Sau khi được Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam chấp thuận bằng công văn Số 446/CV-HĐTS cho phép Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Bình Dương tổ chức Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Bình Dương lần thứ VIII do Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký, ấn ký ngày 08 tháng 11 năm 201; và được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương cấp giấy phép Số 69/GP-UBND, về việc chấp thuận cho tổ chức Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Bình Dương lần thứ 8 Nhiệm kỳ 2012 – 2017 do ông Huỳnh Văn Nhị, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương ký ngày 21 tháng 11 năm 2011. Trên cơ sở kế thừa và phát huy những kết quả đạt được trong Nhiệm kỳ VII, sau một thời gian chuẩn bị, Ban Thường trực Tỉnh hội đã tiến hành tổ chức trọng thể Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Bình Dương lần thứ 8 (Nhiệm kỳ 2012 – 2017) trong hai ngày 04 và 05 tháng 01 năm 2012 tại Hội trường Phật tượng nhập Niết bàn chùa Hội Khánh – Văn phòng Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương, với sự tham dự của 500 đại biểu.
Đại hội danh dự đón nhận lẵng hoa chúc mừng của Hòa thượng Thích Hiển Pháp, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh; ông Nguyễn Minh Triết, nguyên Chủ tịch Nước và sự chứng minh của Hòa thượng Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký; Hòa thượng Thích Thiện Pháp, Phó Tổng Thư ký Chánh văn phòng; Hòa thượng Thích Huệ Trí, Ủy viên Ban Pháp chế Hội đồng Trị sự; Thượng tọa Thích Thiện Thống, Ủy viên Thư ký, Phó Văn phòng Thường trực Trung ương Giáo hội; Thượng tọa Thích Tấn Đạt, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Phó Văn phòng 2, cùng chư tôn giáo phẩm Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chư tôn đức các Ban Trị sự: TP.HCM, Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ, Cà Mau, An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long và các Ban, Viện Trung ương…
Tham dự Đại hội có ông Vũ Minh Sang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh; cùng các vị lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ban Dân vận, Ban Tôn giáo, các ngành hữu quan của tỉnh, lãnh đạo các huyện, thị và phóng viên các báo đài như Báo Giác Ngộ, Báo Bình Dương, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh Bình Dương và Đài Truyền hình An Viên đến tham dự đưa tin.
Đại hội Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương lần thứ 8 đã bầu ra một Ban Trị sự Nhiệm kỳ 2012 – 2017 do Thượng tọa Thích Huệ Thông làm Trưởng Ban Trị sự kiêm Tăng sự; Hòa thượng Thích Thiện Duyên, Phó trưởng Ban Thường trực; Thượng tọa Thích Minh Nghĩa, Thượng tọa Thích Minh Thuấn cùng Phó Trưởng Ban;, Đại đức Thích Minh Lực, Chánh Thư ký; Đại đức Thích Thiện Hưng, Phó Thư ký kiêm Chánh Văn phòng; Đại đức Thích Chơn Phát, Phó Thư ký kiêm Trưởng Ban Giáo dục Tăng Ni; cùng các thành viên khác đảm nhận phụ trách các ban ngành trong Ban Trị sự như Thượng tọa Thích Hồng Long, Ủy viên Kiểm soát; Thượng tọa Thích Nhất Chí, Ủy viên Kiểm soát; Đại đức Thích Minh Vũ, Trưởng Ban Hướng dẫn nam nữ Phật tử; Đại đức Thích Minh Chí, Trưởng ban Nghi lễ; Đại đức Thích Bửu Minh, Trưởng ban Văn hóa; Ni sư Thích nữ Pháp Như, Trưởng ban Từ thiện xã hội; Sư cô Thích nữ Từ Thảo, Trưởng ban Tài chánh; Sư cô Thích nữ Liên Diệu, Ủy viên Thủ quỹ; Đại đức Thích Thiện Châu, Đại đức Thích Huệ Trí, Ni trưởng Thích nữ Như Huy cùng là Ủy viên Thường trực… Và 28 vị Ủy viên Ban Trị sự là Thượng tọa Thích Giác Sự, Thượng tọa Thích Giác Nguyện, Thích Nhuận Châu, Thượng tọa Thích Thiện Trung, Đại đức Thích Hải Nghiêm, Đại đức Thích Thiện Hòa, Đại đức Thích Chúc Minh, Đại đức Thích Thiện Hỷ, Đại đức Thích Thiện Tánh, Đại đức Thích Thiện Đạo, Đại đức Thích Thiện Huệ, Đại đức Thích Quảng Bình, Đại đức Thích Nhật Nghiêm, Đại đức Thích Tĩnh Tại, Đại đức Thích An Trí, Đại đức Thích Trí Tâm, Đại đức Thích Thiện An, Đại đức Thích Minh Tân, Đại đức Thích Huệ Tín, Ni trưởng Thích nữ Nhã Liên, Ni sư Thích nữ Như Thanh, Ni sư Thích nữ Diệu Thường, Sư cô Thích nữ Giác Nguyện, Sư cô Thích nữ Ngọc Bích, Sư cô Thích nữ Cam Liên, Sư cô Thích nữ An Liên, Sư cô Thích nữ An Hương, Cư sĩ Nguyên Tạo, và 05 vị Ủy viên dự khuyết Ban Trị sự là Thượng tọa Thích Chí Thiện, Đại đức Thích Chúc Lạc, Đại đức Thích Thiện Thành, Sư cô Thích nữ Pháp Hạnh, Sư cô Thích nữ Như Định.
Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bình Dương Nhiệm kỳ VIII (2012-2017) tổng cộng 52 thành viên, trong đó có 19 vị trong Ban Thường trực và Thượng tọa Thích Huệ Thông được Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam bổ nhiệm làm Trưởng Ban Trị sự, 28 vị Ủy viên chính thức và 05 vị Ủy viên dự khuyết Ban Trị sự, được Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam chuẩn y thành phần nhân sự bằng Quyết định số 027/QĐ/HĐT ngày 16/01/2012 do Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự ấn ký. Đồng thời cũng được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương ra công văn Số 80/UBND-VX, về việc công nhận nhân sự của Ban Trị sự Nhiệm kỳ VIII (2012-2017) do ông Huỳnh Văn Nhị, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương ký ngày 10 tháng 01 năm 2012.
Đại hội Phật giáo tỉnh Bình Dương lần thứ 8 Nhiệm kỳ 2012 – 2017 diễn ra trong tinh thần đoàn kết, hòa hợp, cùng với niềm vui chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa tổ chức thành công Đại lễ chào mừng 30 năm hình thành và phát triển đồng hành cùng dân tộc. Đặc biệt, Đại hội còn diễn ra trong bối cảnh đất nước nói chung và Bình Dương nói riêng, từng bước hội nhập toàn cầu hóa và Phật giáo Bình Dương với ưu điểm là một khối nhất quán, cùng nhau phát triển đồng bộ trên các lĩnh vực Tăng sự, hoằng pháp, giáo dục, văn hóa, nghi lễ và từ thiện xã hội… Đây chính là nền tảng quan trọng để Phật giáo Bình Dương đạt được nhiều thành tựu, góp phần vào quá trình xây dựng Giáo hội và quê hương ngày càng phát triển và giàu mạnh.
Sau khi Đại hội Phật giáo tỉnh Bình Dương lần thứ 8 diễn ra được 10 tháng, thì Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ 7 đã được tổ chức trọng thể tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị – Hà Nội từ ngày 21 đến ngày 24 tháng 11 năm 2012. Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ 7 với chủ đề “Kế thừa – Ổn định – Phát triển” có 1104 đại biểu về tham dự. Ban Chứng minh Đại hội có Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Hòa thượng Thích Thanh Sam, Phó Pháp chủ kiêm Chánh Thư ký Hội đồng Chứng minh, Hòa thượng Thích Đức Nghiệp, Phó Thư ký Hội đồng Chứng minh, Hòa thượng Danh Nhưỡng, Phó Pháp chủ; Hòa thượng Thích Thiện Bình, Phó Thư ký Hội đồng Chứng minh… Chủ tọa đoàn có Hòa thượng Thích Chơn Thiện, Hòa thượng Dương Nhơn, Hòa thượng Thích Trí Quảng, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Hòa thượng Thích Giác Toàn, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Hòa thượng Thích Gia Quang, Hòa thượng Thích Quảng Tùng. Về phía quan khách có ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; ông Huỳnh Đảm, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan ban ngành Trung ương, lãnh đạo các tỉnh thành trên cả nước…
Đại hội lần thứ 7 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam chủ yếu tập trung hoạch định chương trình hoạt động Phật sự Nhiệm kỳ VII (2012-2017), suy tôn thành viên Hội đồng Chứng minh, suy cử nhân sự Hội đồng Trị sự, đặc biệt Đại hội lần thứ 7 đã thông qua Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam được tu chỉnh lần thứ 5, đáng nhớ là trong lần tu chỉnh Hiến chương lần thứ 5 của Giáo hội, có bổ sung Điều 3: “Đạo kỳ Giáo hội Phật giáo Việt Nam là cờ 05 màu, được chia thành 06 ô dọc. 05 ô đầu có các màu theo thứ tự: xanh, vàng, đỏ, trắng, vàng cam; ô thứ 06 chia thành 05 ô ngang, có 05 màu theo thứ tự: xanh, vàng, đỏ, trắng, vàng cam, biểu trưng cho 05 pháp: Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ”, và Điều 4: “Đạo ca Giáo hội Phật giáo Việt Nam là ca khúc “Phật giáo Việt Nam” của nhạc sĩ Lê Cao Phan”. Đồng thời trong Điều 22 của Chương V, hệ thống tổ chức của Giáo hội có tăng thêm 03 Ban là Ban Thông tin Truyền thông, Ban Pháp chế và Ban Kiểm soát… Có thể nói rằng Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ 7 là sự kiện trọng đại đánh dấu một bước tiến mới của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời đại mới, sự phát triển của Giáo hội càng lúc càng vững chắc qua từng nhiệm kỳ, qua từng cột mốc Đại hội Phật giáo toàn quốc, nhất là những thành quả Phật sự đã được nêu trong Đại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Qua đó có thể nói rằng Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ 7 là sự kiện trọng đại đánh dấu một bước tiến mới của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời đại mới, sự phát triển của Giáo hội càng lúc càng vững chắc qua từng nhiệm kỳ, qua từng cột mốc Đại hội Phật giáo toàn quốc, nhất là những thành quả Phật sự đã được nêu trong Đại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Tham dự Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ 7, Đoàn Đại biểu Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương có 12 thành viên: Hòa thượng Thích Huệ Thông, thành viên Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Thượng tọa Thích Huệ Thông, Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Bình Dương; Thượng tọa Thích Thiện Duyên, Phó Trưởng ban Thường trực; Thượng tọa Thích Minh Thuấn, Thượng tọa Thích Minh Nghĩa, Ni sư Thích nữ Tập Liên, Đại đức Thích Minh Lực, Đại đức Thích Thiện Hưng, Đại đức Thích Chơn Phát, Đại đức Thích Nhất Chí, Ni sư Thích nữ Pháp Châu và Thượng tọa Thích Thiện Châu.
Tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ 7, Thượng tọa Thích Huệ Thông danh dự được suy cử vào Ban Thường trực Hội đồng Trị sự; Hòa thượng Thích Thiện Duyên được cử vào Thành viên Hội đồng Trị sự. Đồng thời sau Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ 7, trong Nhiệm kỳ 2012-2017 của Phật giáo Bình Dương, Ban Tăng sự đã trình Thường trực Ban Trị sự xét đề nghị tấn phong giáo phẩm cho 20 vị, đã được Hội đồng Trị sự và Ban Tăng sự Trung ương Giáo hội chấp thuận tấn phong giáo phẩm cho chư tôn đức trong Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương, cụ thể vào năm 2015, Hội đồng Trị sự tấn phong cho 18 vị, trong đó từ giáo phẩm Thượng tọa lên Hòa thượng có 04 vị là Thượng tọa Thích Minh Thuấn, Thượng tọa Thích Chí Thiện, Thượng tọa Thích Thiện Thông, Thượng tọa Thích Nhuận Kiên. Từ giáo phẩm Đại đức lên Thượng tọa có 02 vị là Đại đức Thích Tỉnh Tại và Đại đức Thích Thiện Hạnh. Từ Ni sư lên Ni trưởng có 02 vị là Ni sư Thích nữ Thông Liên, Ni sư Thích nữ Như Tín. Từ Sư cô lên Ni sư có 10 vị là Sư cô Thích nữ Từ Thảo, Sư cô Thích nữ Hạnh Nguyên, Sư cô Thích nữ Giác Nguyện, Sư cô Thích nữ Ẩn Liên, Sư cô Thích nữ An Minh, Sư cô Thích nữ An Liên, Sư cô Thích nữ An Hoa, Sư cô Thích nữ An Lượng, Sư cô Thích nữ Chúc Mỹ, Sư cô Thích nữ Tắc Huệ. Năm 2016, Hội đồng Trị sự tấn phong cho 02 vị, đó là tấn phong Thượng tọa Thích Huệ Thông (đặc cách) lên Hòa thượng và tấn phong Ni sư Thích nữ Pháp Như lên Ni trưởng.
Cũng trong nhiệm kỳ này, ngày 08 tháng 08 năm 2013 Thượng tọa Thích Huệ Thông được Trung ương Giáo hội quyết định bổ nhiệm làm Phó Trưởng ban kiêm Chánh Thư ký Ban Hoằng pháp Trung ương tại Quyết định số 280/2013/QĐ-HĐTS và Phó Trưởng Ban Kiểm soát Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Phó Trưởng ban Từ thiện Trung ương. Cũng trong Nhiệm kỳ VII (2012-2017), Thượng tọa Thích Huệ Thông được Hội đồng Trị sự bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Văn phòng Thường trực Trung ương Giáo hội tại Quyết định số 395/QĐ-HĐTS do Hòa thượng Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự ký ngày 15 tháng 11 năm 2014; và sau đó, tại Hội nghị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương diễn ra vào ngày 23 tháng 07 năm 2015, đã nhất trí suy cử Thượng tọa Thích Huệ Thông đảm nhận chức vụ Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự.
