Thay lời Ban Biên tập: Vừa qua, Tạp chí Văn hóa Phật giáo tổ chức chuỗi sự kiện quan trọng với Lễ Công bố Mã số chuẩn quốc tế xuất bản ấn phẩm nhiều kỳ ISSN, ra mắt thành viên Ban Biên tập và Lễ Ký kết hỗ trợ chuyển phát thư tín, in ấn giữa Tòa soạn và hai đơn vị thuộc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam. Sự kiện này là dịp để tập thể Tòa soạn nhìn lại chặng đường 16 năm hình thành và phát triển, tưởng nhớ và tri ân người đi trước, kế thừa và phát huy những giá trị căn bản, thống nhất mà Tòa soạn liên tục theo đuổi từ quá khứ đến tương lai.
Công lao của những hạt nhân tinh hoa Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo có nguồn gốc hình thành từ Tập Văn, một tập san của Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hoạt động từ năm 1985, do Cư sĩ Võ Đình Cường bấy giờ là Trưởng ban, làm Chủ nhiệm. Được sự chấp thuận của Giáo hội, Tập Văn phát hành mỗi năm 3 số vào các dịp Xuân, Phật đản và Vu lan. Tập Văn hoạt động được 19 năm (từ 1985 đến 2004), phát hành được 56 số, mỗi số gần 1.000 bản.
Đến giữa năm 2004, Cư sĩ Võ Đình Cường đề nghị Giáo hội xin nhà nước cho phép xuất bản một Tạp chí thay cho Tập Văn. Nhờ sự đồng thuận và quan tâm đặc biệt của Trưởng lão Hòa thượng Thích Hiển Pháp (lúc bấy giờ đương nhiệm là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hôi đồng Trị sự – Giáo hội Phật giáo Việt Nam) và Hòa thượng Thích Thiện Nhơn (lúc bấy giờ đương nhiệm là Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn Phòng 2 Trung ương Giáo hội), các thủ tục được khẩn trương hoàn tất theo luật định.
Đến cuối năm 2004, Tạp chí Văn hóa Phật giáo chính thức ra đời theo Quyết định số 96/GP-BVHTT ngày 13/10/2004 của Bộ Văn hóa Thông tin, theo đó cơ quan chủ quản của Tạp chí là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Hiện nay, Tạp chí Văn hóa Phật giáo hoạt động theo giấy phép hoạt động báo chí số 1878/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 14/11/2011, trở thành một trong những cơ quan ngôn luận, đại diện cho tiếng nói của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.
Tạp chí là nơi giới thiệu các công trình nghiên cứu về tư tưởng, văn hóa, nghệ thuật, triết học của Phật giáo, những tinh hoa văn hóa Phật giáo Việt Nam, khảo cứu về những công trình kiến trúc tôn giáo, di tích Phật giáo, góp phần phát huy giá trị tốt đẹp của văn hóa Phật giáo Việt Nam, làm phong phú thêm kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam.
Tạp chí hoạt động với chủ trương: “Tạp chí của tất cả những ai chấp nhận tư tưởng Phật giáo, quyết tâm xây dựng một xã hội lành mạnh, hiền hòa, đồng thời bảo vệ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc”.
Hơn 16 năm hình thành và phát triển, Tạp chí Văn hóa Phật giáo đã được dẫn dắt bởi bốn vị Tổng Biên tập, đó là: Cư sĩ Võ Đình Cường, Cố Trưởng lão Hoà thượng Thích Chơn Thiện, Cố Hòa thượng Thích Trung Hậu, và tổng biên tập đương nhiệm là Hòa Thượng Thích Hải Ấn.
Để có được thành tựu ấy, ngoài vai trò của các vị Tổng biên tập thì không thể không kể đến sự đóng góp liên tục và lớn lao trong vai trò Phó Tổng biên tập thường trực của Cư sĩ Trần Tuấn Mẫn và đội ngũ nhân sự, cộng tác viên của Tạp chí, từ buổi sơ khai cho đến tận ngày hôm nay.
Để đảm bảo tôn chỉ và tinh thần của Tạp chí Văn hóa Phật giáo được kế thừa và phát triển liên tục, tháng 7 năm 2020, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tin tưởng bổ nhiệm Thượng Tọa Tiến sĩ Thích Minh Nhẫn, Ủy viên Thường trực Hội Đồng Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam giữ chức vụ Phó Tổng Biên tập Thường trực kiêm Tổng Thư ký Tòa soạn thay cho cư sĩ Trần Tuấn Mẫn, thể theo nguyện vọng xin nghỉ hưu do tuổi cao và sức khỏe.
