Nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn sáng tác nhiều bài hát mà ca từ làm ta suy nghĩ và thán phục vì ý nghĩa của các ca từ ấy thật sâu sắc, mà điển hình là ca khúc “Để gió cuốn đi” đã khiến tôi suy ngẫm ngay lần đầu đọc chúng:
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng,
Để làm gì em biết không?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi…”.
Có người cho rằng, đó là những câu hát thật bình dị, chân chất, không cao siêu hoa mỹ ngôn từ, nhưng lại đi vào lòng người và đọng lại rất lâu. Và người ta chỉ cần nhớ những câu hát đầu thôi cũng đủ để có thể sống tử tế với nhau. “Để gió cuốn đi” nghĩa là “sự quên đi” khi ta làm một việc thiện xuất phát từ tâm. Để gió cuốn đi vào quên lãng, không cần nhắc tới, không cần ai biết đến… Có người lại cho rằng làm việc tốt mà để đi vào quên lãng, không ai biết tới thì thật lãng phí. Lòng tốt, sự yêu thương cần lan tỏa để nhiều người biết đến và hưởng ứng. Trong tự nhiên, hạt giống cần gió cuốn đi để lan tỏa, duy trì sự sống và lòng tốt cũng vậy.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã thổ lộ với ca sĩ Khánh Ly khi cô muốn biết, với ông điều gì quan trọng nhất: “Tấm lòng. Và tất cả từ ngàn xưa cho đến ngàn sau, (…) sống có một tấm lòng, sống tốt với nhau… sống tử tế với nhau. Tử tế là anh phải có một tấm lòng đối với người khác, nếu anh không có tấm lòng thì anh không thể nào tồn tại trong cuộc sống này cả”.
Có lẽ “tấm lòng” mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn muốn nói chính là tấm lòng yêu thương, sự quan tâm đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ người khác với tất cả chân thành. Ta làm việc tốt một cách vô tư và vô vụ lợi, tấm lòng đó để gió cuốn đi xa. Để rồi gió cuốn đi cũng có thể là gió vô tình lan tỏa tình yêu thương đến những người xung quanh và lòng tốt được nhân rộng, lan tỏa khắp đến mọi người. Rất nhiều người yêu nhạc Trịnh đã tìm thấy ở bài hát này một hình ảnh mà họ cho rằng, đây là triết lý sâu sắc của nhà Phật. Đó chính là hình ảnh cuộc đời, nói ngắn gọn, con người sống không chỉ để tồn tại mà còn “cần có một tấm lòng”, dù chỉ là để gió cuốn đi.
Tôi cũng thấy “Để gió cuốn đi” là ca khúc giàu triết lý của Đạo Phật. Khi nghe ca khúc “Để gió cuốn đi”, tôi chợt nghĩ đến kinh Kim Cang mà mình đã đọc và nghiền ngẫm. Thú thật, tôi chỉ có điều kiện đọc kinh Kim Cang từ tập sách “Kim Cang, gươm báu chặt đứt phiền não” của thầy Thích Nhất Hạnh. Lần đầu đọc, tôi đã sững sờ khi đọc những câu từ Kim Cang đại ý: “Các bậc Bồ Tát hàng phục tâm của họ bằng cách giúp đưa chúng sinh vào Niết Bàn tuyệt đối để được giải thoát. Giải thoát cho vô số, vô lượng, vô biên chúng sinh như thế mà kỳ thực ta không thấy chúng sinh nào được giải thoát”, “Cái mà Như Lai gọi là thân tướng, vốn không phải thân tướng”, “Phước đức trong tự thân chẳng phải là phước đức nên Như Lai mới nói là phước đức nhiều”, “Cái mà Như Lai gọi là Bát Nhã Ba La Mật vốn là không phải Bát Nhã Ba La Mật cho nên mới thật sự là Bát Nhã Ba La Mật”, “Cái mà ta gọi là tất cả các pháp thật ra không phải là tất cả các pháp cho nên mới gọi là tất cả các pháp”…
Còn nhiều câu nữa theo kiểu “cái là A không phải là A cho nên mới là A”, xuất hiện đều đều trong Kinh Kim Cang. Đọc lần đầu những câu như thế, tôi đã sững sờ vì thấy chúng quá lạ. Nhưng do đã làm quen với triết lý Phật giáo từ lâu nên tôi không kêu ầm lên: “Điên rồi, điên hết rồi!” như người phương Tây lần đầu tiên tiếp xúc với bản dịch Kim Cang Bát Nhã của Edward Conze dịch sang tiếng Anh, cách đây hơn 60 năm. Tôi chỉ tò mò và tìm cách tìm hiểu tại sao “cái là A không phải là A cho nên mới là A”. Mục tiêu của việc dùng câu nói theo kiểu “cái là A không phải là A cho nên mới là A” trong kinh Kim Cang thì cần hiểu ra sao?