Nhận thức Tăng sự là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc củng cố đời sống phẩm hạnh chư Tăng và là giềng mối của Tăng đoàn, vì thế sau Đại hội lần thứ 8 Nhiệm kỳ 2012- 2017, dưới sự chỉ đạo điều hành của Thượng tọa Thích Huệ Thông, Trưởng Ban Trị sự kiêm Tăng sự, ngành Tăng sự trong nhiệm kỳ mới đã tổ chức thành công hai Đại Giới đàn lấy đạo hiệu Thiền sư Minh Tịnh và đạo hiệu Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh, cụ thể như sau:
1. Đại Giới đàn Minh Tịnh được tổ chức vào các ngày 29-31/03/2013 (tức ngày 18-20 tháng 02 năm Quý Tỵ) tại Tổ Đình chùa Hội Khánh, Ban Chứng minh có Hòa thượng Thích Hiển Pháp, Hòa thượng Thích Từ Nhơn, Hòa thượng Thích Trí Quảng, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Hòa thượng Thích Nhuận Thanh, Hòa thượng Thích Huệ Thông, Hòa thượng Thích Tâm Từ, Hòa thượng Thích Thiện Pháp. Ban Tổ chức có 15 vị do Thượng tọa Thích Huệ Thông làm Trưởng Ban, Đại Giới đàn Minh Tịnh đã truyền giới cho 527 giới tử. Ban Thập Sư truyền giới Đại Giới đàn Minh Tịnh, Giới đàn Tỳ kheo do Hòa thượng Thích Trí Quảng làm Hòa thượng Đàn đầu; Thượng tọa Thích Minh Thông làm Yết ma A Xà Lê; Thượng tọa Thích Thiện Duyên làm Giáo thọ A Xà Lê. Giới đàn Sa di do Hòa thượng Thích Huệ Thông làm Hòa thượng Đàn đầu; Thượng tọa Thích Tâm Từ làm Yết ma A Xà Lê; Thượng tọa Thích Huệ Thông làm Giáo thọ (cả Đàn Tỳ kheo và Sa di). Giới đàn Tỳ kheo ni do Ni trưởng Thích nữ Như Huy làm Hòa thượng Đàn đầu; Ni trưởng Thích nữ Nhã Liên làm Yết ma A Xà Lê; Ni trưởng Thích nữ Tập Liên làm Giáo thọ A Xà Lê…
2. Đại Giới đàn Trí Tịnh được tổ chức vào các ngày 25-28/03/2016 (tức ngày 17-20 tháng 02 Bính Thân) tại Tổ Đình chùa Hội Khánh, Ban Chứng minh các có Hòa thượng Thích Hiển Pháp, Hòa thượng Thích Trí Quảng, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Hòa thượng Thích Huệ Thông, Hòa thượng Thích Tâm Từ, Hòa thượng Thích Thiện Pháp, Hòa thượng Thích Nhuận Thanh. Ban Tổ chức có 22 vị do Thượng tọa Thích Huệ Thông làm Trưởng Ban. Đại Giới đàn Trí Tịnh đã truyền giới cho 600 giới tử, Ban Thập Sư truyền giới Đại Giới đàn Trí Tịnh có Hòa thượng Thích Trí Quảng làm Hòa thượng Đàn đầu (Đàn Tỳ kheo) và Hòa thượng Thích Thiện Pháp làm Hòa thượng Đàn đầu (Đàn Sa di). Đàn Tỳ kheo ni do Ni trưởng Thích nữ Như Huy làm Hòa thượng Đàn đầu; Đàn Thức xoa Ma Na do Ni trưởng Thích nữ Thông Liên làm Hòa thượng Đàn đầu và Đàn Sa di ni do Ni trưởng Thích nữ Như Tín làm Hòa thượng Đàn đầu. Riêng đia điểm truyền giới cho giới tử Ni được khai đàn truyền giới tại chùa Từ Huệ, xã Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương.
Trong suốt 05 liền của Nhiệm kỳ 2012 – 2017, Tỉnh hội đều tổ chức an cư kiết hạ tại tịnh nghiệp đạo tràng Tổ đình chùa Hội Khánh (thị xã Thủ Dầu Một) dành cho chư Tăng và tịnh nghiệp đạo tràng chùa Tây Thiên (thị xã Dĩ An) dành cho Ni giới. Trong các mùa an cư kiết hạ này, Ban Tổ chức Trường hạ đều cung thỉnh chư tôn đức và các vị giảng sư từ Trung ương Giáo hội như Hòa thượng Thích Trí Quảng, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Hòa thượng Thích Giác Toàn, Hòa thượng Thích Như Niệm, Thượng tọa Thích Thiện Thống về tại Tổ đình chùa Hội Khánh mỗi tháng hai lần vào ngày rằm và ngày cuối tháng để thuyết giảng. Trong nhiệm kỳ này, Ban Tăng sự Tỉnh hội đã tham mưu Thường trực Tỉnh hội ký giới thiệu cho hơn 100 Tăng, Ni được cấp sổ chứng nhận an cư kiết hạ theo đúng quy định của Ban Tăng sự Trung ương. Đáng nhớ là trong nhiệm kỳ này, vào mùa an cư kiết hạ Phật lịch 2559, nhằm ngày 16 tháng 05 năm Ất Mùi, đoàn công tác Văn phòng II do Thượng tọa Thích Thiện Thống, Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng 2, cùng với quý Hòa thượng Thích Giác Liên, Hòa thượng Danh Lung, Thượng tọa Thích Quang Thạnh đến thăm, làm việc với Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bình Dương và thuyết giảng cho trên 600 chư hành giả an cư…
Nhằm ổn định, kiện toàn tổ chức, tăng cường công tác quản lý nhân sự và nâng cao chất lượng công tác trụ trì, trong nhiệm kỳ này, vào sáng ngày 30 tháng 06 năm 2015 (nhằm ngày 15 tháng 05 năm Ất Mùi) tại Trung tâm văn hóa Phật giáo tỉnh Bình Dương, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương đã khai giảng khóa bồi dưỡng trụ trì cho tất cả các vị trụ trì trên địa bàn tỉnh Bình Dương, nhằm giúp cho các vị trụ trì có được những kiến thức mới về việc quản lý tự viện của mình, những thông tin mới về Hiến chương Giáo hội và pháp luật Nhà nước. Chứng minh tham dự khóa bồi dưỡng trụ trì có Hòa thượng Thích Huệ Thông; Hòa thượng Thích Tâm Từ, Ủy viên Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự; Hòa thượng Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Tăng sự Trung ương; Thượng tọa Thích Thiện Thống, Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng Thường trực phía Nam; Hòa thượng. Thích Thiện Đức, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng ban Kiểm soát Trung ương. Chư tôn đức trong Ban Trị sự Tỉnh hội Bình Dương có Hòa thượng Thích Huệ Thông, Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự, Phó Văn phòng 2, Trưởng Ban Trị sự; Hòa thượng Thích Thiện Duyên, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Ban Thường trực Ban Trị sự tỉnh; Thượng tọa Thích Minh Lực, Chánh Thư ký; cùng chư tôn đức Thường trực Ban Trị sự; chư tôn đức các Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Huyện, Thị; chư vị trụ trì các tự, viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường và chư Tăng, Ni hành giả an cư kiết hạ tại các Trường hạ trong địa bàn tỉnh Bình Dương. Tham dự khóa bồi dưỡng trụ trì được tổ chức rất quy mô này, về phía chính quyền tỉnh Bình Dương có ông Trần Đức Thịnh, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Bình Dương; ông Đặng Nhơn Ái, Ủy viên Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Dương.
Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự đã phát biểu chỉ đạo và ban đạo từ cho các vị trụ trì, chư hành giả an cư; tại khóa bồi dưỡng, nhân dịp này Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự đã khen ngợi Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương là một trong những tỉnh thành có hoạt động Phật sự năng nổ tiêu biểu nhất nước vì thời gian qua Phật giáo Bình Dương đã đạt được những thành quả về công tác Tăng sự rất đáng khích lệ.
Hoạt động của ngành Tăng sự trong nhiệm kỳ này là tập trung ổn định và kiện toàn lại đội ngũ nhân sự bảo đảm vừa có đạo đức, vừa có trình độ năng lực và sức khỏe để phục vụ tốt cho mọi hoạt động Phật sự, theo đó mục tiêu trọng tâm của ngàng Tăng sự trong nhiệm kỳ này là chủ trương trẻ hóa và nâng cao năng lực nhân sự đã được thực hiện, nhờ đó bước đầu thể hiện tốt vai trò của thế hệ trẻ kế thừa. Nhằm thực hiện mục tiêu này, trước hết ngành Tăng sự Tỉnh hội đã động viên Tăng, Ni, Phật tử tham dự đầy đủ các khóa học nhằm triển khai thực hiện chương trình hoạt động của Tỉnh hội theo đúng tinh thần Nghị quyết của Đại hội, đồng thời làm tốt công tác thống kê số lượng Tăng, Ni, tự viện trên địa bàn, trên cơ sở đó khuyến khích Tăng, Ni trong tỉnh tham dự đầy đủ trong mùa an cư kiết hạ do Tỉnh hội tổ chức. Ngoài ra trong Nhiệm kỳ VII, Ban Tăng sự đã tham mưu cho Thường trực Tỉnh hội tổ chức được hai khóa bồi dưỡng trụ trì và nghiệp vụ hành chánh Giáo hội cho chư Tăng, Ni trên địa bàn tỉnh, nhất là Ban Tăng sự đã đề xuất phương pháp cụ thể để giải quyết triệt để trường hợp khất thực giả, mạo danh tu sĩ Phật giáo, Tăng, Ni không ở chùa mà ở nhà trọ và những trường hợp sinh hoạt cá nhân làm ảnh hưởng uy tín của Giáo hội.
Công tác hành chánh văn phòng của Ban Trị sự trong Nhiệm kỳ 2012-2017 hoạt động khẩn trương sôi nổi, nhằm quản lý Tăng, Ni, tự viện trong hệ thống tổ chức của Giáo hội trên địa bàn tỉnh được chặt chẽ, trong Nhiệm kỳ 2012-2017, Ban Trị sự đã trình Ủy ban Nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết công nhận cho 20 cơ sở tự viện mới được thành lập và sinh hoạt trong Giáo hội, vì thế mà số lượng cơ sở tự viện trong tỉnh tăng đáng kể, góp phần cho sự phát triển ổn định Phật giáo tỉnh đúng theo tinh thần Hiến Chương của Giáo hội và qui định của Nhà nước, cụ thể tại Thành phố Thủ Dầu Một có chùa Hội An ( phường Hòa Phú); tại Thị xã Tân Uyên có các chùa Phật Thiên (phường Khánh Bình), chùa Pháp Âm (xã Vĩnh Tân), chùa Hiệp Khánh (xã Tân Vĩnh Hiệp), chùa Bình Tâm (xã Bạch Đằng); tại Thị xã Dĩ An có chùa Thiên Quang (phường Đông Hòa); tại Thị xã Bến Cát có các chùa Hương Nghiêm (xã Hòa Lợi), chùa Từ Quang (phường Hòa Lợi), chùa Phật Ấn (phường Chánh Phú Hòa), chùa Diệu Pháp (xã Phú An); tại huyện Phú Giáo có các chùa Hiệp Phước, (xã Tân Hiệp), Thiền viện Trúc Lâm Thanh Nguyên (xã Tam Lập); tại huyện Bắc Tân Uyên có các chùa Giác Hoàng (xã Tân Lập), Tịnh xá An Lạc (xã Đất Cuốc); tại huyện Bàu Bàng có các chùa Từ Huệ (xã Lai Hưng), chùa Phổ Hiền (xã Trừ Văn Thố), chùa Quán Thế Âm (xã Cây Trường); tại huyện Dầu Tiếng có các chùa Pháp Hòa (xã An Lập), Tịnh xá Ngọc Châu (thị trấn Dầu Tiếng), Tịnh xá Ngọc Phước (thị trấn Dầu Tiếng).
Đồng thời nhằm giúp các cơ sở tự viện từng bước ổn định, trong nhiệm kỳ này Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đã lập hồ sơ xin cấp giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất cho các cơ sở mới được thành lập, theo đó trong giai đoạn này toàn tỉnh Bình Dương có 20 cơ sở mới được thành lập đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương duyệt cấp, tính đến thời điểm này toàn tỉnh đã có 196 cơ sở tự viện của Phật giáo Bình Dương đều có giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất đạt tỷ lệ 100% trên toàn tỉnh.
Vào ngày 29 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ban hành Quyết định số 136/NQ-CP về việc thay đổi địa lý hành chánh trong tỉnh Bình Dương như tách huyện Tân Uyên thành Thị xã Tân Uyên và huyện Bắc Tân Uyên, tách huyện Bến Cát thành thị xã Bến Cát và huyện Bàu Bàng, đồng thời từ ngày 01 tháng 04 năm 2014 các huyện vừa mới được tách sẽ chính thức đi vào hoạt động, trước tình hình này, vào những ngày cuối tháng 11 năm 2014, Ban Trị sự Tỉnh hội đã hiệp thương với các ngành chức năng tỉnh và huyện để đi đến thống nhất bổ nhiệm nhân sự Ban Trị sự 04 huyện thị mới tách theo địa giới hành chánh. Theo đó, Thượng tọa Thích Huệ Thông, Trưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bình dương đã ký ban hành một số quyết định như sau:
– Quyết định số 235/QĐ-BTS, ngày 24/11/2014, về việc bổ nhiệm nhân sự Ban Trị sự Phật giáo huyện huyện Bắc Tân Uyên gồm 07 thành viên do Đại đức Thích Thiện Quang làm Trưởng Ban; Ni sư Thích nữ Pháp Nguyện làm Phó Ban; Sư cô Thích nữ Hạnh Thủy làm Thư ký…
– Quyết định số 236/QĐ-BTS, ngày 24/11/2014, về việc bổ nhiệm nhân sự Ban Trị sự Phật giáo huyện Bàu Bàng gồm 09 thành viên, do Thượng tọa Thích Hải Nghiêm, Trưởng Ban; Đại đức Thích Minh Hiền, Phó Ban; Đại đức Thích Trung Thiện, Chánh Thư ký; Đại đức Thích Nguyên Đức, Phó Thư ký kiêm Chánh Văn phòng.
– Quyết định số 237/QĐ-BTS, ngày 24/11/2014, về việc điều chỉnh, bổ sung nhân sự Ban Trị sự Phật giáo thị xã Tân Uyên gồm 14 thành viên, do Hòa thượng Thích Thiện Duyên, Trưởng ban; Đại đức Thích Tĩnh Tại, Phó ban Thường trực; Hòa thượng Thích Giác Sự, Phó ban; Ni sư Thích nữ Diệu Thường, Phó Ban; Đại đức Thích Thiện Tâm, Chánh Thư ký; Đại đức Thích Thiện Phước và Đại đức Thích Phước Minh, Phó Thư ký.
