Dấu ấn Phật giáo trong truyện dân gian gắn với lễ hội Chôl Chnăm Thmây của người Khmer Nam bộ (Trần Thanh Tuấn)

Người Khmer Nam Bộ có nền văn hóa hết sức đa dạng mà trong đó lễ hội Chôl Chnăm Thmây là nét văn hóa truyền thống vô cùng đặc sắc. Giống như tết Nguyên Đán của người Kinh, Chôl Chnăm Thmây là lễ hội đánh dấu khởi đầu năm mới của người Khmer. Trong lễ hội có lễ rước đại lịch (Mahasangkran) được tổ chức vào ngày đầu tiên của lễ Chôl Chnăm Thmây, tức ngày 13 Khe chét (ngày 13/4 Dương lịch) theo lịch đồng bào Khmer.

Theo quan niệm đồng bào Khmer, tháng Tư là điểm giao thời giữa mùa nắng và mưa. Cỏ cây trở lại tươi tốt và thiên nhiên trỗi dậy sức sống. Chính sự thay đổi, bừng lên của thiên nhiên được mọi người quan niệm như sự khởi đầu của năm mới. Việc tổ chức lễ Chôl Chnăm Thmây xuất phát từ mục đích cầu xin mùa khô qua mau, để bắt đầu mùa vụ mới.

NHỮNG TRUYỆN DÂN GIAN LIÊN QUAN ĐẾN LỄ HỘI CHÔL CHNĂM THMÂY

Theo Sơn Phước Hoan và Sơn Ngọc Cang (trong Chuyện kể Khmer – NXB Giáo dục, 1995), nguồn gốc hình thành lễ rước Đại lịch, lễ tống tiễn năm cũ và chào đón năm mới được giải thích bằng câu chuyện huyền thoại về sự thắng thế của Phật giáo trước Bà La Môn. Chuyện kể rằng, ngày xưa có một cậu bé tên là Thommabal rất thông minh. Bảy tuổi đã đem sự hiểu biết của mình truyền bá cho mọi người, dân chúng rất thán phục và thích nghe cậu thuyết giảng. Tiếng đồn về tài trí của Thommabal chẳng mấy chốc vang đến thượng giới. Các vị thần cũng xuống trần gian nghe Thommabal thuyết giảng. Do vậy, những buổi thuyết giảng của thần Kabưl Maha Prưm trên thượng giới ngày càng vắng vẻ.

Thần Kabưl Maha Prưm vốn rất có uy trên thượng giới. Nay nghe ở trần gian có kẻ hơn mình, thần tức giận. Thần gọi hết các thiên thần trở về, không cho xuống trần gian nghe thuyết giảng và tìm cách hãm hại Thommabal. Thần đặt ra ba câu hỏi và bắt Thommabal trả lời trong vòng bảy ngày.

– Câu thứ nhất: Buổi sáng cái duyên con người ở đâu?

– Câu thứ hai: Buổi trưa cái duyên con người ở đâu?

– Câu thứ ba: Buổi tối cái duyên con người ở đâu?

Thommabal suy nghĩ suốt ngày đêm vẫn không tìm được lời giải. Đến ngày thứ sáu, chàng đi lang thang mệt mỏi, thất vọng, ngồi nghỉ dưới cây thốt nốt, tình cờ nghe được lời giải từ hai con chim đại bàng. Đúng hẹn, thần Kabưl Maha Prưm tay cầm gươm vàng, đáp xuống gặp Thommabal. Chàng trả lời đúng câu hỏi của thần Kabưl Maha Prưm:

– Sáng, duyên của con người ở trên mặt, nên ngủ dậy người ta phải rửa mặt cho tươi tỉnh.

– Trưa, duyên con người ở trên ngực, nên người ta phải tắm cho mát.

– Tối, duyên con người ở dưới chân, nên người ta rửa chân trước khi đi ngủ.

Thua cuộc, thần tự cắt đầu mình, tự sát. Trước khi cắt, thần căn dặn những người con gái của thần hãy để đầu thần trên một khay vàng và đặt tại tháp trên núi Pre sô me. Bởi, nếu để đầu người rơi xuống biển, biển sẽ cạn, nếu để đầu người trên không thì trời không mưa, nếu để đầu xuống đất, thì đất sẽ khô cằn, cỏ cây không mọc được. Từ đó về sau, hàng năm cứ đến ngày thần tự sát, bảy cô gái xuống trần gian, vào tháp, bưng mâm đầu của cha lên núi, rồi đi vòng quanh chân núi ba lần theo hướng mặt trời mọc. Đó chính là ngày vào năm mới (Chôl Chnăm Thmây) của người Khmer.

