Đại hội Đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương lần thứ 9, Nhiệm kỳ 2017-2022 diễn ra trang nghiêm, trọng thể tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo tỉnh Bình Dương vào sáng ngày 09 tháng 01 năm 2017, có trên 500 đại biểu gồm chư tôn đức giáo phẩm Trung ương; chư tôn đức Ban Trị sự các tỉnh thành lân cận; chính quyền, các cơ quan ban ngành của tỉnh Bình Dương; các Ban Trị sự huyện, thị, thành trực thuộc Phật giáo tỉnh; đại biểu khách quý và Tăng Ni Phật tử trong tỉnh…
Đại hội vinh dự được chư tôn đức giáo phẩm lãnh đạo Trung ương Giáo hội quang lâm chứng minh gồm có Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Hòa thượng Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực, Trưởng ban Tăng sự TƯGH; Thượng tọa Thích Thiện Thống, Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh văn phòng 2; Hòa thượng Thích giác Liêm, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Văn phòng 2, Hòa thượng Thích Tấn Đạt, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Phó Chánh Văn phòng 2, và chư tôn đức các Ban Trị sự các tỉnh thành lân cận cùng tham dự.
Đến dự và chúc mừng Đại hội Đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương lần thứ 9, Nhiệm kỳ 2017-2022, về phía chính quyền có quý ông Trần Văn Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Phạm Văn Cành, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Trần Thanh Liêm, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Thanh Liêm, Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; ông Đặng Minh Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và ông Nguyễn Thanh Xuân, chuyên viên Vụ Phật giáo Ban Tôn giáo Chính phủ thường trực phía Nam; bà Nguyễn Lê Hà, Phó Phòng A88 Cục An ninh – Xã hội Bộ Công an; ông Phạm Ngọc Việt, Phó Giám đốc Công an tỉnh; ông Trần Đức Thịnh, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh; ông Nguyễn Minh Nghĩa, Phó Bí thư Đảng ủy khối Các cơ quan tỉnh; ông Từ Xuân Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực MTTQVN tỉnh; ông Trần Bá Luận, Giám đốc Sở Giao thông vận tải; ông Lê Văn Khánh, Phó Giám đốc Sở Thông tin – Truyền thông tỉnh; ông Lâm Phi Hùng, Phó Bí thư Thường trực TP.Thủ Dầu Một; ông Võ Văn Sinh, Trưởng Công an thị xã Bến Cát; ông Bồ Văn Cúc, Trưởng phòng PA88 Công an; ông Nguyễn Văn Đẳng, Trưởng phòng PA88 Công an TP.Thủ Dầu Một; cùng các vị Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, Ủy ban MTTQVN của 09 huyện, thị, thành trong tỉnh Bình Dương. Có thể nói đây là một Đại hội có sự tham dự đầy đủ của lãnh đạo và các ngành tỉnh Bình Dương, điều này thể hiện sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo tỉnh Bình Dương dành cho Phậ giáo trong giai đoạn này.
Đại hội đã bầu ra một Ban Trị sự gồm có 57 thành viên, trong đó có 19 vị trong Ban Thường trực Ban Trị Sự, 38 vị Ủy viên Ban Trị sự, được Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam chuẩn y bằng Quyết định số 048/QĐ/HĐTS ngày 16/1/2017 do Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự ấn ký.
*Thường trực Ban Trị sự Nhiệm kỳ IX (2017 – 2022) như sau:
- Hòa thượng Thích Huệ Thông: Trưởng Ban Trị sự – Trưởng ban Tăng sự
- Hòa thượng Thích Thiện Duyên: Phó trưởng Ban Thường trực – Trưởng ban Hoằng pháp
- Thượng tọa Thích Minh Nghĩa: Phó trưởng Ban Trị sự – Trưởng ban Pháp chế
- Đại đức Thích Minh Lực: Phó trưởng Ban Trị sự – Trưởng ban Thông tin – Truyền thông
- Đại đức Thích Chơn Phát: Phó trưởng Ban Trị sự – Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni
- Ni trưởng Thích nữ Pháp Như: Phó trưởng Ban Trị sự, phụ trách Phân ban Ni giới
- Ni sư Thích nữ Từ Thảo: Phó trưởng Ban Trị sự – Trưởng ban Kinh tế Tài chánh
- Đại đức Thích Thiện Hưng: Chánh Thư ký Ban Trị sự – Trưởng ban Phật giáo Quốc tế
- Đại đức Thích Huệ Tín: Phó Thư ký, Chánh Văn phòng Ban Trị sự
- Đại đức Thích Đức Dũng: Phó Thư ký, Phó Văn phòng Ban Trị sự
- Hòa thượng Hồng Long: Trưởng ban Kiểm soát
- Thượng tọa Thích Minh Vũ: Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử
- Đại đức Thích Minh Chí: Trưởng ban Nghi lễ
- Đại đức Thích Bửu Minh: Trưởng ban Văn hóa
- Ni sư An Liên: Trưởng ban Từ thiện xã hội
- Sư cô Liên Diệu: Thủ quỷ Ban Trị sự
- Đại đức Thích Huệ Trí: Ủy viên Thường trực
- Đại đức Thiện An: Ủy viên Thường trực
- Đại đức Thích Hải Nghiêm: Ủy viên Thường trực
* Và 38 vị Ủy viên Ban Trị sự gồm có: Hòa thượng Thích Chí Thiện, Thượng tọa Thích Tĩnh Tại, Thượng tọa Thích Thiện Trang, Thượng tọa Thích Thiện Minh, Đại đức Thích Chúc Minh, Đại đức Thích Thiện Huệ, Đại đức Thích Thiện Hòa, Đại đức Thích An Trí, Đại đức Thích Thiện Tánh, Đại đức Thích Thiện Quang, Đại đức Thích Thiện Hỷ, Đại đức Thích Quảng Bình, Đại đức Thích Nhật Nghiêm, Đại đức Thích Minh Tân, Đại đức Thích Trí Tâm, Đại đức Thích Chúc Lạc, Đại đức Thích Thiện Thành, Đại đức Thích Tắc An, Đại đức Thích Thiện Trí, Đại đức Thích Thiện Minh, Đại đức Thích Kiết Tường, Đại đức Thích Minh Hiền, Đại đức Thích Trí Ngộ, Đại đức Thích Minh Thông, Đại đức Thích Thiện Tâm, Đại đức Thích Huệ Minh, Đại đức Thích Minh Duy, Đại đức Thích Trí Chơn, Đại đức Thích Thiện Phước, Ni sư Thích nữ Diệu Thường, Ni sư Thích nữ Như Định, Ni sư Thích nữ Giác Nguyện, Sư cô Ngọc Bích, Sư cô Cam Liên, Sư cô An Hương, Sư cô Pháp Hạnh, Sư cô Hương Nhũ, Sư cô Liên An…. Thành phần nhân sự trong nhiệm kỳ mới 2017-2022 cũng đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương ra công văn Số 112/UBND-VX về việc công nhận thành phần nhân sự Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ IX (2017-2022) do ông Đặng Minh Hưng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương ký ngày 13 tháng 01 năm 2017.
Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Bình Dương lần thứ 9, Nhiệm kỳ 2017 – 2022 được tiến hành trong tinh thần đoàn kết hòa hợp, hân hoan phấn khởi trước những thành tựu vượt bật của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, niềm vui như được nhân lên khi Phật giáo Bình Dương cùng với Phật giáo các tỉnh thành trong cả nước vừa tổ chức thành công Đại lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đặc biệt, Đại hội lần này diễn ra trong bối cảnh đất nước nói chung và Bình Dương nói riêng ngày càng khởi sắc, tình hình an ninh chính trị ổn định, kinh tế xã hội phát triển, ngày càng vững bước trên tiến trình hội nhập. Riêng Phật giáo Bình Dương, cùng với những thuận lợi nhờ được kế thừa nền tảng vững chắc mà các bậc tiền bối để lại và luôn là một khối đoàn kết nhất quán xuyên suốt qua các thời kỳ, điều này đã giúp cho Phật giáo Bình Dương thật sự ổn định và phát triển đồng bộ trên hầu hết các lĩnh vực. Có thể nói đây là cơ hội, điều kiện và cũng là nguồn cảm hứng để toàn thể Tăng, Ni và Phật tử Bình Dương thể hiện tốt vai trò đồng hành cùng dân tộc, phát huy tinh thần đoàn kết hòa hợp, tận dụng những lợi thế sẵn có, tích cực đóng góp công sức phụng sự đạo pháp và dân tộc trong giai đoạn đất nước hội nhập, hướng đến một tương lai tươi sáng trong sự nghiệp xương minh Phật pháp và góp phần vào công cuộc phát triển quê hương đất nước.
Ngay sau Đại hội, nhằm tái cơ cấu để kiện toàn tổ chức và thành phần nhân sự các ban ngành trong Ban Trị sự tỉnh đi vào hoạt động hiệu quả, Hòa thương Thích Huệ Thông, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương, kiêm Trưởng Ban Tăng sự đã ký ban hành một số quyết định bổ nhiệm nhân sự như sau:
– Quyết định số 088/QĐ-BTS, ký ngày 24 tháng 04 năm 2017, về việc phê chuẩn thành phần nhân sự Ban Tăng sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương Nhiệm kỳ 2017-2022, gồm 19 thành viên do Hòa thượng Thích Huệ Thông làm Trưởng ban; Hòa thượng Thích Thiện Duyên làm Phó ban Thường trực…
– Quyết định số 089/QĐ-BTS, ký ngày 24 tháng 04 năm 2017, về việc phê chuẩn thành phần nhân sự Ban Phật giáo Quốc tế Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương Nhiệm kỳ 2017-2022, gồm 21 thành viên do Đại đức Thích Thiện Minh (Nguyễn Văn Sáu -1969) làm cố vấn, Đại đức Thích Thiện Hưng làm Trưởng ban; Đại đức Thích Đồng Hiện, Đại đức Thích Trung Huệ, Ni sư Thích nữ Giác Nguyện và Sư cô Thích nữ Hương Nhũ đồng Phó ban…
– Quyết định số 090/QĐ-BTS, ký ngày 24 tháng 04 năm 2017, về việc phê chuẩn thành phần nhân sự Ban Giáo dục Tăng Ni Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương Nhiệm kỳ 2017-2022, gồm 17 thành viên do Đại đức Thích Chơn Phát làm Trưởng ban; Đại đức Thích Thiện Hưng làm Phó ban Thường trực…
– Quyết định số 091/QĐ-BTS, ký ngày 24 tháng 04 năm 2017, về việc phê chuẩn thành phần nhân sự Ban Hoằng pháp Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương Nhiệm kỳ 2017-2022, gồm 25 thành viên do Hòa thượng Thích Thiện Duyên làm Trưởng ban; Hòa thượng Thích Chí Thiện, Đại đức Thích Thiện Minh, Thượng tọa Thích Minh Vũ, Thượng tọa Thích Thiện Trang đồng Phó ban…
– Quyết định số 092/QĐ-BTS, ký ngày 24 tháng 04 năm 2017, về việc phê chuẩn thành phần nhân sự Ban Kiểm soát Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương Nhiệm kỳ 2017-2022, gồm 13 thành viên do Hòa thượng Thích Hồng Long làm Trưởng ban; Đại đức Thích Huệ Trí làm Phó ban Thường trực; Đại đức Thích Thiện Hỷ và Đại đức Thích Nhật Nghiêm đồng làm Phó ban…
– Quyết định số 093/QĐ-BTS, ký ngày 24 tháng 04 năm 2017, về việc phê chuẩn thành phần nhân sự Ban Pháp chế Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương Nhiệm kỳ 2017-2022, gồm 15 thành viên do Thượng tọa Thích Minh Nghĩa làm Trưởng ban; Đại đức Thích Thiện An làm Phó ban Thường trực; Đại đức Thích Thiện Hưng và Đại đức Thích Minh Chí đồng làm Phó ban…
– Quyết định số 094/QĐ-BTS, ký ngày 24 tháng 04 năm 2017, về việc phê chuẩn thành phần nhân sự Ban Nghi lễ Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương Nhiệm kỳ 2017-2022, gồm 17 thành viên do quý Hòa thượng Thích Thiện Tài, Hòa thượng Thích Nhuận Kiên, Đại đức Thích Thiện Huệ làm cố vấn; Đại đức Thích Minh Chí làm Trưởng ban; Đại đức Thích Lệ Lạc là Phó ban Thường trực; quý Đại đức Thích An Trí, Đại đức Thích Trí Tâm, Đại đức Thích Minh Duy (phụ trách nghi lễ Khất sĩ) và Đại đức Thích Thiện Thành đồng làm Phó ban…
– Quyết định số 095/QĐ-BTS, ký ngày 24 tháng 04 năm 2017, về việc phê chuẩn thành phần nhân sự Ban Văn hóa Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương Nhiệm kỳ 2017-2022, gồm 20 thành viên do Đại đức Thích Bửu Minh làm Trưởng ban; Đại đức Thích Thiện Thành làm Phó ban Thường trực đặc trách triển lãm; Sư cô Thích nữ Liên An làm Phó ban đặc trách truyền thông; Phật tử Trần Thị Quỳnh Như (Diệu Trinh) làm Phó ban đặc trách báo chí; Phật tử Thương Thị Hạnh Trinh (Diệu Thiện) làm Phó ban đặc trách văn nghệ…
– Quyết định số 096/QĐ-BTS, ký ngày 24 tháng 04 năm 2017, về việc phê chuẩn thành phần nhân sự Thông tin – Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương Nhiệm kỳ 2017-2022, gồm 21 thành viên do Đại đức Thích Minh Lực làm Trưởng ban; Đại đức Thích Thiện Trí làm Phó ban Thường trực, Đại đức Thích Thiện Tánh làm Phó ban, Đại đức Thích Huệ Tín làm Phó ban kiên Chánh Thư ký…
– Quyết định số 097/QĐ-BTS, ký ngày 24 tháng 04 năm 2017, về việc phê chuẩn thành phần nhân sự Ban Hướng dẫn Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương Nhiệm kỳ 2017-2022, gồm 25 thành viên do Thượng tọa Thích Minh Vũ làm Trưởng ban; Đại đức Thích Thiện Hỷ làm Phó ban; Đại đức Thích Huệ Minh làm Phó ban, đặc trách cư sĩ Phật tử, Đại đức Thích Tắc An làm Phó ban, kiêm Thủ quỹ; Sư cô Thích nữ Hương Nhũ làm Phó ban; Phật tử Thiện Niệm (Cao Văn Tài) làm Phó ban, đặc trách Gia đình Phật tử; Đại đức Thích Tâm Đăng làm Chánh Thư ký Ban Hướng Dẫn Phật tử…
– Quyết định số 098/QĐ-BTS, ký ngày 24 tháng 04 năm 2017, về việc phê chuẩn thành phần nhân sự Ban Tài chánh Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương Nhiệm kỳ 2017-2022, tỉnh Bình Dương gồm 17 thành viên do Hòa thượng Thích Huệ Thông làm chứng minh; Thượng tọa Thích Thiện Trang và Đại đức Thích Huệ Minh là cố vấn; Ni sư Thích nữ Từ Thảo làm Trưởng ban và Sư cô Thích nữ Liên Diệu làm Phó ban, Sư cô Thích nữ An Hương làm Chánh Thư ký và Sư cô Thích nữ Diệu Bảo làm Phó Thư ký…
– Quyết định số 099/QĐ-BTS, ký ngày 24 tháng 04 năm 2017, về việc phê chuẩn thành phần nhân sự Ban Từ thiện Xã hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương Nhiệm kỳ 2017-2022, gồm 31 thành viên do quý Ni trưởng Thích nữ Nhã Liên, Ni trưởng Thích nữ Thông Liên, Ni trưởng Thích nữ Pháp Như làm cố vấn; Ni sư Thích nữ An Liên làm Trưởng ban; cùng quý Ni sư Thích nữ Diệu Thường, Ni sư Thích nữ Như Định, Ni sư Thích nữ Tịnh Diệu, Ni sư Thích nữ Diệu Minh, Ni sư Thích nữ Diệu Đoan, Ni sư Thích nữ Huệ Tuyến đồng làm Phó ban…
– Quyết định số 100/QĐ-BTS, ký ngày 24 tháng 04 năm 2017, về việc phê chuẩn thành phần nhân sự Phân Ban Ni giới thuộc Ban Tăng sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương Nhiệm kỳ 2017-2022, theo đó Phân Ban Ni giới thuộc Ban Tăng sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương gồm 39 thành viên do quý Ni trưởng Thích nữ Như Huy, Ni trưởng Thích nữ Nhã Liên, Ni trưởng Thích nữ Như Tín, Ni sư Thích nữ Như Thanh, Ni sư Thích nữ Tâm Thành đồng làm cố vấn; Ni trưởng Thích nữ Pháp Như làm Trưởng Phân ban và Ni sư Thích nữ Từ Thảo làm Phó ban Thường trực.