– Quyết định số 238/QĐ-BTS, ngày 24/11/2014, về việc điều chỉnh, bổ sung nhân sự Ban Trị sự Phật giáo thị xã Bến Cát gồm 08 thành viên do Hòa thượng Thích Hồng Long, Trưởng Ban Trị sự; Đại đức Thích An Trí, Phó Trưởng Ban Thường trực; Đại đức Thích Minh Tân, Chánh Thư ký; Đại đức Thích Kiết Tường và Đại đức Thích Trí Chơn làm Phó Thư ký…
Dù có sự thay đổi về cơ cấu thành phần nhân sự tại một số Huyện, Thị trong hệ thống tổ chức của Tỉnh hội, nhưng nhờ bộ phận văn phòng Tỉnh hội phối hợp với các Ban Đại diện Huyện, Thị mới thành lập cũng như tái cấu trúc đã nhanh chóng tiến hành lập thủ tục thống kê lại toàn bộ cơ sở tự viện tại các huyện thị mới hình thành, nên chỉ sau một thời gian ngắn công tác thống kê Tăng Ni và cơ sở tự viện đã được hoàn tất, sinh hoạt của Tăng Ni trên toàn tỉnh và tại các huyện thị mới thành lập nói riêng đều đi vào ổn định, hòa nhịp với công tác Phật sự chung của Tỉnh hội.
Công tác thống kê số lượng Tăng Ni và tự viện cho thấy số lượng cơ sở tự viện và số lượng Tăng Ni không ngừng tăng lên so với Nhiệm kỳ VII, cụ thể như tổng số cơ sở tự viện có 196 cơ sở, tổng số lượng Tăng, Ni có 721 vi, trong đó Tăng 377, Ni 344. Ngoài ra số lượng mới xuất gia trong Nhiệm kỳ VIII có 175 vị, Trong đó Tăng Ni thuộc hệ phái Bắc Tông có 662 vị; bên Tăng có 361 vị (Trong đó có 12 vị Hòa thượng, 12 vị Thượng tọa, 277 vị Tỳ kheo, 75 Sa di); bên Ni có 301 vị (trong đó có 02 vị Ni trưởng, 17 vị Ni sư, 174 vị Tỳ kheo ni, 50 vị Thức xoa và 65 vị Sa di ni); Hệ phái Khất Sĩ có 52 vị Tăng Ni, bên Tăng có 09 vị (trong đó Hòa thượng có 03 vị, tỳ kheo có 06 vị); bên Ni ó 43vị (trong đó Ni trưởng có 02 vị; Ni sư có 02 vị, Tỳ kheo ni có 34 vị, Thức xoa có 03 vị và Sa di ni có 02 vị); Hệ phái Nam tông có 07 vị Tăng (tỳ kheo).
Trong Nhiệm kỳ 2012 – 2017, dưới sự làm việc tích cực và nỗ lực của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương, bước đầu một kết quả khả quan rất đáng phấn khởi đó là việc Tỉnh hội đã thành lập thêm 13 cơ sở tự viện mới, cụ thể như chùa Thiên Quang (thành lập năm 2012 tại phường Đông Hòa, thị xã Dĩ An), chùa Phật Thiên (thành lập năm 2012 tại phường Khánh Bình, huyện Tân Uyên), chùa Pháp Âm (thành lập năm 2012 tại xã Vĩnh Tân, huyện Tân Uyên), chùa Hương Nghiêm (thành lập năm 2012 tại phường Hòa Lợi, thị xã Bến Cát), tăng xá Phổ Thiện Hòa Nghiêm (thành lập năm 2012 tại phường Tân Đông Hiệp, thị xã Bến Cát), chùa Thiên Tôn (tái thành lập năm 2012, phường Hiệp An, TP. Thủ Dầu Một), chùa Từ Huệ (thành lập năm 2012 tại xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng), Tịnh Xá Ngọc Châu (thành lập năm 2013 tại thị trấn Dầu Tiếng, huyện Dầu Tiếng), Thiền viện Trúc Lâm Thanh Nguyên (thành lập năm 2013 tại xã Tam Lập, huyện Phú Giáo), tịnh xá An Lạc (thành lập năm 2014 tại xã Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên), chùa Phước Thiện (thành lập năm 2014 tại xã Tân Bình, huyện Bắc Tân Uyên), chùa Bình Tâm (tái thành lập năm 2015 tại xã Bạch Đằng, huyện Tân Uyên), chùa Từ Quang (thành lập năm 2015 tại phường Hòa Lợi, thị xã Bến Cát), chùa Hiệp Phước (thành lập năm 2015 tại xã Tân Hiệp, huyện Phú Giáo), sự hình thành một số cơ sở tự viện mới đã khiến cho Phật giáo Bình Dương ngày càng thêm mở rộng hòa cùng sự phát triển đi lên của Giáo hội và xã hội thời đại mới… Cùng với việc xây dựng mới, thì việc trùng tu tự viện trong Nhiệm kỳ 2012- 2017 cũng được Thường trực Ban Trị sự tỉnh quan tâm, theo đó hệ thống văn phòng đã tham mưu Ban Trị sự ký trình Ủy ban Nhân dân tỉnh xin phép xây sửa, trùng tu đại hùng bửu điện và những hạng mục phụ cho 64 cơ sở tự viện được khang trang đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng phát triển trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, Thường trực Ban Trị sự tỉnh đã hướng dẫn tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các huyện, thị trực thuộc Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương, cụ thể là đầu năm 2016, Ban Trị sự tỉnh đã tổ chức họp triển khai Thông tư 292/TT-HĐTS của Trung ương Giáo hội về việc tổ chức Đại hội Nhiệm kỳ 2016-2021 đến Ban Trị sự các Huyện, Thị, Thành trực thuộc, và tiến hành thành lập Ban chỉ đạo Đại hội Phật giáo các Huyện, Thị, Thành, trực tiếp hướng dẫn hỗ trợ các huyện thị thực hiện qui trình tổ chức Đại hội theo đúng tinh thần hướng dẫn của Thông tư 292/TT-HĐTS, kết quả là đến tháng 04 năm 2016 Đại hội Đại biểu Phật giáo Nhiệm kỳ 2016-2021 tại 09 huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh Bình Dương đã được tổ chức thành công tốt đẹp như sau:
– Đại hội Đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Thủ Dầu Một diễn ra ngày 10/3/2016 (mùng 02 tháng 02 năm Bính Thân) tại Văn Phòng chùa Phước An, phường Phú Lợi, Hội nghị đã công cử tân Ban Trị sự nhiệm kỳ 2016-2021 gồm 18 vị, do Đại đức Thích Thiện Huệ làm Trưởng ban.
– Đại hội Đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam thị xã Thuận An tổ chức vào ngày 17/3/2016 (mùng 09 tháng 02 năm Bính Thân) tại chùa Niệm Phật, xã An Sơn, thị xã Thuận An, tân Ban Trị sự gồm 21 vị do Đại đức Thích Chúc Minh làm Trưởng ban.
– Đại hội Đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam thị xã Bến Cát được tổ chức ngày 02/4/2016 (25 tháng 02 năm Bính Thân) tại Văn phòng chùa Tổ Long Hưng, phường Tân Định, thị xã Bến Cát, tân Ban Trị sự gồm 11 vị do Đại đức Thích An Trí làm Trưởng ban.
– Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam thị xã Tân Uyên tổ chức ngày 03/4/2016 (26 tháng 02 năm Bính Thân) tại chùa Phước Lâm, phường Uyên Hưng, thị xã Tân Uyên, tân Ban Trị sự gồm 14 vị do Thượng tọa Thích Tỉnh Tại làm Trưởng ban.
– Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Phú Giáo được tổ chức ngày 06/4/2016 (ngày 29 tháng 02 năm Bính Thân) tại chùa Huệ Minh, xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo, tân Ban Trị sự gồm 15 vị do Đại đức Thích Huệ Trí làm Trưởng ban.
– Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Dầu Tiếng được tổ chức vào ngày 12/4/2016 (mùng 06 tháng 03 năm Bính Thân) tại Văn phòng tịnh xá Ngọc Thọ, thị trấn Dầu Tiếng, huyện Dầu Tiếng, tân Ban Trị sự gồm 15 vị do Đại đức Thích Thiện Hòa làm Trưởng ban.
– Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam thị xã Dĩ An được tổ chức vào ngày 14/4/2016 (mùng 08 tháng 03 năm Bính Thân) tại chùa Tây Thiên, phường Đông Hòa, thị xã Dĩ An, tân Ban Trị sự gồm 17 vị do Hòa thượng Thích Nhất Chí làm Trưởng ban.
– Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Bàu Bàng được tổ chức ngày 16/4/2016 (mùng 10 tháng 03 năm Bính Thân) tại Văn phòng chùa Phước Hội, xã Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tân Ban Trị sự gồm 11 vị do Đại đức Thích Hải Nghiêm làm Trưởng ban.
– Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Bắc Tân Uyên được tổ chức ngày 17/4/2016 (mùng 11 tháng 03 năm Bính Thân) tại Văn phòng chùa Long Sơn (Ông Mõ), xã Tân Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên, tân Ban Trị sự gồm 09 vị do Đại đức Thích Thiện Quang làm Trưởng ban.
Một trong những công tác có tầm quan trọng và mang dấu ấn trong hoạt động hành chánh của Phật giáo tỉnh Bình Dương trong Nhiệm kỳ 2012-2017, đó là việc hoàn tất công tác khắc dấu trước tình hình các đơn vị hành chánh trong tỉnh Bình Dương có nhiều thay đổi, chẳng hạn thị xã Thủ Dầu Một lên thành phố thuộc tỉnh, Dĩ An, Thuận An từ huyện lên thị xã, riêng huyện Tân Uyên tách thành 2 đơn vị Thị xã Tân Uyên và huyện Bắc Tân Uyên, huyện Bến Cát tách thành 2 đơn vị thị xã Bến Cát và huyện Bàu Bàng, trước tình hình đổi mới này, nhằm giúp cho các cơ sở tự viện Phật giáo tỉnh Bình Dương cập nhật và đi vào sinh hoạt ổn định, Ban Trị sự đã trình Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương xin được đổi khuôn dấu cho Ban Trị sự tỉnh, Ban Trị sự 09 đơn vị huyện, thị, thành thuộc tỉnh và 176 cơ sở đã có khuôn dấu, đồng thời xin cấp dấu mới khuôn dấu cho 11 ban, ngành thuộc Ban Trị sự tỉnh và 20 cơ sở mới được thành lập, tính đến cuối Nhiệm kỳ 2012-2017, thì Ban Trị sự tỉnh, Ban Trị sự 09 huyện thị, thành thuộc tỉnh và 196 cơ sở tự viện đều sở hữu khuôn con dấu ổn định và đi vào hoạt động một cách có hiệu quả.
Cũng nằm trong khuôn khổ lĩnh vực hành chánh, các thành viên Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương đã tham gia đầy đủ các khóa bồi dưỡng của Trung ương Giáo hội tổ chức từ năm 2012 đến năm 2016. Đặc biệt, trong nhiệm kỳ này, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự và Văn phòng II Trung ương Giáo hội tổ chức Hội nghị giao ban với Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh cho từng khu vực trên phạm vi cả nước. Hội nghị giao ban này, trong vai trò Uỷ viên Thư ký, Phó Văn phòng II Trung ương Giáo hội, Thượng tọa Thích Huệ Thông nỗ lực cùng với Thượng tọa Thích Thiện Thống, Phó Tổng Thư ký, Chánh văn phòng II Trung ương Giáo hội và Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự là nhân vật chủ động tích cực trong chương trình hội nghị giao ban, đã đem lại những kết quả rất tích cực giữa Trung ương Giáo hội và Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh thành, trong việc tiếp thu và giải quyết các vấn đề còn tồn đọng của địa phương. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương luôn tích cực và tham dự đầy đủ các buổi họp giao ban trong hai năm 2015 và 2016 do Thường trực Văn phòng II tổ chức. Đặc biệt vào ngày 19 tháng 04 năm 2016, Ban Trị sự tỉnh đã đăng cai tổ chức Hội nghị giao ban cụm miền Đông Nam Bộ tại chùa Hội An dưới sự chủ trì của chư tôn đức Trung ương Giáo hội, và sự tham dự của Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, hội nghị này còn có đại diện Ban Tôn giáo, Phòng PA.88 (PA.02) Công an các tỉnh tham dự.
Ngoài ra Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương còn tham gia các khóa học của xã hội như:
– Tham dự Hội nghị triển khai Nghị định 92/2012/NĐ-CP; Hội nghị phổ biến Hiến Pháp năm 2013 và các văn bản pháp luật có liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo do Ban Tôn giáo; Hội nghị lấy ý kiến dân và các chức sắc tôn giáo về việc sửa đổi luật dân sự; Hội nghị Triển khai và quán triệt Nghị quyết 12 của Trung ương Đảng; Hội nghị tuyên truyền về bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa 14, Đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp Nhiệm kỳ 2016-2021 và phổ biến chính sách pháp luật về tôn giáo cho các chức sắc tôn giáo, qua các Hội nghị đã giúp cho tăng ni hiểu được quyền lợi bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp của mình, và những kiến thức cần thiết về các chính sách pháp luật hiện hành của nhà nước dành cho tôn giáo.
Nói về công tác xã hội của Phật giáo Bình Dương thì có một số hoạt động ý nghĩa quan trọng đã diễn ra, như vào sáng ngày 18/01/2013, Ban Trị sự tỉnh đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến Pháp năm 1992 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại văn phòng chùa Hội Khánh. Tại Hội nghị, Tăng Ni đã nghe thông qua dự thảo Hiến Pháp năm 1992, qua đó đã có nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết, phần đông tập trung vào vấn đề thực hiện dân chủ, văn hóa và tín ngưỡng tôn giáo. Vào sáng ngày 25/02/2013, đại diện Phật giáo Bình Dương, Thượng tọa Thích Huệ Thông đã tham dự Hội nghị góp ý tu chỉnh dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992 do đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương tổ chức, tại Hội nghị Thượng tọa Thích Huệ Thông đã có bài đóng góp chân tình, chủ yếu đóng góp tu chỉnh phần thực hiện quyền dân chủ về tín ngưỡng tâm linh tôn giáo. Tiếp đến ngày 10/02/2014, Ban Trị sự tỉnh đã tổ chức Hội nghị toàn bộ chư tăng ni trên địa bàn tỉnh về hội trường trung tâm văn hóa tượng Phật niết bàn chùa Hội Khánh để đóng góp ý kiến dự thảo Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Qua buổi làm việc nghiêm chỉnh, toàn thể tăng ni đã lắng nghe nội dung các có liên quan và đóng góp ý kiến xây dựng rất chân tình, nghiêm túc nhằm góp phần tu chỉnh các văn bản luật có liên quan tín ngưỡng, tôn giáo một cách hoàn chỉnh hơn.
