Có thể nói, vầng trăng là biểu tượng của vẻ đẹp, bình an, tĩnh lặng và thật sự tương đồng với ý nghĩa của thiền định. Vầng trăng hiện hữu từ cổ chí kim luôn có một ý nghĩa và tâm thái vô cùng đặc biệt trong tình cảm hòa quyện với tâm hồn của mỗi người. Ở các nước châu Á mà Việt Nam là một đặc thù, hình ảnh vầng trăng đã được ghi dấu đậm nét trong đời sống văn hóa và tinh thần gắn liền với dân gian và lịch sử.
Ánh trăng và nét đẹp lung linh từ Phật tích
Chính vì thế, đối với các thiền sư hay những nhà tư tưởng lớn của Phật giáo, hình ảnh vầng trăng luôn chiếm giữ tình cảm đặc biệt trong tâm tưởng. Nó được thể hiện cô đọng, tuôn trào qua ngôn từ trong những vầng thơ, lời văn bất hủ. Và thông qua đó, chúng ta có thể hiểu được vầng trăng hiện hữu sâu sắc trong tâm hồn của mỗi con người, mang nét đẹp của sự an lành, thanh thoát, giác ngộ, đặc biệt vầng trăng trong tâm hồn của trẻ thơ càng trở nên hồn nhiên, huyền diệu và đậm chất huyền bí qua chuyện cổ tích chị Hằng, chú Cuội đêm Trung thu.
Trăng xuất hiện trong những vần thơ đậm chất Phật giáo của các thiền sư, thi nhân trong đó có ngài Tuệ Trung Thượng sỹ, Thiền sư Pháp Loa, Thiền sư Tùng Duyệt, Thiền sư Bổn Tịnh, vua Trần Anh Tông… Qua đó, chúng ta cảm nhận được khoảnh khắc hòa quyện tuyệt vời giữa dòng tư tưởng thiền vị của người trong cảnh với trăng. Ánh trăng có khi hiền hòa, tĩnh lặng, có khi mạnh mẽ, quyết liệt… Đặc biệt, những khoảnh khắc thiền định và giác ngộ trọng đại trong cuộc đời Đức Phật, được khắc họa lại trong bối cảnh thanh tĩnh của ngày rằm trăng tròn đẹp nhất.
Đức Phật đản sảnh vào ngày trăng tròn tháng Tư; Đức Phật xuất gia và nhập diệt vào trăng tròn tháng Hai; Đức Phật thành đạo vào trăng tròn tháng Chạp. Những phút giây hóa độ của tư tưởng từ thấp lên cao, để Thái tử Tất Đạt Đa chạm đến cột mốc đỉnh cao trong tư duy và thần thức của trí huệ, nhìn thấu bản thể của vạn vật trong vũ trụ. Đó phải chăng là có sự góp phần tạo tác vô hình từ vầng trăng tròn của thiên nhiên rộng lớn. Và chính vầng trăng bên trong của Thái tử Tất Đạt Đa đã tỏa sáng rạng ngời, phản chiếu qua vẻ đẹp thanh thoát của vầng trăng tròn ngày rằm trong vũ trụ.
Trong quá trình hoằng dương chánh pháp, Kinh tạng đã kể lại nhiều điển tích Đức Phật hành đạo trong những thời khắc tuyệt đẹp cùng với ánh trăng. Kinh A-hàm, kinh số 94, Đức Thế tôn kệ rằng: “Như trăng trong không bợn, chu du khắp hư không, trong tất cả tinh tú, ánh trăng sáng hơn hết. Tinh tấn cũng như vậy, Giới, Văn rộng bố thí, lìa bỏn sẻn trong đời, bố thí này sáng ngời”. Và trăng qua cái nhìn của các Thiền sư cũng thanh thoát diệu kỳ: Một thân nhàn nhã dứt muôn duyên Hơn bốn mươi năm những hão huyền, nhắc bảo các người đừng gạn hỏi Bên kia trăng gió rộng vô biên.
(Thiền sư Pháp Loa)
Thiền, trở về bản thể tròn vẹn như trăng
Thiền, nói ở một góc độ cô đọng và nguyên bản, có thể tạm hiểu chính là trở về với bản tính hồn nhiên của một em bé trong tiềm thức mỗi con người. Em bé đó đã được vũ trụ kiến tạo thật đẹp từ khi hình thành bào thai trong bụng mẹ. Và khi mở mắt chào đời, trong tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, tươi đẹp ấy, vô tình bị tác động của môi trường sống, quan niệm, tính cách và tư tưởng của bối cảnh xã hội làm chúng ta quên bỏ bản thể tự nhiên tròn đầy, mạnh mẽ trong chính mình để đi theo những ảo vọng, và phải đối mặt với những điều đau khổ, tuyệt vọng. Nguyên nhân sinh ra đau khổ, tuyệt vọng ấy là do đâu? Do không được vừa ý! Không được vừa ý là bởi nó trái với bản thể tự nhiên “vầng trăng bên trong” của mỗi người.