Đồng thời trong nhiệm kỳ này đã có một số chư tôn đức viên tịch, nên Thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đã có tờ trình lên Ban Thường trực HĐTS về việc bổ sung thành phần nhân sự Ban Trị sự tỉnh Bình Dương Nhiệm kỳ 2017-2022, như bổ nhiệm Đại đức Thích Huệ Trí, Ủy viên Thường trực Ban Trị sự tỉnh, Ủy viên Ban Kiểm soát Trung ương, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Kiểm soát Phật giáo tỉnh Bình Dương làm Trưởng Ban Kiểm soát Nhiệm kỳ 2017-2022 thay Hòa thượng Thích Hồng Long đã viên tịch… Bổ nhiệm Đại đức Thích Huệ Nghiêm, chuyên viên Văn phòng Ban Trị sự tỉnh vào Ủy viên Ban Trị sự tỉnh, Phó văn phòng Ban Trị sự tỉnh Nhiệm kỳ 2017-2022 nhằm đáp ứng nhu cầu Phật sự… Bổ nhiệm Đại đức Thích Tâm Đăng, Phó Thư ký Ban Trị sự Phật giáo thị xã Bến Cát vào Ủy viên Ban Trị sự tỉnh Nhiệm kỳ 2017-2022… Bổ nhiệm Ni sư Thích Nữ Diệu Đoan, Phó Phân ban kiêm Tài chánh Phân ban Ni giới vào Ủy viên Ban Trị sự tỉnh Nhiệm kỳ 2017-2022…
Sau khi các ban ngành phụ trách các lĩnh vực của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương Nhiệm kỳ 2017-2022 đi vào hoạt động ổn định nề nếp, thì Thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh tiếp tục công tác bổ nhiệm trụ trì nhằm tạo sự ổn định trong việc điều hành Phật sự tại các cơ sở tự viện trên địa bàn tỉnh, trong nhiệm kỳ này, Ban Tăng sự đã trình Ban Thường trực và đã bổ nhiệm trụ trì cho 37 cơ sở tự viện: Năm 2017, đã bổ nhiệm trụ trì cho 06 cơ sở tự viện như, bổ nhiệm Đại đức Thích Viên Phúc làm trụ trì chùa Phật Ấn (phường Chánh Phú Hòa, thị xã Bến Cát), bổ nhiệm Ban Hộ tự chùa Linh Không Đàn (Phú Cường, TP.TDM), bổ nhiệm Sư cô Thích nữ Trung Tú trụ trì chùa Bửu Sơn (P. Uyên Hưng, Thị xã Tân Uyên), bổ nhiệm Sư cô Thích nữ Huệ Nghiêm trụ trì chùa Quán Thế Âm (xã Cây Trường, Bàu Bàng), bổ nhiệm Sư cô Huệ Hải làm viện chủ và Sư cô Thích nữ Nhật Huệ trụ trì chùa Phổ Hiền (xã Trừ Văn Thố, Bàu Bàng), bổ nhiệm Đại đức Thích Thiện Đạo làm viện chủ và Đại đức Thích Huệ Minh làm trụ trì chùa Phước Huệ (xã An Bình, Phú Giáo).
Năm 2018, bổ nhiệm trụ trì 05 cơ sở tự viện: Bổ nhiệm Đại đức Thích Thiện Phước trụ trì chùa Phước Hưng (Tân Uyên), bổ nhiệm Ni sư Thích nữ Huệ Tuyến trụ trì chùa Từ Huệ (Lai Hưng, Bàu Bàng), bổ nhiệm Sư cô Thích nữ Tuệ Mãn trụ trì chùa Hiệp Phước (xã Tân Hiệp, Phú Giáo), bổ nhiệm Đại đức Thích Minh Tiến trụ trì chùa An Linh (Dĩ An), bổ nhiệm Sư cô Thích nữ An Hòa trụ trì chùa An Ninh (Dĩ An).
Năm 2019, bổ nhiệm trụ trì 12 cơ sở tự viện: Bổ nhiệm Hòa thượng Thích Chí Thiện trụ trì chùa Pháp Hòa (xã An Lập, Dầu Tiếng), bổ nhiệm Đại đức Thích Đồng Mẫn trụ trì chùa Vĩnh Minh (Vĩnh Phú, Thuận An), bổ nhiệm Đại đức Thích Thiện Ngộ trụ trì chùa Bình Khánh (Thuận Giao, Thuận An), bổ nhiệm Hòa thượng Thích Bửu Chánh trụ trì chùa Thanh Long (Chánh Nghĩa, TP.Thủ Dầu Một), bổ nhiệm Đại đức Thích Minh Hiền trụ trì Tịnh xá Ngọc Tạng (Tân Hưng, Bàu Bàng), bổ nhiệm Đại đức Thích Thiện Lộc trụ trì An Linh Cổ Tự (Đông Hòa, Dĩ An), bổ nhiệm Đại đức Thích Đức Thiện trụ trì chùa Long Thọ (Chánh Nghĩa, TP.TDM), bổ nhiệm Sư cô Thích nữ Diệu Tâm trụ trì chùa Bửu Minh (Bình Nhâm, Thuận An), bổ nhiệm Sư cô Thích nữ Vạn Đào trụ trì chùa Phước Thạnh (Dầu Tiếng), bổ nhiệm Sư cô Thích nữ Diệu Hiền trụ trì chùa Linh Quang (xã Lai Hưng, Bàu Bàng), bổ nhiệm Sư cô Thích nữ Diệu Thảo trụ trì chùa Huệ Minh (Vĩnh Hòa, Phú Giáo), bổ nhiệm Sư cô Thích nữ Chơn Ngữ trụ trì chùa Tây Phương (Hiệp An, TP.TDM).
Năm 2020, bổ nhiệm trụ trì cho 07 cơ sở: Bổ nhiệm Thượng tọa Thích Thiện Châu làm viện chủ và Đại đức Thích Thiện Ân làm trụ trì chùa Phước An (Phú Lợi, TP.Thủ Dầu Một), bổ nhiệm Hòa thượng Thích Chí Thiện làm viện chủ và Đại đức Thích Minh Thiền làm trụ trì chùa Đức Hòa (Dĩ An), bổ nhiệm Đại đức Thích Huệ Minh làm viện chủ và Đại đức Thích Tâm Đức làm trụ trì chùa An Lạc (Thủ Dầu Một), bổ nhiệm Đại đức Thích Minh Tấn trụ trì chùa Giác Hoàng (Bắc Tân Uyên), bổ nhiệm Ni sư Thích nữ Tịnh Diệu làm viện chủ và Sư cô Thích nữ Trung Hạnh làm trụ trì chùa Huỳnh Mai (Bình An, Dĩ An), bổ nhiệm Ni sư Thích nữ Từ Thảo làm viện chủ và Sư cô Thích nữ Thảo An làm trụ trì chùa Oai Đức (Thủ Dầu Một), bổ nhiệm Ni sư Thích nữ Từ Thảo trụ trì chùa Sùng Hưng (thị xã Bến Cát).
Năm 2021: Bổ nhiệm trụ trì cho 06 cơ sở tự viện: Bổ nhiệm Thượng tọa Thích Minh Vũ trụ trì chùa Phổ Quang (Tân Định, Bến Cát), bổ nhiệm Đại đức Thích Tâm Thông trụ trì chùa Long Thắng (Tân Uyên), bổ nhiệm Đại đức Thích Tâm Huệ trụ trì chùa Linh Sơn (Chánh Mỹ, TP.TDM), bổ nhiệm Ni sư Thích nữ Ngọc Nhung trụ trì chùa Trung Bửu (Đông Hòa, Dĩ An).
Một trong những hoạt dộng quan trọng trong việc kiện toàn tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương nữa, đó là công tác hướng dẫn các Ban Trị sự cấp Huyện, Thị, Thành tổ chức Đại hội Đại biểu Phật giáo cấp Huyện, Thị, Thành phố trên địa bàn tỉnh, theo đó, đầu năm 2020, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh đã tổ chức họp triển khai Thông tư 205/TT-HĐTS, ngày 19 tháng 09 năm 2020 của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam về việc Hướng dẫn tổ chức Đại hội Đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp Quận, Huyện, Thị xã, Thành phố thuộc Tỉnh Nhiệm kỳ 2021-2026.
Trên tinh thần này, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh đã tiến hành thành lập Ban chỉ đạo Đại hội Phật giáo các huyện, thị, thành với chủ đề Đại hội là “Kỷ cương – Trách nhiệm – Đoàn kết – Phát triển”, trực tiếp hướng dẫn hỗ trợ các huyện thị thực hiện quy trình tổ chức Đại hội theo đúng tinh thần hướng dẫn của Thông tư 205/TT-HĐTS.
Thực hiện chủ trương này, Đại hội Đại biểu Phật giáo Nhiệm kỳ 2021 -2026 tại 09 huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh Bình Dương đã được tổ chức thành công tốt đẹp như sau: Vào đầu quý II năm 2021, Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.Thủ Dầu Một tổ chức ngày 26/01/2021, tại chùa Phước Thạnh, Văn phòng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Thủ Dầu Một, suy cử 24 thành viên do Thượng tọa Thích Minh Chí làm Trưởng ban; Đại hội tại huyện Phú Giáo tổ chức ngày 12/03/2021, tại chùa Huệ Minh (Vĩnh Hòa) suy cử 15 thành viên, do Thượng tọa Thích Huệ Trí làm Trưởng ban; Đại hội tại Thành phố Thuận An tổ chức ngày 14/03/2021 tại chùa Niệm Phật (xã An Sơn, Thuận An) suy cử 25 thành viên, do Thượng tọa Thích Chúc Minh làm Trưởng ban; Đại hội tại huyện Băc Tân Uyên tổ chức ngày 21/03/2021, tại chùa Long Sơn (xã Tân My, Bắc Tân Uyên), suy cử 12 thành viên, do Đại đức Thích Thiện Quang làm Trưởng Ban; Đại hội tại TP. Dĩ An tổ chức ngày 22/03/2021 tại chùa Tây Thiên (Đông Hòa, Dĩ An) suy cử 18 thành viên, do Đại đức Thích Thiện Tánh làm Trưởng ban; Đại hội tại huyện Bàu Bàng tổ chức ngày 28/03/2021 tại chùa Từ Huệ (xã Lai Hưng, Bàu Bàng) suy cử 13 thành viên, do Đại đức Thích Minh Hiền làm Trưởng ban; Đại hội tại thị xã Bến Cát tổ chức ngày 29/03/2021 (17/02/Tân Sửu) tại chùa Phổ Quang (Tân Định) suy cử 11 thành viên do Đại đức Thích An Trí làm Trưởng ban; Đại hội tại Thị xã Tân Uyên tổ chức ngày 04/04/2021 tại chùa Phước Lâm (Uyên Hưng) suy cử 22 thành viên, do Thượng tọa Thích Tĩnh Tại làm Trưởng ban; Đại hội tại huyện Dầu Tiếng tổ chức ngày 09/04/2021 tại Tịnh xá Ngọc Thọ suy cử 13 thành viên, do Thượng tọa Thích Tắc An làm Trưởng ban.
