Có thể nói thiền học Việt Nam khởi nguồn từ sư Khương Tăng Hội với cốt tủy là thiền quán niệm hơi thở qua tác phẩm “An Ban Thủ Ý Kinh”, sau đó hưng thịnh ở các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần… Thiền học thời Trần bắt đầu từ Trần Thái Tông, nhưng Thiền học Yên Tử thật sự phát triển và hưng thịnh vào thời Trần Nhân Tông.
Vua Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm, sinh năm Nguyên Phong thứ VIII (1258), là con trưởng của Thái Tông và Nguyên Thành Thiên Cẩm hoàng hậu. Lúc sanh tiền, Ngài có tướng mạo khác thường “nhan sắc như vàng, thần khí tươi sáng”.
Từ nhỏ, Ngài thông minh, hiếu học và thông suốt ngoại điển lẫn nội điển, Ngài còn mời các Thiền sư đến để cùng giảng cứu thiền học và tham cứu thiền với Tuệ Trung Thượng Sĩ. Ngài từng chỉ huy hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông, là biểu tượng cho khối đại đoàn kết toàn dân và có nhiều biện pháp thu phục lòng người, đem đến lợi ích to lớn cho dân tộc.
Không chỉ là anh hùng dân tộc, Ngài còn đưa Phật giáo thời Trần bước đến đỉnh cao, khi thắp sáng ngọn đuốc Thiền tông và là Sơ Tổ của dòng thiền Trúc Lâm. Ngài chủ trương thống nhất các thiền phái đương thời. Đó là sắc thái Thiền mang đậm nét đặc thù Phật giáo Việt Nam, với tinh thần tích cực dấn thân vào xã hội, xây dựng xứ sở hưng thịnh bằng từ bi, trí tuệ và đạo đức Phật giáo.
Trần Nhân Tông được thân cận học hỏi giáo lý trí tuệ từ Ngài Tuệ Trung Thượng sĩ, là nhân duyên lớn giúp Ngài thâm nhập sâu biển Phật pháp. Một thể cách giải thoát thực sự thực hiện trong đời sống chính trị, văn hoá, xã hội rất thiết thực, nhân bản và trí tuệ. Đây là nhân duyên cho Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ra đời, mang đặc thù của dân tộc Việt, đồng thời mang tinh thần tùy duyên “Sống đời vui đạo”.
Chính tinh thần “tùy duyên bất biến” là chìa khoá mở toang cánh cửa thiền học Việt Nam mà Ngài là vị Sơ Tổ của Trúc Lâm Yên Tử. Sự chứng đắc của Tổ bằng con đường thực nghiệm tại núi Yên Tử, nơi đây Ngài đã cảm nhận được bản chất vô thường, vô ngã của thân ngũ uẩn qua những lần hạ sơn, hay phương pháp hành Tứ Niệm Xứ (quán thân bất tịnh, tâm vô thường, pháp vô ngã, thọ thì khổ) ngay trên thân Ngài. Chính giây phút này, Ngài buông bỏ mọi vọng niệm, cấu uế trần tục để đạt thanh tịnh, an trú chánh niệm, lặng lẽ với núi rừng Yên Tử. Ngay đây, Ngài đã tuôn trào những bài thơ, kệ mang tính thiết thực của con người chứng đắc. Trước buổi lễ khai đường ở chùa Sùng Nghiêm, Điều Ngự Giác Hoàng đã mở bài kệ:
“Thân như hơi thở qua buồng phổi
Kiếp tựa mây luồng đỉnh núi xa
Chim quyên đề đoạn nguyệt như trú
Đâu phải mùa xuân để luống qua”1.
Đây là bài kệ cảnh tỉnh hàng môn đệ về sự vô thường và là kinh nghiệm Ngài đã trải qua trên tấm thân tứ đại. Đời sống của con người chỉ qua hơi thở, rất mong manh và cũng rất nhanh chóng trôi qua như gió thổi mây bay, mây bay có bao giờ dừng lại… Cũng như cuộc đời luôn chuyển biến từ sinh – lão – bệnh – tử. “Mây bay gió thổi” chỉ cho hiện tượng của con người luôn thay đổi biến dịch. Nhưng trong sự vô thường luôn chứa trọn “một mùa xuân”, “nhất chi mai” ấy chính là tánh giác vốn tĩnh lặng của mỗi chúng sanh, rất vi diệu và nhiệm mầu nhưng chúng ta không biết tận hưởng giá trị vô ngần ấy.
