin trùng tu và xây dựng tại các cơ sở tự viện, trong Nhiệm kỳ 2007–2012, Thường trực Tỉnh hội đã lập hồ sơ đệ trình Ủy ban Nhân dân tỉnh để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở tự viện trên địa bàn tỉnh, tính đến năm 2012, toàn tỉnh có 165/175 cơ sở tự viện đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, đạt 94,28%. Việc cấp Quyền sử dụng đất cho cơ sở tự viện là bước đột phá của Bình Dương, cho thấy rõ quan điểm và sự chỉ đạo quyết liệt của Ủy ban Nhân dân tỉnh và Sở Tài Nguyên Môi Trường. Để giải quyết một cách đồng bộ, Thường trực Ban Trị sự giao trách nhiệm này cho Thượng tọa Thích Huệ Thông và Thượng tọa Thích Thiện Châu trực tiếp chỉ đạo và giải quyết cụ thể đến các cơ sở tự viện. Kết quả này đã góp phần ổn định rất lớn trong sinh hoạt của các cơ sở tự viện tại Bình Dương (vốn đã bị nhọc nhằn do tranh chấp day dưa ở một số cơ sở tự viện kéo dài hàng chục năm do quá khứ để lại), có thể nói Phật giáo Bình Dương là địa phương đi đầu trong cả nước trong việc được chính quyền sở tại cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là sự nỗ lực làm việc của và Ban Trị sự Tỉnh hội, đồng thời cũng nói lên sự quan tâm sâu sắc của chính quyền đối với Phật giáo tỉnh nhà.

      Trong năm 2011, thực hiện Thông bạch của Trung ương Giáo hội về việc tổ chức Đại lễ Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương đã tổ chức họp báo vào ngày 20 tháng 10 năm 2011 nhằm quảng bá rộng rãi chương trình Hội thảo và Đại lễ chào mừng 30 năm ngày thành lập Giáo hội và tổ chức Hội thảo vào ngày 01 tháng 11năm 2011 với chủ đề: “Giáo hội Phật giáo Việt Nam 30 năm phát triển và đồng hành cùng dân tộc”, Hội thảo đã có nhiều bài tham luận mang tính xây dựng và đóng góp một cách sâu sắc cho định hướng phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời đại mới. Đặc biệt là tổ chức thành công Đại lễ Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Giáo hội vào ngày 02 tháng 11 năm 2011 theo đúng tinh thần Thông tư của Trung ương Giáo hội. Trong dịp này, Tỉnh hội đã phát tặng 500 phần quà cho đồng bào nghèo tại địa phương với tổng giá trị 150 triệu đồng, một hoạt động nổi bật trong chương trình này là Tỉnh hội đã đăng ký ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” năm 2012 với số tiền 2 tỷ đồng; phát động ủng hộ chương trình “Góp đá xây Trường Sa” được mọi người tích cực tham gia với số tiền mặt góp được là 75 triệu đồng, số tiền này đã trao trực tiếp cho Tỉnh đoàn Bình Dương để gửi ra Trường Sa nhằm bày tỏ tinh thần yêu quê hương và biển đảo của Tăng, Ni và Phật tử tỉnh Bình Dương.

      Về hoạt động văn hóa Nhiệm kỳ VII, ngoài những sự kiện văn hóa lễ hội mang tính quy mô hoành tráng như đã trình bày ở trên, thì một điểm nhấn ấn tượng đầu tiên trên lĩnh vực này là vào ngày 31 tháng 10 năm 2008 Bản tin Hương Sen được ra đời do Thượng tọa Thích Huệ Thông làm Chủ biên, được Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội đồng thuận và Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh cấp phép, chính thức đi vào hoạt động, mỗi tháng cho ra một số với số lượng 1.500 quyển. Tính đến nay, Bản tin Hương Sen đã cho ra mắt độc giả được khoảng 100 số với tổng số lượng 100.000 quyển, góp phần đáng kể vào việc chuyển tải và cập nhật các thông tin về sinh hoạt Phật sự của Giáo hội nói chung, những sinh hoạt Phật sự của Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương nói riêng đến với đông đảo đồng bào Phật tử trong và ngoài tỉnh, đây là một điều rất đáng vui mừng cho ngành Văn hóa của Phật giáo Bình Dương.