Trong nhiệm kỳ này Ban Trị sự cũng đã làm thủ tục trình Ủy ban Nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết, công nhận cho 14 cơ sở tự viện mới được thành lập góp phần cho sự phát triển ổn định Phật giáo tỉnh đúng theo tinh thần Hiến chương của Giáo hội và quy định của Nhà nước, cụ thể Thành phố Thủ Dầu Một có chùa Tây Phương (phường Hiệp An) và đạo tràng Giác Hoa (phường Tân An); tại Thành phố Thuận An có chùa Vĩnh Minh (phường Vĩnh Phú); tại Thị xã Bến Cát có chùa Phổ Quang (phường Tân Định); tại huyện Phú Giáo có các chùa Tông Kim Quang (xã An Bình), chùa Phước Lâm (thị trấn Phước Vĩnh); tại huyện Băc Tân Uyên có chùa Phổ An (xã Tân Lập); tại huyện Bàu Bàng có các cơ sở tự viện như Tịnh xá Ngọc Tạng (xã Tân Hưng), chùa Đại Bi (xã Long Nguyên), Tịnh xá Ngọc Định (thị trấn Lai Uyên), chùa Nghĩa Hòa (xã Hưng Hòa); tại huyện Dầu Tiếng có các tự viện như chùa Pháp Hòa (xã An Lập), chùa Huệ Sơn (xã Long Tân), chùa Định An (xã Định An)… tất cả đều được chính quyền tỉnh công nhận là cơ sở tự viện hợp pháp sinh hoạt theo Hiến chương Giáo hội, quy định nội quy Ban Tăng sự và quy định của Nhà nước…
Từ công tác ổn định nhân sự và hợp thức hóa cơ sở tự viện trên địa bàn tỉnh, trong nhiệm kỳ này Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đã thống kê số lượng tự viện và Tăng Ni với kết quả tổng số tự viện trong toàn tỉnh đến thời điểm này có 207 cơ sở; trong đó tại Thành phố Thủ Dầu Một có 39 cơ sở, Thành phố Thuận An có 38 cơ sở, Thành phố Dĩ An có 38 cơ sở, Thị xã Tân Uyên có 26 cơ sở, Thị xã Bến Cát có 14 cơ sở, huyện Dầu Tiếng có 20 cơ sở, huyện Phú Giáo có 15 cơ sở, huyện Bàu Bàng có 10 cơ sở, huyện Bắc Tân Uyên có 07 cơ sở; về số lượng Tăng Ni thì đến thời điểm này tổng số Tăng Ni trong toàn tỉnh là 786 vị… Ngoài ra Ban Tăng sự Phật giáo tỉnh đã trình Ban Trị sự tỉnh có văn bản trình Thường trực Hội đồng Trị sự xin giấy cấp chứng nhận Tăng Ni cho 97 vị Tăng và Ni, trong đó 51 vị Tăng và 46 vị Ni; cũng trong nhiệm kỳ IX, Ban Trị sự đã ký giấy chứng nhận xuất gia cho 150 Tăng Ni, ký giới thiệu thọ giới cho hơn 100 giới tử được đi thọ giới tại Đại giới đàn của các tỉnh, thành bạn…
Trong nhiệm kỳ này, Ban Thư ký đã tham mưu Ban Thường trực Tỉnh hội ký trên 750 văn bản các loại, giải quyết thấu tình đạt lý, đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của Tăng, Ni, Phật tử tại tỉnh nhà; con số 750 văn bản được ký trong nhiệm kỳ này đã nói lên một giai đoạn hoạt động sôi nổi của Ban Trị sự Tỉnh hội trong công cuộc phát triển Phật giáo tỉnh nhà.
Đặc biệt, một Phật sự mang tính hành chánh rất quan trọng nữa đã được triển khai thực hiện thành công trong Nhiệm kỳ 2012 – 2017, đó là việc hoàn tất công tác khắc dấu tròn, cụ thể trong hai năm 2017 và 2018, Thường trực Ban Trị sự tỉnh đã hoàn tất thủ tục xin khắc con dấu nỗi cho Ban Phật giáo Quốc Tế Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương và 05 cơ sở tự viện là chùa Phổ Hiền (xã Trừ Văn Thố, Bàu Bàng), chùa Quán Thế Âm (xã Cây Trường, Bàu Bàng), chùa Pháp Hòa (xã An Lập, Dầu Tiếng), Tịnh xá Ngọc Tạng (xã Tân Hưng, Bàu Bàng) và chùa Vĩnh Minh (Vĩnh Phú, Thuận An). Đây cũng là một dấu ấn về công tác hành chánh trong sự nghiệp phát triển mang tính toàn diện của Phật giáo Bình Dương và điều này cũng đã nói lên trách nhiệm và sự nỗ lực rất lớn của Ban Trị sự đối với chư Tăng Ni trụ trì trong nhiệm kỳ này. (Tuy nhiên đến các năm 2019, 2020, 2021 thì việc khắc con dấu cho các cơ sở tự viện tạm ngưng, nên các tự viện mới được thành lập trong năm 2019, 2020, 2021 vẫn chưa xin khắc dấu được).
Song song đó, nhằm giúp các cơ sở tự viện từng bước ổn định, Ban Trị sự đã lập hồ sơ xin cấp giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất cho 14 cơ sở mới được thành lập và một số cơ sở điều chỉnh diện tích đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Ủy ban Nhân dân tỉnh và Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bình Dương cấp, điều này tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc lập thủ tục xin xây dựng tại các cơ sở tự viện, theo đó vào năm 2017 xin cấp Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất cho 07 cơ sở tự viện như chùa Pháp Hòa (xã An Lập, Dầu Tiếng), chùa Quán Thế Âm (xã Cây Trường, Bàu Bàng), chùa Phổ Hiền (xã Trừ Văn Thố, Bàu Bàng), chùa Bình Tâm (xã Bạch Đằng, Tân Uyên), chùa Long Quang (phường Tương Bình Hiệp, thành phố TDM). Vào năm 2018, có 04 cơ sở tự viện được cấp giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất như Tịnh xá Ngọc Tạng (Bàu Bàng), chùa Sùng Hưng (thị xã Bến Cát), chùa Phổ Tịnh (Thủ Dầu Một), chùa Quang Lâm (xã Minh Thạnh, Dầu Tiếng). Năm 2019, có 03 cơ sở tự viện được cấp giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất như chùa Tây Tạng (Phường Chánh Nghĩa, Thủ Dầu Một), chùa Tây Phương (phường Hiệp An, Thủ Dầu Một), chùa Tông Kim Quang (xã An Bình, Phú Giáo). Năm 2020, có 05 cơ sở tự viện được cấp giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất như chùa Hiệp Phước xin mở rộng diện tích (xã Tân Hiệp, Phú Giáo), Tịnh xá Ngọc Lâm xin mở rộng diện tích (Bình Chuẩn, Thuận An), chùa Huệ Sơn (xã Long Tân, Dầu Tiếng), chùa Long Ân (phường Hòa Phú, Thủ Dầu Một), chùa Phước Lâm (thị trấn Phước Vĩnh, Phú Giáo). Năm 2021, có 02 cơ sở tự viện được cấp giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất như Tịnh xá Ngọc Định (Lai Uyên, Bàu Bàng) và chùa Phổ An (xã Tân Lập, Bắc Tân Uyên). Như vậy tính đến thời điểm này toàn tỉnh có 183/207 cơ sở tự viện của Phật giáo Bình Dương đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chiếm tỷ lệ 88,40% trên tổng số.
Trong công tác tổ chức điều hành, ngoài năng lực và tinh thần trách nhiệm của lãnh đạo Ban Thường trực thì công tác Phật sự trong nhiệm kỳ này đạt hiệu quả cao cũng phải nói đến sự góp sức của đội ngũ nhân sự văn phòng được giao đúng người, đúng việc.
Ngoài việc tổ chức họp giao ban định kỳ với toàn Ban Trị sự và các Ban Đại diện các huyện, thị và điều hành công tác Phật sự trong phạm vi tỉnh nhà, thì với tư cách là Phó Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự kiêm Chánh văn phòng 2 Trung ương Giáo hội, được sự đồng thuận của Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng Thích Huệ Thông đã thay mặt Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương đã đăng cai và tổ chức thành công Hội nghị giao ban cụm Miền Đông Nam bộ (Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vung Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh) tại chùa Hội An – Trụ sở Văn phòng Ban Trị sự tỉnh vào ngày 30 tháng 11 năm 2018 (nhằm 24/10/Mậu Tuất), thành phần tham dự có chư tôn đức Ban Thường trực Trung ương Giáo hội, chư tôn đức Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh và Đại diện Ban Tôn giáo cụm Miền Đông Nam bộ.
Nằm trong chuỗi công tác đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, được sự cho phép của Thường trực Hội đồng Trị sự tại công văn số 174/CV-HĐTS, do Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự, ký ngày 10 tháng 05 năm 2018, về việc tổ chức khóa bồi dưỡng nghiệp vụ hành chánh và thông tin truyền thông Phật giáo khu vực miền Đông và Tây Nguyên, theo đó Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương đã phối hợp với Văn phòng 2 Trung ương đăng cai tổ chức khóa bồi dưỡng nghiệp vụ hành chánh và thông tin truyền thông khu vực miền Đông & Tây Nguyên (gồm các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Dak Lak, Dak Nông, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng), từ ngày 04 đến ngày 08 tháng 07 năm 2018, tại chùa Hội An – Trụ sở Văn phòng Ban Trị sự tỉnh… Khóa bồi dưỡng nghiệp vụ hành chánh và thông tin truyền thông Phật giáo khu vực miền Đông và Tây Nguyên với mục đích nhằm giúp Tăng Ni hiểu rõ những điểm mới của Hiến chương Giáo hội vừa được tu chỉnh lần thứ VI tại Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2017-2022 và kỹ năng hoạt động hành chánh văn phòng, đồng thời nắm vững về quan điểm tư tưởng của Giáo hội và pháp luật Nhà nước về người làm công tác truyền thông, cũng như một số nội dung của Luật tín ngưỡng tôn giáo, có thể nói rằng việc tổ chức thành công khóa bồi dương nghiệp vụ lần này đã nói lên thế mạnh của Phật giáo bình Dương trong giai đoạn hội nhập và phát triển.
Vào năm đầu nhiệm kỳ này, một sự kiện trọng đại diễn ra trong niềm hân hoan phấn khởi của Tăng tín đồ Phật giáo cả nước, đó là vào ngày 21 tháng 11 năm 2017 (ngày 04 tháng 10 năm Đinh Dậu) Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ 8 Nhiệm kỳ 2017-2022 chính thức khai mạc tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội, với sự tham dự của hơn 1250 Đại biểu chính thức. Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ 8 đã nhất trí thông qua báo cáo tổng kết hoạt động Phật sự Nhiệm kỳ VII (2012-2017), chương trình hoạt động Phật sự Nhiệm kỳ 8 (2017-2022) với chủ đề của Đại hội là “Trí tuệ – Kỷ cương – Hội nhập – Phát triển”. Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ 8 đã nhất tâm tái suy tôn Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ vào ngôi vị Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ VIII; Đại hội nhất tâm tái cung thỉnh Hòa thượng Thích Thiện Nhơn tiếp tục đảm nhiệm Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Nhiệm kỳ VIII (2017-2022).
Tại Đại hội, Trung ương Giáo hội đã thực hiện nghi thức tấn phong 1864 Tăng, Ni lên hàng giáo phẩm Hòa thượng, Ni trưởng, Thượng tọa, Ni sư: thống nhất thông qua dự thảo tu chỉnh Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam lần thứ 06, giao Ban Thường trực Hội đồng Trị sự nhiệm kỳ VIII tiến hành các thủ tục trình Chính phủ phê duyệt và ban hành Hiến chương mới đã được sửa đổi một số điều so với Bản Hiến chương nhiệm kỳ VII… Tham dự Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VII nhiệm kỳ 2017-2022, đoàn đại biểu Phật giáo tỉnh Bình Dương gồm có 14 thành viên, do Hòa thượng Thích Huệ Thông, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương làm trưởng đoàn, Hòa thượng Thích Thiện Duyên, Thượng tọa Thích Minh Lực cùng với 10 thành viên tháp tùng đoàn.
Sau Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VII nói riêng và trong cả Nhiệm kỳ 2017-2022 nói chung, Ban Tăng sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương đã trình lên Thường trực Ban Trị sự ký giới thiệu tấn phong giáo phẩm cho 52 vị (trong đó 02 vị Hòa thượng, 23 vị Thượng tọa, 07 vị Ni trưởng và 20 vị Ni sư) và Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam sau khi xét đề nghị tấn phong đã chấp thuận, các vị chức sắc thành viên trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương đã được tấn phong giáo phẩm trong nhiệm kỳ này cụ thể từng năm như sau:
– Năm 2017: Tấn phong giáo phẩm 12 vị, (07 vị lên Thượng tọa, 02 lên Ni trưởng và 04 lên Ni sư); theo đó, tấn phong giáo phẩm lên Thượng tọa cho 07 vị Đại đức Thích Minh Lực, Đại đức Thích Chơn Phát, Đại đức Thích Quảng Bình, Đại đức Thích Chúc Minh, Đại đức Thích Hải Nghiêm, Đại đức Thích Thiện Đạo và Đại đức Thích Minh Tân đều lên Thượng tọa.
Tấn phong giáo phẩm lên Ni trưởng 02 vị là Ni sư Thích nữ Như Thanh và Ni sư Thích nữ Pháp Như; tấn phong giáo phẩm lên Ni sư cho 04 vị là Sư cô Thích nữ Pháp Hạnh, Sư cô Thích nữ Quảng Căn, Sư cô Thích nữ Diệu Đoan, Sư cô Thích nữ Đàm Đàn (Lệ Hương) lên Ni sư.
– Năm 2018: Tấn phong giáo phẩm lên Thượng tọa cho 01 vị và lên Ni sư cho 02 vị, cụ thể tấn phong Đại đức Thích Trí Thiện lên Thượng tọa và tấn phong Sư cô Thích nữ Diệu Tài lên Ni sư.
