Lê Thánh Tông (1442-1497) là vị vua thứ năm của nhà Hậu Lê. Nhà vua trị vì từ năm 1460 đến khi qua đời năm 1497. Trong 37 năm trị quốc, vua đã ban bố nhiều chính sách nhằm hoàn thiện bộ máy quan chế, hành chính, kinh tế, giáo dục, khoa cử, luật pháp và áp dụng các giá trị Tân Nho giáo vào việc trị an, khiến Đại Việt trở thành một quốc gia ổn định và văn minh vào thời kỳ đó.
Trong thời gian trị vì, vua đã chia đất nước làm 13 thừa tuyên và đặt phủ Phụng Thiên trực thuộc đế đô Đông Kinh, sai quan nghiên cứu hình thế núi sông mà đóng thành Bản đồ Hồng Đức.
Vua rất chú trọng tới việc tiến cử, cất nhắc quan lại tài năng, liêm khiết và nghiêm khắc bài trừ tệ tham nhũng, biếng nhác, phóng đãng và vô đạo đức trong giới quan chức. Đặc biệt, ông rất thận trọng trong việc tuyển lựa quan lại, những người thi hành chính lệnh của nhà vua và đạo đạt lên vua ý nguyện của dân.
Vua Lê Thánh Tông đã quy định rất phân minh và chặt chẽ chế độ quan lại; yêu cầu quan lại phải thanh liêm, cần mẫn. Nếu không làm tròn nhiệm vụ của mình sẽ bị trừng phạt rất nặng bằng các điều đã được quy định trong bộ Quốc triều Hình luật.
Vua là người luôn thực thi đường lối lấy pháp luật để trị nước, đưa nhà nước Đại Việt nửa sau thế kỷ XV trở thành một nhà nước hùng mạnh, làm kiểu mẫu cho các thời vua sau noi theo.
Ông thường nhắc nhở quan lại:
“Pháp luật là phép công của Nhà nước, ta cùng các ngươi phải tuân theo.
Một khi phép tắc đã định ra, phải kính cẩn duy trì và thực hiện…”.
“Đặt luật để hết gian xảo, sao còn dùng kẻ coi thường pháp luật? Đặt quan để hết kiện tụng, sao còn cái tệ bán rẻ chức quan? Việc cấm chấp nếu không nghiêm, mối tranh giành sao dẹp được”.
(Cổ luật Việt Nam, tr.7)
Dưới thời vua trị vì, các vị quan nào không làm tròn bổn phận chăm nom, săn sóc dân, lại sách nhiễu, hành hạ khiến dân chúng phải lưu vong đi nơi khác, hay túng cùng mà làm bậy sẽ bị bãi chức hay tội đồ.
Trong Quốc triều Hình luật, điều 1 chương Hộ hôn ghi: “Các quan ti làm việc ở ngoài, nếu không biết làm việc lợi, trừ việc hại để dân trăm họ phải phiêu bạt đi nơi khác, hộ khẩu bị hao hụt vì có trộm cướp tụ họp ở trong hạt, thì xử tội bãi chức hay tội đồ; nếu không bắt trộm cướp và không tâu trình, thì phải xử tội tăng một bậc; nếu có phản nghịch ẩn núp trong hạt mà không mật tâu và truy
bắtthìbịtộinhẹhơntộiphảnnghịchmộtbậc”.
(QTHL, tr.66).
Các quan phải có nhiệm vụ làm cho dân giàu, phải lo bảo vệ tài sản, hoa màu của dân để làm cho dân được sung túc mà an cư lạc nghiệp.
Điều 86 chương Vi chế ghi:
“Việc giữ đê không vững vàng hoặc quan giám đường (trông coi việc giữ đê) không ra sức giữ gìn để cho nước lụt làm vỡ đê, làm mất hoa màu của dân thì quan lộ và quan giám đường bị xử tội biếm hay bãi chức” (tr.50).
Khi thi hành chính lệnh của triều đình, các quan ngoại nhiệm phải luôn luôn dùng lễ giáo mà cảm hóa dân, tự mình phải ăn ở sao để đáng làm gương mẫu cho dân.
Điều 85 chương Tạp luật ghi:
“Các quan ti say mê tửu sắc, để phương hại đến việc quan thì bị xử tội biếm hay bãi chức…” (tr.124).
Vị quan nào không lo làm tròn nghĩa vụ mà lại còn cậy chức cậy quyền của mình mà sách nhiễu, hiếp đáp dân hoặc tự tiện xâm chiếm đồ đạc của cải của dân thì sẽ bị trừng phạt nặng nề.