Kế thừa và phát triển toàn diện trên hành trình phía trước nhận thức được tầm nhìn của công tác truyền thông Phật giáo, tính nhân văn xã hội và yếu tố khoa học, Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo đã có những sự chuyển biến mạnh mẽ. Đơn cử như việc ra mắt Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo phiên bản điện tử song hành cùng ẩn phẩm báo in truyền thống, phát hành định kỳ hai số mỗi tháng. Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo đã hình thành một giao diện mới, hiện đại, linh hoạt, chuyên nghiệp và có chiều sâu.
Niềm vinh dự tiếp nối đến với Tạp chí Văn Hóa Phật giáo, khi vào ngày 18/8/2020, Tạp chí đã được Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp mã số ISSN tại quyết định số 23 / TTKHCN – ISSN cho Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo bán Nguyệt san với mã số ISSN 2734-9128.
Dự kiến, trong thời gian sắp tới, Tòa soạn sẽ ra mắt phiên bản Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo bằng tiếng Anh, nhằm nâng cao khả năng tiếp cận đến quý vị học giả và bạn bè trên khắp năm châu.
Để đánh dấu mốc son phát triển của Tạp chí Văn Hóa Phật giáo, song hành cùng sự phát triển của thời đại công nghệ số, kể từ số báo 350, Ban Biên tập đã vận dụng hiệu quả ưu thế của nền tảng kỹ thuật số để góp phần tạo nên sức lan toả mạnh mẽ cho nội dung Tạp chí, đưa các giá trị thông tin và khoa học hữu ích của Tạp chí đến với cộng đồng các giới một cách nhanh nhất.
Nhằm thích ứng với những thay đổi nhanh chóng và những thách thức mới của xã hội thông tin, Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo đã xây dựng chiến lược hoạt động tổng thể và nền tảng định dạng đa kênh để đảm bảo tính hiện đại và chuyên nghiệp, giá trị khoa học và xã hội sâu sắc, yếu tố kế thừa và phát triển toàn diện.
Muốn thực hiện được kỳ vọng đặt ra, ngoài sự nỗ lực kiên trì và bền bỉ của tập thể Ban Biên tập, đội ngũ phóng viên, biên tập viên và chuyên viên Tòa soạn thì phải kể đến sự đóng góp chuyên môn đa dạng của quý cộng tác viên thuộc tất cả các giới trong xã hội, đặc biệt là quý chư Tôn đức, Phật tử, nhân sĩ, trí thức. Tòa soạn cũng trân trọng những cộng tác viên trẻ yêu mến Phật giáo, có dụng tâm nghiên cứu và thấu hiểu triết lý Phật đà, đồng thời sở hữu góc nhìn văn hóa xã hội sâu sắc.
Tòa soạn hy vọng sẽ xây dựng hoàn thiện mạng lưới cộng tác viên rộng khắp trong cả nước và quốc tế, kết hợp cùng năng lực tác nghiệp chuyên môn nội bộ để góp phần nâng cao liên tục chất lượng nội dung cũng như hình thức của các ấn phẩm trong tương lai.
Với sự tâm huyết và đồng lòng, Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo sẽ tiếp tục đồng hành và sánh vai cùng các ấn phẩm báo chí chính thống liên quan đến Phật giáo, hòa chung tiếng nói “TỐT ĐỜI – ĐẸP ĐẠO”, vững vàng bước đi trên con đường xiển dương Phật pháp và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh, tiến bộ, đổi mới và hội nhập.
Awesome article post.Really thank you! Much obliged.
Why people still make use of to read news papers when in this technological globe all is presented on web?
my site; vpn special coupon code 2024
Hello mates, its impressive post concerning teachingand
completely explained, keep it up all the time.
Here is my web-site – vpn coupon 2024
Hello there! This is kind of off topic but I need some guidance from an established blog.
Is it difficult to set up your own blog? I’m not very techincal but
I can figure things out pretty quick. I’m thinking about creating my own but I’m not sure where to start.
Do you have any points or suggestions? With thanks
Also visit my web blog :: vpn special coupon
Hi this is kind of of off topic but I was wondering if blogs use WYSIWYG editors
or if you have to manually code with HTML. I’m starting a blog
soon but have no coding expertise so I wanted to get advice from someone with experience.
Any help would be enormously appreciated!
Visit my web-site – vpn special
excellent submit, very informative. I wonder why the opposite specialists of this sector don’t understand this.
You should continue your writing. I am sure, you’ve a great readers’
base already!
My web site … vpn code 2024
I visited various sites however the audio feature for audio songs present at this
web site is truly wonderful.
Here is my site; facebook vs eharmony to find love online
I love it when folks come together and share thoughts.
Great blog, continue the good work!
My web blog – eharmony special coupon code 2024
If some one wants expert view regarding running a blog
then i advise him/her to go to see this website, Keep
up the good job.
my blog nordvpn special coupon code 2024