Do những duyên ngộ lịch sử, từ buổi đầu, đồng hành cùng di dân trong cuộc Nam tiến khai hoang mở cõi, các nhà sư đã mang đạo Phật đến truyền bá ở những vùng đất mới, trong đó có Trảng Bàng (Tây Ninh). Đạo Phật từ rất sớm đã trở thành tôn giáo đồng hành cùng cư dân và gắn liền với tiến trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Tây Ninh1.
DẤU ẤN PHẬT GIÁO BUỔI ĐẦU MỞ CÕI
Công cuộc khai phá vùng đất Tây Ninh của người Việt phải đến đầu thế kỷ XIX mới được tiến hành mạnh mẽ, nhất là sau khi triều đình cho đắp con đường Thiên lý (đường Sứ). Nhiều đợt di dân từ các nơi đến Tây Ninh và một số làng mới được lập nên. Song song với đó, hàng loạt ngôi chùa đã được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của lớp cư dân Việt đi khai phá và khẳng định công cuộc định cư của họ, đặc biệt là sau khi nhà Nguyễn lập nên phủ Tây Ninh vào năm Mậu Tuất (1838). Những ngôi chùa xây dựng trong nửa đầu thế kỷ XIX phần lớn tập trung ở khu vực Trảng Bàng, Gò Dầu và TP Tây Ninh.
Chùa Huỳnh Long là một trong những ngôi chùa đầu tiên tại Trảng Bàng, do Hòa thượng Liễu Dương – Thiên Tường thuộc phái Thiền Lâm Tế, dòng Tổ Đạo đời thứ 37 đến khai hoang mở đất, thành lập vào năm Đinh Dậu (1777). Chùa Huỳnh Long còn gìn giữ chiếc chuông gia trì, trên có minh văn đề: “沐 恩 平 安 村 信 女 阮 氏 寳 奉 供 寳 隆 寺 旹 绍 治 柒 年 正 月 吉 日 造” (Mộc ân, Bình An thôn, tín nữ Nguyễn Thị Bửu phụng cúng Bửu Long tự, thời Thiệu Trị thất niên (1847) chánh ngoạt kiết nhựt tạo), cho biết trước đây chùa có hiệu là Bửu Long sau đổi lại là Huỳnh Long.
Phật giáo ở xứ Trảng Bàng nói riêng và Tây Ninh nói chung đã lưu dấu những bước chân du hóa của các vị Tăng từ nhiều nơi đến, đặc biệt là vùng Sài Gòn – Gia Định. Hòa thượng Liễu Linh – Chơn Ứng thuộc thế hệ thứ 37 dòng Lâm Tế Tổ Đạo từ tổ đình Phụng Sơn ở Gia Định – Chợ Lớn (nay thuộc quận 11, TP Hồ Chí Minh) đi vân du hóa đạo đến xứ Cầu Xe thuộc địa phận Trảng Bàng thành lập chùa đặt hiệu là Hội Phước, nhưng dân gian vẫn quen gọi là “chùa Cầu Xe”. Chùa Huỳnh Long và chùa Hội Phước là hai ngôi cổ tự được thành lập rất sớm tại Trảng Bàng và rộng truyền dòng phái Lâm Tế Tổ Đạo nơi vùng đất này.
Buổi ban đầu, người dân thường dựng các am tranh để thờ Phật và các vị thần bảo hộ cho cư dân trong quan niệm tín ngưỡng dân gian. Tương truyền, từ miệt Gò Đen theo chân các lưu dân trong cuộc Nam tiến, đặt chân đến vùng đất Trảng Bàng có người nữ tên Nguyễn Thị Trinh pháp danh Chơn Trinh tự Diệu Tiết theo học đạo, học nghề thuốc với Hòa thượng Thiên Tường tại chùa Huỳnh Long. Sau bà đến cải tạo lại am tranh cạnh cái trảng có nhiều cây bàng sinh sống trong vùng để tu tập, thờ Phật và bốc thuốc chữa bệnh cho người dân trong vùng, đây cũng là vị trí phát tích nên địa danh “Trảng Bàng” ngày nay.