Từ sở chứng đắc trong cuộc đời Điều Ngự Giác Hoàng đã biểu hiện mức độ uyên áo khác nhau qua thái độ sống, cách hành xử khoan dung, nhân bản và trí tuệ. Lúc ở ngôi vị, Ngài là người yêu nước “thân dân” đầy trách nhiệm và thể hiện sự đoàn kết dân tộc. Lúc làm Thái Thượng Hoàng, Ngài luôn dõi theo từng biến động của đất nước, không phó mặc cho vị vua đương trị vì. Lúc ở chốn sơn môn, Ngài đã tự giác, giác tha, hoàn thành xã hội có một nền tảng đạo đức, nhân bản và có một Giáo hội Phật giáo kỷ cương, thống nhất tư tưởng và tổ chức hệ phái.
Suốt cuộc đời Ngài là cuộc sống tự nhiên, tự tại vô ngã vị tha và dung dị:
“Niên thiếu chưa từng hiểu sắc không
Xuân sang hoa sắc vướng tơ lòng
Diện mục xuân nay từng khám phá
Thiền toạ an nhiên ngắm rụng hồng”2.
Qua bài thơ “Xuân vãn” ở trên, có thể hiểu, lúc nhỏ Ngài chưa tường “sắc, không” nên mỗi độ xuân về thấy lòng nở hoa như bao người khác, nhưng khi đã thấy chúa xuân của chính mình thì không còn vui vì hoa nở và buồn khi hoa tàn. Ngài tự tại trước mọi cảnh, an nhiên trước sắc trần, tự chủ và bình thản trước cuộc đời. Dù đời có phiền toái hay rộn ràng, chính lúc ấy Ngài lắng lòng tìm lại sự an tĩnh của tâm.
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã kế thừa tinh hoa của các dòng thiền trong quá khứ, được Ngài chắt lọc, đúc kết cùng những kinh nghiệm thời đại và tạo ra diện mạo mới mang nét đặc sắc thiền học Việt Nam. Tư tưởng “sống đời vui đạo” của Sơ tổ Trúc Lâm là cuộc đời thiền. Thiền chính là nắm bắt những sinh hoạt thực tế như: ăn cơm, uống nước, mặc áo… Tất cả đều là suối nguồn của thiền, là nguyên tắc tu đạo của Ngài. “Sống đời vui đạo” là tinh thần tùy duyên nhưng rất thực tế trong cuộc sống, là phương pháp sống có chánh niệm, tỉnh thức, là sự trở về nội tâm, là sự dừng lại của mọi vọng tưởng tham ái chấp thủ và là sự vắng lặng của mọi thị phi nhân ngã.
Thiền học Việt Nam không giới hạn đối tượng hay hoàn cảnh nào, ở đâu cũng có thể thực hành thiền, miễn là hành giả biết thích nghi, ứng hợp với điều kiện xung quanh. Tùy duyên còn có nghĩa hãy bằng lòng với cuộc sống và những gì đang có, không tham cầu hướng ngoại hay chấp thủ. Với tinh thần như vậy, ngay trong hiện tại, ta đã bắt gặp những suối nguồn hạnh phúc thật sự. Tinh thần “Cư trần lạc đạo” không phải là con đường mặc tưởng, trầm tư mà phải đi bằng đôi chân vô trú, vô niệm để vào đời phục vụ nhân sinh, vũ trụ với ý thức vô ngã, hành động vô chấp và tấm lòng vị tha.
Thiền phái Trúc Lâm là phương pháp thiền rất phù hợp với hoàn cảnh nước ta và cũng hợp với lời Phật dạy về thiền Tứ Niệm Xứ. Chúng ta có thể thực hành bốn oai nghi (đi, đứng, nằm, ngồi) ngay trong cuộc sống với tinh thần vô trú. Các Thiền sư Việt Nam không dừng lại ở một phương pháp nào, mà đều là đối tượng để tu tập, để hành thiền. Dù bất cứ ở đâu và hoàn cảnh nào, đều có thể thực hành như quán hơi thở, nhìn sự vô thường qua chiếc thân ngũ uẩn hay mây ngàn trăng gió.
