Tóm tắt: Vào khoảng thế kỷ thứ I TCN, đối mặt nguy cơ diệt vong do thiên tai, nạn đói hoành hành, Phật giáo Tích Lan đặt ra nhu cầu cấp thiết phải viết ra bộ Tam Tạng Thánh Điển nhằm bảo tồn những lời dạy của Đức Thế Tôn. Trong kỳ kiết tập kinh điển lần thứ tư, chư tăng Phật giáo Thượng Toạ Bộ (Theravada) tại Tích Lan đã hội họp và đọc chép lại toàn bộ Tam Tạng Thánh Điển trên lá buông đề giữ gìn và lưu truyền Tam tạng. Kỹ thuật chế tác kinh lá buông của Tích Lan công phu, tinh xảo đạt mức thượng thừa đã giúp lưu giữ lại nguồn Pháp Bảo quý báu này, bằng chứng là những bảng kinh lá buông vẫn còn tồn tại hàng ngàn năm thách thức thời gian như minh chứng cho giá trị bất diệt của giáo Pháp Đức Phật. Bài tham luận trình bày kỹ thuật chế tác và quy trình viết kinh lên lá buông theo nghi thức và truyền thống cổ xưa nhất của Tích Lan. Đặc biệt, Tích Lan đã tuyên bố Tam tạng kinh Pāḷi Tipiṭaka chép trên lá buông là di sản Quốc gia cho thấy tầm vóc và giá trị vô cùng lớn lao của bản kinh này.