– Năm 2019: Tấn phong giáo phẩm 05 vị (01 Thượng tọa và 04 Ni sư), cụ thể tấn phong Đại đức Thích Đồng Hiện lên Thượng tọa và 04 vị Sư cô Thích nữ Hương Nhũ, Sư cô Thích nữ Diệu Thắng, Sư cô Thích nữ Huệ Liên và Sư cô Thích nữ Chúc Thuận lên Ni sư.
– Năm 2020: Tấn phong giáo phẩm 24 vị (02 Hòa thượng, 13 Thượng tọa, 02 Ni trưởng, 07 Ni sư), cụ thể tấn phong giáo phẩm Hòa thượng (02 vị) là Thượng tọa Thích Minh Nghĩa và Thượng tọa Thích Tâm Ngộ lên Hòa thượng; tấn phong giáo phẩm lên Thượng tọa (13 vị) là Đại đức Thích Nhật Nghiêm, Đại đức Thích Thiện Hỷ, Đại đức Thích Huệ Trí, Đại đức Thích Minh Chí, Đại đức Thích Thiện Thành, Đại đức Thích Tắc An, Đại đức Thích Thiện Đức, Đại đức Thích Chiếu Hội, Đại đức Thích Thiện Thuận, Đại đức Thích Minh Pháp, Đại đức Thích Lệ Hòa, Đại đức Thích Thiện Phùng và Đại đức Thích Huệ Minh đều lên Thượng tọa; tấn phong giáo phẩm lên Ni trưởng (02 vị) là Ni sư Thích nữ Tâm Thành và Ni sư Thích nữ Hoa Liên lên Ni trưởng; tấn phong giáo phẩm lên Ni sư (07 vị): Sư cô Thích nữ Thanh Liên, Sư cô Thích nữ Tâm Đoan, Sư cô Thích nữ Huệ Nghiêm, Sư cô Thích nữ Trung Quang, Sư cô Thích nữ Trung Thảo, Sư cô Thích nữ An Phụng và Sư cô Thích nữ Ngọc Nhung đều lên Ni sư.
– Năm 2021: Tấn phong giáo phẩm 08 vị (01 Thượng tọa, 03 Ni trưởng, 04 Ni sư), cụ thể tấn phong lên Thượng tọa cho Đại đức Thích Phước Thạnh; tấn phong giáo phẩm lên Ni trưởng (03 vị) là Ni sư Thích nữ Diệu Thường, Ni sư Thích nữ Tịnh Diệu và Ni sư Thích nữ Như Định lên Ni trưởng; tấn phong giáo phẩm lên Ni sư cho 04 vị là Sư cô Thích nữ Linh Thường, Sư cô Thích nữ Diệu Hiển, Sư cô Thích nữ Niệm Thiền và Sư cô Thích nữ Hạnh Thủy lên Ni sư.
Việc tấn phong giáo phẩm trong nhiệm kỳ này là Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương và Trung ương Giáo hội chiếu theo hạ lạp, phẩm hạnh giới đức và nhất là quá trình công tác cống hiến cho Giáo hội cũng như phụng sự cho xã hội, nên sau khi chư tôn đức giáo phẩm được tấn phong trong nhiệm kỳ này như được tiếp thêm nguồn động lực và đã có nhiều cống hiến cho sự phát triển của Phật giáo tỉnh nhà trong thời đại mới…
An cư kiết hạ là truyền thống tốt đẹp của Phật giáo, nhằm trao dồi tam vô lậu học tiến tu đạo nghiệp cho chư Tăng Ni, công tác tổ chức an cư kiết hạ từ lâu đã trở thành thông lệ và cũng là truyền thống tu học của Tăng Ni Phật giáo tỉnh nhà, đồng thời thực hiện chỉ đạo của Trung ương Giáo hội về hoạt động an cư kiết hạ, suốt 05 mùa hạ trong nhiệm kỳ này, vào tháng Tư âm lịch hàng năm, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương đều tổ chức an cư kiết hạ; về Trường hạ bên Tăng có 02 tịnh nghiệp đạo tràng, đó là tịnh nghiệp đạo tràng an cư kiết hạ Tổ đình chùa Hội Khánh và tịnh nghiệp đạo tràng an cư kiết hạ chùa Thiên Chơn (phường An Thạnh, TP.Thuận An) dành cho Tăng sinh Trường Trung cấp Phật học. Về Trường hạ bên Ni cũng có 02 tịnh nghiệp đạo tràng, đó là tịnh nghiệp đạo tràng an cư kiết hạ chùa Tây Thiên (Đông Hòa, Dĩ An) và tịnh nghiệp đạo tràng an cư kiết hạ chùa Bồ Đề Đạo Tràng (Bình Chuẩn, Thuận An) dành cho Ni sinh Trường Trung cấp Phật học.
Ngoài ra, có một số Tăng, Ni vì hoàn cảnh “nhất Tăng, nhất tự”, Thường trực Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương cũng tạo điều kiện cho được tùng Hạ, mỗi tháng vào ngày rằm và ngày cuối tháng, có trên 750 Tăng Ni vân tập về tịnh nghiệp đạo tràng Tổ đình chùa Hội Khánh để kiết giới bố tát, nghe pháp và sinh hoạt Giáo hội. Trong những ngày này, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương đã cung thỉnh chư tôn đức giáo phẩm lãnh đạo Trung ương Giáo hội như Hòa thượng Thích Trí Quảng, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Hòa thượng Thích Giác Toàn, Thượng tọa Thích Thiện Thống… quang lâm về thuyết giảng nhằm nâng cao trình độ giáo lý và nhận thức tu tập cho Tăng Ni… Ngoài ra, việc giảng huấn tại 02 điểm cấm túc Tăng, Ni do Ban Hoằng pháp và Ban Giáo dục Phật giáo tỉnh đảm nhiệm, số lượng Tăng Ni an cư cấm túc lần đầu tiên xin được cấp sổ an cư kiết hạ, Ban Tăng sự đã kiểm tra và đệ trình Thường trực Phật giáo tỉnh xin lập danh sách trình Ban Tăng sự Trung ương, để được cấp sổ chứng nhận an cư kiết Hạ.
Trong nhiệm kỳ này, dù tình hình đại dịch Covid -19 diễn biến phức tạp trên khắp toàn thế giới, trong đó có Việt Nam trong suốt thời gian dài, nhất là vào khoảng thời gian từ giữa nhiệm kỳ đến cuối nhiệm kỳ khiến cho mọi hoạt động của xã hội trong đó có Phật giáo gần như bị chững lại. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu của nhiệm kỳ, Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương cũng đã thực hiện được các Phật sự quan trọng đạt kết quả khả quan, nổi bật là việc Phật giáo tỉnh nhà đã tổ chức thành công Đại giới đàn Minh Thiện vào năm 2019. Theo đó, vào sáng ngày 24 tháng 03 năm 2019, Đại giới đàn Minh Thiện do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương long trọng khai mạc tại chùa Hội Khánh – Văn phòng Ban Trị sự tỉnh, tại Đại giới đàn, quý Hòa thượng Thích Huệ Thông, Hòa thượng Thích Tâm Từ – đồng Thành viên Hội đồng Chứng minh, Chứng minh Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương; Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự; Hòa thượng Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Tăng sự Trung ương cùng chư tôn giáo phẩm Văn phòng 2 Trung ương; chư tôn giáo phẩm Hội đồng thập sư Tăng, Hội đồng thập sư Ni quang lâm chứng minh lễ. Về phía chính quyền có các ông Nguyễn Huỳnh Đình, Phó Chủ tịch Thường trực UBMTTQVN tỉnh; ông Trần Đức Thịnh, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo tỉnh, cùng lãnh đạo các ban, ngành tỉnh Bình Dương, Thành phố Thủ Dầu Một và địa phương đến dự, chúc mừng.
Ngay sau nghi thức cung nghinh, niệm Phật cầu gia bị, Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng 2 Trung ương; Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương, Trưởng ban Tổ chức Đại giới đàn Minh Thiện phát biểu khai mạc Đại giới đàn, Hòa thượng Thích Huệ Thông nhấn mạnh: “Vai trò của giới luật trong đời sống tu tập của người xuất gia, giới luật là nền tảng, là mạng mạch của Phật pháp, giới luật còn là Phật pháp còn, giới luật diệt thì Phật pháp diệt, đây là lời di huấn tối hậu của Đức Thế Tôn để lại trước khi nhập diệt. Lời di huấn ấy trở thành bài học muôn đời, là kim chỉ nam cho thế hệ kế thừa chánh pháp của Đức Phật cách đây trên 2.500 năm nay, cũng từ chính lý do này, mà Tỉnh hội Phật giáo Sông Bé ngày xưa và nay là Bình Dương từ năm 1983 đến nay đã tổ chức được 10 đàn giới cho hơn 4.500 giới tử, do cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tấn và Hòa thượng Thích Minh Thiện chứng minh, chỉ đạo”. Cũng từ chính lý do này, theo vị giáo phẩm lãnh đạo Phật giáo tỉnh Bình Dương, thì Tỉnh hội Phật giáo Sông Bé – Bình Dương từ năm 1983 đến nay đã tổ chức được 10 đàn giới cho hơn 4.500 giới tử, khởi đầu do cố Đại lão Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương Thích Trí Tấn và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương Thích Minh Thiện chứng minh, chỉ đạo.
Nhân dịp này, Hòa thượng Thích Huệ Thông nhắc lại công hạnh của Hòa thượng Thích Minh Thiện, vị giáo phẩm mà đạo hiệu được đặt làm tôn danh đại giới đàn; Hòa thượng Thích Minh Thiện lúc sinh thời luôn tận tụy phụng sự Giáo hội bằng đức tính vị tha vô ngã; đóng góp công sức rất lớn để ổn định cơ cấu tổ chức, đưa Phật giáo Bình Dương phát triển rực rỡ cho đến ngày hôm nay, nhắc nhở các giới tử trong lễ khai mạc, Hòa thượng Thích Huệ Thông khẳng định giới luật sẽ giúp đệ tử Phật tự hoàn thiện nhân cách, trong sạch thân tâm và sáng suốt trong hành động, tư duy và quán chiếu, đoạn trừ phiền não, dứt sạch vô minh, thành tựu trí tuệ giải thoát. Thế nên, mỗi giới tử cần nhiếp phục tự thân, hành trì giới luật để tạo sự thăng tiến trên con đường học Phật.
Tại lễ khai mạc Đại Giới đàn, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đòng Trị sự đã ghi nhận nỗ lực của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương trong quá trình tổ chức Đại giới đàn Minh Thiện trang nghiêm, trọng thể, Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự nhắc nhở toàn thể giới tử cần trang nghiêm tự thân, chí thành phát nguyện thọ giới để đắc giới tu tập.
Thành phần tôn chứng, Đàn Tỳ kheo do Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh làm Đường đầu Hòa thượng; Hòa thượng Thích Minh Thông làm Yết ma A xà lê và Tuyên luật sư; Hòa thượng Thích Thiện Duyên là Giáo thọ A xà lê đàn Tỳ kheo… Đàn Sa di do Hòa thượng Thích Thiện Pháp làm Đường đầu Hòa thượng; Hòa thượng Thích Giác Liêm làm Yết ma A xà lê; Hòa thượng Thích Nhật Ấn làm giáo thọ A xà lê… Đàn giới Tỳ kheo ni do Ni trưởng Thích nữ Như Tín làm Hòa thượng Đường đầu; Đàn giới Thức-xoa-ma-na-ni Ni sư Thích nữ Như Định làm Hòa thượng Đường đầu; Đàn giới Sa di ni do Ni sư Thích nữ Từ Thảo làm Hòa thượng Đường đầu…
Đàn truyền giới cho giới tử Tăng tại Tổ đình chùa Hội Khánh, Trụ sở Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, Đàn truyền giới cho giới tử Ni tiến hành tại chùa Bồ Đề Đạo Tràng (phường Bình Chuẩn, TP. Thuận An), với tổng số lượng giới tử cả hai đàn giới Tăng và Ni là 520 vị (thọ Tỳ kheo: 143 vị, thọ Sa di: 94 vị, thọ Tỳ kheo ni: 92 vị, thọ Thức xoa: 110 vị và thọ Sa di ni: 81 vị), trong đó có 459 giới tử đạt yêu cầu thọ giới; 61 giới tử không đạt yêu cầu, Ban Giám khảo đã trình lên Hòa thượng Trưởng ban Tổ chức Đại Giới đàn, kiêm Chánh Chủ khảo kỳ thi khảo hạch xem xét cho thọ giới phương trượng để tu học, bên cạnh đó còn có hơn 200 giới tử phát tâm thọ Bồ tát giới.
Trong Nhiệm kỳ VIII, Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương nhận được Thông báo của Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, vào lúc 03 giờ 22 phút sáng ngày 21 tháng 10 năm 2021 (tức ngày 16 tháng 9 năm Tân Sửu) Đức Đệ tam Pháp chủ, Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ – bậc chân tu trí đức vẹn toàn, biểu tượng cao quý sáng ngời đạo hạnh của Phật giáo Việt Nam viên tịch.
Đức Đệ tam Pháp chủ Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ đã dành trọn một đời phụng sự đạo pháp và dân tộc trên tinh thần vị tha vô ngã, góp phần to lớn cống hiến cho sự nghiệp xương minh chánh pháp, một thời làm chỗ dựa vững chắc cho sự nghiệp phát triển Phật giáo nước nhà…
Nói đến Đức Đệ tam Pháp chủ là nói đến hành trình xuyên suốt hơn hai phần ba thế kỷ của một bậc chân tu, thật vậy, ngài là một bậc thầy mô phạm về giới luật, mẫu mực về nếp sống lặng lẽ thanh bần, dù được toàn thể Tăng Ni Phật tử cung kính suy tôn vào ngôi Pháp chủ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, dù là một nhà lãnh đạo tối cao của Giáo hội tròn đầy giới đức và bác học uyên thâm, nhưng phong thái của ngài lại vô cùng chân thành giản dị, gần gũi khiêm cung, bao dung độ lượng, từ tốn chan hòa, và vượt lên trên tất cả, đó chính là trái tim từ bi lân mẫn của một bậc Bồ tát hết lòng phụng sự đạo pháp và dân tộc trên tinh thần vị tha vô ngã, ngài là một nhân cách lớn, là biểu tượng cao quý sáng ngời đạo hạnh của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại.