Vậy nên, ngài Tuệ Trung Thượng sỹ nói:
Tâm thanh tịnh không nhơ, không bợn Thân kiên cố không trước, không sau. Sắc xuân hoa đóa tươi hồng, Trăng thu bóng tròn tròn viên diệu.
Mỗi người khi hiện hữu trên cõi đời này đều có một giá trị và sứ mệnh. Sứ mệnh đó không phải là cái gì quá xa xôi, mà chính là, mỗi người có một sứ mệnh để sống cuộc đời vui vẻ, hạnh phúc và bình an. “Vui theo loạn động là đau khổ”. Vì vậy, ánh sáng của trăng qua tư tưởng của đạo Phật được hiểu theo hai chiều. Chiều thuận là để chỉ “sự chân thật của trí tuệ bên trong của mỗi người” và chiều ngược lại là “không thấy vầng trăng bên trong của chính mình mà mãi chạy theo ánh trăng bên ngoài”. Trong Kinh A-hàm, Đức Phật dạy: “Người thiện cũng giống như mặt trăng (mùng 1 đến 15 ngày càng sáng tỏ)/ Người ác cũng giống như mặt trăng (từ ngày 15 đến ngày 30, ngày càng khuất lui dần vào bóng tối”.
Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên, vầng trăng được nhắc đến trong những giây phút thiền định nhất. Bởi vì ánh sáng của trăng rằm không chớp nhoáng như một tia sét, cũng không chói lòa như ánh mặt trời giữa ban trưa. Ánh sáng của mặt trời có thể thêu đốt mọi thứ mỏng manh, nhưng ánh sáng dịu hiền, thanh mát của vầng trăng nâng niu, nhẹ nhàng soi tỏ cả càn khôn, từ những sinh vật mỏng manh cho đến những cây cao bóng cả, làm cho vạn vật thể hiện nét đẹp nhất của mình trong sự bình an và thanh thoát.
Không giống như mặt trời, mỗi ngày đều như mỗi ngày, trăng có sự biến thiên vận hành “tròn – khuyết” theo chu kỳ 30 ngày đêm. Nó thật là biểu tượng và hình ảnh thích hợp để con người cảm nhận về hành trình rèn luyện thân tâm, cũng giống như mặt trăng tròn hay khuyết, là sự thiền định, cảm nghiệm để giác ngộ và làm bừng sáng “vầng trăng trí tuệ”, đó là kết quả mà bất cứ ai trong quá trình tu tập cũng đều hướng đến.
Thiền – Trăng và minh triết giác ngộ
Thiền đồng hóa với vũ trụ, mang trong mình bí ẩn của sự giác ngộ, ngay nơi vọng là chân, vô minh và trí tuệ như nhau không khác. Đó là sự thật, là bản chất chân thật của tự nhiên. Cũng như bóng tối và ánh sáng là một; đen và trắng là một; hạnh phúc và đau khổ là một… Một ở đây không phải là có cùng một tính chất, mà một ở đây là chúng tồn tại và hiện hữu làm một, thật không thể tách rời nhau, như là hai mặt của một vấn đề. Nếu tách bỏ một nửa này thì nửa còn lại sẽ không có khả năng hiện hữu. Sự thật là nếu không có màu đen thì làm sao biết màu trắng; nếu không có đau khổ làm sao có thể cảm nhận được hạnh phúc… Chất lượng cuộc sống của bạn vốn không phụ thuộc vào bất kỳ một định lượng vật chất cụ thể nào, mà thông qua sự vật, hiện tượng đó, bao nhiêu sự hài lòng của bạn về mặt tinh thần nó mang tính quyết định.
Điều này có thể thấy rõ qua tư tưởng trong Kinh Bát Nhã: “Sắc tức thị không, không tức thị sắc”. Phân tích rõ để thấy, mục đích của thiền định là tìm đến sự tĩnh lặng, an lạc, giải thoát, và để thanh thản, an lạc, giải thoát. Mỗi người chúng ta phải hiểu quy luật vận hành của tự nhiên, chấp nhận quy luật đó thì gọi là người có trí tuệ, để rồi vận hành thuận theo tự nhiên thì kết quả chắc chắn là diễn ra như mong muốn. Chúng ta cũng là một thực thể của tự nhiên, dù chúng ta có hiểu hay chưa hiểu thì tự nhiên là thực thể quyết định. Hiểu và vận hành đúng với tự nhiên, kết quả chúng ta được như ý, còn không hiểu và vận hành sai quy luật tự nhiên, thì sẽ dẫn đến kết quả sai, lúc ấy tự nhiên sẽ dạy cho mỗi người những bài học để giác ngộ.