      Tiếp đến là một số tác phẩm Phật học và nghiên cứu lịch sử Phật giáo do Thượng tọa Thích Huệ Thông biên soạn đã được các cơ quan xuất bản cho phép in ấn phát hành, như cuốn “Chân hạnh phúc chỉ có từ chánh niệm” (KHXB: Số 02-1807/XB-QLXB, do Cục Xuất Bản ký ngày 27 tháng 12 năm 2001, Nhà Xuất bản Tôn Giáo cấp Giấy phép xuất bản năm 2001) và “Mẹ từ suối nguồn yêu thương đến chân trời giác ngộ” (KHXB: Số 02-1807/XB-QLXB, do Cục Xuất Bản ký ngày 27 tháng 12 năm 2001 – Nhà Xuất bản Tôn Giáo cấp Giấy phép xuất bản năm 2001); DVD với 10 bài vọng cổ chủ đề “Tình đời ý đạo” (xuất bản năm 2008); cuốn “Đức Phật và con đường tuệ giác” (KHXB: Số 02-1807/XB-QLXB, do Cục Xuất Bản ký ngày 27 tháng 12 năm 2001 – Nhà Xuất bản Tôn Giáo cấp Giấy phép xuất bản năm 2001), sách “Giáo dục và hoằng pháp, cơ hội và thách thức” (KHXB: Số 02-1807/XB-QLXB, do Cục Xuất Bản ký ngày 27 tháng 12 năm 2001 – Nhà Xuất bản Tôn Giáo cấp Giấy phép xuất bản năm 2001)… Những công trình văn hóa có ý nghĩa đặc biệt này, ngoài việc khẳng định nguồn tri thức dồi dào sung mãn của Phật giáo Bình Dương, đã cho thấy năng lực thực sự của Thượng tọa Thích Huệ Thông, khẳng định vai trò và vị trí lãnh đạo của Thượng tọa đối với Phật giáo Bình Dương, cũng như khẳng định uy tín và ảnh hưởng của Thượng tọa đối với Phật giáo trong nước.

      Một số hoạt động Phật sự quan trọng khác trong Nhiệm kỳ 2007 – 2012, đó là việc tổ chức thành công các buổi hội thảo với chủ đề như “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Hội thảo chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đại lễ kỷ niệm 1.000 Thăng Long – Hà Nội. Trong năm 2007, Ban Văn hóa Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương đã tham mưu Thường trực Tỉnh hội đệ trình Ủy ban Nhân dân tỉnh và các ngành chức năng có liên quan để xin được cấp bằng Di tích Lịch sử cấp Tỉnh cho chùa Hưng Long (Tân Uyên), chùa Long Hưng (Bến Cát) và chùa Bửu Phước (Phú Giáo). Vào ngày 23 tháng 11 năm 2008, lễ Húy kỵ lần thứ 79 cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc thân sinh Hồ Chủ tịch, được long trọng tổ chức tại Văn phòng chùa Hội Khánh, Thượng tọa Thích Huệ Thông đã có bài viết với chủ đề “Nguyễn Sinh Sắc, một tín đồ Phật giáo, một nhà Phật học uyên thâm” nói lên sự gắn liền giữa tư tưởng yêu nước của thân sinh Hồ Chủ tịch và tư tưởng Phật giáo. Hưởng ứng phong trào “Học và làm theo tấm gương của Bác”, ngày 25 tháng 9 năm 2009, lãnh đạo Công an tỉnh phối hợp với Tỉnh hội, cụ thể là Ban Văn hóa tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, dịp này Thượng tọa Thích Huệ Thông đã có bài tham luận với chủ đề: “Nguyễn Sinh Sắc – Người định hình cho nhân cách Hồ Chủ tịch” đã được Hội thảo đánh giá cao. Hòa thượng Thích Minh Thiện và Thượng tọa Thích Huệ Thông đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh tặng bằng khen về cá nhân tiêu biểu học và làm theo tấm gương của Bác.

      Từ ngày 01 tháng 12 đến ngày 05 tháng 12 năm 2009, Ban Văn hóa Phật giáo Bình Dương do Thượng tọa Thích Thiện Châu và Đại đức Thích Minh Vũ đại diện đã đến tham dự và phát biểu tham luận tại Hội thảo Văn hóa Phật giáo toàn quốc do Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội tổ chức tại Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Tiếp đó nhân kỷ niệm ngày sinh của Bác, ngày 19 tháng 05 năm 2010, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bình Dương đã tổ chức buổi hội thảo tại Hội trường của Mặt trận Tổ quốc tỉnh với chủ đề: “Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và đạo đức tôn giáo”, tại buổi hội thảo, Thượng tọa Thích Huệ Thông và Sư cô Thích nữ Từ Thảo đã có bài phát biểu tham luận sâu sắc được mọi người đánh giá cao. Nằm trong chuỗi hoạt động Phật sự của ngành Văn hóa, nhằm dễ dàng cập nhật thông tin trong và ngoài tỉnh, Ban Văn hóa Tỉnh hội đã thành lập một trang Báo Điện tử cho Phật giáo Bình Dương có tên miền là www.phatgiaobinhduong.com, và 2 website của chùa Phổ Thiện Hòa (thị xã Thủ Dầu Một) và chùa Bồ Đề Đạo Tràng (Thị xã Thuận An). Trong nhiệm kỳ này, Ban Văn hóa và Ban Nghi lễ Tỉnh hội đã tiếp nhận và làm Lễ Hằng thuận cho hơn 50 cặp vợ chồng là con em của quí Phật tử tại các cơ sở tự viện trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt là Lễ Hằng thuận cho cô dâu người Việt và chú rể người Ấn Độ, chú rễ người Anh, người Pháp, cô dâu người Việt… tại chùa Hội Khánh, lễ Hằng thuận đã chuyển tải được đời sống đạo đức của người cư sĩ Phật tử nhằm tìm thấy được hạnh phúc đích thực trong việc kết hôn và đời sống gia đình cho tuổi trẻ ngày nay.