Trong bài thơ “Trăng”:
“Đầy sách giường song chích bóng đèn
Sân thu sương bủa thoáng hơi đêm
Tiếng chày thức dậy đâu hay biết
Hoa mộc trên cành trăng mới lên”6.
Chúng ta đã bắt gặp cuộc đời của vị Sơ Tổ quá đơn giản và gần gũi thiên nhiên. Với cảnh đêm tịch mịch, Ngài như ngủ thiếp đi từ lúc nào, nhờ tiếng chày của người trong thôn xóm đã đánh thức Ngài tỉnh dậy, chỉ thấy bóng đèn dầu với giường đầy sách, nhìn ra sân thấy sương thu giăng đầy, đâu đó có người đang giã gạo và thấy trăng mới nhô lên ở cành hoa mộc. Không gian tịch mịch yên lặng ấy chính là biểu tượng cho tâm hồn trong sáng và hồn nhiên không vết bẩn. Lúc ấy chính là sự bừng sáng của tuệ giác.
Thiền học đã trải qua nhiều triều đại: Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần. Thời nào cũng có nhiều vị Thiền sư lỗi lạc ra tay cứu đời, dấn thân vào xã hội đem lại thái bình cho dân tộc bằng sức mạnh trí tuệ, tinh thần vô ngã. Các vị đã khoác lên vai ba đức tính: Bi – Trí – Dũng để tung hoành ngang dọc khi trực tiếp hay gián tiếp vào các triều đại, cố vấn nhà vua để cứu đất nước khỏi giặc ngoại xâm và đem lại nền độc lập cho quốc gia. Tuy xông xáo tung hoành, nhưng từ sâu thẳm, các Thiền sư vẫn an nhiên bất động trước sắc trần danh lợi. Trước thế sự, các Ngài không đành khoanh tay đứng nhìn, không thể toạ thiền ở chốn sơn môn, lấy cuộc đời làm môi trường thiết yếu cho sự hành thiền và thực hành lý tưởng lợi tha.
Đặc điểm của Thiền tông Việt Nam là tinh thần vô ngã vị tha. Đây là tinh thần tiêu biểu của Phật giáo, là mục đích và phương tiện chi phối mọi hoạt động thiết thực. Vô ngã, vị tha là hai yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau. Đặc biệt là thời Lý – Trần, một giai đoạn có nhiều thử thách khi đối đầu với những thế lực xâm lược hùng bá thế giới, để đạt mục đích giữ gìn độc lập dân tộc, tinh thần này càng được bộc lộ rõ hơn. Nó đã xóa bỏ mọi rạn nứt, hóa giải hiềm khích vua tôi để tập trung vào mục đích chung vì an nguy dân tộc.
Tóm lại, Tư tưởng Thiền học của vua Trần Nhân Tông nói lên tinh thần “Tùy duyên bất biến” và Ngài đã dấn thân vào đời để hoá độ. Hậu thế cảm nhận được tấm lòng thanh khiết, “Hòa quang đồng trần” nhưng không bị nhuốm bụi trần,và “Cư trần lạc đạo” giữa cuộc đời đầy biến động.
Ghi chú:
* ĐĐ.TS Thích Trung Định, Ủy viên Ban văn hóa Trung ương GHPGVN. Phó Chánh Thư ký Phân ban Hoằng pháp Hải ngoại – Ban Hoằng Pháp Trung ương – GHPGVN.
1. Nguyễn Lang, Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, Nxb. Văn Hóa Hà Nội, 1994, tr.374.
2. Sđd, tr.tr.391.
3. Sđd, tr.386-387.
4. Lê Mạnh Thát, Toàn tập Trần Nhân Tông, Nxb. TP HCM, 2000, tr.248.
5. Sđd, tr.296.
6. Sđd, tr.283.
Given the role of caspase 8 we therefore tested whether downregulation of c FLIP would influence the TRAIL mediated activation of the IFN pathway paxil or priligy levitra teva buspirone Spanish construction group FCC and lender Bankia are looking to sell their controlling stake inproperty firm Realia and are close to hiring anadviser, three people familiar with the situation said