Đức hạnh và tầm nhìn trí tuệ của Đức Đệ tam Pháp chủ luôn biểu hiện trong đời sống thường nhật, bình sinh, ngài thường thuyết giảng cho đồ chúng nghe về Bách Trượng quảng lục và ngữ lục, trong đó, ngài chú trọng lời Tổ Hoài Hải dạy: “Phàm người học đạo nếu gặp các thứ khổ vui, việc vừa ý không vừa ý tâm không lui sụt, chẳng để tâm đến danh dự lợi dưỡng ăn mặc, chẳng tham tất cả phúc đức lợi ích, không bị các pháp thế gian buộc ngại, không thân mến khổ vui, tâm hằng bình đẳng, ăn cơm hẩm cốt nuôi mệnh sống, mặc áo vá chỉ để ngừa lạnh, ngơ ngơ như ngu như điếc, sẽ được ít phần tương ưng. Nếu trong tâm ham học rộng biết nhiều, cầu phúc cầu trí, đều là ở trong sinh tử, đối với lý đạo thật vô ích, lại bị gió hiểu biết thổi trôi giạt trong biển sinh tử”… Qua đó cho thấy, những lời khuyên dạy nhắn gởi của Đức Đệ tam Pháp chủ đều có chủ ý là khuyên người xuất gia chỉ nên chú trọng vào mục tiêu tu hành giác ngộ giải thoát, chớ để những hình thức bề ngoài chi phối, nhất là cần phải luôn chú trọng giữ gìn giới luật vì đây là vấn đề then chốt để khống chế mọi cạm bẫy dục vọng, qua đó cho thấy, trong mọi nhân duyên và hoàn cảnh, ngài luôn đặt trọng tâm vào những vấn đề cốt lõi trong sự nghiệp tu hành giác ngộ giải thoát của bản thân và cho tứ chúng.
Chí nguyện thoát trần của Đức Đệ tam Pháp chủ vừa miệt mài lặng lẽ như dòng suối vắng giữa rừng sâu, vừa vững chắc kiên cường tựa quang thể kim cương lung linh lấp lánh giữa phồn hoa đô thị, tất cả sự thị hiện đó dường như để làm tiêu bảng cảnh sách hàng hậu học về lý tưởng xuất gia tu hành giải thoát trong bối cảnh thời hiện đại. Chan hòa cùng chí nguyện thoát trần là bi nguyện dấn thân nhập thế vì lợi ích tha nhân, trải qua 105 năm hiện hữu chốn Ta bà, với 85 hạ lạp, trên ngôi vị Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ngài trọn một đời hiến dâng cho lý tưởng hoằng pháp lợi sinh, tận tâm góp phần to lớn vào sự nghiệp làm sáng danh đạo Phật và dân tộc Việt Nam, cuộc đời ngài từ lúc hóa duyên cho đến khi mãn phần, ngài luôn để lại tấm gương ngời sáng về cách thức tu thân, hành đạo cho cả giới xuất gia và tại gia, trong suốt cuộc đời hành đạo, ngài luôn lấy giới hạnh tinh nghiêm làm thân giáo để răn dạy, sách tấn kẻ hậu lai, ngài đã tận lực chuyên tâm vào sự nghiệp hoằng dương chính pháp, phục vụ nhân sinh, có thể nói rằng đây là bài học bổ ích và thiết thực để Tăng Ni và Phật tử noi theo.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam vắng bóng bậc thạch trụ tòng lâm, Tăng Ni Phật tử Việt Nam mãi mãi rời xa một đấng tôn sư khả kính, song ngài đã để lại cho Tăng Ni Phật tử nước nhà một gia tài vô giá về tấm gương sáng ngời ý chí nỗ lực tu hành, về nhân cách sống ưu việt của một bậc cao Tăng thạc đức trọn đời vì đạo pháp và dân tộc.
***
Về lễ hội văn hóa truyền thống của Phật giáo thì Đại lễ Phật đản phải nói là dịp lễ lớn của Phật giáo trong năm, nhằm quảng bá đời sống tuệ giác và từ bi của Đức Phật vào đời sống đạo đức tâm linh của đồng bào và tín đồ Phật tử. Theo đó, Đại lễ Phật đản do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương tổ chức hàng năm diễn ra trong hai ngày 14 và 15 tháng 4 âm lịch, với nhiều chương trình: Thắp hương tưởng niệm trước Đài Liệt sĩ Nghĩa trang tỉnh, đêm văn nghệ chào mừng Phật đản, lễ rước kiệu Phật Đản sanh; Đại lễ Chào mừng Phật Khánh đản vào sáng ngày Rằm tháng 04 mỗi năm với sự tham dự của đông đảo chư Tăng Ni, lãnh đạo chính quyền các cấp và đồng bào, tín đồ Phật tử trong tỉnh. Đặc biệt là chào mừng Đại lễ Phật đản – Vesak năm 2019, do Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai tổ chức, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương đã long trọng tổ chức đại lễ Phật Đản – Vesak 2019 tại chùa Hội An (Thành phố mới Bình Dương) quy mô, hoành tráng với không gian lễ đài được đặt tại ngã tư giao lộ gần chùa Hội An, hàng chục chiếc xe hoa cùng với hàng trăm tăng ni Phật tử rước kiệu Đản sinh và xe hoa diễu hành trước lễ đài Phật đản, với sự tham dự chứng minh của HT. Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, HT. Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực, Trưởng ban Tăng sự TWGH, và chư tôn đức Trung ương Giáo hội, ông Trần Thanh Liêm, Chủ tịch UBND tỉnh, ông Nguyễn Văn Lộc, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Bình Dương, quý vị lãnh đạo chính quyền tỉnh, Ban Trị sự Phật giáo 09 huyện thị cùng hàng ngàn tín đồ Phật giáo tham dự và nhiều chương trình quan trọng khác chào mừng Đại lễ.
Riêng năm 2020 và năm 2021, do tình hình đại dịch Covid- 19 đang diễn biến vô cùng phức tạp trên thế giới nói chung và nước Việt Nam nói riêng. Thực hiện theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn tổ chức Đại lê Phật đản của Trung ương Giáo hội và văn bản của Ủy ban Nhân dân, Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo) tỉnh Bình Dương. Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương tổ chức Đại lễ Phật đản trong khuôn khổ nội bộ và thực hiện đúng tinh thần phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ thị Thủ tướng Chính phủ và TƯGH.
Trong các sự kiện lịch sử và văn hóa Phật giáo, thì việc Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Sở Văn hoa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương, Bảo tàng Tỉnh tổ chức thành công Lễ giỗ lần thứ 90 Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc vào ngày 23 tháng 11 năm 2019 tại Tổ đình chùa Hội khánh có sự chứng minh của HT. Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, ông Trần Thanh Liêm, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương và đại diện lãnh đạo các sở ban ngành của tỉnh. Lễ Tưởng niệm nhằm ôn lại cuộc đời và sự nghiệp cống hiến cho dân tộc và đạo pháp của ngài là một buổi lễ giỗ mang dấu ấn về nguồn và mang ý nhĩa nhân văn sâu sắc. Tham dự Lễ giỗ lần thứ 90 Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc lúc bấy giờ có các vị lãnh đạo tỉnh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương, các Sở, Ban ngành trong tỉnh; đặc biệt có sự tham dự của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cùng đông đảo Tăng Ni, tín đồ Phật giáo Bình Dương đến dự lễ… Lịch sử ghi nhận cuộc đời của Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là một tấm gương sáng ngời về tấm lòng yêu nước, thương dân, giàu nghị lực, sống thanh bạch, chịu đựng nhiều nỗi đau mất mát truân chuyên, nhân cách sống của cụ đã định hình nhân cách cho những người con của mình, đặc biệt nhất là ảnh hưởng rất lớn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh (tức Nguyễn Sinh Cung) vị lãnh tụ thiên tài, kính yêu của dân tộc.
Nhân cách cao thượng đó của Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc luôn sống mãi trong tình yêu thương của mọi người, nhất là đối với người dân đất Thủ – Bình Dương, càng đặc biệt hơn nữa đối với Tăng Ni Phật tử tỉnh nhà, bởi vì Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc vào năm 1923 đã từng một thời sống tại Tổ đình chùa Hội Khánh, từng đàm đạo về lòng yêu nước và những hoạt động cứu quốc thông qua Hội Danh Dự Yêu Nước mà Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã cùng với Hòa thượng Thích Từ Văn, trụ trì chùa Hội Khánh, cụ Tú cúc Phan Đình Viện đứng ra sáng lập…
Một sự kiện nổi bật nữa trong nhiệm kỳ này, đó là việc Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương phối hợp với Hệ phái Phật giáo Cổ truyền Việt Nam, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tổ chức thành công Hội thảo Khoa học: “Lịch sử hình thành Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam và sự đóng góp cho đạo pháp và dân tộc”, tại Trung tâm Văn hóa Tượng Phật Nhập Niết bàn chùa Hội Khánh, vào ngày 16 tháng 06 năm 2020, cũng được xem là một trong những sự kiện nổi bật của Phật giáo Bình Dương trong nhiệm kỳ 2017 – 2022.
Tham dự và chứng minh Hội thảo Khoa học “Lịch sử hình thành Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam và sự đóng góp cho đạo pháp và dân tộc” có sự hiện diện của chư tôn đức lãnh đạo Hội đồng Chứng minh: Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Đệ Nhất Phó Pháp chủ, kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh; trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự; Hòa thượng Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Tăng sự Trung ương; Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Thượng tọa Thích Thiện Thống, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Phó ban Chánh Thư ký Ban Tăng sự Trung ương cùng chư tôn đức Ban Thường trực Hội đồng Trị sự; các Ban, Viện Trung ương, đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ, Cục An ninh, Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc viện Hàn Lâm Khoa học – Xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam; ông Nguyễn Văn Lộc, Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Dân vận, chủ tịch MTTQVN tỉnh Bình Dương cùng quý vị lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh Bình Dương, chư tôn đức Hệ phái Phật giáo Cổ truyền, chư tôn đức Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương và Ban Trị sự các tỉnh, thành; các học giả, nhà khoa học và cùng hơn 600 Đại biểu đồng tham dự… Hội thảo đã tiếp nhận gần 60 bài nghiên cứu tham luận khoa học của các học giả, nhà nghiên cứu đóng ý kiến, phần tọa đàm thảo luận được chia làm 03 nhóm chuyên đề tập trung phân tích quá trình hình thành và phát triển của tổ chức Phật giáo Cổ truyền Việt Nam; làm rõ những đóng góp to lớn của Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam đối với Phật giáo nước nhà trong một giai đoạn lịch sử. Hội thảo cũng dành nhiều thời gian nhận định, đánh giá và tôn vinh các bậc lãnh đạo tiền bối hữu công trong hệ phái Phật giáo Cổ truyền Việt Nam đối với đạo pháp và dân tộc; đặc biệt trong dịp này Hòa thượng Thích Huệ Thông, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương, đồng thời là hàng hậu bối của hệ phái Phật giáo Cổ truyền Việt Nam đã dày công biên soạn cuốn sách “Lịch sử Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam” (Số đăng ký KHXB: 1958-2019/CXBIPH/7-84/VNTPHCM. Quyết định xuất bản số: Mã số ISBN: 978-604-68-5683-2; do Nhà Xuất bản Văn hóa Văn Nghệ TP.HCM cấp), có thể nói đây là món quà ý nghĩa nhất Hòa thượng Thích Huệ Thông dành tặng cho quý Đại biểu tham gia Hội thảo lần này.
Nằm trong chuỗi lễ hội và các sự kiện lớn của Phật giáo Bình Dương trong nhiệm kỳ này không thể không nhắc đến Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di do Phân Ban Ni giới tỉnh Bình Dương thuộc Ban Tăng sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương đăng cai tổ chức Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni với chủ đề chính là “Lịch sử hình thành và phát triển Ni giới”, theo đó, vào ngày 02 tháng 03 năm 2017, Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di tổ chức tại chùa Hội An (phường Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một) làm nơi đăng cai Đại lễ với quy mô toàn quốc, số lượng trên 1000 đại biểu tham dự… Nằm trong khuôn khổ Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ, Phân ban Ni giới tỉnh Bình Dương thuộc Ban Tăng sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương đã tổ chức thành công chương trình tọa đàm với nội dung được triển khai theo nhiều chủ đề phong phú đa dạng qua từng thời kỳ lịch sử, với các hoạt động tu chứng, tổ chức, quản lý, tu học, sinh hoạt, từ thiện, hoằng pháp và phúc lợi xã hội của Ni giới nói chung và Ni giới các hệ phái nói riêng.