Điều 67, chương Vi chế và điều 80 chương Tạp luật quy định:
“Từ các quan tướng súy tại các phiên trấn, đến những quan châu huyện ở trấn mình, sách nhiễu tiền tài của dân thì bị biếm ba bậc, phải bồi gấp đôi số tiền đã lấy để trả lại cho dân. Quan tôn thất từ nhị phẩm trở lên can tội ấy, bị phạt tiền một trăm quan; những người gia thuộc làm việc sách nhiễu để làm rối loạn trong hạt thì luận tội khác. Khi chiêu dụ dẹp yên dân mường mán mà tự tiện phá nhà cửa, lấy súc vật, tài sản của dân, thì bị biếm hay bị đồ phải bồi gấp đôi số tiền trả cho dân”.
“Các quan cai quản quân dân các hạt vô cớ mà đi đến những làng xã trong hạt hay là vợ con, người nhà đi lại mượn việc mua bán làm cớ, để quấy nhiễu quân dân, lấy của biếu xén, thì phải tội biếm hay bãi chức…”.
Quan chức hiếp đáp người dân như trong trường hợp quản giám dân vùng cao, biên ải, bắt dân vô tội, giam cầm trái phép, thì phải phạt đánh 60 trượng, giáng chức hai bậc; thuộc lại mà phạm tội thì phải đồ khao đinh…
Quan chức nhận hối lộ, hoặc tự tiện lấy đồ vật của dân thì bị trừng phạt rất nặng như các quan ty mà nhận hối lộ từ 1 đến 9 quan thì tội biếm hay tội bãi; từ 10 quan đến 19 quan lĩnh tội đồ hay tội lưu; từ 20 quan trở lên lĩnh tội chém. Đối với những công thần, quý thần,cùng những người có đại tài được mời dự vào hàngbátnghịmàănhốilộtừ1quanđến9quanthì phạt tiền 50 quan; từ 10 quan đến 19 quan phạt tiền từ 60 quan đến 100 quan. và từ 20 quan trở lên lĩnh tội đồ (điều 42 chương Vi chế). Vị quan nào tự tiện lấy đồ vật của quân dân mà dùng vào việc tư thì phải tội như tội ăn hối lộ và phải bồi thường gấp đôi cho quân dân (điều 87 chương Vi chế)…
Những biện pháp trừng phạt quan chức phạm tội bằng những điều luật cụ thể cho thấy tầm nhìn của nhà vua nhằm triệt để bảo vệ quyền lợi của nhân dân, buộc các quan phải siêng năng, có trách nhiệm cao nhất trong phần việc của mình.
Có thể nói rằng vua Lê Thánh Tông đã có công rất lớn trong việc hoàn bị nền hành chánh, tổ chức lại triều đình có trật tự, đặt ra luật pháp nghiêm minh. Bộ luật
Hồng Đức là một bước tiến lớn cho nền luật pháp nước nhà. Luật quy định điều khoản rõ ràng khiến các triều đại sau lấy đó làm khuôn phép noi theo.
Nhận định về bộ luật Hồng Đức, sử gia Phan Huy Chú viết:
“Hình luật đời Hồng Đức, các đời đều tuân theo, dùng làm phép sẵn, dù các điều mục nhỏ nhặt có thêm bớt, song đại cương chế độ bao giờ cũng vẫn theo đó, thực là cái mẫu mực để trị nước, cái khuôn phép để buộc dân…”.
Những nhận định đó cũng tương tự như lời khen của sử gia Maybon viết trong cuốn Lectures sur l’historie moderne et conteporaine du pays d’Annam de 1428 à 1926, xuất bản tại Paris năm 1919:
“Nhà vua (vua Lê Thánh Tông) tỏ ra là một nhà cai trị khôn khéo và ta có thể nói rằng tổ chức của nước Nam đã bắt đầu từ đời này”.
Tài liệu tham khảo:
– Cổ luật Việt Nam, Viện Sử học, Nxb Giáo Dục, 2009.
– Quốc triều Hình luật và Hoàng Việt luật lệ, Viện Sử học, Nxb Giáo Dục, 2009.
– Lịch triều hiến chương loại chí, T.3, Quan chức chí, Phan Huy Chú, Nxb Khoa Học Xã Hội, 1992.
So, we are trying to determine how long it has an effect cialis 5mg online Everette VMBQDOWUwKGuugJkcu 6 4 2022