Thời gian sau, Ni cô Chơn Tăng tự Tiên Cốt cũng là người vùng Gò Đen đi vân du lục tỉnh, sau dừng chân tại am tu hành cùng bà Đồng. Am tranh được phát triển thành chùa, gọi là chùa Bà Đồng và là tiền thân của chùa Phước Lưu. Qua đây cho thấy những đóng góp từ rất sớm của Ni giới Phật giáo ở Trảng Bàng. Sau Hòa thượng Trừng Lực – Chơn Hữu thuộc phái Thiền Lâm Tế, dòng đạo Liễu Quán đời thứ 42 kế thế trụ trì, Ngài vận động người Việt và người Hoa ở địa phương cùng cải tạo ngôi chùa rộng lớn, khang trang và đặt lại hiệu là Phước Lưu.
Năm Canh Tý (1900), chính quyền Pháp thành lập tỉnh Tây Ninh, đặt Trảng Bàng làm quận trung tâm ở phía Nam tỉnh, chùa Phước Lưu trở thành chùa trung tâm lớn nhất quận Trảng Bàng và vùng Nam Tây Ninh lúc bấy giờ. Đây là ngôi Tổ đình đã góp phần vào việc mở rộng dòng Lâm Tế Liễu Quán, một chi phái thịnh hành ở Tây Ninh có gốc từ chùa Linh Sơn Tiên Thạch (núi Bà Đen, Tây Ninh).
Với việc khai sơn chùa Linh Sơn Tiên Thạch trên núi Bà Đen từ thế kỷ XVIII, Hòa thượng Đạo Trung – Thiện Hiếu thuộc phái Thiền Lâm Tế, dòng đạo Liễu Quán ở Đàng Trong thế hệ thứ 38 đã đặt nền móng cho việc phát triển Phật giáo ở Tây Ninh.
PHẬT GIÁO Ở TÂY NINH THEO DÒNG LỊCH SỬ
Sau dòng Lâm Tế Liễu Quán, dưới sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo vùng Sài Gòn – Gia Định, Tây Ninh cũng phát triển dòng truyền thừa của phái Thiền Lâm Tế, dòng đạo Bổn Ngươn. Đặc biệt, vào năm Canh Tuất (1850), nhân khi Hòa thượng Tiên Giác – Hải Tịnh đi vân du hóa đạo ở vùng đất Tây Ninh, Yết-ma Phước Chí mở trường kỳ-tại chùa Linh Sơn Tiên Thạch vào năm Ất Hợi (1875), đã tôn Hòa thượng Hải Tịnh là Đường đầu Hòa thượng. Với sự ảnh hưởng của Hòa thượng Hải Tịnh, nhiều người đã đến xuất gia, cầu pháp với Ngài, vì thế dòng Lâm Tế Bổn Ngươn ở Tây Ninh càng trở nên thịnh hành. Trong đó, ở Trảng Bàng thời bấy giờ có Hòa thượng Minh Giảng – Thiện Đạo quê ở làng Gia Lộc, đến tổ đình Giác Lâm (nay thuộc quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh) xuất gia cầu đạo với Tổ Hải Tịnh nối đời thứ 38 dòng Lâm Tế Bổn Ngươn, sau trở về thành lập chùa Phước Lâm vào năm Giáp Thìn (1844) để hoằng pháp độ sanh và góp phần vào việc mở rộng dòng truyền thừa này.
Năm Nhâm Tuất (1802), trước sự truy lùng quân Tây Sơn của triều đình nhà Nguyễn, ông Lê Văn Tâm là một võ tướng của Tây Sơn phải cải trang làm tu sĩ Phật giáo đến Trảng Bàng cư ngụ tại ấp Bàu Trâm là vùng còn rừng rú hoang sơ, có ít người ở. Sau khi dần ổn định, ông xuất gia có pháp danh Minh Không.
Tương truyền, Hòa thượng cất am tranh tu hành và giúp dân làng ngăn chặn bọn trộm cắp, tìm lại trâu bò bị bắt cắp. Nhờ vậy, cư dân trong vùng rất quý trọng và kính mến Hòa thượng. Nhưng cũng vì thế, những kẻ trộm cướp thường lén đốt am tranh Ngài, nhưng mỗi khi am bị đốt lại được người dân đến chặt cây cất lại am khác cho Hòa thượng2. Chùa Am khi xưa nay được biết đến là tu viện Chơn Như, nhưng cái tên “Chùa Am” vẫn ăn sâu trong ký ức cư dân địa phương và còn được đặt tên cho một con đường ở khu phố Gia Lâm, phường Gia Lộc, thị xã Trảng Bàng ngày nay. Ngoài ra, Hòa thượng Diệu Nhẫn thuộc đời thứ 38 dòng Lâm Tế Tổ Đạo cũng là người từng tham gia vào nghĩa quân Tây Sơn3, về sau Ngài đến xuất gia với Hòa thượng Liễu Linh ở chùa Hội Phước và lập chùa Phước Thạnh ở làng Gia Lộc, dân gian thường quen gọi là “chùa Bàu Lớn”.