Trên tinh thần “ôn cố tri tân”, lịch sử của Ni giới đã đi từ quá khứ đến các giai đoạn cận đại và đương đại sẽ giúp các thế hệ Ni giới nắm vững các vấn đề hình thành và phát triển của Ni giới Việt Nam, nhờ đó mà các thế hệ Ni trẻ kịp thời chấn chỉnh nề nếp tu học theo Pháp và Luật cũng như chấp hành Nội quy của Ban Tăng sự và pháp luật Nhà nước, đồng thời tham gia nhiều hoạt động làm “tốt đạo đẹp đời” xứng đáng là những người “con gái dòng họ Thích”. Với những nội dung ý nghĩa này, buổi tọa đàm trở thành hạt nhân chánh yếu để ngày Đại Lễ kỷ niệm Thánh Tổ Kiều Đàm Di trở thành ngày truyền thống văn hóa của Ni giới Việt Nam. Sự thành công của Đại Lễ kỷ niệm Thánh Tổ Kiều Đàm Di tại Bình Dương lần này đã nói lên tính tích cực, sự năng động và sự lớn mạnh của Ni giới trong tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương…
Một sự kiện thiêng liêng diễn ra trong nhiệm kỳ này nữa, đó là vào ngày 10 tháng 08 năm 2021, Ban Thường trực Phật giáo tỉnh ra công văn Số 125/BTS-VP, do Hòa thượng Thích Huệ Thông, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương ký, về việc đề nghị các chùa, cơ sở tự viện trên địa bàn tỉnh Bình Dương thiết lập trai đàn cầu siêu và tiếp nhận tro cốt các nạn nhân quá vãng do đại dịch Covid – 19. Đặc biệt, trong ngày 19 tháng 11 năm 2021, nhằm phần nào xoa dịu những nổi đau mất mát cho đồng bào cả nước, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương đã tổ chức thành công Đại lê cầu siêu cho đồng bào tử vong và các cán bộ chiến sĩ tuyền đầu đã hy sinh trong Đại dịch Covid-19 tại chùa Hội An, phường Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một…
Nói về hoạt động của các ban ngành trong nhiệm kỳ 2012-2017, trước tiên sẽ nói về công tác Phật sự của Ban Hoằng pháp, sau Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh Bình Dương lần thứ IX, trên tinh thần “Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi bổn hoài”, Ban Hoằng pháp Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương bước đầu đã thống kê lại các đạo tràng tu tập trên địa bàn tỉnh, theo đó tính đến thời điểm này thì Bình Dương có hơn 101 đạo tràng tu tập, như niệm Phật, thọ Bát Quan Trai, khoá tu một ngày an lạc… nhờ đó mà Ban Hoằng pháp tỉnh đã kịp thời cử nhân sự giảng dạy giáo lý tại các đạo tràng tu học trong tỉnh, điều này đã khích lệ tinh thần tu tập của các đạo tràng trên địa bàn tỉnh.
Hằng năm, Ban Hoằng pháp tỉnh đã kết hợp với Ban Hướng dẫn Phật tử, cung thỉnh các vị giảng sư đến các đạo tràng khoá tu mùa hè trong tỉnh để giảng dạy cho các em thanh thiếu niên Phật tử, điều này đã khích lệ tinh thần hiểu biết chánh pháp đến với các em thanh thiếu niên trong các khóa tu mùa hè được tổ chức tại các đạo tràng trong tỉnh. Đáng chú ý là việc tổ chức thành công lớp học giáo lý hàng tuần vào ngày chủ nhật tại Hội trường Tượng Phật Nhập Niết bàn chùa Hội Khánh, với số lượng Phật tử giao động từ 300 đến 500 người tham gia lớp học giáo lý và thuyết giảng mỗi tuần.
Cũng trong thời gian này, vào ngày 28/07/2020 (nhằm ngày 8/6 năm Canh Tý), phái đoàn Ban Hoằng pháp và Ban Kinh tế Tài chánh Trung ương GHPGVN đã đến thăm viếng các trường hạ của BTS Phật giáo tỉnh Bình Dương và chia sẻ kinh nghiệm hoằng pháp trong thời đại mới tại Trung tâm Văn hóa tượng Phật Niết bàn – chùa Hội Khánh (phường Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một). Phái đoàn do: Hòa thượng Thích Bửu Chánh – Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Phó ban Hoằng pháp TƯ làm trưởng đoàn. Tháp tùng đoàn còn có: Thượng tọa Thích Giác Trí – Ủy viên HĐTS, Phó Trưởng ban Hoằng pháp TƯ; Thượng tọa Thích Phước Nghiêm – Ủy viên HĐTS, Phó trưởng Ban Hoằng pháp (BHP) TƯ kiêm Trưởng Phân ban Hoằng pháp Thanh Thiếu niên; Thượng tọa Thích Thiện Thuận – Ủy viên Thường trực BHP TƯ, Trưởng ban Hoằng pháp GHPGVN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; Thượng tọa Thích Quảng Hòa, Thượng tọa Thích Tuệ Hải – Ủy viên BHP TƯ; Đại đức Thích Trí Huệ – Ủy viên Thường trực BHP TƯ; Ni sư Thích nữ Hương Nhũ – Ủy viên BHP TƯ; và chư tôn đức Ban Hoằng pháp TƯ GHPGVN cùng đi.
Đặc biệt vào hai ngày 01-04 tháng 12 năm 12019, Ban Hoằng pháp Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương đã cử đoàn đại biểu gồm 15 vị trong Ban Hoằng pháp tỉnh tham dự Hội thảo Hoằng pháp tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng; tại Hội thảo Ban Hoằng Pháp tỉnh Bình Dương có 02 bài tham luận; tiếp đến vào ngày 26 tháng 12 năm 2020, tại Trung tâm Văn hóa Tượng Phật nhập Niết bàn đã diễn ra buổi họp mặt giữa Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương, Ban Hoằng pháp Phật giáo tỉnh, và Ban Hoằng pháp Trung ương, với chủ đề “Thảo luận Sứ mệnh Hoăng pháp trong thời đại mới”, buổi họp mặt này nhắm mục đích hướng dẫn một số kỹ năng khi sử dụng mạng xã hội và truyền thông mạng trong công tác hoằng pháp của thời đại Kỷ nguyên số. Dù trong thời gian đại dịch, khi tình hình đại dịch tạm ổn định, tận dụng khoản thời gian này, Ban Hoằng pháp TWGH kết hợp với Ban Trị sự và Ban Hoằng pháp Phật giáo tỉnh tổ chức tọa đàm “Sứ mệnh hoằng pháp thời đại mới” và họp mặt Tăng Ni đã tốt nghiệp các khóa đào tạo giảng sư (từ khóa I đến khóa IX) vào sáng ngày 26 tháng 12 năm 2020, tại Trung tâm Văn hóa – Hội nghị Phật giáo tỉnh Bình Dương (chùa Hội Khánh, TP.Thủ Dầu Một). Tham dự có HT.Thích Tâm Từ, HT.Thích Huệ Thông – đồng Thành viên HĐCM; HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS; HT.Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Hoằng pháp T.Ư, Trưởng ban tổ chức; HT.Thích Huệ Thông, Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh văn phòng 2 T.Ư, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Bình Dương, đồng Trưởng ban tổ chức; cùng chư tôn đức Thường trực Ban Hoằng pháp T.Ư; chư tôn đức BTS GHPGVN tỉnh Bình Dương; chư Tăng Ni cựu giảng sinh khóa Thiện Hoa, khóa Trí Thủ và Tăng Ni khóa I đến khóa IX; chư Tăng Ni đang học Cao Trung cấp giảng sư phía Nam và phía Bắc tham dự. Về phía chính quyền có ông Trần Đức Thịnh, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Bình Dương; ông Nguyễn Huỳnh Đình, Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Bình Dương, cùng đại diện các cấp chính quyền tham dự.
Tuy nhiên đến năm 2021, do tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát, do đó Ban Hoằng pháp tỉnh trong những quý đầu đã tạm ngưng các buổi thuyết giảng tại các đạo tràng trên toàn tỉnh Bình Dương, Phật tử tu học thính pháp tại gia, giáo lý Phật Đà được nhiều người áp dụng nhiều hơn trên các trang mạng, trang Phật sự Online, Butta, Youtube…
– Về hoạt động giáo dục, trong Nhiệm kỳ 2017-2022, nhất là giai đoạn chưa bùng phát dịch Covid-19, thì Ban Giáo dục Phật giáo tỉnh nhà đã có nhiều hoạt động khởi sắc, trước hết nói về hoạt động của Trường Trung cấp Phật học Bình Dương, vào ngày 15 tháng 11 năm 2017, Ban Giám hiệu Trường Trung cấp Phật học tỉnh Bình Dương đã tổ chức lễ tổng kết năm thứ nhất cho hơn 154 Tăng Ni sinh Khóa IV. Qua kết quả của hai kỳ thi, kết quả học tập của Tăng Ni sinh cụ thể như sau: 12 loại giỏi xuất sắc, 53 loại khá, 24 loại đạt trung bình khá, 49 trung bình và 16 yếu. Dịp này, nhà trường đã phát thưởng cho 12 Tăng Ni sinh xuất sắc, và phát học bổng Như Trạm – Tịch Chiếu và Nhật Minh – Huệ Thông cho 30 Tăng Ni sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng kết quả học tập vào hạng khá giỏi. Trong giai đoạn này, từ tháng 04 năm 2021 trở đi, do tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Ban Giám hiệu nhà trường thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, công văn của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh và Ban Tôn giáo tỉnh về việc thực hiện các biện pháp an toàn trong công tác phòng chống dịch; đồng thời theo công văn của Ủy ban Nhân dân TP.Thủ Dầu Một, về việc tạm dừng hoạt động dạy và học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, Ban giám hiệu trường ra quyết định tạm dừng việc học tập trung tại trường cho Tăng Ni sinh nghỉ học tự ôn thi từ ngày 17/5 đến 01/11/2021. Đặc biệt, trong chiến dịch phòng, chống dịch Covid-19, Trường Trung cấp Phật học tỉnh Bình Dương đã khuyến khích, vận động hơn 20 Tăng Ni sinh tham gia tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Một điểm nhấn trong công tác giáo dục của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Bình Dương trong nhiệm kỳ 2017 – 2022, đó là việc Hòa thượng Thích Huệ Thông được Phật Học Viện Thành phố Hồ Chí Minh mời giảng dạy bộ môn “Quản trị hành chánh trong tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, do đây là bộ môn khá mới mẽ trong môi trường giáo dục đào tạo của Phật giáo nước nhà từ xưa đến nay và từ trước đến nay vẫn chưa có một cuốn sách nào, một giáo trình nào phục vụ cho bộ môn này, chính vì vậy trong một thời gian rất ngắn, ước chừng trong khoảng hơn nửa tháng, Hòa thượng Huệ Thông đã hoàn thành xong giáo trình phụ vụ công tác giảng dạy, và trong quá trình nghiên cứu hiện thực hóa giáo trình, Hòa thượng Huệ Thông đã biên soạn và cho ấn hành cuốn sách “Khái quát hoạt động quản trị hành chánh trong tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam” (Số đăng ký KHXB: 2116-2019/CXBIPH/2-87/VNTPHCM. Quyết định xuất bản Mã số ISBN: 978-604-68-5695-5; do Nhà Xuất bản Văn hóa Văn Nghệ TP.HCM cấp) giúp Tăng Ni sinh Phật Học Viện Thành phố Hồ Chí Minh có tài liệu tham khảo khi theo học bộ môn này, có thể nói đây là một kỳ công mang đậm dấu ấn tri thức mà Hòa thượng Huệ Thông đã thể hiện về lãnh vực chuyên môn trong vai trò Chánh Văn phòng II TWGH.
Về hoạt động văn hóa, trong nhiệm kỳ này, Ban Văn hóa Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương đã tích cực hỗ trợ cho Phân Ban Ni giới tỉnh Bình Dương trang trí và treo cờ, phướn phục vụ cho ngày lễ Tưởng niệm Thánh tổ ni Đại Ai Đạo diễn ra tại Bình Duơng vào ngày mùng 08/2 al tại các cơ sở tự viện được Phân ban Ni giới Phật giáo tỉnh chọn đăng cai tổ chức. Trong Đại lễ Phật đản và các chương trình lễ hằng năm, Ban Văn hóa đã kết hợp với Ban Nghi lễ tỉnh trang trí lễ đài Phật đản trang nghiêm và trọng thể. Đặc biệt năm 2019, trang trí trọng thể lễ đài Phật đản cho Phật giáo tỉnh tại chùa Hội An chào mừng Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc (Vesak) đăng cai tại Hà Nam và trang trí 25 chiếc xe hoa do Ban Trị sự các đơn vị huyện, thị và các Ban chuyên môn đăng ký. Đặc biệt, Ban Văn hóa Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương ngày càng nâng cao chất lượng bài viết cũng như hình thức trang trí Bản tin Hương Sen của Phật giáo tỉnh, trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát, Ban Văn hóa Phật giáo tỉnh vẫn duy trì Bản tin Hương Sen phục vụ đông đảo bạn đọc, nhờ đó Bản tin Hương Sen đã nhận được rất nhiều bài viết đóng góp, đưa tin, cũng như các bài viết mang tính nghiên cứu khoa học trên nhiều lĩnh vực: Lịch sử, văn hóa, giáo dục, nghiên cứu Phật học của quý độc giả từ các nơi gửi về, đây là một điều rất đáng vui mừng cho ngành Văn hóa của Phật giáo Bình Dương. Tính đến thời điểm này, Bản tin Hương Sen đã ra mắt độc giả tới số 146, số lượng in mỗi tháng để đủ cung cấp là 1000 quyển mỗi tháng, số đặc biệt báo Xuân số lượng in hơn 2000 quyển.