Trong kinh Kim Cang, Đức Phật đã trả lời Tu Bồ Đề bằng những câu là “bộ ba nghịch lý”. Hàng nghìn năm sau đó, người phương Tây quen lý luận logic thuận lý đã phải thốt lên “Điên rồi!” khi đọc được những câu đó, thật ra đấy là những lời nhằm xóa tan sự mê muội của con người. Khi mê muội tan đi, con người sẽ tỏ ngộ sự thật. Cuộc sống thường tình cho thấy, nhiều khi người ta ngủ mê phải có cái lay thật mạnh mới khiến người ta tỉnh thức. Cái hay của giáo huấn từ Đức Phật mạnh hơn rất nhiều. Có người ví phương pháp nghịch lý trong lời dạy Đức Phật không khác gì quả bom với chất nổ cực mạnh làm nổ tung, phá sạch kiến chấp của con người: chấp ngã và chấp pháp. Có người ví phương pháp nghịch lý trong lời dạy Đức Phật tựa như thanh gươm với lưỡi thật bén, chặt đứt mọi phiền não giúp con người tự do để nhận ra bản chất của mọi sự vật hiện tượng. Có người ví bộ ba nghịch lý từ lời dạy Đức Phật khi đọc thì bên tai như vang vọng tiếng sét lớn làm chợt tỉnh người, ngộ ra những điều là sự thật bấy lâu còn che kín.
Trước khi đọc Kinh Kim Cang, tôi đã đọc để biết nguyên lý duyên khởi, lẽ vô thường và tính vô ngã nhưng khi đó, sự thâm nhập chỉ là khái niệm, chữ nghĩa, sự vận hành của tư tưởng. Cho đến khi tôi đọc được những câu là “bộ ba nghịch lý” của Đức Phật thì mới thấu hiểu, không chỉ hiểu trên từ ngữ mà hiểu sâu sắc những nguyên lý tạo nên thế giới quan Phật giáo. “Cái là A không phải là A cho nên mới là A” là cách thể hiện rốt ráo sự thật bởi vì mọi sự vật hiện tượng đều do nhân duyên sinh hay lý duyên khởi tạo thành đó thôi. Trên thế giới này ta không bao giờ tìm được một sự vật hiện tượng nào tồn tại độc lập hoàn toàn gọi là A mà không liên hệ chằng chịt, trùng trùng với những cái không phải là A. Tôi thấu hiểu, người thừa nhận “cái là A không phải là A cho nên mới là A” là người thấu hiểu sống trên đời, để tránh phiền não, lợi mình và lợi người là phải “phá chấp”.
Phá chấp trước hết là phá chấp ngã. Trong đời sống con người luôn luôn hiện hữu với “cái tôi” xấu xí, cùng với đủ loại dục vọng. Con người luôn tìm cách thỏa mãn các loại dục vọng đó mà bất kể lợi ích của tha nhân. Từ đó con người sinh ra tham lam, đố kỵ, tị hiềm… trong quan hệ với nhau. Suốt quá trình tồn tại và phát triển, con người gây ra biết bao tàn nhẫn, khổ đau cho mình và cho người, xuất phát từ “cái tôi” luôn muốn được thể hiện, cái “bản ngã” chứa quá nhiều dục vọng. Phá chấp ngã chính là giải thoát khỏi “cái tôi” xấu xí đó.
Ngoài phá chấp ngã, phá chấp còn là phá chấp pháp. Tức phá vỡ thành kiến, tư duy lệch lạc để không còn đắm chìm trong những cái “tưởng” sai quấy, để thấy thực tướng của mọi sự vật hiện tượng. Thấu hiểu “bộ ba nghịch lý”, ta sẽ có cái nhìn Bát Nhã của Kim Cang để “biết như không biết” với muôn sự và “làm như không làm” với mọi việc trên thế gian.
Cũng như, sống trong đời hãy mở rộng tâm hồn, mở rộng tấm lòng mà trao đi yêu thương, sẻ chia giúp đỡ nhau bằng cả tâm, cả sức, cho đi mà không mong được nhận lại, hy sinh mà không mong được đền đáp; cứ “để gió cuốn đi” để lan tỏa tình yêu thương đến những người xung quanh.
Từ lâu tôi hay nguyện:
“Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành”.
Từ khi thấu hiểu Kinh Kim Cang, tôi xin nguyện:
“Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ như không độ
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn như không đoạn
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học như không học
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành như không thành”.
I am interested in more information. How can I reach you?
The local doctor s diagnosis was, You have a rash, but I don t know what it is cialis generic British Journal of Psychiatry, 166, 424 443
49 of all samples were antibacterials for systemic use, with amoxicillin tablets capsules, ciprofloxacin tablets and cefixime tablets as the most frequent representatives Table 2 and S1 Table cheap cialis Other malformations of the mouth and jaw can also affect a baby s ability to eat normally
Du, Chaffaut L legit cialis online Preclinical studies have revealed chemopreventive potential of CCM for several cancers, including colon 39, 40, duodenal 41, stomach 42, prostate 43, and breast 44