Với vị thế và uy tín ngày càng nâng cao của tỉnh Bình Dương nói chung và Phật giáo tỉnh nói riêng, đã có nhiều phái đoàn đến thăm Phật giáo Bình Dương tại Văn phòng chùa Hội Khánh, một ngôi chùa di tích lịch sử văn hóa mang tầm vóc quốc gia, từng có một thời Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Hồ Chủ Tịch đã đến ở và hoạt động tại Bình Dương – Đất Thủ. Theo đó vào ngày 05/09/2013, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương đã đón tiếp phái đoàn Phật giáo Quốc tế gồm có Hòa thượng Chủ tịch Giáo hội Phật giáo Mông Cổ, Hòa thượng Khamba Lana, Tăng vương giáo hội Phật giáo Nam tông tại Singapore, Malaysia, Anh quốc và Châu Âu, Hòa thượng TS.Sumana Siri, Trưởng môn phái dòng thiền Tào Động và trụ trì chùa Lục Tổ (Quảng Đông, Trung Quốc), Thượng tọa Thích Đại Nguyện (ShiDayuan)… Các buổi đón tiếp này đã làm tăng thêm tình hữu nghị giữa Phật giáo tỉnh Bình Dương và Phật giáo các nước anh em.
Cũng nằm trong chuỗi hoạt động đón tiếp khách nước ngoài của Phật giáo Bình Dương, vào ngày 25/10/2013, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương đã tiếp đón phái đoàn Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc do Hòa thượng Thích Thường Tạng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc làm Trưởng đoàn đã đến thăm trụ sở Phật giáo tỉnh Bình Dương. Tiếp đến, vào sáng ngày 07/01/2014, tại Trường Trung cấp Phật học tỉnh Bình Dương, Thượng tọa Huệ Thông, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương, Hiệu trưởng trường Trung cấp Phật học tỉnh Bình Dương và Ban Giám hiệu đã tiếp đón đoàn Thiền sư Kongchog Gyaltsen(H.E Garchen Rinpoche), Viện trưởng Học viện Phật giáo tại Arizona, Hoa Kỳ, dịp này ngài Viện trưởng đã bày tỏ tình cảm sâu sắc đối với GHPGVN tỉnh Bình Dương.
Cũng trong nhiệm kỳ này, trong tình hình địa chính trị lúc bấy giờ, nhằm để bảo vệ chủ quy biển đảo của Tổ quốc Việt Nam, Đảng và Nhà nước Việt Nam có những chính sách xây dựng, lập địa giới hành chánh trên vùng biển đảo Trường Sa, trong đó có xây dựng nhiều ngôi chùa nhằm để thể hiện chủ quyền của Việt Nam. Trong chuổi sinh hoạt này, có nhiều cuộc lễ cầu siêu cho chiến sĩ đồng bào đã hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo và nhiều chương trình văn hoá nghệ thuật khác trên vùng đảo Trường Sa. Để thể hiện vai trò của Phật giáo luôn đồng hành với dân tộc, GHPGVN đã tổ chức nhiều sinh hoạt tâm linh dưới sự tham dự của chư tôn đức lãnh đạo GHPGVN như Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Hòa thượng Thích Hiển Pháp, Hòa thượng Thích Thiện Pháp, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Thanh Phong, Thiện Thống, Đức Thiện…. cũng trong chuổi hoạt động tâm linh này TWGH của đoàn Phật giáo tham gia cùng với Bộ Ngoại giao, ông Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Ban Tôn giáo Chính phủ, ông Bùi Thanh Hà, Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ và Việt kiều tổ chức và các tổ chức Tôn giáo khác thăm, làm việc tại Trường Sa từ ngày 02/5/2013–15/5/2013, Đoàn Đại diện GHPGVN do Thượng tọa Thích Huệ Thông, Uỷ viên Thường trực HĐTS, Phó Văn phòng II TƯ, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Bình Dương làm trưởng đoàn, thành phần đoàn gồm: Thượng tọa Huệ Khai, Thượng tọa Minh Nghĩa, Thượng tọa Nguyên Quang và khoảng gần 20 vị tăng ni tham dự. Đặc biệt và danh dự cho Phật giáo Bình Dương, sau chuyến đi của Thượng tọa Huệ Thông, thì vào năm 2014 Trung ương Giáo hội đề nghị Thượng tọa Huệ Thông chọn, cử trên 25 chư tăng của Phật giáo Bình Dương tham gia cùng đoàn công tác Huyện đảo Trường Sa từ ngày 21 -29/6/2014.
Một sự kiện đáng nhớ trong các chuyến công tác ngoài tỉnh nữa, đó là từ ngày 14-18/10/2014, đoàn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bình Dương đã có chuyến thăm và ký kết bản thỏa thuận giữa Mặt trận Lào xây dựng đất nước tỉnh Champasak và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bình Dương giai đoạn 2014-2019; về phía Phật giáo tỉnh, tham dự đoàn có Thượng tọa Thích Huệ Thông, Trưởng Ban Trị sự và Đại đức Thích Minh Lực, Chánh Thư ký Ban Trị sự, dịp này đoàn đã viếng thăm các ngôi chùa Việt tại Champasak và đã có buổi nói chuyện chân tình với người Việt đang làm ăn, sinh sống tại nước bạn. Tiếp đến từ ngày 22/06/2016 đến ngày 04/07/2016, đoàn Phật giáo tỉnh 06 vị gồm có Thượng tọa Thích Huệ Thông, Hòa thượng Thích Thiện Duyên, Đại đức Thích Thiện Hưng, Đại đức Thích Thiện Tánh, Đại đức Thích Thiện An, Đại đức Thích An Trí đã tham gia chuyến đi xuyên Việt về nguồn do Công an tỉnh, Ban Tôn giáo tỉnh và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bình Dương phối hợp tổ chức. Trong chuyến đi này, đoàn đã được thăm viếng những địa danh đi vào huyền thoại, trở thành chứng nhân cho sự hy sinh anh dung của quân và dân ta, tiêu biểu như thành cổ Quảng Trị, nghĩa trang đường số 09 Nam Lào; đến thăm quê Bác Hồ, đền thờ các vua Hùng, thăm Bộ Công An và Ban Tôn giáo Chính phủ.
Trong Nhiệm kỳ VIII, Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương nhận được Thông báo của Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, vào lúc 09 giờ 15 phút, ngày 28 tháng 03 năm 2014 (tức ngày 28 tháng 02 năm Giáp Ngọ), Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam viên tịch.
Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917 – 2014) là một bậc cao Tăng đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp hoằng pháp lợi sinh, ngài đã có những đóng góp công đức to lớn trong công cuộc chấn hưng, thống nhất và hòa hợp Phật giáo, góp phần xây dựng và bảo vệ khối đại đoàn kết dân tộc, phụng sự đất nước. Đặc biệt ngài đóng góp công sức rất lớn trong việc dịch thuật kinh điển Đại thừa, tạo điều kiện cho chư Tăng Ni có phương tiện tu hành thăng tiến đạo tâm.
Sinh thời, cố Trưởng lão Hòa thượng Thích trí Tịnh đã từng trải qua các trọng trách như: Giám đốc Phật học đường Liên Hải (1948); Phó Trị sự Giáo hội Tăng già toàn quốc Việt Nam, kiêm Trưởng ban Giáo dục Giáo hội Tăng già Nam Việt (1957-1959); Phó Viện trưởng Phật học Viện Trung phần Hải Đức – Nha Trang (1962); Tổng Vụ trưởng Tổng vụ Tăng sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (1964); Chánh Thư ký Viện Tăng Thống (1966 –1968); Khoa trưởng Phân Khoa Phật học tại Đại học Vạn Hạnh – Sài Gòn (1970-1975); Viện trưởng Viện Cao đẳng Phật học Huệ Nghiêm – Gia Định (1971 – 1991); Chủ tịch Hội đồng phiên dịch Tam tạng thuộc Viện Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất và Phó Viện trưởng Viện Hóa đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (1973)…
Vào đầu xuân Canh Thân năm 1980, Ban Vận động thống nhất Phật giáo ra đời do Hòa thượng Thích Trí Thủ làm Trưởng ban và ngài được cử làm Phó ban vận động kiêm Trưởng Tiểu ban nội dung. Tại Hội nghị Đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam tổ chức tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 04 – 07 tháng 11 năm 1981, ngài được Đại hội suy tôn thành viên Hội đồng Chứng minh, suy cử Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng Ban Tăng sự Trung ương. Năm 1982, tại Đại hội đại biểu Phật giáo TP. Hồ Chí Minh nhiệm kỳ I, ngài được suy cử làm Trưởng Ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh đến năm 1987.
Vào tháng 04 năm 1984, sau khi Hòa thượng Trí Thủ, Chủ tịch Hội đồng Trị sự viên tịch, ngài được suy cử Quyền Chủ tịch Hội Đồng Trị Sự, rồi Chủ tịch Hội đồng Trị sự từ nhiệm kỳ II cho đến ngày ngài viên tịch; tại Đại hội Phật giáo toàn quốc kỳ lần thứ III (1992-1997) ngài được Đại hội suy tôn Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Sự ra đi của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh là sự mất mát to lớn của toàn thể Phật giáo đồ Việt Nam và của Phật giáo Bình Dương nói riêng, ngoài vai trò lãnh đạo chung của Giáo hội, riêng đối với Phật giáo Bình Dương, Hòa thượng đã quang lâm chứng minh nhiều Đàn giới đàn và đặc biệt ngài rất hoan hỷ khi đến chứng minh công trình tượng Phật Niết Bàn dài 52 m chùa Hội Khánh. Công đức và đạo hạnh của Hòa thượng mãi mãi lưu lại trong tâm tư, trong ký ức của hàng Tăng, Ni, Phật tử và những người yêu mến đạo Phật; sự hiện hữu của Hòa thượng đối với Phật giáo Việt Nam như một nét son vàng tô đậm thêm trang sử rạng ngời của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại.
Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam thời hiện đại, nếu lấy các kỳ Đại hội Phật giáo toàn quốc làm mốc thời gian để làm thước đo cho sự phát triển của Giáo hội và quá trình hoạt động Phật sự như một minh chứng cho chủ trương đúng đắn của Giáo hội, tinh thần hòa hợp đoàn kết của chư tôn đức Tăng Ni và sự đổi thay tiến bộ của từng nhiệm kỳ, thì phải nói rằng, kể từ ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam vào năm 1981 đến năm 1984 dưới thời Hòa thượng Thích Trí Thủ làm Chủ tịch Hội đồng Trị sự, đây được xem là giai đoạn hình thành nhân sự và chỉ là bước đầu ổn định cơ cấu hành chánh của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ban Trị sự các tỉnh thành. Nhưng nếu nói hoạt động Phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đi vào guồng máy vận hành và tăng tốc phát triển thì phải nói nó chính thức khởi sự từ nhiệm kỳ II của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đây là thời kỳ mà Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh chính thức làm Chủ tịch Hội đồng Trị sự. Trong suốt hơn 30 năm, trải qua 06 nhiệm kỳ, trên cương vị là Chủ Tịch Hội đồng Trị sự, ngài đã tận tâm tận lực cống hiến cho sự xương minh của Giáo hội, lèo lái con thuyền Giáo hội vượt qua những khó khăn thử thách, hoàn thành xuất sắc sứ mạng lịch sử giao phó. Tình cảm của Tăng Ni Phật tử đối với ngài là rất đặc biệt, có thể nói rằng, đối với chư tôn đức và Tăng Ni Phật tử các tỉnh thành phía Nam, trong đó có Phật giáo Bình Dương, không chỉ xem ngài là tấm gương sáng ngời của một bật chân tu thật học, mà còn xem ngài là một vị bổn sư từ mẫn, một vị ân sư khả kính.
Sau khi Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn đương giữ chức vụ Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự kiêm Tổng Thư ký, đã được Thường trực Hội đồng Trị sự cử làm Quyền Chủ tịch Hội đồng Trị sự. Và sau đó tại Hội nghi kỳ 3 khóa 7, toàn thể Hội nghị thống nhất suy cử Hòa thượng Thích Thiện Nhơn đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng Trị sự tại Nghị quyết số 024/NQ-HĐTS ra ngày 21/1/2015. Việc Hòa thượng Thích Thiện Nhơn được công cử làm Chủ tịch Hội đồng Trị sự đã tạo được sự ổn định cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời gian kể từ ngày Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch.
Như chúng ta đã biết, bất cứ tổ chức nào trong đời sống xã hội muốn phát triển thì đều phải chú trọng đến công tác ổn định nhân sự và kiện toàn tổ chức và tổ chức Phật giáo cũng không ngoài quy luật này, chính vì vậy mà công tác kiện toàn tổ chức của Phật giáo tỉnh Bình Dương được đặt lên hàng đầu.
Theo đó, từ đầu nhiệm kỳ 2012-2017, Ban Trị sự đã tiến hành cơ cấu lại thành phần nhân sự trong tổ chức, từ hệ thống văn phòng cho đến các ban trong Ban Trị sự, tiêu chuẩn cho việc phân bổ nhân sự căn cứ vào trình độ, năng lực chuyên môn, phẩm hạnh, tuổi tác, uy tín. Trên tinh thần đó, đội ngũ nhân sự trong hệ thống văn phòng, các ban, ngành chuyên môn đã phát huy được năng lực sở trường của mình, mang lại một sự đồng bộ, nhịp nhàng trong mọi hoạt động, tổ chức của Ban Trị sự trong suốt nhiệm kỳ. Đáng chú ý là trong nhiệm kỳ này, thực hiện quyết định của Trung ương Giáo hội về việc nâng tầm Ban Đại diện các quận, huyện, thị, thành thuộc các tỉnh, thành phố thành một cấp Giáo hội (dưới tỉnh) với danh xưng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp quận, huyện, thị, thành. Đây là một sự kiện vô cùng quan trọng, tạo thuận duyên lớn để Phật giáo các huyện, thị, thành trong tỉnh phát huy vai trò, sức mạnh của mình trong việc quản lý Tăng Ni và điều hành phật sự nhằm giúp cho Giáo hội Phật giáo cấp tỉnh đem lại hiệu quả phật sự một cách tốt nhất.
Sau Đại hội Phật giáo Bình Dương lần thứ 8 Nhiệm kỳ 2012-2017, Thường trực Ban Trị sự đã công cử các vị có đạo hạnh, uy tín và có năng lực điều hành làm trưởng các ban trực thuộc Ban Trị sự và tiến tới thành lập các ban, ngành đúng theo tinh thần Hiến chương và qui định của Trung ương Giáo hội, lúc bấy giờ Ban Tăng sự có 25 vị do Thượng tọa Thích Huệ Thông làm Trưởng ban theo quyết định bổ nhiệm của Hội đồng Trị sự.
Hàng tháng, Ban Trị sự tỉnh đều tổ chức phiên họp với Ban Trị sự các huyện, thị định kỳ vào ngày mùng 02 âm lịch để đánh giá hoạt động Phật sự trong từng tháng, định kỳ 06 tháng và 01 năm Ban Trị sự tổ chức Hội nghị toàn Ban mở rộng để góp ý đánh giá những sinh hoạt Phật sự 06 tháng và 01 năm, qua đó, sơ kết công tác Phật sự, rút kinh nghiệm và định hướng hoạt động Phật sự cho 06 tháng hoặc 01 năm tới.