      Về công tác quan hệ ngoại giao, có thể nói Nhiệm kỳ 2007 – 2012 là nhiệm kỳ của công tác ngoại giao, nói như vậy vì trong nhiệm kỳ này qua công tác quan hệ ngoại giao, vị thế và uy tín của tỉnh Bình Dương nói chung và Phật giáo tỉnh nói riêng ngày càng nâng cao, đã có nhiều phái đoàn đến thăm Phật giáo Bình Dương tại Trụ sở Văn phòng Ban Trị sự (chùa Hội Khánh) điển hình vào ngày 22 và 23 tháng 05 năm 2010, Tỉnh hội Phật giáo đã đón tiếp Đức ngài Tulku Rinpoche, nguyên Tu viện trưởng Tu viện Sera-mey Ấn Độ đã đến thăm Phật giáo Bình Dương tại Tượng Phật nhập Niết Bàn chùa Hội Khánh và thực hiện các nghi lễ cầu nguyện hòa bình cho thế giới. Ngày 08 tháng 09 năm 2010, Tỉnh hội Phật giáo đã tiếp rước thân mật phái đoàn Đức Tăng thống Vương quốc Campuchia Samdech Tepadev TepVong, Đức Tăng Thống Bangladesh, ngài Dham Masen Mahathero và Đức Tăng thống Lào nhân chuyến viếng thăm Việt Nam; ngày 20 tháng 11 năm 2010, tiếp ngài Tenjin Dakpa, trợ lý Đức Đạt Lai Lạt Ma; ngày 20 tháng 12 năm 2010, Tỉnh hội đã tiếp trọng thể phái đoàn Bộ Lễ nghi – Tôn giáo Vương quốc Campuchia do ngài Bộ trưởng MinKhin dẫn đầu; ngày 10 tháng 06 năm 2011, Tỉnh hội đã tiếp đón trọng thể ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cùng phu nhân, cùng đi có ông Mai Thế Trung, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và các vị lãnh đạo tỉnh Bình Dương.

      Trong khoảng thời gian từ ngày 06 đến ngày 09 tháng 04 năm 2010, Thượng tọa Thích Huệ Thông đã được mời tháp tùng cùng phái đoàn của Trung ương Giáo hội do Hòa thượng Thích Thanh Sam, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội dẫn đoàn cùng chư tôn đức trong Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương thăm và giao lưu với Phật giáo Myanma và Ấn Độ. Tiếp đó từ ngày 23 đến ngày 29 tháng 07 năm 2011, Thượng tọa Thích Huệ Thông và Đại đức Thích Minh Lực đã được mời tham gia cùng với đoàn của Ban Tôn giáo tỉnh do ông Trần Đức Thịnh, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh dẫn đoàn đi thăm và làm việc tại Vương quốc Campuchia theo lời mời của Bộ trưởng Bộ Lễ nghi – Tôn giáo Campuchia. Đến cuối nhiệm kỳ VII, vào ngày 25 tháng 11 năm 2011, nhận thư mời của Trung ương Giáo hội, Thượng tọa Thích Huệ Thông đã tham gia đoàn chiêm bái Phật tích và Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu tại New Dehli do Đức Hòa thượng Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam làm Trưởng đoàn, cùng chư tôn đức lãnh đạo cấp cao của Trung ương Giáo hội.

      Trong nhiệm kỳ này, ngành Nghi lễ do Đại đức Thích Minh Chí làm Trưởng ban, đã có nhiều thành tựu đáng ghi nhận như: Phối hợp với ngành Văn hóa trang trí trang nghiêm các lễ đài Phật đản tập trung của Tỉnh hội và các Huyện, Thị hội trong tỉnh; chủ động soạn thảo nghi thức tắm Phật, trong khi chờ Ban Nghi lễ Trung ương Giáo hội soạn thảo chương trình thống nhất chung; nhằm chào mừng Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc 2008 được đăng cai tổ chức tại Việt Nam, Ban Nghi lễ đã đệ trình Thường trực Tỉnh hội để tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề “Sự tương quan giữa ngôn ngữ, âm nhạc dân tộc và lễ nhạc Phật giáo” do Giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Khê trình bày. Qua đó, đã mang đến rất nhiều kiến thức bổ ích cho chư Tăng, Ni trong tỉnh về giữ gìn âm nhạc dân tộc và lễ nhạc Phật giáo truyền thống, tại đây Thượng tọa Thích Huệ Thông đã có bài phát biểu tham luận và được đánh giá cao. Ngày 30 tháng 07 năm 2010, Thường trực Tỉnh hội đã chỉ đạo Ban Nghi lễ tỉnh phối hợp với Ban Văn hóa tổ chức trọng thể buổi lễ với chủ đề: “Phật giáo và 1.000 năm Thăng Long”, buổi lễ đã gợi lại hình ảnh vị vua anh minh Lý Thái Tổ, tinh thần mẫn tuệ của Vạn Hạnh thiền sư và sự quyết định sáng suốt khi dời đô về thành Thăng Long. Ngày 16 đến 17 tháng 10 năm 2010, thực hiện tinh thần thông bạch của Trung ương Giáo hội về việc cử đoàn tham dự Hội thảo Nghi lễ Phật giáo toàn quốc do Ban Nghi lễ Trung ương Giáo hội tổ chức tại thành phố biển Nha Trang, Ban Nghi lễ Tỉnh hội đã cử đoàn và cung thỉnh Thượng tọa Thích Huệ Thông làm Trưởng đoàn đến tham dự. Tại đây Thượng tọa Thích Huệ Thông đã đóng góp bài tham luận “Hoằng pháp với nghi lễ trong đời sống văn hóa tâm linh” được Hội nghị đánh giá cao.

