Sách viết trên lá: Kinh nghiệm Quốc tế và những khuyến nghị cho công tác bảo tồn và quảng bá di sản “Kinh lá Buông” ở tình An Giang (Châu Huy Ngọc)

Tóm tắt: Kinh lá buông nói riêng, sách viết trên lá nói chung là hiện vật di sản đặc trưng của các nền văn hóa Nam Á và Đông Nam Á trong đó có văn hóa cộng đồng Khmer ở Nam Bộ. Tầm quan trọng của kinh lá buông đã được công nhận qua việc công nhận “Tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá buông của người Khmer” ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên của tỉnh An Giang đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tuy nhiên do nhiều yếu tố, kinh lá buông vẫn chưa được bảo tồn và phát huy hiệu quả giá trị di sản. Bài viết này là một nghiên cứu tổng quan các vấn đề liên quan đến bảo tồn và phát huy giá trị sách viết trên lá đã được công bố trên thế giới với mục đích cung cấp thêm các kinh nghiệm quốc tế. Trên cơ sở đó các khuyến nghị được đưa ra để phục vụ công tác bảo tồn và phát huy giá trị kinh lá buông trên địa bàn hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, tỉnh An Giang.