Tóm tắt: Kho kiến thức phong phú của nhân loại đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng phương tiện truyền miệng và chữ viết trên các chất liệu khác nhau như: đá, xương thú và mai rùa, đồng, gốm, vải, vỏ cây bạch dương, đồ da, lá cọ và giấy, Nhưng bản viết bằng tay trên các vật liệu trên được gọi chung là văn bản. Nó gồm tập hợp các câu có tính trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và hướng tới một mục tiêu giao tiếp nhất định. Nói chung văn bản là những tài liệu quý hiếm được viết về nhiều chủ đề như tôn giáo, triết học, lịch sử, văn học, y học và khoa học. Văn bản có thể được phân loại trên cơ sở vật liệu được sử dụng. Trong đó, các bản viết tay trên chất liệu lá Buông đã đóng góp quan trọng vào kho di sản quốc gia quý giá, do đó việc bảo quản, bảo tồn và gìn giữ chúng là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm nghiên cứu. Bài nghiên cứu này sẽ đề cập đến quy trình bảo quản, bảo tồn kinh lá Buông dưới góc độ bảo quản hiện vật bảo tàng.