Năm Nhâm Dần (1902), tri huyện Trảng Bàng là ông Nguyễn Vạn Bửu cùng quan chức địa phương và người dân trong xóm cất một ngôi chùa lớn ở gần Bàu Đắng. Trong lễ khánh thành chùa, làng thỉnh Hòa thượng Trừng Lực đến chứng minh và đặt tên là Tịnh Lý với ngụ ý Tịnh là làng An Tịnh, Lý là lý hào, lý trưởng, đứng ra xây dựng chùa. Làng thỉnh sư Đạt Ân thuộc đời thứ 38 dòng Lâm Tế Tổ Đạo, còn gọi là thầy Ngãi, nguyên là Hương nhạc của làng An Tịnh về trụ trì.
Trước đây, thôn Phước Hiệp thuộc tổng Hàm Ninh, thành lập vào năm Đinh Dậu (1837), sau khi tách ra từ thôn Phước Hội, quan chức cùng cư dân thành lập đình Phước Hiệp thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh. Cùng với việc lập đình, năm Canh Ngọ (1870) người dân trong thôn xây dựng chùa Giác Nguyên. Trụ sở hành chính của thôn Phước Hiệp xưa gọi là nhà vuông, đặt tại đất chùa Giác Nguyên. Thôn Gia Bình thành lập vào năm Ất Tỵ (1845) sau quyết định của quyền Tuyên phủ sứ Tây Ninh Cao Hữu Dực4, quan chức cùng người dân trong thôn cũng xây dựng đình Gia Bình thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh.
Đến ngày 6/3/1891, triều đình Huế sáp nhập làng Phước Hiệp vào làng Gia Bình. Vào những năm 1925-1930, làng Gia Bình xây thêm chùa Giác Minh. Do tách nhập địa giới, nên hiện nay tại phường Gia Bình (thị xã Trảng Bàng), có đến hai ngôi chùa làng.
Ngoài ra, còn có nhiều ngôi chùa ở Tây Ninh gắn liền với những di tích khảo cổ, những di chỉ, di vật của nền văn hóa Óc Eo và của người Khmer xưa. Ở Trảng Bàng, có chùa Linh Sơn còn gọi là “chùa Cà Nhen” là tên Khmer xưa, do Hòa thượng Quảng Vân thành lập, còn lưu lại bức tượng thần Vishnu – một vị thần Bảo hộ trong Ấn Độ giáo và Bà La Môn, được cư dân Phù Nam tôn thờ và là di vật của nền văn hóa Óc Eo từ lâu đời ở mảnh đất biên viễn.
Vào những năm 1950, Tổ sư Minh Đăng Quang cùng đoàn du Tăng đến hành đạo tại Tây Ninh đã đặt nền tảng cho việc phát triển hệ phái Phật giáo Khất sĩ ở vùng đất này. Năm 1952, người dân hiến đất để Tổ sư Minh Đăng Quang cùng các nhà sư thành lập tịnh xá Ngọc Thạnh (nay thuộc phường 1, TP Tây Ninh). Hiện ở Trảng Bàng có ba ngôi tịnh xá, trong đó tịnh xá Ngọc Thuận được Hòa thượng Pháp sư Giác Nhiên thành lập vào năm 1960, hiện do Hòa thượng Minh Bửu trụ trì; tịnh xá Ngọc Trảng do Ni trưởng Tạng Liên thành lập vào năm 1960; tịnh xá Ngọc Quang có tiền thân là chùa Hưng Quang, thuộc hệ phái Bắc tông, do Ni trưởng Diệu Quang thành lập và hiện nay do Ni sư Dũng Liên thuộc hệ phái Khất sĩ trụ trì.
