Chữ Khmer và Kinh lá Buông trong dòng chảy văn hoá Phật giáo Nam tông: Nhận diện và bảo tồn giá trị (ThS. Đỗ Duy Hưng)

Tóm tắt: Kinh lá buông và chữ Khmer trên kinh lá được chế tác và khắc rất cầu kì, với đôi bàn tay tài hoa và sự hiểu biết thấu đáo của người nghệ nhân Khmer Nam Bộ – đồng thời cũng là các tu sĩ Nam tông Khmer. Tiếp cận vấn đề về nhận diện và bảo tồn, chúng tôi hướng đến mục đích cao nhất đó là giá trị của các bộ kinh lá buông hiện được lưu giữ tại gần 30 ngôi chùa Nam tông – Khmer. Thông qua các phương pháp nghiên cứu đặc thù của ngành Tôn giáo học kết hợp với cách thức tiếp cận liên ngành như Văn hóa, Lịch sử,… qua phương pháp chủ yếu là phân tích – tổng hợp, nghiên cứu này tập trung làm rõ các vấn đề như sau:

Thứ nhất, Khái lược về chữ Khmer và kinh lá buông của Phật giáo Nam tông Khmer trong văn hóa Phật giáo Việt Nam;

Thứ hai, phân tích chữ Khmer và kinh lá buông trong dòng chảy Văn hóa Phật giáo Nam tông Việt Nam;

Thứ ba, đề xuất một số biện pháp về công tác bảo tồn, gìn giữ và phát triển ứng dụng chữ Khmer cổ và kinh lá buông hiện nay.