      Ngoài ra, trong Nhiệm kỳ 2007 – 2012, nhằm thực hiện tinh thần Thông bạch của Trung ương Giáo hội về việc hướng dẫn tổ chức Đại lễ Phật đản, hàng năm Tỉnh hội Phật giáo đều có cuộc họp giữa Ban Trị sự, các Ban Đại diện và Tổ Phật giáo các xã, phường, thị trấn để triển khai công tác chuẩn bị cho việc tổ chức Đại lễ Phật đản. Lễ đài Phật đản tập trung của các Ban Đại diện các huyện, thị từ mùng 07 đến 14 tháng 04 âm lịch với sự chứng minh của Thường trực Tỉnh hội và sự tham dự đông đủ của Tăng, Ni, Phật tử và chính quyền địa phương cụ thể như: Mùng 07 tháng 04 âm lịch, lễ đài Phật đản tập trung của Ban Đại diện Phật giáo huyện Phú Giáo được cử hành tại chùa Phước Linh, chùa Ngọc Hòa, chùa Thiên Ân; mùng 09 tháng 04 âm lịch, lễ đài Phật đản tập trung tại huyện Bến Cát được cử hành lần lượt tại chùa Tổ Long Hưng, chùa Phước Hội, chùa Phước Thiện; mùng 10 tháng 04 âl, lễ đài Phật đản huyện Tân Uyên lần lượt được tổ chức tại chùa Hưng Long, chùa Ông Mõ, tịnh xá Liên Hoa; ngày 11 tháng 04 âm lịch, Đại lễ Phật đản thị xã Dĩ An tổ chức lễ đài tập trung tại Văn phòng Ban Đại diện – chùa An Linh Cổ tự; ngày 12 tháng 4 âm lịch, Đại lễ Phật đản thị xã Thuận An diễn ra lần lượt tại tịnh xá Ngọc Thịnh, chùa Thiên Ân, chùa Bồ Đề Đạo Tràng; ngày 13 tháng 04 âm lịch, Đại lễ Phật đản huyện Dầu Tiếng được cử hành trọng thể tại các cơ sở tịnh xá Ngọc Thọ, chùa Liên Trì. Đặc biệt, chương trình chào mừng Phật đản hằng năm tập trung tại Văn phòng chùa Hội Khánh, diễn ra theo trình tự như sau: – 14 giờ ngày 14 tháng 04 âm lịch, thể hiện tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”, Đoàn đại biểu Ban Trị sự Tỉnh hội đến thăm và thắp hương tưởng niệm trước Đài Tưởng niệm Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Bình Dương; 17 giờ chiều ngày 14 tháng 04 âm lịch, đoàn xe hoa chào mừng Phật đản diễu hành từ Văn phòng chùa Hội Khánh quanh vùng thị xã Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An rồi quay trở về chùa Hội Khánh; 19 giờ tối ngày 14 tháng 04 âm lịch, khai mạc đêm văn nghệ chào mừng Phật Khánh đản với sự tham gia trình diễn của các ca nghệ sĩ trong và ngoài tỉnh thu hút sự tham dự của hàng ngàn đồng bào, Phật tử; bước sang ngày hôm sau, 7giờ 30 sáng ngày 15 tháng 04 âm lịch, Đại lễ chào mừng Phật Khánh đản được trọng thể cử hành tại lễ đài tập trung Văn phòng chùa Hội Khánh với sự tham dự của đông đảo Tăng Ni, Phật tử và lãnh đạo tỉnh, thị, phường, xã. Trong chuỗi hoạt động chào mừng Đại lễ Phật đản hằng năm đều có chương trình thả chim bồ câu, cắt bong bóng và cầu nguyện hòa bình, phát quà tình thương cho đồng bào nghèo tại địa phương, chuỗi lễ hội văn hóa Phật giáo này gần như đã đi vào tâm khảm của người dân địa phương và trở thành những hình ảnh thân thương trong ngày chào mừng Phật đản mỗi năm đối với đông đảo đồng bào Phật tử tại quê hương Bình Dương.

      Ban Nghi lễ Tỉnh hội trong nhiệm kỳ này cũng làm tốt công tác tổ chức chương trình Đại Trai đàn chẩn tế trong dịp Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc năm 2011 tại Nghĩa Trang liệt sĩ tỉnh Bình Dương. Chương trình Đại Trai đàn hoành tráng và nghi thức “Thắp nến tri ân” đã thu hút hơn 5.000 người đến tham dự và cúng tế. Buổi lễ đã gợi lại hình ảnh của Bác Hồ, người đã suốt đời vì dân, vì nước, hình ảnh của các anh hùng, liệt sĩ nằm xuống vì mảnh đất, quê hương. Tổ chức Đại Trai đàn chẩn tế để cầu siêu bạt độ cho chư vong linh tại Nghĩa trang công viên Chánh Phú Hòa mỗi năm vào mùa Thanh minh và phối hợp với Ban Văn hóa Tỉnh hội tổ chức các buổi lễ húy kỵ Phật hoàng Trần Nhân Tông, lễ húy kỵ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc hằng năm và các chương trình lễ hội khác.