Sự kiện nổi bật trong lĩnh vực văn hóa trong nhiệm kỳ 2012-2017, đó là việc Hòa thượng Thích Huệ thông, Phó Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Chánh Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương đã biên soạn và cho ấn hành một số đầu sách rất có giá trị nghiên cứu trên các lĩnh vực lịch sử, văn hóa, giáo dục, cụ thể: Cuốn “Lịch sử Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam” (Số đăng ký KHXB: 1958-2019/CXBIPH/7-84/VNTPHCM. Quyết định xuất bản số: Mã số ISBN: 978-604-68-5683-2; do Nhà Xuất bản Văn hóa Văn Nghệ TP.HCM cấp) xuất bản vào năm 2019; cuốn “Khái quát hoạt động quản trị hành chánh trong tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam” (Số đăng ký KHXB: 2116-2019/CXBIPH/2-87/VNTPHCM – Quyết định xuất bản Mã số ISBN: 978-604-68-5695-5; do Nhà Xuất bản Văn hóa Văn Nghệ TP.HCM cấp) xuất bản vào năm 2019; cuốn “Tuyển tập Hương Sen” (Số XNĐKXB: 3700-2020/CXBIPH/1-333/ĐoN, Cục Xuất bản xác nhận ngày 16 tháng 09 năm 2020; Quyết định xuất bản số 923/QĐB-ĐoN, do NXB Đồng Nai cấp ngày 09 tháng 10 năm 2020 – Mã ISBN: 978-604-52-9977-7) xuất bản vào năm 2020; cuốn “40 năm một chặng đường hình thành, ổn định và phát triển Giáo hội Phật giáo Việt Nam” Số XNĐKXB: 3756-2020/CXBIPH/2-334/ĐoN, Cục Xuất bản xác nhận ngày 18 tháng 09 năm 2020; Quyết định xuất bản số 1020/QĐB-ĐoN, do NXB Đồng Nai cấp ngày 13 tháng 11 năm 2020 – Mã số ISBN: 978-604-52-9977-7) xuất bản vào tháng 11 năm 2022…
Một điểm nhấn nữa là trong nhiệm kỳ này, Hòa thượng Thích Huệ thông, Phó Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Chánh Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương đã đóng góp nhiều bài tham luận cho các Hội thảo khoa học của Phật giáo và trong xã hội được tổ chức trên cả nước, điển hình như các bài tham luận “Nhận chân lịch sử hướng đến tương lai trên nền tảng trí tuệ kỷ cương”, “Nhìn nhận thực trạng, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp quản lý Tăng Ni cư trú và hoạt động tôn giáo ngoài tự viện trên địa bàn tỉnh Bình Dương”, “Sự kiện Công chúa Huyền Trân trên dòng chảy lịch sử của dân tộc và Phật giáo Việt Nam”, “Những đóng góp của Ni trưởng Huỳnh Liên cho đạo pháp và dân tộc”, “Sự tương đồng giữa tư tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng Phật giáo” ,“Cuộc đời và những đóng góp của Sư bà Phương Dung cho đạo pháp và dân tộc”, “Tổ Tính Định với những đóng góp cho đạo pháp”, “Tinh thần Bi Trí Dũng của đạo Phật từ sự kiện thiêu thân của Hòa thượng Thích Quảng Đức vì sự trường tồn của đạo pháp và nền hòa bình của dân tộc”, “Tổ Chí Thiền – tinh thần nhập thế qua thế hệ kế thừa”… Có thể nói rằng, tất cả những công trình nghiên cứu và biên soạn có giá trị này, ngoài việc khẳng định nguồn tri thức dồi dào sung mãn của Phật giáo Bình Dương, đã cho thấy năng lực thực sự của Hòa thượng Thích Huệ Thông, khẳng định vai trò và vị trí lãnh đạo của Hòa thượng đối với Phật giáo Bình Dương nói riêng, cũng như khẳng định uy tín và ảnh hưởng của Hòa thượng đối với Phật giáo trong cả nước.
Về hoạt động nghi lễ, trong nhiệm kỳ này, ngành nghi lễ đã có nhiều thành tựu nổi bật đáng ghi nhận như phối hợp với Ban Văn hóa trang trí trang nghiêm các Lễ đài Phật đản tập trung của Ban Trị sự tỉnh, các huyện, thị, thành thuộc tỉnh, giúp cho lễ Phật đản hằng năm diễn ra một cách trang nghiêm và tốt đẹp. Nhất là hưởng ứng Đại lễ Phật đản Vesak năm 2019 chào mừng Đại lễ Vesak đăng cai tại Hà Nam, Ban Nghi lễ đã kết hợp với các ban có liên quan để phục vụ cho Lễ Khai mạc, lễ Hoa đăng, lễ Thắp nến tri ân, Đại Trai đàn Chẩn tế cầu siêu bạt độ tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh, các buổi lễ được tổ chức quy mô thu hút hàng ngàn đồng bào, tín đồ Phật tử đến tham dự… Tổ chức trang nghiêm Đại Trai Đàn chẩn tế để cầu siêu bạt độ cho chư vong linh tại Nghĩa trang Hoa viên Nghĩa trang Chánh Phú Hòa mỗi năm vào dịp Tiết Thanh Minh… Ngày 11 tháng 11 năm 2017, Đại lễ Cầu siêu các hương linh bị tử vong vì tai nạn giao thông do Trung ương Giáo hội phối hợp với Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia, giao cho Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương đăng cai tổ chức tại chùa Hội An, trung tâm thành phố mới Bình Dương, thừa hành nhiệm vụ này, Ban Nghi lễ tỉnh đã tổ chức Đại Trai đàn Chẩn tế Cầu siêu cho chư hương linh của các nạn nhân bị tử vong vì tai nạn giao thông một cách quy mô hoành tráng, từ hình thức trang trí đến nghi thức chẩn tế mang đậm màu sắc văn hóa tâm linh của Phật giáo, thu hút hàng ngàn gia đình nạn nhân bị tai nạn giao thông, bà con Phật tử trong và ngoài tỉnh đồng về tham dự….
Như chúng ta đã biết, Phật tử tại gia là một trong tứ chúng để xây dựng ngôi nhà chánh pháp, trong nhiệm kỳ, Ban Hướng dẫn Phật tử đã thống kê số lượng tín đồ Phật giáo, cùng Ban Trị sự và Ban Tôn giáo tỉnh thống kê số lượng tín đồ Phật tử, đến thời điểm này trên địa bàn tỉnh có 278.347 tín đồ tín ngưỡng và quy y. Nhận thấy được tầm quan trọng của Phật tử đối với sự phát triển của Phật giáo, chính vì thế Ban Hướng dẫn Phật tử đã chú trọng đến việc tổ chức giảng dạy giúp Phật tử nâng cao nhận thức thế nào là tu học đúng Chánh pháp, lợi ích cho bản
thân, gia đình và xã hội. Ban Hướng dẫn Phật tử luôn khuyến tấn Phật tử tin tấn tham dự các lớp giáo lý dành cho Phật tử tại các cơ sở Tự Viện tổ chức. Kết hợp với Ban Hoằng Pháp tỉnh Bình Dương cung thỉnh các giảng sư trong tỉnh đến thuyết giảng tại các đạo tràng, khóa tu, lớp giáo lý… Hiện nay, đến thời điểm này, Ban Hướng dẫn Phật tử tỉnh Bình Dương tạm thống kê trong toàn Tỉnh có 145 đạo tràng sinh hoạt tu học; trong năm 2019 phối hợp với Ban Hoằng pháp tổ chức lễ quy y Tam bảo cho khoảng 2.000 Phật tử quy y, làm lễ mừng thọ cho gần 300 Phật tử nhân ngày lễ Vu lan, bên cạnh đó hỗ trợ, hướng dẫn Phật tử tổ chức lễ Hằng thuận tại các cơ sở tự viện ngày một nhiều hơn. Vào năm 2020 và 2021, do tình hình dịch Covid- 19 diễn biến phức tạp, vì vậy mà hầu hết các hoạt động Phật sự của Phật giáo tỉnh Bình Dương nói chung và Ban Hướng dẫn Phật tử tỉnh Bình Dương đều tạm dừng các khóa tu mùa hè, các hội trại mang tính quy tụ đông người.
Với vị thế và uy tín của Phật giáo tỉnh Bình Dương ngày càng được khẳng định, trong nhiệm kỳ 2017 – 2022, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương đã tiếp đón nhiều phái đoàn trong và ngoài nước đến thăm và làm việc…Vào chiều ngày 06 tháng 03 năm 2017, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đã tiếp đoàn khảo sát Trung ương do ông Phan Thanh Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Quốc hội về thăm và làm việc nhân dịp tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 25, đặc biệt là tình hình thực hiện các chính sách Tôn giáo trong thời gian gần đây… Đến sáng ngày 17 tháng 08 năm 2017, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đã tiếp đoàn Hội Phụ nữ Campuchia vì Hòa bình và Phát triển do bà Duso Phia, Phó Tỉnh trưởng tỉnh Xiêm Riệp làm Trưởng đoàn đã đến thăm chùa Hội Khánh nhân chuyến công tác giao lưu chia sẻ kinh nghiệm với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Dương…. Sáng ngày 18 tháng 08 năm 2017, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đã tiếp đón phái đoàn Cán bộ Mặt trận và Hội nữ doanh nhân tỉnh Champasak do bà Phonthone Souphanthong, Phó CT. Mặt trận Lào làm trưởng đoàn đến thăm, chiêm ngưỡng và tìm hiểu về chùa Hội Khánh, đoàn vô cùng hoan hỷ và có lời mời Phật giáo Bình Dương đến thăm Champasak và Phật giáo tại Lào nhằm thắt chặt tình hữu nghị song phương… Ngày 14 tháng 03 năm 2018, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bình Dương đã long trọng đón tiếp đoàn Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Vương quốc Campuchia. Quý đoàn có: Ông Him Chhem, Bộ trưởng Cao cấp kiêm Bộ trưởng Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Campuchia; bà Suos Nara, Cố vấn Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Campuchia; bà Min Chandyneth, Phó Quốc vụ Khanh Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Campuchia; ông Chea Nareth, Cố Vấn kiêm Chánh Văn phòng Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Campuchia cùng các vị trong đoàn… Chiều ngày 27 tháng 04 năm 2018, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bình Dương đón tiếp đoàn Phật giáo Hàn Quốc do Hòa thượng Phiến Bạch Vân – Chủ tịch Giáo hội Phật giáo Thái Cổ Hàn Quốc; Hòa thượng Viên Ưng – Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học; Sau Đại học Đông Bang; Hòa thượng Huệ An- Phó Chủ tịch Giáo hội Phật giáo Thái Cổ Hàn Quốc; Hòa thượng Huệ Triết – Trưởng ban Thông tin Truyền thông Giáo hội Phật giáo Thái Cổ Hàn Quốc đến thăm chùa Hội Khánh… Ngày 19 tháng 10 năm 2018 tại Văn phòng Ban Trị sự đón tiếp đoàn cán bộ và học viên Lào đã ghé thăm và tham quan chùa Hội Khánh… Ngày 04 tháng 12 năm 2019, Ban Trị Sự Phật giáo tỉnh đã long trọng đón tiếp ngài Tep Vong – Tăng thống Vương quốc Campuchia và quý đoàn thăm Phật giáo tỉnh Bình Dương tại Chùa Hội Khánh. Đón tiếp có Hòa thượng Thích Huệ Thông- Phó Tổng Thư ký, Chánh Văn phòng 2 Trung ương, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương cùng chư tôn đức Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương. Tại buổi đến thăm, Hòa thượng Trưởng Ban Trị sự tỉnh đã giới thiệu sơ lược về Phật giáo Bình Dương cũng như nét đẹp của ngôi chùa Hội Khánh, ngôi chùa cổ gắn liền với lịch sự văn hóa vùng đất Thủ và lời chúc thâm tình đến với mối quan hệ giao hữu tốt đẹp giữa Việt Nam và Campuchia…
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam và 38 năm thành lập Phật giáo Sông Bé – Bình Dương, sáng ngày 05 tháng 11 năm 2021, tại Trụ sở Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, Tổ đình chùa Hội Khánh, Thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đã đón tiếp Đoàn lãnh đạo Tỉnh uỷ, Ủy ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân, UBMTTQVN tỉnh do ông Nguyễn Văn Lợi, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh uỷ, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương làm Trưởng đoàn, cùng đại diện lãnh đạo Ủy ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân, UBMTTQVN tỉnh, các sở, ban ngành đến thăm và chúc mừng… Đồng thời, vào các dịp Tết Nguyên đán, Đại lễ Phật đản, Đại lễ Vu Lan và các lễ lớn hằng năm, tại Văn phòng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương hân hạnh đón tiếp đoàn lãnh đạo tỉnh Bình Dương, MTTQ, Ban Dân vận tỉnh, Công an tỉnh, Ban Tôn giáo tỉnh cùng các sở, ban, ngành chức năng tỉnh cùng các huyện, thị, thành cũng như các Tôn giáo bạn đã đến thăm, chúc mừng Phật giáo Bình Dương tại Tổ đình chùa Hội Khánh, Trụ sở BTS GHPGVN tỉnh.
Trong nhiệm kỳ 2017 – 2022, Ban Thông tin Truyền thông đã tích cực phối hợp với Phật sự Online trực tiếp các buổi lễ Phật đản diễn ra hằng năm, đặc biệt năm 2019 chụp hình, đưa tin cho Đại lễ Phật đản Vesak 2019 tổ chức tại chùa Hội An (Thành phố Mới Bình Dương) cũng như hỗ trợ đưa tin về Đại lễ Phật đản của các Ban Trị sự Phật giáo các huyện, thị, thành phố trực thuộc; phối hợp với Phật sự Online đưa tin kịp thời nhanh chóng đến độc giả về hình ảnh trang nghiêm của Đại Giới đàn Minh Thiện tháng 03 năm 2019… Phối hợp với Phật sự Online chụp hình, quay phim để đưa tin buổi lễ Tưởng niệm lần thứ 90 ngày mất của cụ Phó bảng Nguyên Sinh Săc (1929-2019) do Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương giao Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh kết hợp cùng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương tổ chức… Ngày 16 tháng 06 năm 2020, phối hợp với Phật sự Online chụp hình, quay phim đưa tin về Hội thảo Khoa học: “Lịch sử hình thành Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam và sự đóng góp cho Đạo pháp và Dân tộc” diễn ra vào ngày 16 tháng 06 năm 2020 (nhằm ngày 25 tháng 04 nhuận năm Canh Tý) tại Trung tâm Văn hóa Tượng Phật Niết bàn chùa Hội Khánh do Viện Nghiên cứu Tôn giáo và Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam phối hợp với Hệ phái Phật giáo Cổ truyền Việt Nam tổ chức. Các năm 2020 và 2021 do dịch bệnh Covid-19 kéo dài làm ảnh hưởng đến đời sống cũng như các hoạt động trên diện rộng, tuy nhiên Ban Thông tin Truyền thông Phật giáo tỉnh vẫn có những hoạt động ý nghĩa trong mùa dịch bệnh Covid-19 như kịp thời chụp hình, đưa tin trong các công tác thiện nguyện, từ thiện của Phật giáo tỉnh, những chuyến thăm, tặng quà, tặng nhu yếu phẩm, vật tư y tế, lễ ra quân trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, đặc biệt là rất chủ động trong việc nắm bắt và xử lý những thông tin sai lệch trên mạng, đặc biệt là những thông tin có liên quan đến Tăng Ni trên địa bàn tỉnh…
Trong nhiệm kỳ này, cùng chung tay với địa phương thực hiện tốt công tác phong, chống dịch Covid-19, đồng thời thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và công văn của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự về việc phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp virus Corona (Covid- 19), nội dung công văn yêu cầu Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố tăng cường việc tuyên truyền đến các chùa, Tăng Ni, Phật tử và nhân dân nhận thức về mức độ nguy hiểm, nguy cơ lây nhiễm của đại dịch Covid-19, Ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương đã vận động Ban Trị sự Phật giáo các huyện thị, thành phố trực thuộc và các cơ sở tự viện, cá nhân Tăng Ni ủng hộ kinh phí mua thiết bị y tế cùng nhiều công tác từ thiện khác trong mùa dịch năm 2020 là 2.280.000.000 đồng (hai tỷ, hai trăm tám mươi triệu đồng) và 15.000 khẩu trang y tế, 5.000 chai dung dịch sát khuẩn. Bên cạnh đó, Hòa thượng Trưởng Ban Trị sự tỉnh đã vận động các chùa và các mạnh thường quân đóng góp hơn 40 tấn gạo với 35.000 quả trứng cho chương trình ATM gạo được phát tại Trung tâm Văn hóa Tượng Phật nhập Niết bàn tại chùa Hội Khánh từ ngày 22 đến ngày 26 tháng 04 năm 020 đến tay bà con có hoàn cảnh khó khăn, trung bình mỗi ngày với khoảng 1.500 lượt người đến nhận.