SỰ TÍCH ĐẮP NÚI CÁT TRONG LỄ HỘI CHÔL CHNĂM THMÂY

Trong lễ hội Chôl Chnăm Thmây còn có lễ tục gọi là tục đắp núi cát. Trong văn học dân gian có nhiều câu chuyện liên quan đến Sự tích đắp núi cát.

Ngày xưa, theo quan niệm của Bà La Môn giáo, người Khmer đắp chín núi, một núi ở giữa là núi Tudi gọi là trung tâm của thế giới, tám núi xung quanh theo bốn phương tám hướng của vũ trụ, tượng trưng cho tất cả các đại sơn của khoa thiên văn Ấn Độ. Đến khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, nguồn gốc của lễ đắp núi cát trong những ngày lễ Chôl Chnăm Thmây được giải thích bằng câu chuyện liên quan đến Phật giáo: Núi cát tượng trưng cho ngôi tháp ở tầng trời thứ ba, nơi cất giữ tóc của Thái tử Tất Đạt Đa lúc ngài bỏ nhà đi tìm thầy học đạo. Mỗi hạt cát do tín đồ đắp lên thành núi sẽ giải thoát được một kẻ có tội ở thế gian. Vì thế, người Khmer rất hăng hái đắp núi cát, để mong Đức Phật thấy sự khổ cực của mình mà ban phước lành cho. Người Khmer còn gọi lễ đắp núi cát là “phúc duyên đắp núi cát” (Anisoong pun phnum khsách).

Lễ này còn được giải thích bằng một câu chuyện khác cũng liên quan đến Phật giáo: Chuyện kể về một người làm nghề săn bắt, từ trẻ đến già đã giết hại quá nhiều muông thú, nhưng ông được một nhà sư hướng dẫn tích phước bằng cách đắp nhiều núi cát trong một ngôi chùa gần nơi ông ở.

Về già, ông thường xuyên đau ốm, do bị ám ảnh bởi bầy thú vây quanh hành hung, đòi nợ oan nghiệt. Nhờ ông đã tích phước trong việc đắp nhiều núi cát, ông tỉnh táo bảo bọn muông thú hãy đếm hết những hạt cát từ núi mà ông đã đắp, trước khi đến đòi nợ ông. Bọn thú đồng ý, chúng cùng nhau đi đếm, nhưng không tài nào đếm hết, chán ngán, chúng bỏ đi và người thợ săn hết bệnh. Từ đó, ông cố gắng tích đức bằng cách làm việc thiện cho đến khi chết được lên thiên đàng.

Ngoài các nguồn gốc trên, ở Sóc Trăng còn lưu truyền một truyền thuyết giải thích nguồn gốc ra đời của lễ đắp núi cát. Truyền thuyết kể rằng: ngày xưa, con người vốn ăn thịt và sát sinh nhiều thú vật. Cho nên có những con thú lên trời thưa với Đế Thích. Đế Thích bèn gọi con người lên hỏi tội. Con người chọn ra một người đại diện, rất thông minh lên Trời để trả lời những câu hỏi của Đế Thích.

Đế Thích thấy phù hợp, ông khuyên bảo bầy thú và bầy thú không dám thưa kiện nữa. Đế Thích cũng khuyên bảo con người: nếu con người do sinh tồn phải làm nhiều chuyện sát sinh mà muốn trở thành người tốt, có sức khỏe để làm nhiều việc thiện lành thì mỗi năm phải đắp núi cát một lần. Núi cát là để giảm trừ đi quả báo của con người, để cầu siêu cho những linh hồn mà mình đã sát sinh và xin phước báu cho chính người đắp, mỗi hạt cát được đắp là một điều phước cho con người.

Núi cát có rất nhiều hạt cát, cho nên càng đắp được nhiều núi cát thì càng tích được nhiều phước cho bản thân, rửa được những tội lỗi đã gây nên. Đắp núi cát là phải thành tâm, thành ý, đắp bằng cả tấm lòng của mình thì mới mong xóa được những tội lỗi đã gây nên.