      Những hoạt động Phật sự trong Nhiệm kỳ 2007 – 2012 phải nói là khẩn trương và vô cùng sôi nổi, trong đó ngành Hướng dẫn cư sĩ Phật tử do Thượng tọa Thích Thiện Duyên làm Trưởng Ban đã có nhiều hoạt động tích cực, gặt hái được thành quả đáng ghi nhận như: Từ ngày 14 đến ngày 17 tháng 07 năm 2010, Thường trực Tỉnh hội đã cử đoàn 09 vị do Thượng tọa Thích Huệ Thông làm Trưởng đoàn tham dự Hội thảo “Hướng dẫn Phật tử trong thời đại mới” tại thành phố Cần Thơ do Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương tổ chức. Tại đây Thượng tọa Thích Huệ Thông đã được Ban Tổ chức cung thỉnh vào Chủ tọa đoàn và được thỉnh thuyết giảng tại hai đạo tràng với chủ đề “Hoằng pháp viên trong thời đại mới”. Trong nhiệm kỳ này, thực hiện tinh thần Thông bạch của Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương Giáo hội, Ban Hướng dẫn Phật tử Bình Dương hướng dẫn các cơ sở tự viện ghi danh sách Phật tử tại bổn tự đệ trình Thường trực Tỉnh hội để cấp giấy chứng nhận Phật tử cho hơn 9.000 Phật tử trên địa bàn tỉnh. Tính đến cuối năm 2011, tỉnh Bình Dương có 573 Tăng, Ni và hơn 150.000 tín đồ Phật tử, chiếm tỷ lệ 9,02% dân số toàn tỉnh, ngoài ra, còn có khoảng 450.000 người có ảnh hưởng của Phật giáo nhưng chưa qui y Tam Bảo. Ban Hướng dẫn Phật tử cũng đã phối hợp với ngành Hoằng pháp, động viên các đạo tràng mở khóa tu Phật thất, khóa tu Bát Quan trai, Niệm chú Đại bi, Tụng kinh Pháp Hoa… để các Phật tử có nhu cầu được tu học và nâng cao trình độ giáo lý Phật Đà có cơ hội chuyên tâm tu niệm. Tính đến cuối Nhiệm kỳ VII, cả tỉnh có 109 đạo tràng tu tập Bát Quan Trai, niệm Phật, tụng chú Đại Bi và tụng kinh Địa Tạng, tụng kinh Pháp Hoa. Trong đó thị xã Thủ Dầu Một có 20 đạo tràng Bát Quan trai nằm ở các chùa Hội Khánh, chùa Phước An, chùa Phổ Thiện Hòa, chùa Tây Tạng, chùa Đức Sơn, chùa Bửu Nghiêm, chùa Long Sơn, chùa Phước Hưng, tịnh xá Ngọc Bình, chùa Phật học, chùa Vân Sơn, chùa Long Quang, tịnh xá Ngọc Hiệp, chùa Thuận Thiên, chùa Long Thọ, chùa An Lạc, chùa Phước Long, chùa Linh Sơn, tịnh xá Ngọc Định. Riêng lớp học giáo lý tại Hội trường tượng Phật Niết bàn chùa Hội Khánh mỗi tuần vào ngày chủ nhật đã thu hút gần 1.000 tín đồ Phật tử về nghe pháp tu tập. Tại thị xã Thuận An có 21 đạo tràng nằm ở các chùa Thới Hưng, chùa Thiên Ân, chùa Niệm Phật, chùa Thiên Hòa, chùa Bửu Minh, chùa Thiên Phước, chùa Bửu Sanh, chùa Nhứt Nguyên Bửu tự, tịnh xá Ngọc Thịnh, tịnh xá Ngọc Lâm, chùa Long Quang, chùa Bồ Đề Đạo Tràng, tịnh xá Ngọc Thành, tịnh xá Ngọc Thành, chùa Sắc Tứ Thiên Tôn, chùa Giác Nguyên, chùa Thiên Chơn, chùa Phước Tường, chùa Bình Khánh, chùa Thiên Đức, chùa Bình Long. Tại thị xã Dĩ An có 20 đạo tràng nằm ở các chùa Đức Hòa, chùa Tây Thiên, chùa Kim Thiền, chùa Phước Sơn, chùa Bùi Bửu, chùa Tân Long, chùa Trung Bửu, chùa An Linh Cổ tự, chùa Pháp Ấn, tịnh xá Ngọc An, tịnh xá Ngọc Bình, chùa An Phước, chùa Linh Thông, chùa Bình Sơn, Chùa Pháp An, chùa Trúc Lâm, chùa Tam Bảo, chùa Phước Sơn, chùa Huỳnh Mai, chùa Tiên Quang. Tại huyện Tân Uyên có 16 đạo tràng nằm ở các chùa Hưng Long, tịnh xá Liên Hoa, chùa Long Sơn (Ông Mõ), chùa Long Sơn (Tân Ba), chùa Long Khánh, chùa Khánh Sơn (Gò Rùa), chùa Quan Âm, chùa Phước Điền, chùa Thanh Sơn, chùa Phước Lâm, tịnh xá Ngọc Khánh, chùa Bửu Liên, chùa Thiên Linh, chùa Bảo Lâm Sơn, chùa Di Đà, chùa Thiện Hiếu. Huyện Bến Cát có 10 đạo tràng như đạo tràng chùa Tổ Long Hưng, chùa Phước Hội, chùa Phước Thiện, chùa Long châu, chùa Pháp Sơn, chùa Hội Quang, chùa Linh Sơn, chùa Linh Quang, chùa Sùng Hưng, chùa Long Hòa. Huyện Dầu Tiếng có 12 đạo tràng như đạo tráng chùa Liên Trì, tịnh xá Ngọc Thọ, chùa Sùng Đức, tịnh xá Ngọc Lâm, tịnh xá Ngọc Bích, chùa Hội Thành, chùa Phước Khánh, chùa Pháp Hoa, chùa Thái Sơn, chùa Minh Thạnh, chùa Thiên Hưng, chùa Quang Lâm và huyện Phú Giáo có 10 đạo tràng ở các chùa Phước Linh, chùa Bửu Phước, chùa Thiên Ân, chùa Huệ Minh, chùa Phước Huệ, chùa Ngọc Hòa, chùa Phước Minh, chùa Thường Linh, chùa Thanh Lâm, chùa Quan Âm. Thực hiện tinh thần Thông bạch của Trung ương Giáo hội về việc cấp giấy Chứng nhận Phật tử cho quý thiện nam, tín nữ Phật tử, trong nhiệm kỳ qua, Phân Ban Hướng dẫn Phật tử đã hướng dẫn các Ban đại diện trong tỉnh đệ trình và xin cấp giấy chứng nhận cho hơn 10.000 Phật tử.