Nếu như năm 2020 là năm khởi đầu mùa bệnh dịch, thì năm 2021 được xem là năm đại dịch lan rộng với nhiều nhiều khó khăn chồng chất, trong đợt bùng phát lần thứ tư tại nước ta, đại dịch Covid – 19 đã làm ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống sinh hoạt của nhân dân cả nước, trong đó khu vực miền Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng. Trên tinh thần “Phụng sự chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật”, đồng thời thực hiện lời kêu gọi, vận động của Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh cùng toàn thể Tăng Ni, tín đồ Phật giáo Bình Dương đã tích cực thực hiện các công tác Phật sự, từ thiện, chăm lo cho đời sống của nhân dân đang gặp khó khăn bởi Đại dịch Covid – 19 cũng như góp phần hỗ trợ tích cực trong công tác phòng, chống dịch tại tỉnh Bình Dương như vận động Ban Trị sự Phật giáo các huyện thị, thành phố trực thuộc và các cơ sở tự viện, cá nhân Tăng Ni ủng hộ kinh phí mua thiết bị y tế và quỹ Vaccine, cùng các công tác từ thiện như trao tặng nhu yếu phẩm gồm 10.000 phần quà cho khu bị phong tỏa, 100 tấn gạo, 200 tấn rau, củ quả, hơn 150.000 suất cơm cho các bệnh viện dã chiến và khu vực cách ly, phong toả. Trao tặng thiết bị y tế như ủng hộ mua vaccine 500 triệu; 27 máy thở đa năng, 06 máy thở hạng trung, 10 máy tạo oxi; 40.000 khẩu trang N95; 200 máy đo nhịp tim SP02; 5.000 bộ đồ bảo hộ, 10.000 chai cồn sát khuẩn, 66.000 phần thuốc hỗ trợ F0, 4.000 hộp Pharvita Plus Vitalidade, 600 túi đựng xác. Tặng 150 triệu viện phí và hỗ trợ cho các tình nguyện viên Phật giáo điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Medic Bình Dương; tặng quà cho các dân quân tại các chốt kiểm soát dịch trên địa bàn 09 huyện, thị, thành và chốt kiểm soát dịch Khu phố I và II thuộc phường Phú Cường 110 triệu đồng, ủng hộ 100 triệu vào chương trình “Sóng và máy tính cho em”, tặng 250 phần học bổng trị giá 375.000.000 đồng… Ước tổng số tiền Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương làm từ thiện trong đợt dịch Covid-19 khoảng 60 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Ban Trị sự tỉnh cũng phát động kêu gọi Tăng Ni và tín đồ Phật tử 09 Ban Trị sự Phật giáo huyện, thị thành trực thuộc Phật giáo tỉnh ủng hộ trong công tác phòng chống dịch Covid-19 là 49.661.265.000 đồng. Như vậy tổng số tiền Phật giáo tỉnh Bình Dương đóng góp cho công tác phòng, chống dịch năm 2021 là 109.661.265.000 đồng (một trăm lẻ chín tỷ, sáu tram sáu mươi mốt triệu, hai trăm sáu mươi lăm nghìn đồng).
Ngoài sự đóng góp cho công tác từ thiện trên, Ban Trị sự tỉnh đã vận động hơn 90 Tăng, Ni, Phật tử tham gia tình nguyện viên chống dịch. Ban Trị sự tỉnh đã trưng dụng Trung tâm Văn hóa Phật nhập Niết bàn, Tổ đình chùa Hội Khánh làm cơ sở cách ly tập trung cho Tăng Ni là F1, F2 và F0 có triệu chứng nhẹ, và đặt trạm y tế lưu động, điểm Test Covid – 19, cùng khu cách ly bệnh nhân F0 cho bà con tại các khu phố trong phường Phú Cường thành phố Thủ Dầu Một.
Về họa động từ thiện xã hội, đến nay trên toàn tỉnh Bình Dương, Phật giáo có 04 trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi và 05 cơ sở Đông – Tây y khám chữa bệnh, thứ nhất là Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi Bồ Đề Đạo Tràng (Thuận An), đây là một cơ sở từ thiện trực thuộc Phật giáo tỉnh Bình Dương, trung tâm hiện đang nuôi dưỡng gần 60 em, cơ sở đang phát triển và đã đi vào ổn định. Trung tâm thứ hai là Trung tâm Bảo trợ Thiện Tâm Viên Đức chùa Long Khánh (Tân Uyên) hiện cơ sở nuôi dưỡng 27 bé là các em, các bé bị bỏ rơi và thuộc diện khó khăn. Trung tâm thứ ba là Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi chùa Phổ Hiền (huyện Bàu Bàng) hiện đang nuôi dưỡng 17 bé là các bé mồ côi. Trung tâm thứ tư là Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi Ngọc Quý (chùa Tây Phương, Thủ Dầu Một), hiện chùa nuôi dưỡng 37 bé, trong đó 25 bé mồ côi, 12 bé gia đình khó khăn và cơ nhỡ… Ngoài ra, công tác từ thiện của Phật giáo Bình Dương rất quan tâm đến việc phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, phát thuốc từ thiện miễn phí tại Phòng khám, phát thuốc của một số ngôi chùa như: Phòng khám từ thiện chùa Hội Khánh, khám và tặng thuốc miễn phí cho khoảng 300 người cao tuổi vào ngày chủ nhật hàng tuần; Phòng khám từ thiện chùa Thường Linh, khám và cho thuốc miễn phí hàng tháng khoảng 600 lượt người đến khám và nhận thuốc; Phòng khám Từ Ân của chùa Thanh Lâm, huyện Phú Giáo hàng tháng khám và cho thuốc miễn phí khoảng 500 lượt nhận thuốc; Phòng khám từ thiện Đông – Tây y chùa Long Bửu (Thuận An); Phòng khám Đông y chùa Núi Châu Thới (Dĩ An).
Hàng năm, Ban Từ thiện đều vận động Tăng Ni, Phật tử các cơ sở tự viện tham gia tích cực vào công tác từ thiện – xã hội như cứu trợ đồng bào bị thiên tai lũ lụt ở các tỉnh miền Trung, miền Tây, tặng quà cho đồng bào vùng cao, cấp học bổng cho học sinh nghèo hiếu học, hỗ trợ Hội người mù, Hội người cao tuổi, các gia đình thương binh, liệt sĩ, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, xây dựng nồi súp tình thương tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh, xây dựng trên 100 căn nhà tình nghĩa, tình thương, xây cầu, tổ chức đoàn đến thăm, khám bệnh cấp thuốc miễn phí tại các nước bạn Campuchia, Lào…
Một số cột mốc đáng nhớ trong chuỗi hoạt động từ thiện cả Phật giáo trong nhiệm kỳ 2017 – 2022, đó là vào các ngày 17–20 tháng 05 năm 2017, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương đã phối hợp với đoàn công tác của UBMTTQVN tỉnh Bình Duơng do ông Nguyễn Thanh Liêm, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Bình Dương dẫn đoàn, đến tỉnh Champasak -Lào để khám bệnh phát thuốc và tặng 1.000 phần quà tổng trị giá hơn 600 triệu đồng, chuyến công tác từ thiện đã được Mặt trận Xây dựng Lào tỉnh Champasak hoan hỷ đón nhận và được lãnh đạo tỉnh đánh giá cao. Tiếp đến vào năm 2018, Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh đã đến thăm và tặng quà cho người nghèo tại các tỉnh khu vực phía Bắc, các tỉnh miền Trung, miền Tây như: Khánh Hòa, Bình Thuận, Gia Lai, Trà Vinh, Đồng Tháp, Bến Tre, Bình Phước và các huyện trực thuộc tỉnh Bình Dương…
Trong mùa Phật Đản năm 2019, Ban Từ thiện đã phối hợp với Hội Chữ Thập đỏ tỉnh, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã cho và tặng quà đến với người nghèo tại địa phương, xây 10 căn nhà tình thương ở Bình Phước và các huyện trực thuộc tỉnh Bình Dương… Đến mùa Phật Đản năm 2020, cũng là chuổi những ngày nhân dân cả nước cùng chung tay phòng, chống và đẩy lùi dịch bện Covid-19, ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh Bình Dương đã vận động, ủng hộ kinh phí mua trang thiết bị y tế, cùng với chư Tôn đức Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh phát gạo ATM tại chùa Hội Khánh; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, tặng quà đến với người nghèo tại địa phương cũng như cứu trợ nước ngọt, máy lọt nước đến những vùng ngập mặn miền tây như Bến Tre, Gò Công…
Vào tháng 10 và 11 năm 2020, thực hiện tinh thần Thông bạch số: 228/TBHĐTS, ngày 14 tháng 10 năm 2020, về việc vận động cứu trợ đồng bào lu lụt các tỉnh miền Trung của Hội đồng Trị sự, với tinh thần từ bi của đạo Phật, truyền thống tương thân tương ái của dân tộc, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bình Dương đã vận động Tăng Ni, Phật tử và quý nhà hảo tâm đã có những chuyến cứu trợ kịp thời đến những vùng lũ bị thiệt hại nặng nề Quảng Trị, Quảng Bình, Huế… Theo thống kê tổng hợp của Ban Từ thiện xã hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương thì trong nhiệm kỳ 2017-2022, Ban Từ thiện xã hội Phật giáo Bình Dương đã vận động đóng góp cho hoạt động từ thiện với tổng kinh phí là 334.804.365.000 (Ba trăm ba mươi bốn tỷ, tám trăm lẻ bốn triệu, ba trăm sáu mươi lăm ngàn đồng), phải nói đây là một con số ấn tượng về lấm lòng từ bi nhân ái bao la không bờ bến của những người con Phật dành cho đồng bào mình trong những lúc khó khăn vất vã…
Với những thành tựu sinh hoạt Phật sự vô cùng to lớn, đóng góp tích cực vào sự nghiệp ổn định và phát triển của Giáo hội, góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng quê hương Bình Dương ngày thêm giàu đẹp, vì vậy mà trong nhiệm kỳ này đã có nhiều cá nhân và tập thể tiêu biểu trong Ban Trị sự được cấp bằng Tuyên dương công đức của Trung ương Giáo hội, Huân chương, Kỷ niệm chương, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, bằng khen của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, UBMTTQ tỉnh Bình Dương và các ban, ngành đoàn thể tỉnh tặng nhiều bằng khen khác…
Trong nhiệm kỳ 2017-2022, Hòa thượng Thích Huệ Thông được Hội đồng Trị sự suy cử làm Phó Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Chánh Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội, phải nói là một vinh hạnh rất lớn cho Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương và toàn thể Tăng Ni Phật tử tỉnh nhà, tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc điều hành Phật sự tại tỉnh nhà hanh thông với chủ trương và đường lối của Giáo hội. Bên cạnh đó, việc Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội ban hành quyết định nâng tầm Ban đại diện Phật giáo cấp quận, huyện, thị lên Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện thị, kết hợp những điều này lại thì đây cũng được xem là một trong những yếu tố rất quan trọng để Ban Trị sự Phật giáo tỉnh và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo cấp huyện thị phát huy tối đa khả năng và vai trò của mình trong việc điều hành, quản lý Tăng Ni tự viện và các nhiệm vụ trọng yếu khác Trung ương Giáo hội giao phó. Đặc biệt, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương luôn được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của chư tôn đức lãnh đạo Trung ương Giáo hội, sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các ngành hữu quan tỉnh đã hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để Ban Trị sự có thể tổ chức các sự kiện Phật sự theo đúng chương trình, kế hoạch đã đề ra. Cộng thêm đó là đội ngũ nhân sự trong nhiệm kỳ 2017 – 2022 đã được trẻ hóa tràn đầy năng lượng tích cực, thì đây là những yếu tố góp phần mang lại những thành tựu khả quan trong nhiệm kỳ này.
Tóm lại, những thành tựu Phật sự trong nhiệm kỳ 2017 – 2022 cho thấy Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương bên cạnh những thuận lợi nhờ kế thừa nền tảng vững chắc mà các bậc tiền bối để lại, thì Phật giáo Bình Dương ở giai đoạn nào cũng vẫn luôn là một khối hòa hợp đoàn kết và nhất quán, năng nỗ tích cực nhiệt thành trong mọi hoạt động Phật sự, điều này đã giúp cho Phật giáo Bình Dương thật sự ổn định, phát triển đồng bộ trên hầu hết các lĩnh vực. Có thể nói rằng đây là điều kiện thuận lợi và cũng là nguồn cảm hứng để toàn thể Tăng, Ni và Phật tử Bình Dương thể hiện tốt vai trò đồng hành cùng dân tộc, phát huy tinh thần đoàn kết hòa hợp, tận dụng những lợi thế sẵn có, tích cực đóng góp công sức phụng sự đạo pháp và dân tộc trong giai đoạn đất nước hội nhập, hướng đến một tương lai tươi sáng trong sự nghiệp xương minh Phật pháp, góp phần vào công cuộc phát triển quê hương đất nước…