Đồng thời để cơ cấu và thành phần nhân sự các ban đi vào hoạt động có tổ chức, Thương tọa Thích Huệ Thông, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương, kiêm Trưởng Ban Tăng sự đã ký ban hành một số quyết định bổ nhiệm nhân sự như sau:
– Quyết định số 98/QĐ-BTS, ký ngày 01 tháng 06 năm 2012, về việc phê chuẩn thành phần nhân sự Ban Hoằng pháp Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương nhiệm kỳ 2012-2017, Ban Hoằng pháp gồm 22 thành viên do Hòa thượng Thích Minh Thuấn làm Trưởng ban.
– Quyết định số 161/QĐ-BTS, ký ngày 01 tháng 06 năm 2012, về việc phê chuẩn thành phần nhân sự Ban Văn hóa Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương Nhiệm kỳ 2012-2017, Ban Văn hóa gồm 26 thành viên do Đại đức Thích Bửu Minh làm Trưởng ban, Thượng tọa Thích Thiện Châu làm cố vấn.
– Quyết định số 160/QĐ-BTS, ký ngày 19 tháng 09 năm 2012, về việc phê chuẩn thành phần nhân sự Ban Nghi lễ Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương Nhiệm kỳ 2012-2017, Ban Nghi lễ gồm 15 thành viên do Đại đức Thích Minh Chí làm Trưởng ban, Thượng tọa Thích Thiện Tài làm Chứng minh.
– Quyết định số 102/QĐ-BTS, ký ngày 06 tháng 06 năm 2012, về việc phê chuẩn thành phần nhân sự Ban Hướng dẫn Phật tử Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương Nhiệm kỳ 2012-2017, Ban Hướng dẫn Phật tử gồm 26 thành viên do Đại đức Thích Minh Vũ làm Trưởng ban.
– Quyết định số 49/QĐ-BTS, ký ngày 16 tháng 04 năm 2012, về việc phê chuẩn thành phần nhân sự Ban Tài chánh Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương Nhiệm kỳ 2012-2017, Ban Tài chánh gồm 15 thành viên do Sư cô Thích nữ Từ Thảo làm Trưởng ban.
– Quyết định số 294/QĐ-BTS, ký ngày 07 tháng 10 năm 2013, về việc phê chuẩn thành phần nhân sự Ban Kiểm soát Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương Nhiệm kỳ 2012-2017, Ban Kiểm soát gồm 15 thành viên do Hòa thượng Thích Hồng Long làm Trưởng ban.
– Quyết định số 357/QĐ-BTS, ký ngày 16 tháng 12 năm 2013, về việc phê chuẩn thành phần nhân sự Ban Thông tin – Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương Nhiệm kỳ 2012-2017, Ban Thông tin – Truyền thông gồm 22 thành viên do Hòa thượng Thích Thiện Duyên làm Trưởng ban.
– Quyết định số 295/QĐ-BTS, ký ngày 07 tháng 10 năm 2013, về việc phê chuẩn thành phần nhân sự Ban Pháp chế Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương Nhiệm kỳ 2012-2017, Ban Pháp chế gồm 15 thành viên do Thượng tọa Thích Minh Nghĩa làm Trưởng ban.
– Quyết định số 292/QĐ-BTS, ký ngày 04 tháng 10 năm 2013, về việc phê chuẩn thành phần nhân sự Phân Ban Ni giới thuộc Ban Tăng sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương Nhiệm kỳ 2012-2017, Phân Ban Ni giới gồm 28 thành viên do Ni trưởng Như Huy làm Trưởng ban… Và Ban Giáo dục Tăng Ni gồm 18 thành viên do Đại đức Thích Chơn Phát làm Trưởng ban, Ban Từ thiện gồm 35 thành viên do Ni sư Thích nữ Pháp Như làm Trưởng ban. Văn phòng BTS là một phần quan trọng trong công tác tham mưu, giúp việc cho ban Thường trực và TT. Trưởng ban, ý thức được tầm quan trọng này, Đại đức Thích Minh Lực đã có văn bản đề xuất lên Ban Thường trực và Thượng tọa Trưởng ban để hình thành, xây dựng đội ngũ văn phòng, ngoài Chánh Thư ký, Phó Thư ký Chánh Văn phòng còn bổ sung một số cán bộ chuyên trách như: Đại đức Thích Huệ Tín, Đại đức Thích Đức Dũng, Sư cô Thích nữ Liên An…
Về công tác hành chánh, Ban Thư ký đã tham mưu cho Ban Thường trực ký trên 1.300 văn bản các loại, giải quyết một cách thấu tình đạt lý, đáp ứng được nguyện vọng chính đáng củaTăng, Ni, Phật tử trong tỉnh. Hệ thống văn phòng Ban Trị sự sau Đại hội VIII từng bước được ổn định, đi vào hoạt động nề nếp, hiệu quả, vì vậy mà trong nhiệm kỳ này đã tổ chức thành công các sự kiện trọng đại của Giáo hội, như tổ chức thành công Đại lễ Phật đản hàng năm tại trụ sở Tỉnh hội; tham mưu cho Ban Trị sự ra thông tư hướng dẫn cụ thể việc tổ chức trang nghiêm Đại lễ Phật đản đến Ban Trị sự các huyện, thị, thành thuộc tỉnh Bình Dương với sự tham dự đông đủ của Tăng, Ni Phật tử và chính quyền địa phương theo lịch thống nhất hằng năm như: Huyện Bắc Tân Uyên tổ chức lễ Phật đản vào ngày mùng 05/04 al; huyện Bàu Bàng tổ chức Đại lễ Phật đản vào ngày mùng 06/04 al; Thị xã Thuận An tổ chức Đại lễ Phật đản vào ngày mùng 07/04 al; Thị xã Bến Cát tổ chức Đại lễ Phật đản vào ngày mùng 09/4 al; Thị xã Tân Uyên tổ chức Đại lễ Phật đản vào ngày mùng 10/04 al; Thị xã Dĩ An tổ chức Đại lễ Phật đản vào ngày 11/04 al; huyện Phú Giáo tổ chức Đại lễ Phật đản vào ngày 12/04 al; huyện Dầu Tiếng tổ chức Đại lễ Phật đản vào ngày 13/04 al.
Đặc biệt Đại lễ Phật Khánh đản do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Bình Dương tổ chức hàng năm diễn ra trong 02 ngày 14 và 15/4 al tại Tổ đình chùa Hội Khánh và Trung tâm Văn hóa Phật giáo Bình Dương với nhiều chương trình ý nghĩa như: Thắp hương tưởng niệm trước Đài Liệt sĩ tỉnh, tổ chức đêm văn nghệ chào mừng Phật đản, lễ rước kiệu Phật đản sinh vào sáng ngày rằm tháng 04 mỗi năm với sự tham dự của đông đảo chư Tăng Ni, lãnh đạo chánh quyền các cấp và đồng bào Phật tử trong tỉnh, tại đại lễ này có chương trình thả chim bồ câu,bong bóng và cầu nguyện hòa bình, phát quà tình thương cho đồng bào nghèo tại địa phương, truyền thống cao đẹp mang tính nhân văn sâu sắc này đã trở thành những hình ảnh thân thương trong ngày chào mừng Phật đản mỗi năm đối với đông đảo đồng bào Phật tử tại quê hương Bình Dương.
Về công tác giáo dục Tăng Ni, trong nhiệm kỳ 2012-2017, về thành phần nhân sự Ban Giám hiệu Trường Trung cấp Phật học Bình Dương đã có sự chuyển giao cho thế hệ kế thừa, nếu như tính từ năm 2010, tức mùa khai giảng khóa 2 của Trường Trung cấp Phật học Bình Dương thì Hòa thượng Thích Minh Thiện làm Hiệu trưởng, Thượng tọa Thích Huệ Thông làm Phó Hiệu trưởng Học vụ; bước sang năm 2011 thì Thượng tọa Thích Huệ Thông làm Hiệu trưởng và Đại đức Thích Chơn Phát làm Phó Hiệu trưởng học vụ; thì trong nhiệm kỳ 2012-2017, vào cuối khóa 3 trong năm học 2014, Thượng tọa Thích Huệ Thông đã bàn giao quyền Hiệu trưởng cho Đại đức Thích Chơn Phát và cơ cấu lại thành phần Ban Giám Hiệu trong của Trường Trung cấp Phật học Bình Dương trong giai đoạn này như sau:
- Đại đức Thích Chơn Phát – Hiệu trưởng
- Đại đức Thích Bửu Minh – Phó Hiệu trưởng học vụ
- Đại đức Thích Thiện Hưng – Phó Hiệu trưởng
- Đại đức Thích Minh Chí – Chánh Văn phòng kiêm Tổng giám thị
- Đại đức Thích Chúc Lạc – Phó Văn phòng
- Sư cô Thích nữ An Hương – Phó Văn phòng kiêm Thư ký
- Sư cô Thích nữ Từ Thảo – Tài chính.
Trong nhiệm kỳ này, Trường Trung cấp Phật học Bình Dương tiếp tục chiêu sinh khóa 4, ổn định nhân sự và nâng cao công tác quản lý cũng như chuyên môn để nhà trường tiếp tục công tác giáo dục đào tạo Tăng tài cho Giáo hội. Đặc biệt là trong sự nghiệp đào tạo thế hệ kế thừa, Ban Giáo dục Phật giáo tỉnh đã có nhiều hoạt động mạnh mẽ mang lại những thành quả đáng khích lệ như: Trình Ban Trị sự ký giới thiệu cho hơn 50 Tăng Ni sinh tham gia các khóa học tại các Trường Cao Trung Phật học ở các Tỉnh, Thành bạn; ngày 10-16/06/2013 tổ chức thi cuối khóa cho 192 Tăng Ni sinh Khóa 2, trong đó có 108 tăng và 84 Ni; ngày 12/09/2013, Trường Trung cấp Phật học tỉnh đã làm lễ tốt nghiệp Khóa II cho 192 Tăng Ni sinh và khai giảng Khóa III cho 177 Tăng Ni sinh; ngày 18/11/2014, được sự chấp thuận của Trung ương, Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương và Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh đã ban hành quyết định bổ nhiệm tân Ban Giám hiệu Trường Trung cấp Phật học tỉnh gồm 07 vị do Thượng tọa Thích Chơn Phát, Phó Thư ký kiêm Trưởng Ban giáo dục Tăng Ni tỉnh làm Hiệu trưởng; ngày 10/09/2016, Trường Trung cấp Phật học tỉnh tổ chức lễ tốt nghiệp Khóa III cho 151 Tăng Ni sinh, trong đó có 92 Tăng và 59 Ni và khai giảng Khóa IV cho 150 Tăng Ni sinh trong tỉnh và 27 tỉnh bạn gởi về tham học. Đáng nói là sau khi tốt nghiệp Khóa II và Khóa III do Trường Trung cấp Phật học Bình Dương đào tạo, số lượng Tăng Ni sinh thi vào Học viện và các lớp Cao đẳng Chuyên Khoa được trúng tuyển khá cao, có thể nói đây cũng là niềm khích lệ cho công tác giáo dục đào tạo của Phật giáo tỉnh Bình Dương và của Tăng Ni sinh theo học tại trường Trung cấp Phật học Bình Dương.
Nằm trong chuỗi hoạt động của ngành giáo dục Phật giáo tỉnh nhà, nhận lời mời của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh, Ban Giáo dục tăng ni do Thượng tọa Thích Chơn Phát, Phó Thư ký Ban Trị sự kiêm Trưởng Ban giáo dục tăng ni Phật giáo tỉnh Bình Dương đã đến Hội trường Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM sáng ngày 02/11/2016 đề tham dự Hội thảo Khoa học chủ đề “Giáo hội Phật giáo Việt Nam 35 năm hình thành, ổn định và phát triển”, tại đây Thượng tọa Huệ Thông đã có bài tham luận với chủ đề “Nhìn lại phong trào thống nhất Phật giáo Việt Nam từ thế kỷ thứ 14 đến năm 1975” được Hội thảo đánh giá cao. Bên cạnh đó, nhận lời mời tham dự Hội thảo của Ban Giáo dục tăng ni Trung ương, sáng ngày 06/11/2016, Thượng tọa Chơn Phát, Phó Thư ký kiêm Trưởng Ban Giáo dục tăng ni Phật giáo tỉnh đã đến tại bảo tàng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Sóc Sơn (Hà Nội) để tham dự Hội thảo chào mừng kỷ niệm 35 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Về công tác hoằng pháp, trong nhiệm kỳ này, Ban Hoằng pháp Trung ương đã phối hợp cùng Ban Trị sự tỉnh Bình Dương tổ chức Khóa tập huấn Hoằng pháp viên Phật tử từ ngày 01 đến ngày 03 tháng 05 năm 2014 tại chùa Hội An (Trung tâm thành phố mới tỉnh Bình Dương). Chứng minh và tham dự có Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Chủ tịch Thường trực, kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự; Hòa thượng Thích Giác Toàn, Hòa thượng Thích Thiện Tâm đồng Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự; Hòa thượng Thích Thiện Pháp, Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng Trung ương Giáo hội. Về phái Ban Tổ chức khóa tập huấn hoằng pháp có Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Hoằng pháp Trung ương, Trưởng ban Tổ chức khóa tập huấn; Hòa thượng Thích Quang Nhuận, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Ban Thường trực Ban Hoằng pháp Trung ương; Hòa thượng Thích Tấn Đạt, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Phó Thường trực Ban Hoằng pháp kiêm Phó Văn phòng 2; Thượng tọa Thích Huệ Thông, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng ban kiêm Chánh Thư ký Ban Hoằng pháp Trung ương, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương; Hòa thượng Thích Thanh Hùng, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó ban Ban hoằng pháp Trung ương; Hòa thượng Thích Minh Thiện, Phó Ban Hoằng pháp Trung ương, cùng chư tôn đức Tăng Ni của Ban Trị sự các tỉnh thành trong và ngoài tỉnh… Về phía chính quyền, có ông Nguyễn Khắc Huy, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Ban Tôn giáo Chính phủ; ông Trần Đức Thịnh, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Bình Dương, cùng các cơ quan, ban, ngành trong và ngoài tỉnh… Khóa tập huấn cho hơn 2.500 hoằng pháp viên từ 34 tỉnh thành phía Nam về tham dự với 11 buổi pháp thoại do các vị giảng sư uy tín giảng dạy. Với tâm huyết hoằng pháp độ sanh, Ban tổ chức đã tạo những điều kiện tốt nhất cho khóa tập huấn lần này nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cho các hoằng pháp viên, những người trợ thủ đắc lực đưa đạo vào đời, giữ gìn mạng mạch chánh pháp và kỹ cương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thời kỳ hội nhập và phát triển.