      Về hoạt động của ngành Hướng dẫn Phật tử, vào ngày 21 tháng 11 năm 2008, Hòa thượng Thích Minh Thiện, Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Bình Dương đã ra Quyết định số 150/QĐ-BTS về việc chuẩn y thành phần nhân sự Ban Hướng dẫn Phật tử cho nhiệm kỳ VII (2007-2012), theo đó thành phần nhân sự Ban Hướng dẫn Phật tử tỉnh Bình Dương Nhiệm kỳ VII (2007-2012), gồm có: Thượng tọa Thích Thiện Duyên làm Trưởng ban; Đại đức Thích Chiếu Hội làm Phó Ban Thường trực; Đại đức Thích Tỉnh Tại làm Phó Ban đặc trách cư sĩ; Cư sĩ Lê Văn Tín pháp danh Tâm Hỷ làm Phó Ban đặc trách Phân ban Gia đình Phật tử;

      Đại đức Thích Đồng Hiền làm Thư ký; Sư cô Thích nữ Giác Nghiêm làm Phó Thư ký Ban; Sư cô Thích nữ Di Thanh làm Thủ quỹ Ban; Đại đức Thích Thiện Minh làm Kiểm soát Ban; cùng với 07 vị Ủy viên là Đại đức Thích Thiện Trí, Đại đức Thích Minh Phú, Đại đức Thích Quảng Bình, Đại đức Thích Minh Tân, Đại đức Thích Thiện Quang, Đại đức Thích Thiện Đạo và Ni sư Thích nữ Như Thanh.

      Riêng Phân ban Hướng dẫn gia đình Phật tử trực thuộc Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương gồm có 11 thành viên: Cấp Tấn 1, cấp Tín 8, và 2 cấp Tập. Cả tỉnh có tất cả 8 Gia đình Phật tử: Khánh Minh, Khánh Ân, Thiên Ân, Liên Trì, Phước Huệ, Phước Hội, Long Châu và Hội Khánh. Tuy nhiên sinh hoạt thường xuyên là 05 đơn vị, còn 03 đơn vị không sinh hoạt thường xuyên là Gia đình Phật tử Khánh Minh, Gia đình Phật tử Khánh Ân và Gia đình Phật tử Thiên Ân. Tổng số đoàn sinh thường xuyên sinh hoạt hằng tuần là 340 đoàn sinh, trong đó ngành Thiếu, như Thiếu nam có 25 Đoàn sinh, Thiếu nữ có 75 Đoàn sinh; ngành Đồng như Oanh Vũ nam có 95 Đoàn sinh, Oanh Vũ nữ có 115 Đoàn sinh. Số lượng huynh trưởng có 43 Huynh trưởng, trong đó cấp Tập 14 Huynh trưởng, cùng một số Huynh trưởng đã qua huấn luyện Lộc Uyển và A Dục. Thành quả Phật sự của Phân ban Hướng dẫn gia đình Phật tử trực thuộc Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương trong nhiệm kỳ 2007 – 2012, nổi bật là tham gia tốt các công tác Hội trại do Phân ban Hướng dẫn gia đình Phật tử Trung ương tổ chức, đặc biệt là Hội trại Nguyên Hùng năm 2011, nhân mùa Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc do Bình Dương đăng cai tổ chức năm 2011, tham gia đầy đủ các khóa học do Phân Ban Hướng dẫn gia đình Phật tử Trung ương tổ chức và tổ chức thành công các cuộc hội trại cho các cấp huynh trưởng, mở khóa huấn luyện chuyên môn để đào tạo huynh trưởng.