SINH HOẠT PHẬT GIÁO ĐƯỢC TỔ CHỨC QUY CỦ
Việc lập chùa buổi đầu ở xứ Trảng vẫn còn lưu truyền trong tâm thức dân gian qua những câu chuyện kể. Bước chân du hóa của các vị sư đến Trảng Bàng từ rất sớm, gắn liền với đời sống cư dân trong tiến trình khai phá và hình thành vùng đất. Đến nay, tỉnh Tây Ninh đã có hơn 120 ngôi chùa, trong đó có 5 ngôi chùa được xếp hạng di tích cấp tỉnh và quốc gia; riêng Trảng Bàng có hơn 35 ngôi chùa, tịnh xá, là địa phương có nhiều chùa nhất trong tỉnh, đặc biệt tổ đình Phước Lưu đã được công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh theo Quyết định số 180/QĐ-CT ngày 11/8/2004 của UBND tỉnh Tây Ninh, cùng nhiều ngôi chùa còn gìn giữ kiến trúc cổ có giá trị nghệ thuật cao và những hiện vật gắn liền tiến trình hình thành và phát triển Phật giáo ở vùng đất Trảng Bàng.
Việc sinh hoạt Phật giáo tại các chùa thực hiện theo quy củ thiền môn, Tăng chúng cùng chung tu học trên tinh thần lục hòa. Hoằng pháp độ sanh ở Trảng Bàng rất được các Tổ chú trọng. Các chùa mở lớp Gia giáo dạy về Phật học gồm có: kinh, luật, luận; bên cạnh đó, chư Tổ còn lồng vào các môn về khoa nghi ứng phú, Nho học, Y học,… nhằm đào tạo các thế hệ Tăng tài cho Phật giáo. Ở Trảng Bàng, tiêu biểu có lớp Gia giáo tại tổ đình Phước Lưu do Hòa thượng Chơn Hữu khai mở và Hòa thượng Trừng Châu ở chùa Long Triều vùng Chợ Đệm (nay thuộc huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) giảng dạy. Lớp đã thu hút nhiều Tăng sinh tham dự, đến năm Canh Tý (1900), Hòa thượng Chơn Hữu cải tạo am Bà Đồng thành chùa Phước Lưu, tạo nên trung tâm ứng phú đạo tràng vùng Trảng Bàng. Đây cũng là lớp Gia giáo duy trì hoạt động giảng dạy lâu nhất ở Tây Ninh, trải qua 5 đời trụ trì. Năm Bính Ngọ (1966), Ni trưởng Diệu Quang và Ni trưởng Diệu Tâm mở lớp Gia giáo ni tại chùa Hưng Quang (nay là tịnh xá Ngọc Quang), đây cũng là lớp đào tạo cho Ni giới Phật giáo duy nhất ở Tây Ninh khi xưa, đã khẳng định vai trò và những đóng góp của Ni giới tỉnh nhà. Lớp Gia giáo của Thiền sư Trí Thông ở chùa Niết Bàn đã đào tạo nên những vị nổi tiếng về sau, như: Ni trưởng Diệu Quang, Ni trưởng Diệu Tấn (khai sơn tổ đình Kim Sơn, Sài Gòn), Giáo thọ Thiện Lạc. Ở các chùa Hội Phước và chùa Huỳnh Long, các Tổ xưa cũng từng mở lớp Gia giáo dạy học.
Bên cạnh đó, các vị sư mở lớp đào tạo về nghi lễ Phật giáo đã thu hút nhiều Tăng sinh đến tham học, ở Trảng Bàng xưa có Hòa thượng Hoằng Chiếu, Hòa thượng Huệ Trang, Hòa thượng Tịnh Huệ tại chùa Giác Nguyên; Hòa thượng Quảng Định ở chùa Linh Sơn; Hòa thượng Quảng Chí, sư Thiện Chánh ở tổ đình Phước Lưu; Yết-ma Thiện Từ ở làng Gia Bình, Yết-ma Pháp Lý ở làng Gia Lộc mở lớp dạy tại tịnh thất. Nhiều vị Tăng sĩ ở Sài Gòn đến Trảng Bàng dạy học như Hòa thượng Thiện An (thường gọi là thầy Mười Chỉ) từ chùa Giác Viên đến mở lớp dạy tại chùa Phước Thạnh. Cũng có các vị Tăng từ Trảng Bàng đi Sài Gòn và các vùng lân cận để dạy học như Hòa thượng Thiện Huê ở chùa Vĩnh An.