Điều này đã được Thiền sư Bổn Tịnh cảm nhận:
Thiên hiểu bất nhân chung cổ động
Nguyệt minh phi vị dạ hành nhân.
Tạm dịch:
Trời sáng đâu do chuông trống đổ, Trăng trong đâu bởi khách đi đêm.
Con người vốn dĩ nương vào tự nhiên “trời sáng”, “trăng trong” để tạo ra các sinh hoạt thuận lợi cho mình như “chuông trống đổ”, “đi đêm”, nhưng lâu dần, con người lại lầm tưởng vì mình “đánh chuông” nên trời mới sáng, hay vì “khách đi đêm” nên “trăng phải trong” để phục vụ cho mình. Phải chăng, chính vì sự ngộ nhận “hồn nhiên” ấy tích tụ lại dần dần, tạo nên tấm màn vô minh che phủ trong tri kiến của mỗi người?
Có – Không tựa như sóng trăng, bóng trúc
Trong mối tương quan hòa quyện giữa tư tưởng đạo Phật với thiên nhiên, vũ trụ “Thiền và Trăng”, chúng ta cũng có thể thả mình để thưởng thức những ngôn từ tuyệt đẹp về ánh trăng trong hai câu đối cổ xưa quý hiếm của các bậc tiền bối, còn lưu giữ tại Tổ đình chùa Hội Khánh (thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương).
Nhược thực nhược hư, trúc ảnh tảo giai trần bất động
Thị không thị sắc, nguyệt xuyên hải đổ thủy vô ngân.
Tạm dịch:
Như thực như hư, bóng trúc quét thềm bụi thêm chẳng động
Là không là sắc, trăng soi đáy biển, nước biển không nhồi.
Quả thật trong trăng có thiền, trong thiền có trăng hay thiền và trăng chính là một. Chỉ có đủ sự tĩnh lặng, bình yên và thanh thản, vầng trăng mới có thể làm nên điều kỳ diệu từ ánh sáng của mình: đẹp rạng ngời, soi tỏ mọi thứ trong bình an và tĩnh lặng. Nhịp điệu tĩnh lặng đó đã chạm đến và đánh thức sự bình an trong bản tính chân như của thiền nhân. “Thực – hư” như một. “Không – có” là một. “Thực – hư”, “Không – có”, vốn hiện hữu hoặc như không hiện hữu đều tạo nên những cảnh sắc tuyệt đẹp trong nhân gian. Khi một ai đó, ngộ được đạo lý này, không chấp “tướng”, không chấp “hình”, không chấp vào “thực – hư”, “không – có”… thì sẽ đạt được nhiều những sự an lạc, tĩnh tại bên trong.
Đôi mắt của chúng ta nhìn thấy sự vật bên ngoài – sự vật bên ngoài là thực, nhưng hình ảnh phản ánh vào bộ não của chúng ta để chúng ta thấy nó đâu có còn là thật nữa. Vậy vì điều gì mà chúng ta phải chấp vào các sự vật, để rồi phải nhận lại kết quả không như ý. Ngộ được đạo lý này, các vị thiền nhân vì thế mà sống cuộc đời ung dung, tự tại, không bận tâm đến được mất, có không!…
Trong cuộc sống đời thường, cá nhân, gia đình và xã hội, khi ngộ được đạo lý tuyệt vời từ Thiền và Trăng, bỏ qua những tất bật, bộn bề của cuộc sống, thả mình dưới ánh trăng sáng ngời trong đêm, mỗi chúng ta, hẳn đều có thể tìm thấy những phút giây bình yên, thiền vị, thanh thoát trong tâm hồn và chắc hẳn nguồn năng lượng này sẽ đem lại một đời sống an lành, bất nhiễm cho tự thân và tha nhân.
viagra tamsulosina para que se usa Under its Project Spring plan which follows the 130billion sale to Verizon of its 45 percent stake inVerizon Wireless, the British company intends to increasecapital spending by a further 6 billion pounds over threefinancial years to improve its network quality in Europeancountries and emerging markets buy cialis online forum 141 068 BAYTRIL 100 enrofloxacin Injectable Solution