Trong nhiệm kỳ này, tiếp nối sự nghiệp hoằng pháp của Thượng tọa Thích Huệ Thông, Thượng tọa Thích Minh Thuấn đảm nhận vai trò Phó Ban Trị sự kiêm Trưởng ban Hoằng pháp Phật giáo tỉnh, nhất là kết hợp cùng với Thượng tọa Thích Minh Vũ trong vai trò Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử, đã đạt được những kết quả khả quan trong việc phối hợp nhịp nhàng với Ban Hoằng pháp Trung ương phục vụ tại các khóa tập huấn Hoằng pháp viên cho hàng ngàn Phật tử tham dự trong dịp chào mừng Đại lễ Vesak 2014 tại Bình Dương.
Về hoạt động nghi lễ và văn hóa, trong nhiệm kỳ này, Ban Trị sự đã tổ chức trang nghiêm lễ giỗ Đức Điều ngự Giác Hoàng, tưởng niệm ngày nhập Niết bàn của Đức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông một cách trang nghiêm và trọng thể ngày mùng 01 tháng 11 hằng năm theo đúng tinh thần hướng dẫn của Trung ương, qua đó bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với đức vua anh minh của nước Việt, một vị Tổ sư của thiền phái Trúc Lâm đã có nhiều công đức đối với đạo pháp và dân tộc.
Kế đến nhân dịp chào mừng kỷ niệm tròn 35 ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, 33 năm ngày thành lập Tỉnh hội Phật giáo Sông Bé – Bình Dương, đồng thời hướng đến chào mừng Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh lần thứ 9, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đã long trọng tổ chức lễ đón Phật Ngọc cho hòa bình thế giới về chùa Hội An (Trung tâm thành phố mới Bình Dương) từ ngày 18-23/11/2016 để Tăng Ni và Phật tử trong và ngoài tỉnh chiêm bái và đảnh lễ. Lễ khai mạc diễn ra vào lúc 08 giờ sáng ngày 18/11/2016 dưới sự chứng minh của Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự; Hòa thượng Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Tăng sự; Thích Thiện Thống, Phó Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Chánh Văn phòng II và chư tôn đức giáo phẩm thường trực Văn phòng II.
Đại biểu chính quyền có các vị đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh Bình Dương đến tham dự và chúc mừng, ông Trần Đức Thịnh, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Bình Dương đại diện lãnh đạo tỉnh đã có lời phát biểu chúc mừng đến chư tôn đức giáo phẩm lãnh đạo Trung ương Giáo hội và Phật giáo tỉnh Bình Dương. Tại buổi lể đón Phật Ngọc cho hòa bình thế giới, Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự đã ban đạo từ tán thán công đức của Ban Tổ chức và nêu lên những công đức thù thắng qua sự thị hiện của chư Phật trong cõi ta bà này, và khẳng định công đức thù thắng đó sẽ đem đến sự hòa bình, an lạc và thịnh vượng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của đạo pháp và dân tộc.
Lễ hội mang dấu ấn lịch sử của Phật giáo nước nhà và của tỉnh nhà trong giai đoạn này, đó là Đại lễ chào mừng kỷ niệm 35 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam và 33 năm thành lập Phật giáo tỉnh Sông Bé – Bình Dương tại trung tâm Phật tượng Niết bàn chùa Hội Khánh. Theo đó vào sáng ngày 02/08/2016, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương đã long trọng tổ chức Lễ chào mừng kỷ niệm 35 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Chứng minh có Hòa thượng Thích Huệ Thông, Hòa thượng Thích Tâm Từ, thành viên Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội; Thượng tọa Thích Thiện Thống, Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng II; Thượng tọa Thích Huệ Thông, Ủy viên Thư ký, Phó Văn phòng II, Trưởng Ban Trị sư Phật giáo tỉnh Bình Dương; chư tôn đức Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh và các huyện, thị, thành thuộc tỉnh, cùng 700 Tăng, Ni nội ngoại thiền đồng về tham dự.
Lãnh đạo tỉnh có ông Đặng Minh Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Huỳnh Văn Nhị, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh, ông Trần Đức Thịnh, Phó giám đốc Sở Nôi vụ, Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh, cùng các đại biểu đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành thuộc tỉnh, thành phố Thủ Dầu Một và địa phương.
Buổi lễ đã lắng nghe thông điệp của Đức Hòa thượng Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội, diễn văn của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự. Thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đánh giá cao sự đóng góp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung và sự đóng góp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh vào công cuộc ổn định, xây dựng và phát triển của quê hương Bình Dương xuyên qua 08 nhiệm kỳ, với 33 năm được thành lập, ổn định và phát triển.
Nhân dịp này, Thường trực Hội đồng Trị sự, UBND tỉnh, UBMTTQ tỉnh đã tặng bằng tuyên dương công đức, bằng khen cho tập thể và các cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp ổn định và phát triển của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương trong suốt chặng đường 33 năm hình thành và phát triển trong lòng dân tộc và Giáo hội. Thay mặt Trung ương, Thượng tọa Thích Thiện Thống đã phát biểu đạo từ đến với buổi lễ, ca ngợi tinh thần phụng sự của các vị tiền bối trong buổi sơ khai của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương và động viên chư Tăng Ni trong Ban Trị sự tỉnh hãy tiếp tục hòa hợp, đoàn kết để ổn định và phát triển Phật giáo Bình Dương trong thời đại mới. Sau lễ hành chính, ban tổ chức đã triển khai buổi tọa đàm với chủ đề “Ổn định kế thừa và phát triển trên tinh thần trí tuệ và trách nhiệm”, những bài phát biểu đã khơi dậy tinh thần đoàn kết hòa hợp của chư tăng ni trong thời đại ổn định và phát triển. Đến 17 giờ chiều cùng ngày, Ban Tổ chức long trọng tổ chức chương trình thắp nến tri ân và Đại Trai đàn chẩn tế cầu siêu bạt độ tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Bình Dương với sự chứng minh của chư tôn đức Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh; các huyện, thị, thành và hơn 1.000 Tăng Ni, Phật tử đồng về tham dự. Ông Đặng Minh Hưng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành thuộc tỉnh và địa phương đã đến dự.
Ngoài ra nhằm thực hiện tinh thần Thông bạch số 133/TB/HĐTS của Trung ương Giáo hội, nhằm phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan HD-981, sáng ngày 28/05/2014, tại trung tâm văn hóa Tượng Phật Niết Bàn chùa Hội Khánh, Ban Trị sự long trọng tổ chức lễ cầu nguyện hòa bình cho biển Đông với sự tham dự của hơn 600 Tăng Ni và 200 tín đồ Phật tử. Đại diện lãnh đạo có ông Huỳnh Văn Nhị, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Bình Dương và các vị lãnh đạo các sở, ban, ngành thuộc tỉnh tham dự. Tại đây đại diện Ban Tổ chức, Thượng tọa Huệ Thông đã có bài phát biểu với nội dung gồm 05 điều, yêu cầu nhà cầm quyền Trung Quốc rút ngay giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển đảo của Việt Nam, nhân dịp này Tăng Ni, Phật tử Bình Dương đã đóng góp ủng hộ bộ đội Trường Sa.
Đặc biệt nhằm hưởng ứng trước sự kiện Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak lần 2 năm 2014 tại Trung tâm Trường An Bái Đính (Ninh Bình) chào mừng sự kiện trọng đại này, vào ngày 01 tháng 05 năm 2014 (nhằm ngày mồng 03 tháng 04 âm lịch) Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương đã long trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc – Vesak 2014, tại chùa Hội An thành phố mới Bình Dương với sự có mặt hơn 30.000 Tăng Ni và Phật tử từ các nơi tề tựu về tham dự. Trong dịp này, Ban Văn hóa Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương đã trang trí hơn 10 ngàn bóng đèn trên đại lộ Hùng Vương, đây là tuyến đường lớn và đẹp nhất trung tâm thành phố mới Bình Dương; dựng sân khấu với diện tích 100m2 tái hiện hình ảnh ra đời của Đức Phật, thu hút quần chúng Phật tử nhất là việc tổ chức diễu hành đoàn xe hoa với số lượng trên 40 chiếc và đoàn cung rước chư tôn giáo phẩm lãnh đạo Trung ương Giáo hội gồm có chư vị: Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Hòa thượng Thích Thiện Pháp, Hòa thượng Thích Thiện Tánh, chư tôn đức Trung ương Giáo hội, các Ban Trị sự Phật giáo TP.HCM, Đồng Nai, Bình Phước, Long An, An Giang, Kiên Giang; cùng với các vị lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP. HCM, Cục An ninh xã hội Bộ Công An, Ban Tôn giáo, Ban Dân vận, Công An và các ban, ngành của tỉnh, lãnh đạo TP. Thủ Dầu Một và địa phương, lãnh đạo Tổng công ty Becamex IDC… Đáng nói là dàn chào đón chư tôn đức giáo phẩm và các vị quan khách kéo dài trên quãng đường 10km từ chùa Hội Khánh đến chùa Hội An để chuẩn bị cho buổi chính lễ sẽ diễn ra tại vòng xoay 7 mẫu của Trung tâm Thành phố mới Bình Dương. Và điểm ấn tượng nhất cho Đại lễ đó là được sự cho phép của chính quyền tỉnh và Tỉnh hội, gần 100 hộ gia đình Phật tử dọc theo tuyến đường cung rước xe hoa đã lập bàn hương án, thiết lập vườn Lâm Tỳ Ni, bàn hương án tượng Đản sinh trước nhà để cung nghinh đoàn xe hoa diễu hành, có thể nói đây cũng là điểm nhấn ấn tượng trọng tâm của Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc Vesak 2014 tổ chức tại Trung tâm thành phố mới Bình Dương.
Thông điệp Phật đản Phật lịch 2558 của Đức Pháp chủ do Hòa thượng Thích Thiện Nhơn tuyên đọc, diễn văn Phật đản do Hòa thượng Thích Thiện Pháp tuyên đọc, ý nghĩa Phật đản do Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm trình bày trong đại lễ; ngoài chương trình chính như nghi thức cúng dường Phật đản, còn có chương trình tặng quà từ thiện, biểu diễn văn nghệ chào mừng đại lễ hoành tráng với sự góp mặt của Nghệ sĩ Nhân dân Bạch Tuyết, Nghệ sĩ Lệ Thuỷ, ca sĩ Lệ Quyên, Đàm Vĩnh Hưng và nhiều ngôi sao khác do ca sĩ Đan Trinh và diễn viên điện ảnh Việt Trinh phụ trách, đáng ghi nhớ là trong mùa Phật đản năm này, tại các chùa và các gia đình Phật tử đều làm vườn Lâm Tỳ Ni và treo cờ Phật giáo.
Ngoài ra Giáo hội Phật giáo tỉnh còn tổ chức Đại lễ cầu siêu tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh, lễ hội hoa đăng, hội thi tạo hình trái cây, theo chư tôn đức trong Ban Trị sự Tỉnh hội thì Đại lễ Phật đản tổ chức trên địa bàn tỉnh năm nay có quy mô lớn nhất từ trước đến thời điểm này, cùng với nhiều hoạt động sáng tạo ý nghĩa hơn các năm trước, qua những hoạt động quy mô hoành tráng trong dịp hưởng ứng Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc – Vesak 2014, đã giới thiệu hình ảnh quê hương, đất nước, con người và Phật giáo Bình Dương với đồng bào cả nước, nhất là thành phố mới Bình Dương đang phát triển nhanh, trở thành thành phố lớn, văn minh, hiện đại của cả nước trong tương lai… Cũng cần ghi nhận ở đây là Ban Nghi lễ do Đại đức Thích Minh Chí đảm nhiệm, với kinh nghiệm và năng lực sẵn có, trong suốt Nhiệm kỳ 2012-2017, Đại đức Minh Chí đã hình thành một Ban Nghi lễ Phật giáo đã đáp ứng tốt nhu cầu lễ nghi tiếp rước cung nghinh chư tôn đức giáo phẩm quang lâm chứng minh trong các Đại lễ, lễ vía, trong đó tại các lễ cầu siêu tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh, Đại lễ Vesak 2014, với những thành công trên thực tế đã chứng minh khả năng tổ chức điều hành của Đại đức trong lĩnh vực này.
Về hoạt động văn hóa, một trong những Phật sự nổi bật về lĩnh vực văn hóa trong nhiệm kỳ này là việc Thượng tọa Thích Huệ Thông, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương đã hoàn thành công tác biên soạn quyển sách “Lịch Sử Phật Giáo Bình Dương” (Số đăng ký KHXB: 2066-2015/ CXBIPH/10-86/VNTPHCM; Quyết định xuất bản số 377/QĐ-NXBVHVN do Nhà Xuất bản Văn hóa Văn Nghệ TP.HCM cấp ngày 10 tháng 08 năm 2015). Cũng cần nói thêm, bộ sách “Lịch Sử Phật Giáo Bình Dương” do Thượng tọa Thích Huệ Thông tiến hành biên soạn trong một thời gian dài, được phát triển trên nền cuốn “Sơ thảo Phật giáo Bình Dương” mà Thượng tọa Thích Huệ Thông đã biên soạn cách đây trên 15 năm, đây không chỉ là thành tựu của cá nhân Thượng tọa Thích Huệ Thông, mà còn là thành tích chung của Ban Văn hóa Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương. Mục đích biên soạn cuốn “Lịch Sử Phật Giáo Bình Dương” của Thượng tọa Thích Huệ Tông lúc bấy giờ là nhằm ghi nhận phần nào về sự kiện và con người lịch sử của Phật giáo Bình Dương, qua đó tri ân công đức cao thâm không dấu tích của các bậc cao tăng vô ngã đã đi vào quá khứ. Theo như lời trải lòng của Hòa thượng Thích Huệ Thông thì trong suốt mười năm qua (tính vào thời điểm đó) thâm tâm Hòa thượng vẫn luôn ấp ủ hoài bão là sẽ cố gắng biên soạn một cuốn sách tương đối hoàn chỉnh về lịch sử Phật giáo Bình Dương không ngoài mục đích lưu giữ, bảo tồn nguồn tư liệu lịch sử Phật giáo tỉnh nhà và Hòa thượng không quên nhắn nhũ hàng hậu học rằng, dòng chảy thời gian là vô tận, hy vọng thế hệ sau sẽ nối tiếp thế hệ trước, với những gì đang có, thế hệ sau sẽ làm rạng rỡ thêm những trang sử Phật giáo Bình Dương trên cả hai phương diện tu tập giải thoát và hoằng pháp độ sanh. Qua công trình biên soạn này của Hòa thượng Thích Huệ Thông, điểm nổi bật trong nội dung là dù cuốn sách này chỉ là cuốn sách viết về lịch sử Phật giáo của một địa phương, nhưng trong cuốn “Lịch sử Phật giáo Bình Dương” lại dung chứa khá nhiều tư liệu có thể nói là quý giá không chỉ đối với Phật giáo Bình Dương, mà còn lưu giữ những giá trị quý hiếm của Phật giáo Đàng Trong.