Trảng Bàng là địa phương đã kiến khai đại giới đàn nhiều lần nhất trong tỉnh. Trước năm 1975, Tây Ninh có khoảng 9 lần tổ chức trường kỳ, trong đó có 6 trường kỳ được tổ chức tại các chùa ở Trảng Bàng như: trường kỳ tại tổ đình Phước Lưu từ ngày 15-17 tháng 2 nhuần năm Kỷ Dậu (1909) tôn Yết-ma Diệu Thông làm Đường đầu Hòa thượng, hiện tại chùa còn giữ mộc bản thiệp thỉnh của trường kỳ này; trường kỳ tại chùa Phước Lâm năm Quý Hợi (1923) tôn Yết-ma Minh Giảng làm Đường đầu Hòa thượng, hiện tại chùa còn bức hoành phi do chư tôn thiền đức các chùa cùng tặng kỷ niệm ở trường kỳ này; trường kỳ tại chùa Phước Thạnh (Phước Chỉ) tổ chức hai lần vào năm Giáp Tuất (1934) và năm Kỷ Mão (1939) do Hòa thượng Quảng Vân khai mở; trường kỳ tại chùa Phước Thạnh (Gia Lộc) năm Mậu Dần (1938) do Giáo thọ Thiện Toàn chủ trì; trường kỳ tại chùa Từ Lâm (thị xã Trảng Bàng) năm Ất Mùi (1955) tôn Yết-ma Diệu Chúc làm Đường đầu Hòa thượng.
Bên cạnh đó, những vị cao Tăng ở Trảng Bàng được cung thỉnh vào hội đồng Thập sư ở các trường kỳ vùng Nam Bộ, trong Ngũ gia tông phái ký toàn tập có đề cập năm Tân Mùi (1871), ngày mùng 8 tháng 4, chùa Tây An (An Giang) thiết lập giới đàn tôn Lê Chơn Ứng chùa Hội Phước làm Yết-ma; năm Quý Dậu (1873), giờ Tý, ngày rằm tháng 11, Yết-ma Lê Chơn Ứng chùa Hội Phước làm Hòa thượng đường đầu khai mở giới đàn tại chùa Sùng Phước (chợ Đệm).
Chư vị Tổ sư cũng rất chú trọng đến việc biên soạn kinh sách, khoa nghi để việc truyền bá và giảng dạy được quy củ. Nhiều tác phẩm Hán Nôm do các Tổ dày công biên soạn, tiêu biểu như: ở tổ đình Phước Lưu có quyển Du Già Đại Khoa Thí Thực Nghi niên đại Càn Long nhị niên (1797) và có nội dung ghi chép bổ sung của Hòa thượng Chơn Hữu; các quyển Mộc Dục khoa nhất quyển, Trí Linh khoa nhất quyển, Tịnh Trù khoa nhất quyển, Cấp Thủy khoa nhất quyển, Thỉnh Thánh khoa nhất quyển, Lược Phát khoa nghi, Hành Trì Phát Tấu khoa nghi, Hiến Thập Cúng khoa nghi do Giáo thọ Từ Quang biên soạn vào khoảng những năm 1924-1928.
Ngoài ra, các vị Tổ còn cho khắc mộc bản về pháp phái, sớ văn, niệm Phật công cứ,… Ở Trảng Bàng, các chùa còn mộc bản như: chùa Long Tiên, chùa Vĩnh An, riêng tổ đình Phước Lưu còn lưu giữ khoảng 30 mộc bản, là chùa có mộc bản nhiều nhất trong tỉnh, đặc biệt một số mộc bản ở chùa Tịnh Thành do Hòa thượng Phước Sanh tự tay khắc.
Cùng với việc tiếp Tăng, chư Tổ đặc biệt quan tâm đến việc độ chúng, bằng các phương tiện, tùy duyên trên tinh thần nhập thế. Bấy giờ, nhu cầu của cư dân là cầu an khi đau yếu và cầu siêu khi có người thân qua đời. Tiền thân nhiều ngôi chùa xưa là các thảo am, các vị sư giỏi về y học bắt mạch, bốc thuốc chữa bệnh cho cư dân địa phương, đây cũng là phương tiện để hoằng pháp lợi sanh của Phật giáo buổi đầu tại Trảng Bàng với ngụ ý trước chữa khỏi thân bệnh rồi đến chữa lành tâm bệnh và hướng mọi người quy y theo Chánh pháp nhà Phật.