DẤU ẤN PHẬT GIÁO TRONG TRUYỆN DÂN GIAN GẮN VỚI LỄ HỘI CHÔL CHNĂM THMÂY CỦA NGƯỜI KHMER NAM BỘ 

Mô típ ra câu đố, trả lời câu đố và sự thắng thế của Phật Giáo:

Sự tích Chôl Chnăm Thmây có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người Khmer. Bởi đây là sự tích giải thích nguồn gốc lễ hội quan trọng bậc nhất trong năm của người Khmer. Hơn thế nữa Sự tích này phản ánh quan niệm về vũ trụ luận của người Khmer xưa (mặc dầu còn thô sơ). Nòng cốt của truyện này chính là mô típ ra câu đố và giải câu đố nhằm đề cao trí thông minh của con người trước sức mạnh của thế giới tự nhiên. Cậu bé Thommabal bằng trí tuệ của mình đã chiến thắng vị thần tối cao Kabưl Maha Prưm – thần bốn mặt trên cả hai phương diện: Thuyết pháp và giải câu đố.

Câu đố của thần tối cao Kabưl Maha Prưm tượng trưng cho sự thách đố của thần thánh đối với con người. Đó chính là “thế lực” luôn được con người sùng bái tôn thờ. Cậu bé bảy tuổi tượng trưng cho sự nhỏ bé của con người trước quyền năng tối thượng của thần linh. Thế nhưng cuối cùng con người đã chiến thắng.

Đây thực chất là một câu đố không có lời giải đáp duy nhất đúng như một bài toán mà là một câu đố đòi hỏi một sự biện luận trong câu trả lời. Việc giải đố tùy thuộc vào vốn văn hóa và việc biện luận để nhằm thuyết phục người đưa ra câu đố. Ban đầu cậu bé chịu thua sự thông thái của thần linh, nhưng sau đó nhờ sự mách bảo của loài chim cậu bé đã giải đáp được. Mô típ ra câu đố và trả lời câu đố, xuất hiện phổ biến trong kho tàng truyện cổ dân gian của thế giới và Việt Nam. Nổi tiếng trong truyện Hi Lạp cổ đại là truyện về câu hỏi nổi tiếng của Sphinx (Nhân sư Sphinx, sinh vật vốn là một con quỷ với đầu và bộ ngực phụ nữ, thân của sư tử, cánh của đại bàng, và chót đuôi rắn.

Sphinx dịch ra trong tiếng Ả Rập nghĩa là “Cha đẻ của nỗi sợ hãi”: “Sinh vật có một tiếng nói, bốn chân vào buổi sáng, hai chân vào buổi chiều, ba chân vào buổi tối”. Trả lời sai sẽ bị Sphinx ăn thịt. Nhà vua Oedipus đã trả lời đúng. Sphinx đặt câu thứ hai: “Hai chị em, một sinh ra thì một qua đời, họ là ai?”. Oedipus đã trả lời đúng lần thứ hai (đáp án là ngày và đêm, cả hai từ đều là giống cái trong tiếng Hy Lạp), và Sphinx giận quá, đã tự sát bằng cách tự ăn thịt chính mình.

Có thể thấy điểm chung giữa câu đố của thần tối cao Kabưl Maha Prưm và Nhân sư Sphinx chính là suy tư của con người về thời gian của đời người trong dòng miên viễn của vũ trụ. Tính tượng trưng trong câu hỏi của thần tối cao Kabưl Maha Prưm đó chính là ba giai đoạn của đời người, buổi sáng tượng trưng cho việc con người mới sinh ra, buổi trưa chính là giai đoạn trưởng thành, buổi tối chính là lúc con người về già. Thế nên câu đố ấy giàu tính triết lý, phản ánh những trăn trở của con người trên hành trình tìm đến giá trị sống cũng như ý nghĩa sống của mình trên cõi đời này.

Phật giáo có thể nói là tôn giáo có những triết lí sâu sắc về vấn đề này. Chính nhờ đó, Phật giáo có điều kiện đi sâu, chiếm lĩnh đời sống tinh thần của người bình dân. Vì thế sự tích này còn phản ánh hiện thực đời sống tinh thần của người Khmer Nam Bộ, đó chính là sự đấu tranh gay gắt giữa Phật giáo và Bà La Môn giáo. Việc các thiên thần, người trần gian đều thích nghe Thommabal giảng thuyết và hành động thần Kabưl Maha Prưm (còn gọi là Brahma, đây là vị thần tối cao của Bà La Môn giáo) tự chặt đầu không chỉ thể hiện sự thắng thế của Phật giáo trong xã hội Khmer lúc bấy giờ mà còn thể hiện sự bình đẳng trong chúng sinh, không phân biệt đẳng cấp khác quy định của Bà La Môn giáo trước đây.