Hoạt động văn hóa trong nhiệm kỳ 2012 – 2017 còn có một số điểm nổi bật đáng chú ý khác, như sự kiện chùa Hội Khánh đón nhận kỷ lục châu Á, diễn biến sự kiện này, vào sáng ngày 31 tháng 05 năm 2013, Ban Tổ chức buổi lễ vinh dự đón tiếp ông Nguyễn Minh Triết, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tới chúc mừng Tăng Ni, Phật tử tỉnh Bình Dương tham dự lễ đón nhận kỷ lục.
Chứng minh tại buổi lễ chùa Hội Khánh đón nhận kỷ lục châu Á , về phía chư tôn đức giáo phẩm Trung ương Giáo hội có Hòa thượng Thích Thiện Pháp, Phó Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự kiêm Chánh Văn phòng 2; Hòa thượng Thích Thiện Tánh, Trưởng ban Kiểm soát Trung ương, Phó Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM; Thượng tọa Thích Huệ Thông, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương; cùng chư tôn đức đại diện Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM và tỉnh Long An, cùng đông đảo Phật tử về tham dự.
Tham dự buổi lễ đón nhận kỷ lục có ông Nguyễn Minh Triết, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; ông Phạm Văn Cành, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; ông Nguyễn Thanh Liêm, Trưởng Ban Dân vận tỉnh; ông Huỳnh Văn Nhị, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, cùng đại diện các ban, ngành, đoàn thể tham dự; về phía Trung tâm Kỷ lục châu Á có ông BISWAROOP ROY CHOWDHURY, Tổng Giám đốc Trung tâm Kỷ lục châu Á.
Phát biểu khai mạc tại buổi lễ, Thượng tọa Thích Huệ Thông, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương cho biết, toàn bộ công trình được bố trí trên diện tích 3.200m² đất nằm trong khuôn viên rộng hơn 13.000m² của khu đất chùa. Tượng Phật Niết Bàn tọa lạc tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo tỉnh Bình Dương, dài 52m, cao 12m được an vị trên độ cao cách mặt đất 23m, nằm trên mái chùa giữa khu rừng dầu, sao gợi liên tưởng đến hình ảnh Phật Thích Ca nhập diệt trong rừng Ta La song thọ cách đây trên 2.557 năm (theo thời điểm lúc phát biểu), dưới chân bệ nằm của Đức Phật là 20 bức phù điêu thể hiện cuộc đời của Đức Phật từ lúc Đản sinh đến lúc nhập Niết bàn, quanh tượng Phật còn được trang trí 840 cánh hoa sen đắp bằng xi măng. Cầu thang chính dẫn lên tượng Phật gồm 49 bậc, tượng trưng cho 49 năm hành đạo của Đức Phật, chiều dài 52m là biểu trưng cho 52 quả vị gồm Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, Đẳng giác và Diệu giác để tu chứng thành Phật, con số này cũng gợi nhớ 52 vị chúng sinh ở khắp nơi thấy ánh sáng Phật mà đến dự Pháp hội Niết bàn hay 52 phẩm vật dâng cúng Đức Phật trong hội Niết bàn. Việc Tổ chức Kỷ lục châu Á tại Ấn Độ xác lập công nhận tượng Phật nhập Niết bàn chùa Hội Khánh là “Tượng Phật nhập Niết bàn trên mái chùa dài nhất châu Á”, có thể nói đây là danh hiệu vinh dự cao quý không chỉ đối với Phật giáo Bình Dương mà còn là niềm tự hào của cả chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương. Cũng nhân dịp ôn lại một chặng đường 40 năm Phật giáo Sông Bé – Bình Dương thiết nghĩ cũng cần điểm qua một số gương mặt tích cực đã hoạt động hiệu quả trên các lĩnh vực của Phật giáo tỉnh nhà, nay nói về mảng văn hóa thì trong nhiệm kỳ này, với vai trò là Trưởng ban Văn hóa, Đại đức Thích Bửu Minh, một trong những nhân sự trẻ đã tạo được sắc thái mới cho việc trang trí các lễ đải Đại lễ do Phật giáo tỉnh tổ chức, dấu ấn đáng ghi nhận là tại Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc năm 2011 vào nhiệm kỳ trước và Đại lễ Vesak 2014 của nhiệm kỳ này, bằng sự sáng tạo, nhiệt tâm và trách nhiệm cao, Đại đức Thích Bửu Minh cùng các đồng sự trong ngành văn hóa đã tạo nên sự hoành tráng về hình thức lẫn nội dung rất đáng trân trọng.
Nhân dịp này thiết nghĩ cần phải ghi nhận sự quan tâm sâu sắc cũng như sự hỗ trợ kịp thời của chính quyền và các ban ngành tại địa phương dành cho Phật giáo tỉnh nhà trong nhiệm kỳ 2012-2017, trước hết là Ban Dân vận do ông Nguyễn Thanh Liêm làm Trưởng Ban, ông Nguyễn Văn Minh, ông Nguyễn Minh Nghĩa làm Phó Ban phụ trách Tôn giáo; ngành Mặt Trận do ông Phạm Văn Cành – Chủ tịch (sau đó là Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh), ông Huỳnh Văn Nhị – Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, phụ trách tôn giáo có ông Huỳnh Ngọc Ẩn – Phó Chủ tịch và ông Đặng Nhơn Ái phụ trách tôn giáo. Đặc biệt là vai trò Ban tôn giáo cơ quan quản lý sinh hoạt tôn giáo, tham mưu Ùy ban Nhân dân tỉnh do ông Trần Đức Thịnh – Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng Ban Tôn giáo; vai trò ngành An Ninh phụ trách tôn giáo do ông Võ Văn Sinh – Trưởng phòng PA88, ông Võ Chung Ba, Phó phòng An ninh Công An tỉnh… các ngài đã thể hiện tốt vai trò trách nhiệm và mối quan hệ của mình đối với Phật giáo Bình Dương lên tầm cao mới, tham mưu với lãnh đạo tỉnh giải quyết được nhiều vấn đề quan trọng của Phật giáo vốn tồn đọng trong các nhiệm kỳ trước, tạo nhiều thuận duyên cho hoạt động Phật giáo tỉnh đi đến thành công như Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc 2011, Đại lễ Vesak 2014, cấp Quyền sử dụng đất và xây dựng thêm nhiều cơ sở tự viện mới.
Trong Nhiệm kỳ VIII (2012-2017) Ban Thông tin và Truyền thông Phật giáo tỉnh sau khi vừa mới được thành lập trong nhiệm kỳ này do Hòa thượng Thích Thiện Duyên làm Trưởng Ban đã tích cực đi vào hoạt động và đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận, cụ thể như ngày 11-13/06/2015, nhận lời mời của Ban Thông tin Truyền thông Trung ương, Ban Thông tin và Truyền thông Phật giáo tỉnh Bình Dương đã đến chùa Ba Vàng tỉnh Quảng Ninh tham dự Khóa bồi dưỡng nghiệp vụ Thông tin và Truyền thông Phật giáo toàn quốc, do Ban Thông tin và Truyền thông Trung ươn tổ chức, đoàn của Phật giáo Bình Dương có 04 thành viên là Đại đức Thích Bửu Minh- Phó Ban Thường trực Ban Thông tin Truyền thông, Đại đức Thích Huệ Tín, Sư cô Thích nữ Liên An, Sư cô Thích nữ Diệu Thảo. Bên cạnh đó Ban Thông tin và Truyền thông Phật giáo tỉnh Bình Dương đã kết hợp với Ban Thông tin Truyền thông Trung ương trong việc triển khai công tác thực hiện bộ sách “Các ngôi chùa Việt Nam” đến tận các cơ sở tự viện trong 09 đơn vị hành chánh của tỉnh. Một Phật sự đáng ghi nhận nữa là vào sáng 29/11/2015, Ban Thông tin và Truyền thông Phật giáo tỉnh Bình Dương đã chụp hình, đưa tin trọn vẹn buổi lễ Húy kỵ lần thứ 86 của cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc tại chùa Hội Khánh.
Nhằm nâng cao chất lượng công tác Phật sự, vào ngày 23-24/4/2016, Ban Thông tin và Truyền thông Phật giáo tỉnh do Đại đức Thích Bửu Minh dẫn đoàn đến Văn phòng II Trung ương tham dự khóa bồi dưỡng nghiệp vụ do Ban Thông tin Truyền thông Trung ương tổ chức. Cho đến nay, tại Phật giáo Bình Dương có 04 trang mạng điện tử hoạt động, đó là trang điện tử của Phật giáo tỉnh Bình Dương, chùa Phổ Thiện Hòa, Trung tâm Bồ đề Đạo tràng và Trung tâm mồ côi Thiện Tâm Viên Đức chùa Long Khánh, tất cả 04 trang mạng này đều làm tốt nhiệm vụ cập nhật thông tin Phật sự của Phật giáo tỉnh nhà, xử lý và phản biện các thông tin không phù hợp, không đúng sự thật với chánh pháp, với tình hình an ninh trật tự Giáo hội và xã hội. Điều đáng khích lệ là nhằm phục vụ yêu cầu chuyển tải thông tin các sự kiện trọng đại diễn ra trong Nhiệm kỳ 2012-2017 đến Tăng Ni Phật tử và quần chúng, Hòa thượng Thích Thiện Duyên, với vai trò Trưởng ban Thông tin truyền thông Phật giáo tỉnh đã trực tiếp phân công cụ thể nhiệm vụ cho các thành viên văn phòng Ban Trị sự, làm tốt hệ thống truyền thông, thông qua trang web Phatgiaobinhduong.com đã truyền tải nhiều thông tin Phật sự đến đồng bào Phật tử. Bên cạnh đó cùng với đội ngũ điều hành văn phòng qua năng lực của Thượng tọa Thích Minh Lực, Chánh Thư ký Ban Trị sự; Đại đức Thích Chơn Phát, Phó Thư ký kiêm Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni; Đại đức Thích Thiện Hưng, Phó Thư ký kiêm Chánh Văn phòng; Đại đức Thích Đức Dũng, Phó Văn phòng; Sư cô Thích nữ Liên An phụ trách văn thư văn phòng, quý vị đã đưa công tác hành chánh Ban Trị sự đi vào ổn định.
Về hoạt động của Ban Pháp chế, trong nhiệm kỳ này, Ban Pháp chế Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương do Thượng tọa Thích Minh Nghĩa, Phó Ban Trị sự tỉnh làm Trưởng Ban, đã có những hoạt động ban đầu như: Vào sáng ngày 22/11/2014, Ban Pháp chế Phật giáo tỉnh gồm 05 vị do Thượng tọa Thích Minh Nghĩa dẫn đoàn đến Văn phòng II tham dự Hội nghị triển khai Nội qui hoạt động của Ban Pháp chế do Ban Pháp chế Trung ương tổ chức. Đáng nói là dù mới được thành lập, nhưng Ban Pháp chế đã phối hợp Ban Tăng sự đề xuất lên Thường trực Ban Trị sự xử lý hơn 30 trường hợp diễn ra không đúng quy định của Giáo hội… Hằng năm, Ban Pháp chế đều kết hợp với Ban Tăng sự tổ chức những buổi nói chuyện ngoại khóa cho Tăng Ni trong mùa an cư kiết hạ, nhằm giúp Tăng Ni cập nhật những nghị quyết, thông tư và chủ trương của Giáo hội, những nghị quyết của Chính phủ có liên quan đến Luật Tôn giáo trong việc quản lý và điều hành Tăng Ni tự viện. Ban Pháp chế cũng đã nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan tín ngưỡng tôn giáo, tham mưu lên Ban Thường trực đóng góp ý kiến nhằm tu chỉnh những văn kiện pháp luật có liên quan, mặt khác đề xuất xử lý các vụ việc trong hoạt động của Giáo hội các cấp trên địa bàn tỉnh đúng theo quy định của Giáo hội và Nhà nước.
Về hoạt động từ thiện xã hội, trong nhiệm kỳ này, nhờ nhiệt tâm năng nỗ của
Ni sư Thích nữ Pháp Như với vai trò Trưởng ban Từ thiện – Xã hội, đã tích cực hoạt động thể hiện tinh thần “cứu khổ, ban vui” của Phật giáo, góp phần xoa dịu và làm giảm đi những mảnh đời bất hạnh, khó khăn. Theo đó Ban Từ thiện đã vận động Tăng, Ni, Phật tử các cơ sở tự viện tham gia tích cực vào công tác từ thiện – xã hội của Phật giáo tỉnh nhà, như cứu trợ đồng bào bị thiên tai lũ lụt ở các tỉnh miền Trung, miền Tây; tặng quà cho đồng bào vùng cao, cấp học bổng cho học sinh nghèo hiếu học, hỗ trợ Hội người mù, Hội người cao tuổi, các gia đình thương binh, liệt sĩ, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, xây dựng nồi súp tình thương tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh, trợ giúp hơn nhiềuca mổ tim, xây dựng trên 200 căn nhà tình nghĩa, tình thương, tổ chức từ thiện, bắc cầu, làm đường, khám bệnh cho thuốc miễn phí tại các nước Campuchia, Lào… Đặc biệt trong nhiệm kỳ, Ban Từ thiện Phật giáo tỉnh đã tham mưu Ban Trị sự mở Trung tâm Thiện Tâm Viên Đức (chùa Long Khánh, thị xã Tân Uyên) nhằm chia sẻ gánh nặng cho ngành thương binh xã hội của địa phương. Về hoạt động từ thiện của Trung tâm Bồ Đề do Ni sư Thích nũ Từ Thảo làm Giám đốc, tính đến thời điểm này thì đang nuôi dưỡng hơn 40 trẻ em mồ côi và đã xây dựng được cơ sở nuôi dưỡng khang trang, sạch đẹp, còn tại Trung tâm Bảo trợ Viên Đức thì nuôi dưỡng trên 24 em, tuổi từ 14 trở xuống trong đó 4 em bị bỏ rơi và 20 em thuộc diện khó khăn. Trong nhiệm kỳ VIII (2012-2017), qua 05 năm công tác, Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo Bình Dương đã vận động được 101.419.342.000 đồng (Một trăm linh một tỷ, bốn trăm mười chín triệu, ba trăm bốn mươi hai ngàn đồng), có thể nói đây là con số biết nói rất ấn tượng trong bối cảnh suy thoái toàn cầu, cùng với những khó khăn về kinh tế tài chánh mà đất nước phải đối mặt…
Vể hoạt động của Phân Ban Hướng dẫn Phật tử, cũng trong nhiệm kỳ, khi thôi giữ nhiệm vụ ở Ban Trị sự Thị xã Thủ Dầu Một, Thượng tọa Thích Minh Vũ được Thượng tọa Thích Huệ Thông cơ cấu làm Trưởng Ban Hướng dẫn Phật tử, nhờ có kinh nghiệm trong công tác điều hành của ngành hướng dẫn, cùng với sự trợ lực của thầy Huệ Minh (chùa Hội Khánh), Thượng tọa Thích Minh Vũ đã từng bước quy tụ được một số lượng Phật tử đông đảo tại các đạo tràng đã trở về tham dự các kỳ lễ quan trọng do Phật giáo tỉnh tổ chức.