      Trong Nhiệm kỳ 2007 – 2012, Ni sư Thích nữ Pháp Như với vai trò là Trưởng Ban Từ thiện xã hội đã tích cực hoạt động, thể hiện tinh thần “cứu khổ, ban vui” của Phật giáo, góp phần chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh, khó khăn. Hàng năm, ngành từ thiện đều vận động Tăng, Ni, Phật tử các cơ sở tự viện tham gia tích cực vào công tác từ thiện – xã hội như: Cứu trợ đồng bào bị thiên tai lũ lụt ở các tỉnh miền Trung, miền Tây, tặng quà cho đồng bào vùng cao, cấp học bổng cho học sinh nghèo hiếu học, hỗ trợ Hội người mù, Hội người cao tuổi, các gia đình thương binh, liệt sĩ, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thực hiện nồi súp tình thương tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh, trợ giúp hơn 50 ca mổ tim, xây dựng trên 150 căn nhà tình nghĩa, tình thương.

      Đặc biệt trong Nhiệm kỳ VII này, Ban Từ thiện Tỉnh hội đã tham mưu Thường trực Tỉnh hội đệ trình Ủy ban Nhân dân tỉnh để cho ra đời Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và người già neo đơn Bồ Đề, nhằm chia sẻ gánh nặng cho ngành Thương binh – Xã hội tỉnh, đến nay, Trung tâm Bồ Đề đang nuôi dưỡng hơn 40 trẻ em mồ côi và đã xây dựng được cơ sở nuôi dưỡng khang trang, sạch đẹp.

      Nhìn chung, trong nhiệm kỳ này, ngành từ thiện xã hội Phật giáo Bình Dương đã có những hoạt động từ thiện với số liệu cụ thể và rất ấn tượng như sau: Năm 2007 với 2 tỷ đồng, năm 2008 Phật giáo toàn tỉnh đã đóng góp cho công tác từ thiện xã hội trên 4,2 tỷ đồng, trong năm 2009 là trên 11,2 tỷ đồng, năm 2010 tổng số tiền cho công tác từ thiện là 15, 632 tỷ đồng, năm 2011 tổng cộng có trên 19,4 tỷ đồng, riêng công tác từ thiện nhân Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc lên đến 10 tỷ đồng, như vậy tổng cộng kinh phí dành cho hoạt động từ thiện của nhiệm kỳ VII lên đến 52.660.830.000 đồng (Năm mươi hai tỷ sáu trăm sáu chục triệu tám trăm ba chục ngàn đồng). Đây quả là con số vô cùng ấn tượng trong công tác từ thiện xã hội đối với Phật giáo một địa phương vốn là tỉnh lẻ như Phật giáo Bình Dương. Trong công tác từ thiện xã hội, ngoài sự nổ lực của Ban Thường trực tỉnh, Ban Trị sự các Huyện, Ban Từ thiện xã hội Tỉnh, có thể ghi nhận công đức vận động đóng góp của Ni sư Thích nữ Diệu Nghĩa đã có nhiều tích cực đóng góp cho công tác từ thiện trong và ngoài tỉnh.

      Trong nhiệm kỳ này, Ban Trị sự đã vận động Tăng, Ni tham dự đầy đủ các khóa học Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh do Hội đồng Giáo dục Quốc phòng – An ninh tỉnh tổ chức, đến nay hầu hết Tăng, Ni trong tỉnh đều có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa học. Song song đó, Ban Trị sự đã vận động Tăng, Ni tham gia khóa học bồi dưỡng về Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp do Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ tổ chức. Đồng thời cử nhân sự tham dự đầy đủ các khóa học Phòng chống HIV/AIDS do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hàng năm. Vào tháng 11 năm 2008, khi Trung ương Giáo hội mở Khóa Bồi dưỡng nghiệp vụ Hành chánh Giáo hội, Tỉnh hội đã cử Hòa thượng Thích Minh Thiện làm Trưởng đoàn, cùng với Thượng tọa Thích Huệ Thông, Thượng tọa Thích Minh Thuấn, Thượng tọa Thích Minh Nghĩa, Thượng tọa Thích Thiện Duyên, Thượng tọa Thích Hồng Long, Đại đức Thích Minh Lực, Đại đức Thích Minh Vũ tham dự khóa học. Vào tháng 10 năm 2010, tại lễ tổng kết công tác của Ban Dân vận Tỉnh ủy, Hòa thượng Thích Minh Thiện đã được tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp dân vận”. Tháng 11 năm 2010, Ban Trị sự Tỉnh hội đã tham dự, chúc mừng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh nhân Lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam và Hòa thượng Thích Minh Thiện được tặng Kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc”. Vào sáng ngày 19 tháng 8 năm 2011, tại Ủy ban Nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, ma túy, mại dâm, AIDS, văn hóa phẩm độc hại và phòng chống mua bán người của tỉnh đã tổ chức sơ kết 5 năm hoạt động phòng chống tội phạm trên địa bàn tỉnh, tại đây, Thượng tọa Thích Huệ Thông đã phát biểu tham luận với chủ đề “Phật giáo trong việc phòng chống tệ nạn, xã hội”, bài phát biểu đặc biệt chú trọng đến tệ nạn khất thực giả và được hội nghị đánh giá cao. Vào ngày 7 tháng 7 năm 2010, tại Hội trường Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hòa thượng Thích Minh Thiện và Thượng tọa Thích Huệ Thông đã có bài tham luận phát biểu mang tính xây dựng cao để góp ý tu chỉnh bản dự thảo báo cáo Đại hội 9 của Đảng bộ Bình Dương và bản dự thảo báo cáo Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11, thể hiện sự đoàn kết gắn bó giữa Đảng bộ và Phật giáo tỉnh nhà. Bài phát biểu của Thượng tọa Thích Huệ Thông được toàn thể Hội nghị đánh giá cao.b

      Về các hoạt động xã hội, trong nhiệm kỳ này Hòa thượng Thích Minh Thiện đắc cử là Đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Dương khóa 8 (2011 – 2016), Thượng tọa Thích Huệ Thông tham gia làm ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh có; Đại đức Thích Thiện Hưng tham gia làm Ủy viên Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Bình Dương; Sư cô Thích nữ Từ Thảo tham gia Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh nhiệm kỳ 2011 – 2016 và Ni sư Thích nữ Pháp Như tham gia Ban Chấp hành Hội Chữ Thập Đỏ tỉnh nhiệm kỳ 2011 – 2016. Ngoài ra, giới Phật giáo tỉnh Bình Dương còn tham gia vào rất nhiều tổ chức từ thiện xã hội khác tại địa phương, nhằm góp phần chung tay góp sức xây dựng quê hương Bình Dương ngày thêm văn minh, phồn thịnh.

      Tóm lại, trong Nhiệm kỳ 2007 – 2012, cơ cấu tổ chức Phật giáo Bình Dương từng bước ổn định từ Ban Trị sự Tỉnh hội đến Ban Đại diện các huyện, thị và làm việc nề nếp, khoa học hơn, tập thể Ban Trị sự nhiệm kỳ VII luôn hòa hợp, đoàn kết, phát huy được sức mạnh tập thể trong việc hoằng dương chánh pháp. Trong mọi công tác Phật sự, chư tôn đức Thường trực Tỉnh hội biết linh hoạt dựa vào sự hướng dẫn tận tình của Trung ương Giáo hội, sự nhiệt tình hỗ trợ của lãnh đạo tỉnh và ngành chức năng các cấp để vạch ra những đường hướng lãnh đạo và điều hành Phật sự tốt đẹp. Nhiều Phật sự được hoàn thành xuất sắc trong nhiệm kỳ như: 07 Ban Đại diện và 170 cơ sở được khắc dấu tròn, gần 90% các cơ sở tự viện được Ủy ban Nhân dân tỉnh cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc năm 2008, tổ chức thành công Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc năm 2011 tại Bình Dương, khai giảng Khóa II Trường trung cấp Phật học, thành lập Phân Ban đặc trách Ni giới và còn rất nhiều Phật sự khác đã được hoàn thành viên mãn, tốt đẹp trong nhiệm kỳ này… Tuy nhiên trong Nhiệm kỳ VII, Ban Trị sự và toàn thể Tăng tín đồ Phật giáo Bình Dương đã phải gánh chịu những mất mát to lớn, đó là sự ra đi của Hòa thượng Thích Minh Thiện, Ni trưởng Như Thái, Ni sư Diệu Nghĩa, Ni sư Thành Liên.

      Nhìn nhận trách nhiệm cao cả và những đóng góp tích cực hiệu quả đáng trân trọng cho đạo pháp và dân tộc của Phật giáo Bình Dương, nên trong 05 năm qua Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương đã được Trung ương Giáo hội tặng bằng Tuyên dương công đức; Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương và các Bộ, Ngành Trung ương tặng nhiều Bằng khen và Kỷ niệm chương cho tập thể cũng như các thành viên Ban Trị sự Tỉnh hội.

 

 

_CT:

[1] Số KHXB: 02-1807/XB-QLXB, do Cục Xuất Bản ký ngày 27 tháng 12 năm 2001 – Nhà Xuất bản Tôn Giáo cấp Giấy phép xuất bản năm 2001

[2] 13 cơ sở tự viện mới gồm có: Huyện Dầu Tiếng: Chùa Quang Lâm (xã Minh Thạnh), tịnh xá Ngọc Bích (thị trấn Dầu Tiếng), chùa Long Hòa và chùa Sùng Đức (xã Long Hòa); Huyện Phú Giáo: Chùa Thanh Lâm (xã An Bình), chùa Phước Minh (xã An Thái), chùa Thường Linh (xã An Linh), chùa Quan Âm (xã Tân Long); Huyện Bến Cát: Chùa Hội Quang (xã Lai Uyên), chùa Tịnh Nghiêm (xã Trừ Văn Thố); Huyện Tân Uyên: Chùa Bảo Lâm Sơn (xã Tân Định), chùa Bửu Liên (xã Hội Nghĩa) và thị xã Thủ Dầu Một có chùa An Hòa (Phú Hòa).