Kinh lá Buông của Phật giáo Khmer An Giang và sự hội tụ cuối cùng của nghệ thuật chép Kinh trên lá (TT.TS Thích Nguyên Thành0

Tóm tắt: Lá Buông hay còn gọi lá Bối (Corypha Umbraculifera) thuộc loại cây họ cau (Arecaceae) như Cọ, Thốt nốt… Tiếng Anh gọi chung là Palm Leaves. Cách đây khoảng 2.300 năm, các nhà Sư Ấn Độ và Sri Lanka đã trích khắc kinh Phật vào lá Bối. Các bản kinh này được lưu truyền sang Nepal, Afganistan, Tây Tạng… Trung Á, Đông Nam Á như Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và vào An Giang, qua đó Phật giáo Nam tông Khmer nối tiếp truyền thống này mà chép kinh trên lá Buông bằng ngôn ngữ Khmer.

Kinh lá Bối được du nhập vào suốt triều đại nhà Đường (618 – 907). Có 577 tự viện ở khu Tây-song Bản-nạp (Sipsong Panna) thuộc khu tự trị của dân tộc Thái ở Vân Nam (Trung Quốc) còn lưu giữ hơn 50.000 bản kinh lá Bối.

Những bản kinh trên lá Bối cổ nhất còn được lưu giữ là các bản trích chép kinh Đại thừa bằng ngôn ngữ Sanskrit. Bản cổ nhất do nhà sưu tập Schoyen có niên đại cách đây khoảng 2.000 năm, được chuyển từ Afganistan và cất giữ tại Na Uy. Đây là tài liệu rất quý từng được triển lãm tại chùa Huyền Không (Tp. Huế) vào ngày 26, 27/4/2016. Bản kinh này được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa của Nhân loại. Một tài liệu quý khác là Bảy ngọn lá Buông được trích kinh Hoa Nghiêm cách đây khoảng từ 1.000 – 1.100 năm. Ngoài ra, Sri Lanka còn có bản kinh lá Bối cách đây khoản 900 năm.

Kinh lá Bối được du nhập vào An Giang cách đấy khoảng 800 năm và Phật giáo Nam tông Khmer nối tiếp truyền thống chép kinh trên lá Buông cách đây khoảng 700 năm.