Trong nhiệm kỳ, Phân Ban Hướng dẫn Phật tử đã thống kê lại toàn bộ tín đồ trong tỉnh với số lượng 169.000 tín đồ có qui y và 582.000 tín đồ có tín ngưỡng nhưng chưa qui y, chiếm tỷ lệ 1/3 dân số toàn tỉnh Bình Dương; hướng dẫn các cơ sở tự viện ghi danh sách Phật tử qui y tại bổn tự, trình lên Ban Trị sự để cấp giấy chứng nhận Phật tử, tính từ năm 2013 đến hết năm 2016, tín đồ được cấp giấy chứng nhận qui y hơn 35.000. Đáng ghi nhận là đã phối hợp với Ban Hoằng pháp, động viên các đạo tràng mở khóa tu Phật thất, khóa tu bát quan trai, niệm chú Đại bi, tụng kinh Pháp Hoa… để Phật tử nâng cao trình độ giáo lý thuận lợi hơn trong việc tu niệm. Tính đến cuối nhiệm kỳ này, toàn tỉnh có101 đạo tràng tu tập bát quan trai, niệm Phật, tụng chú, tụng Kinh Địa Tạng, tụng Kinh Pháp Hoa, và hầu như tại các cơ sở tự viện trên toàn tỉnh Bình Dương đều có đạo tràng niệm Phật.
Ngoài ra Phân Ban Hướng dẫn Phật tử còn phối hợp với Ban Từ thiện thực hiện bếp ăn tình thương tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, cùng với các tự viện Tăng Ni Phật tử tặng hàng ngàn phẩn quà cho đồng bào nghèo, trung tâm nuôi dưỡng người già neo đơn và trẻ mồ côi, các trại tâm thần, trại phong trong dịp Tết Nguyên Đán, Đại lễ Phật đản hàng năm và Đại lễ Vu lan. Đặc biệt là Phân Ban Hướng dẫn Phật tử do Thượng tọa Thích Minh Vũ làm Trưởng Ban đã tổ chức thành công các khóa tu mùa hè tạo cơ hội quí báu xây dựng nét đẹp đạo đức, lễ nghĩa trong tâm hồn tuổi thơ, trong nhiệm kỳ vừa này, hàng năm Phân ban Hướng dẫn Phật tử đều kết hợp với các chùa viện tổ chức các khóa tu mùa hè cho các em thanh, thiếu niên, nhi đồng đến sinh hoạt, học giáo lý tại các đạo tràng chùa Liên Trì, Dầu Tiếng; chùa Huệ Minh, Phú Giáo; chùa Hương Nghiêm, thị xã Bến Cát; chùa Long Khánh, thị xã Tân Uyên; chùa Tổ Long Hưng, thị xã Bến Cát… Nhờ đó mà các khóa tu mùa hè đã trở thành sân chơi tâm điểm lành mạnh cho thanh, thiếu niên tại các đạo tràng, thu hút từ 300 đến 500 thanh thiếu niên cho mỗi lần tổ chức khóa tu mùa hè tại các đạo tràng này.
Về hoạt động của Phân ban Hướng dẫn Gia đình Phật tử, thì Gia đình Phật tử tỉnh Bình Dương hiện có 06 đơn vị đang sinh hoạt và đi vào nề nếp, cụ thể như sau: Gia đình Phật tử Phước Hội (chùa Phước Hội, huyện Bàu Bàng); Gia đình Phật tử Phước Huệ (chùa Phước Huệ, huyện Phú Giáo); Gia đình Phật tử Hội Khánh (chùa Hội Khánh); Gia đình Phật tử Liên Trì (chùa Liên Trì, huyện Dầu Tiếng); Gia đình Phật tử Long Hưng (chùa Long Hưng, thị xã Bến Cát); Gia đình Phật tử Quan Âm (chùa Quan Âm, huyện Phú Giáo)… Về thành phần nhân sự thì hiện nay (tính đến thời điểm của nhiệm kỳ này) Gia đình Phật tử tỉnh Bình Dương có 57 Huynh trưởng (28 nam, 29 nữ; có cấp 22, chưa cấp 35); Đoàn sinh có 244 thành viên (100 nam và 144 nữ), ngành Thiếu có 117 đoàn sinh (49 nam, 68 nữ); ngành Đồng có 127 đoàn sinh (51 nam và 76 nữ) và tổng số Huynh trưởng và đoàn sinh là 301 thành viên. Trong nhiệm kỳ này, Phân ban Gia đình Phật tử Bình Dương đã tham gia Hội trại do Ban Hướng dẫn Gia đình Phật tử Trung ương tổ chức, đặc biệt là Hội trại Nguyên Hùng năm 2011, nhân dịp Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc được Bình Dương đăng cai tổ chức năm 2011. Ngoài ra còn tham gia một số hạt động ý nghĩa khác như: ngày 19/05/2013 Huynh trưởng Tâm Hạnh, Phó Ban Hướng dẫn Phân Ban Gia đình Phật tử được mời làm giám khảo hội thi giáo lý lần I do Ban Hướng dẫn Phật tử tỉnh Bình Dương tổ chức; ngày 27/05/2013, Huyng trưởng Minh Đức tham gia khóa học hành chánh do Ban Hướng dẫn Gia đình Phật tử TP.HCM tổ chức; ngày 08/01/2014, tổ chức lễ thọ cấp tại chùa Phổ Thiện Hoà cho 06 Huynh trưởng cấp Tín (6/1 Huynh trưởng đặc cách) & 02 Huynh Trưởng thọ cấp tập đặc cách, cùng ngày Ban Hướng dẫn Gia đình Phật tử tỉnh Bình Dương do Huynh trưởng Tâm Hạnh và Huynh trưởng Minh Đức được cử tham dự lễ ra mắt Ban Hướng dẫn Phân Gia đình Phật tử tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ I (2012 – 2017) tổ chức tại chùa Linh Nghĩa; ngày 09/03/2014, Phân Ban Hướng dẫn Phật tử Bình Dương đã chấp thuận cho 02 đơn vị Liên Trì và Hội Khánh tổ chức trại Kiền Trắc tại chùa Thái Sơn (Núi Cậu) xã Định Thành, Huyện Dầu Tiếng để kỷ niệm ngày Dũng và ngành Nam thuộc Gia đình Phật tử Bình Dương. Ngoài ra còn tở chức thành công các hội trại khác như trại Tất Đạt Đa, lễ Phật Đản và tham gia lớp tập huấn hoằng pháp viên tại chùa Hội An, thành phố mới Bình Dương vào ngày 01-05/05/2014 (có 191 Huynh Trưởng và đoàn sinh trong toàn tỉnh về dự học); trại A Nô Ma–Ni Liên và trại Tuyết Sơn trong ba ngày từ 21-22 /06/2014 tại chùa Long Hưng, Bến Cát, Bình Dương có 07 đơn vị Gia đình Phật tử với 99 trại sinh trong tỉnh về tham dự (Phước Hội, Phước Huệ, Liên Trì, Hội Khánh, Quan Âm, Long Châu và Long Hưng); đáng nhớ là trong nhiệm kỳ này, tại chùa Long Hưng (Bến Cát) đã phát triển thêm 01 Gia đình Phật tử dưới sự cố vấn của Hòa thượng Thích Hồng Long, Viện chủ Tổ đình chùa Long Hưng.
Nhằm ghi nhận công đức của các bâc tiền bối hữu công trên mãnh dất Thủ Dầu Một – Bình Dương, cuộc Hội thảo khoa học: “Thân thế và sự nghiệp Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc” được BTS GHPGVN tỉnh, Chùa Hội Khánh và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Bình Dương tổ chức do Tiến sĩ Huỳnh Ngọc Đáng và TT.TS. Thích Huệ Thông đồng chủ biên. Hội thảo được diễn ra vào ngày 29/11/2015 dưới sự chứng minh chủ trì của HT. Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS, HT. Thích Thiện Pháp, Phó Tổng Thư ký, Chánh Văn phòng, TT. Thích Thiên Thống, Uỷ viên Thư ký, Phó Chánh Văn phòng II TWGH, ông Phạm Văn Cành, Phó Bí Thư Thường trực Tỉnh uỷ, ông Nguyễn Hữu Từ, Phó Bí thư Tỉnh Uỷ, ông Trần Thanh Liêm, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, ông Huỳnh Văn Nhị, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh, ông Trần Đức Thịnh, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Bình Dương … tại Hội thảo này, có trên 30 bài tham luận do các vị Giáo sư, Phó Giáo sư Tiến sĩ, các nhà nghiên cứu, học giả trình bày trước Hội thảo, đặc biệt có bài phát biểu chúc mừng Hội thảo của ông Phạm Văn Cành đại diện lãnh đạo Tỉnh uỷ và bài tham luận của HT. Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN: “Nguyễn Sinh Sắc – Người định hình nhân cách cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, người có công trong phong trào chấn hưng Phật giáo”.
Có thể nói rằng, trong nhiệm kỳ này Phật giáo Bình Dương đã thật sự đi vào ổn định và phát triển qua yếu tố nhân sự trẻ hóa, điều hành hệ thống văn phòng, với tâm huyết phụng sự đạo pháp. Đáng nói là mối quan hệ giữa Phật giáo Bình Dương với các ngành chức năng tỉnh trong suốt quá trình từ ngày thành lập vào năm 1983 đến nay đều thể hiện được lợi ích chung cho đạo pháp và dân tộc, nhờ đó nà mọi Phật sự đều được hanh thông.
Với những thuận lợi chủ quan và khách quan như đã trình bày, trong Nhiệm kỳ 2012-2017, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương đã thực hiện thành công phần lớn nội dung chương trình Phật sự mà Đại hội đại biểu lần thứ VII của Phật giáo tỉnh Bình Dương đã đề ra với những thành tựu nổi bật trong nhiệm ký như: Tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc năm 2014; tổ chức thành công Đại hội đại biểu Phật giáo các huyện, thị, thành đúng theo quy trình hướng dẫn của Trung ương Giáo hội, hoàn thành tốt đẹp trong 04 tháng đầu năm 2016; Ban hành quyết định thành lập 20 cơ sở tự viện trải đều trên 09 đơn vị huyện, thị, thành của tỉnh; Tổ chức thành công 02 Khóa bồi dưỡng trụ trì; Tổ chức thành công 02 Đại giới đàn Minh Tịnh 2013 và Trí Tịnh 2016 có hơn 1.500 giới tử về tham dự thọ giới; Đào tạo đạt kết quả cao cho Khóa II và Khóa III của Trường Trung cấp Phật học tỉnh Bình Dương với số lượng tốt nghiệp gần 400 Tăng Ni, và đang đào tạo khóa IV cho hơn 160 tăng ni sinh; Thực hiện công tác từ thiện trong và ngoài tỉnh, thể hiện tinh thần “ban vui cứu khổ” với tổng trị giá cả nhiệm kỳ hơn 101 tỷ; ngoài ra, còn nhiều Phật sự khác đã được Phật giáo Bình Dương hoàn thành viên mãn…
Hoạt động Phật sự của Phật giáo Bình Dương trong Nhiệm kỳ 2012 – 2017, trên cơ sở tiếp tục phát huy những ưu điểm đã đạt được, khắc phục những hạn chế yếu kém, kịp thời đưa ra những giải pháp hữu hiệu phục vụ tốt công tác Phật sự cho nhiệm kỳ kế tiếp. Trong nhiệm kỳ này, nhờ sự năng động sáng tạo và đổi mới trong công tác tổ chức, dưới sự lãnh đạo và điều hành của Thượng tọa Thích Huệ Thông, Trưởng Ban Trị sự cùng với tâm huyết nhiệt tình phụng sự sứ mạng Tăng sai của các thành viên trong Ban Trị sự nên đã đạt được nhiều kết quả khả quan trên mọi lĩnh vực công tác Phật sự, điển hình như khi nói về hoạt động của bộ phận phụ trách văn phòng Ban Trị sự, thì Thượng tọa Thích Minh Nghĩa sau khi được Thượng tọa Thích Huệ Thông đề cử làm Phó Ban Trị sự kiêm Trưởng Ban Pháp chế, với vai trò mới được đề cử Thượng tọa Thích Minh Nghĩa đã làm tốt công tác được giao phó, với kinh nghiệm trong nhiều nhiệm kỳ đảm nhiệm chức Phó Thư ký kiêm Chánh Văn phòng khi phụ trách vai trò Pháp chế, Thượng tọa Thích Minh Nghĩa đã tham mưu và giải quyết thành công những tranh chấp mang tính nội bộ, đem lại sự ổn định sinh hoạt cho các ngôi tự viện trong địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, Hòa thượng Thích Hồng Long trong vai trò Trưởng Ban Kiểm soát cùng với Thượng tọa Thích Nhất Chí, Phó Thường trực Ban Kiểm soát, đây là một trong ba Ban mới thành lập trong nhiệm kỳ này (Ban Pháp chế, Ban Kiểm soát, Ban Thông tin Truyền thông) đã có những kế hoạch rất nghiêm túc trong việc kiểm soát hoạt động của các thành viên trong Ban Trị sự, nghiêm túc nhận xét những mặt ưu khuyết của các cá nhân trong Ban Trị sự Phật giáo tỉnh cũng như nhân sự của các Huyện hội, Thị hội, từ đó đem lại sự ổn định cho Phật giáo Bình Dương,mang lại uy tín và niềm tin của quần chúng Phật tử đối với Giáo hội. Một trong những điểm nhấn mang dấu ấn hoạt động Phật sự trong nhiệm kỳ này, đó là trong hàng loạt công tác Phật sự trọng tâm của nhiệm kỳ 2012 – 2017, thì Đại lễ Phật Đản Vesak 2014 được tổ chức quy mô hoành tráng tại trung tâm Thành phố mới Bình Dương, đây được xem là một trong những Phật sự nổi bật rất đáng ghi nhận trong Nhiệm kỳ 2012-2017 của Phật giáo Bình Dương.
Tóm lại, nhìn từ quá khứ đến hiện tại với bề dày lịch sử hơn 300 năm của Phật giáo Bình Dương, có thể khẳng định, Phật giáo Bình Dương luôn có đặc trưng hết sức xuyên suốt và nổi bật là ở bất kỳ thời đại, bối cảnh nào cũng luôn đoàn kết, hòa hợp trong hàng ngũ tăng lữ, đồng hành gắn bó sắt son cùng dân tộc và phụng sự đạo pháp. Đó chính là nền tảng vững chắc để Phật giáo tỉnh nhà vững niềm tin vào sự thành công của định hướng phát triển, hoàn thành các mục tiêu tốt đẹp trong nhiệm kỳ tới.