Ở Trảng Bàng trước đây, có Thiền sư Trí Thông trụ trì chùa Thiên Hòa (nay là chùa Hải Chúng) và chùa Niết Bàn từng đi vân du hóa đạo ở Pháp, Ấn Độ. Trong chuyến Ấn Độ, Thiền sư được tặng hai viên xá lợi của Đức Phật, hiện đang thờ tại tổ đình Phước Lưu.
TÓM LẠI
Những sự kiện lịch sử quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển Phật giáo cùng những đóng góp to lớn cho đạo pháp của các chư Tổ, Tăng Ni và người dân ở Trảng Bàng cho thấy đây là vùng đất trung tâm của Phật giáo Tây Ninh xưa. Đạo Phật đã đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của cư dân địa phương. Với tấm lòng bi mẫn và nhập thế, các vị Thiền sư đã hoằng pháp độ sanh và đặt nền tảng vững chắc cho sự hưng thịnh của Phật giáo Trảng Bàng nói riêng và Phật giáo Tây Ninh nói chung.
Chú thích:
1. Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh (2006), Địa chí Tây Ninh, tr.513.
2. Xem thêm Trưởng lão Thích Thông Lạc (2010), Lịch sử Chùa Am, Nxb Tôn giáo, tr.38-55.
3. Hòa thượng Thích Gia Quang (chủ biên) (2015), Chùa Việt Nam (tập 1), Nxb Tôn giáo, tr.994.
4. Vương Công Đức (2016), Trảng Bàng phương chí (Tái bản lần thứ nhất), Nxb Tri thức, tr.151.
5. Nguyễn Đình Tư (2008), Từ điển địa danh hành chính Nam Bộ, Nxb Chính trị Quốc gia, tr.854.
My family always say that I am killing my time here at net, however I know I am getting know-how
all the time by reading thes fastidious articles or reviews.
My webpage; vpn coupon code 2024
I’d like to find out more? I’d care to find out some additional information.
Also visit my site; vpn special coupon code 2024
Today, I went to the beachfront with my kids.
I found a sea shell and gave it to my 4 year old daughter and said “You can hear the ocean if you put this to your ear.” She put the shell to her ear and screamed.
There was a hermit crab inside and it pinched her ear.
She never wants to go back! LoL I know this is entirely off topic but I had to tell someone!
Look at my webpage; vpn 2024
Heya great website! Does running a blog like this require
a massive amount work? I’ve no understanding of computer programming but I had been hoping to start my own blog soon.
Anyhow, should you have any suggestions or tips for new blog owners please share.
I understand this is off subject but I just had to ask.
Thank you!
My web-site vpn coupon code 2024
Oh my goodness! Incredible article dude! Thank you, However I am having issues with your RSS.
I don’t know the reason why I cannot join it.
Is there anybody getting identical RSS issues?
Anyone that knows the solution can you kindly respond? Thanks!!
Also visit my blog post :: vpn special coupon code 2024
Hi there, There’s no doubt that your blog could be having browser compatibility
issues. Whenever I look at your blog in Safari, it looks fine
however when opening in Internet Explorer, it’s got some overlapping issues.
I simply wanted to provide you with a quick heads up!
Besides that, wonderful blog!
Here is my web site … vpn special coupon
I’ll immediately grasp your rss as I can not in finding your e-mail subscription hyperlink or
e-newsletter service. Do you’ve any? Kindly permit me recognize so that I could subscribe.
Thanks.
Feel free to surf to my homepage … facebook vs eharmony to find love online
Hello! I’ve been reading your weblog for a long time now and finally got the bravery to
go ahead and give you a shout out from Austin Texas!
Just wanted to tell you keep up the great work!
Here is my webpage … eharmony special coupon code 2024
Hey there! Would you mind if I share your blog with my zynga group?
There’s a lot of folks that I think would really enjoy your content.
Please let me know. Many thanks
My homepage: nordvpn special coupon code 2024
Can t wait to see what an allergist thinks about this dapoxetina comprar online
can i purchase generic cytotec without insurance But we weren t, and that s going to leave a lot of people out