Mô típ luân hồi nhân quả của Phật giáo:

Phật giáo quan niệm vòng sinh tử luân hồi của con người đã có từ vô thủy. Khi chết đi, tùy theo nghiệp lực dẫn dắt mà tái sinh vào một trong lục đạo. Thuyết luân hồi lại có mối quan hệ mật thiết với thuyết nhân quả. Nếu kiếp này, chúng ta làm nhiều điều thiện lành (gieo Nhân tốt) thì khi mất đi sẽ được đầu thai vào kiếp người trở lên mà không bị đọa vào cõi súc sanh, ngạ quỷ hay địa ngục (nhận Quả lành). Ngược lại nếu gieo nhân xấu ở kiếp này thì kiếp sau sẽ gặp nhiều điều khổ đau bất hạnh. Thế nên, đồng bào Khmer Nam bộ theo Phật giáo thường quan niệm cần phải tích đức trong hiện tiền để mưu cầu niềm hạnh phúc an nhiên ở kiếp sau.

Câu chuyện giải thích tục đắp núi cát của người Khmer như đã trình bày ở trên đều nhằm minh chứng thuyết luân hồi nhân quả. Người hành nghề săn bắt, giết hại nhiều loài thú (gieo nhân ác) thế nên bị linh hồn bọn thú quấy nhiễu hoặc bị kiện lên Đế Thích (quả dữ). Để khắc phục, con người phải tích đức (gieo nhân lành) trong kiếp lai sinh được hưởng phước báu. Thế nên, việc đắp núi cát là một biểu trưng cho sự cần cù tích góp công đức kiếp sống, để sửa chữa những lỗi lầm đã làm.

Tóm lại, Những truyện dân gian liên quan đến Tết cổ truyền của đồng bào Khmer Nam Bộ là những bài học về cách sống, lối sống cho người Khmer theo triết lý đạo Phật. Tết Chôl Chnăm Thmây là dịp để Phật tử thể hiện tâm niệm của mình với Đức Phật, với ông bà cha mẹ mình. Tuy nhiên qua những phân tích trên, chúng ta còn nhận thấy ẩn tàng trong những mô típ là nhân sinh quan, vũ trụ quan của người Khmer xưa hết sức sâu sắc đầy tính minh triết.

 

* Ths. Trầm Thanh Tuấn – GV: Trường THPT Long Hiệp – Huyện Trà Cú – Tỉnh Trà Vinh.

Tài liệu tham khảo:

1. La Mai Thi Gia – Mô típ trong nghiên cứu truyện kể dân gian, lý thuyết và ứng dụng – NXB Văn hóa – Văn nghệ – 2018.
2. Sơn Phước Hoan – Sơn Ngọc Cang – Chuyện kể Khmer (song ngữ), tập 4, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1995.
3. Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ , Văn học Dân gian Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.
4. Phạm Thu Yến – Phân tích tác phẩm Văn học dân gian theo đặc trưng thể loại – NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2013.

9 thoughts on “Dấu ấn Phật giáo trong truyện dân gian gắn với lễ hội Chôl Chnăm Thmây của người Khmer Nam bộ (Trần Thanh Tuấn)

  1. Alessandro Molari says:

    Hi there,

    I hope you’re fine! My name is Alessandro and I represent the company X Best World Ou. We have some fantastic offers on educational products, perfect for you.

    Discover our educational solutions at affordable prices and invest in the education and educational leisure of your children.

    Below is the link with the offer https://bestqtf.my.canva.site/kidstudying

    For further information you can contact me directly.

    Thank you, see you soon!

    Best regards,
    Alessandro

  2. sitsMinty says:

    However, conflicting with the above studies, data from cross sectional studies Table 2 29, 57, 65, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, which are based, in the majority of cases, on a histological diagnosis of NASH, tend to suggest that the risk of NASH and advanced fibrosis is indeed higher in females than males independent of metabolic factors 65, 90, 93, 94, and only a few studies conflict with the above findings 91, 92, 95 cialis viagra combo pack

  3. Monallobe says:

    can priligy cure pe 19 In a population based cohort study, Cardwell et al 20 evaluated postdiagnostic statin use in particular and found a significant reduction in both breast cancer and all cause mortality for simvastatin only

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *