Nền giáo dục ngoại lai xuất hiện sớm nhất ở nước ta chính là Phật học và trải hơn hai ngàn năm, giáo dục Phật học đã thực sự có rất nhiều cống hiến tốt đẹp, xứng đáng được lịch sử trân trọng ghi nhận. Nhưng, thỉnh thoảng đó đây cũng có ý kiến đánh giá chưa công bằng về nền giáo dục này. Ở đây, chúng tôi chỉ xin trình bày vài lời phản ánh suy nghĩ riêng của mình. Nếu có chút khác biệt nào đó, có lẽ cũng là sự bình thường vậy.
KHÔNG CỘNG VỚI KHÔNG BẰNG VÔ HẠN
Cuối thế kỷ I TCN (tức cuối thời Tây Hán) [1], từ Trung Quốc, Phật giáo truyền bá vào khu vực phía Bắc Việt Nam ngày nay. Ở phía Nam, tình hình tương tự cũng diễn ra. Văn hóa, tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo… không bao giờ tự giới hạn phạm vi ảnh hưởng trong một lãnh thổ cố định. Nơi đâu có thể truyền bá nhất định sẽ có sự truyền bá, quy luật vận hành tự thân của những hệ thống đặc biệt này luôn luôn là như vậy. Nhà Sư từ xa xôi tới, lại không phải người Việt nên không biết tiếng Việt; còn người Việt lúc bấy giờ chỉ quanh quẩn trong làng nên chẳng biết tiếng nước ngoài. Trong điều kiện vô cùng khó khăn như vậy, nhà Sư đã làm gì và làm như thế nào để có thể quảng bá Phật giáo và khiến người Việt tin theo Phật giáo. Nhà Sư xa lạ với chủ trương dùng sự mê hoặc của ma thuật và cũng không ủng hộ chủ trương này bởi giới luật của nhà Phật không cho phép nhà Sư làm vậy. Trở lại với những dòng ghi chép tản mạn của một số người Hoa từng có mặt ở nước ta lúc ấy mới hay, hình ảnh nhà Sư có sức thuyết phục mạnh mẽ với cộng đồng. [2] Bởi nhiều lý do khác nhau, người Việt rất nể trọng:
– Trang phục giản dị của nhà Sư.
– Bữa ăn đạm bạc của nhà Sư.
– Sự đi lại bình dị của nhà Sư như dân thường.
– Nơi ở đơn sơ của nhà Sư.
– Quan hệ giao tiếp đàng hoàng của nhà Sư.
– Tinh thần nhập thế rất tích cực của nhà Sư.
Chữ Sư (師) trong nhà Sư nghĩa là Thầy. Đây là sự mặc định trách nhiệm và cũng là vinh quang to lớn của các nhà tu hành Phật giáo trước cộng đồng. Lịch sử công bằng và công khai xác nhận sự thật rất tốt đẹp này.
Nhà Sư xưng thầy là chuyện của nhà Sư, xã hội có tôn kính gọi bằng thầy hay không là chuyện của xã hội. Người Việt cổ không có điều kiện và cũng không đủ khả năng xây dựng triết lý cho riêng mình nhưng tự thân cuộc sống luôn luôn có triết lý của cuộc sống. Ai tìm cách khiến mọi người sợ nên buộc phải tuân theo, họ sẽ nghe theo rất nhanh nhưng ngay khi vừa nghe theo, ý định phản kháng đã hình thành. Ai giàu đức độ khiến cho cả thiên hạ phải cảm phục, thiên hạ sẽ vui theo đến cùng, kể cả khi người giàu đức độ ấy đã về với cõi vĩnh hằng. Một trong số những bài học lớn nhất của giáo dục Phật giáo buổi sơ khai chính là đây.
Nhà Sư từ xa tới nên không biết tiếng Việt, đó là con số không thứ nhất. Người Việt cổ không biết tiếng nước ngoài, đó là con số không thứ hai. Trong toán học, không cộng không đương nhiên sẽ bằng không nhưng trong lĩnh vực này không cộng với không lại bằng vô hạn. Vô hạn tôn sùng và cung kính, vô hạn tin theo và tự hứa sẽ sửa mình, vô hạn sợ hãi những gì mình lỡ gây tội lỗi và nhất quyết sám hối…. Một sự vô hạn đầy thách đố với cả thời hiện đại chúng ta bởi chẳng ai dám nói mình đã hiểu hết Phật giáo.
KHÔNG THU NHƯNG ĐƯỢC TẤT CẢ
Có một thời rất lâu dài trong lịch sử, nhà chùa là nhà trường, nhà Sư là nhà giáo, xã hội vẫn quen gọi nhà Sư là thầy chùa, giản dị, thân thương, đáng kính nhưng phản ánh chính xác hoạt động giảng dạy của nhà Sư. Thầy chùa vì thầy dạy trong chùa. Thầy chùa vì thầy giảng căn cơ về triết lý nhà Phật. Thầy chùa vì thầy hướng dẫn tận tụy mà không thu tiền. Xin đừng coi thường các chi tiết thoáng nghe cứ ngỡ như đơn giản này bởi khi phải bỏ quá nhiều tiền phục vụ việc học, đậm nhạt tuy có khác nhau nhưng đương nhiên ý tưởng mua bán chữ sẽ hình thành. Người mua chữ có cách diễn đạt theo cách của người mua chữ, quan hệ giữa người thầy và người học cũng dần dần biến đổi.
Tôi không dám, cũng không được phép phản bác việc thu học phí hiện hành nhưng từ sâu thẳm cõi lòng của một nhà giáo cao niên, tôi nghĩ nhiều người học là con nhà nghèo, đừng vô cảm tận thu đối với họ. Lịch sử giáo dục của nhà Phật đã cho chúng ta những bài học vô giá đấy thôi. Ngày xửa ngày xưa, nền giáo dục Phật giáo hoàn toàn miễn phí [3] nhưng lại thu được những nguồn lợi vô cùng lớn lao. Nguồn lợi lớn thứ nhất, xã hội tới học và thông qua việc học ấy, họ sẽ hiểu nhà chùa, hiểu nhà Sư hơn, hiểu Phật giáo hơn. Nguồn lợi lớn thứ hai, những giá trị triết lý sinh động của nhà Phật sẽ được xã hội trân trọng thỉnh về và khéo léo biến thành nội dung của nền gia giáo tốt đẹp, cơ hội thẩm thấu và phát triển bền vững của Phật giáo là đây và nguyên nhân tồn tại bất diệt cũng chính là đây. Nguồn lợi lớn thứ ba, dân mộ Phật và kính trọng nhà Sư, dân yêu chùa và luôn luôn tự hào về chùa, bởi vậy kẻ ít người nhiều cùng góp công sức, góp tiền của để xây dựng chùa chiền. Nhìn từ góc độ nào, chùa cũng là một công trình văn hóa của xã hội người Việt. Nhìn từ bất cứ góc độ nào, chùa cũng là biểu hiện của sự phát triển Phật giáo, là chỗ trăm họ cùng tin cậy nguyện cầu quốc thái dân an.
Với Theravada, giáo dục Phật giáo là hoạt động bắt buộc đối với trẻ em trai người Khmer trong mọi phum, sóc. Ủng hộ hay không là quyền riêng của từng người nhưng biện pháp này rất có ích trong quá trình rèn luyện đạo đức và kỹ năng sống. Ai cũng mong ước con mình mai sau sẽ thành người tử tế và có tài nhưng nếu trời chỉ cho phép được chọn một chứ không cho nhận cả hai chắc chắn đa số các bậc cha mẹ đàng hoàng nhất định sẽ chọn con mình trở thành người tử tế. Từ hơn hai ngàn năm trước, nơi giúp xã hội thực hiện ý nguyện tốt đẹp này là nhà chùa. Học trong chùa tất cả đều bình đẳng, ở đó không ai phân biệt con nhà nghèo hay con nhà giàu, con nhà thấp hèn hay con nhà quyền quý.
Điều ít ai ngờ đối với nền giáo dục nhà Phật thuở xưa là có học, học rất đàng hoàng nhưng không tổ chức thi cử. Có người cho đó là khiếm khuyết không thể chấp nhận nhưng có lẽ nhận xét như thế chưa thực sự công bằng. Mục đích cuối cùng và cao nhất của mọi khoa thi vẫn là tìm các bậc chân tài để bổ nhiệm họ giữ những trọng trách phò vua giúp nước. Khi giáo dục Nho học chưa ra đời, nguyên khí quốc gia do chính nhà Phật tạo ra. Lịch sử sẽ mãi mãi khắc ghi tên tuổi của các bậc tu hành đồng thời là những chính trị gia xuất sắc, những danh tướng lỗi lạc của non sông:
– Nàng A hay Khâu ni Công chúa [4] là bậc danh tướng của Hai Bà Trưng.
– Nàng Nước hay Trung Dũng Đại tướng quân [5], con gái của Ni cô Đào Nương. Nàng Nước là vị danh tướng của Hai Bà Trưng.
– Thiều Hoa Công chúa [6] tuổi thơ được nhà Sư nuôi dưỡng và huấn luyện, sau thành danh tướng của Hai Bà Trưng.
– Không có tài liệu thư tịch nào khẳng định rằng Lý Bí (cũng tức Lý Bôn) là người tu hành theo Phật giáo nhưng chắc chắn ông là người đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của giáo dục Phật giáo vì bằng cớ là ngay sau khi lên ngôi Hoàng đế và xưng Lý Nam đế, ông đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, niên hiệu là Thiên Đức [7] và quan trọng nhất, ông đã ra lệnh cho xây chùa Khai Quốc [8].
– Khuông Việt Đại sư Ngô Chân Lưu (933-1011) là cháu đích tôn của Ngô Quyền, nhà tu hành Phật giáo lừng danh và là người đầu tiên của lịch sử Việt Nam được tấn phong làm Tăng Thống (năm 971), được tôn là Khuông Việt Đại sư. Ông là nhà chính trị lỗi lạc, dù không trực tiếp chấp chính.
– Tăng thống Quách Ngang [9] người có nhiều công lao trong quá trình đào tạo người tu hành theo Phật giáo và nhất là trong việc góp phần trị nước thời Tiền Lê.
– Vào đầu thời Lý, độc đáo và đáng kính nhất là Quốc sư Vạn Hạnh, ông là người có công chuẩn bị cả dư luận lẫn tổ chức và lực lượng cho quá trình đưa Lý Công Uẩn lên ngôi thay nhà Tiền Lê đã rệu rã. Ông là người đầu tiên có công xây dựng và ổn định bộ máy nhà nước của quý tộc họ Lý.
Nếu kể tiếp chúng ta sẽ còn biết thêm nhiều nhân vật khả kính khác nữa. Từ thời Lý trở đi, các nhân vật uyên bác là sản phẩm của giáo dục Phật giáo không suy giảm. Khi nền giáo dục và thi cử Nho học trở nên chính quy chặt chẽ, không ít bậc đại khoa (kể cả bậc đỗ tột đỉnh là Trạng Nguyên) đã từ bỏ triết lý Nho gia để tu hành theo Phật giáo. Từ thực tế sinh động này, chúng tôi xin mạo muội nói là không nên có ý nghĩ tăng nguồn thu từ người học để nâng cao chất lượng giáo dục.
XIN ĐỪNG BAO GIỜ BIẾT CHỈ ĐỂ BIẾT
Khi giáo dục Nho học được thiết lập, chế độ thi cử ngày càng trở nên chặt chẽ và chính quy hơn. Gắn liền với thực tế này, xu hướng học cốt để đi thi sao cho đỗ đã hình thành và không ngừng chi phối nhận thức của sĩ tử. Ngay khi xây dựng vị thế của mình, nhà Hồ đã nhanh chóng tiến hành cải cách chế độ thi cử. Kỳ đại khoa Nho học đầu tiên, nhờ đó đã chọn được những bậc giàu tài năng như Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Lý Tử Cấu…Khi khởi nghĩa Lam Sơn sắp kết thúc, Nguyễn Trãi là người được trao trách nhiệm cao nhất của khoa thi tổ chức năm 1427. Ông là tác giả của đề thi tuyệt vời: Hãy viết thư dụ hàng thành Đông Quan. Nói khác hơn, hãy gắng truyền dạy những gì thiết thực, có thể ứng dụng để giải quyết các vấn đề do cuộc sống đặt ra. Học để làm và làm tốt chứ không nên học chỉ để biết cho vui. Giáo dục Phật giáo cổ đại Việt Nam đã tuân theo tôn chỉ này, giáo dục Phật giáo Việt Nam hiện đại hãy cố gắng đừng bao giờ xa rời tôn chỉ đó.
CÓ LẼ CHƯA NÊN VỘI NGHĨ TỚI QUÁ TRÌNH TÔN GIÁO HÓA GIÁO DỤC
Một số học giả do rất giàu thiện cảm với Phật giáo nên mong hợp thức và chính quy hóa nền giáo dục Phật giáo, đồng nhất hệ thống học vị và bằng cấp giữa đào tạo Phật học với các hệ đào tạo khác của giáo dục quốc gia. Theo tôi, nếu chủ trương thừa nhận hệ thống bằng cấp của giáo dục Phật học sẽ tốt hơn nhưng thừa nhận không có nghĩa là đồng nhất vì giáo dục quốc gia có tôn chỉ và mục đích riêng của giáo dục quốc gia còn giáo dục Phật học có tôn chỉ và mục đích riêng của giáo dục Phật học. Thừa nhận bằng cấp của giáo dục Phật học để người theo học đàng hoàng sẽ có thể:
– Được chính thức hoạt động trong các hệ thống đào tạo của Phật giáo. Theo lẽ, những ai có bằng cấp chính thức được thừa nhận mới có quyền tham gia đào tạo các thế hệ kế tục. Khá nhiều nước trên thế giới cũng đang áp dụng phương thức này. Nếu biết quản lý, cuộc đồng hành của các hệ thống giáo dục không triệt tiêu nhau, trái lại còn bổ sung cho nhau.
– Thừa nhận có nghĩa được quyền học lên các bậc cao như Thạc sĩ, Tiến sĩ. Nếu bằng tốt nghiệp của Học viện Phật giáo chưa được chính thức thừa nhận, không phải quốc gia hay vùng lãnh thổ nào cũng dễ dàng cho các nhà tu hành học lên.
– Khi cánh cửa giao lưu đã được rộng mở, nhu cầu đào tạo về ngôn ngữ và văn minh của các nước sẽ ngày càng cao, lẽ đương nhiên các nhà tu hành từng học ở ngoại quốc trở về có vị trí rất quan trọng. Nếu các nhà điều khiển nền giáo dục chính quy có tầm nhìn thoáng đãng chắc chắn sẽ thỉnh các bậc tu hành này tới giảng. Điều tốt đẹp đến từ bất cứ địa chỉ nào cũng đều tốt đẹp. Tôi nghĩ thế và vững tin như thế.
Chú thích:
* Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Khắc Thuần.
[1] Nhà Tây Hán tức Tiền Hán. Sở dĩ gọi là nhà Tiền Hán vì nhà Hán này có trước, do Lưu Bang lập ra năm 206 TCN. Để phân biệt với nhà Hán thứ hai do Lưu Tú lập ra năm 25 sau công nguyên, các Sử gia xưa gọi nhà Hán thứ hai là nhà Hậu Hán. Kinh đô Tiền Hán là Hàm Dương (kinh đô cũ của nhà Tần) ở phía Tây Trung Quốc nên nhà Tiền Hán cũng gọi là nhà Tây Hán. Kinh đô nhà Hậu Hán là Lạc Dương, vùng phía Đông Trung Quốc nên nhà Hậu Hán cũng gọi là nhà Đông Hán. Tiền Hán hay Tây Hán tồn tại trước sau tổng cộng 214 năm (từ năm 206 TCN đến năm 8 SCN) với 13 đời Hoàng đế nối nhau trị vì.
[2] Tất cả những vấn đề này chúng tôi đã trình bày trong hai công trình: Đại cương lịch sử văn hóa Việt Nam (5 tập. Nxb. Giáo dục. Sách đã tái bản nhiều lần và được trao Giải thưởng Sách Việt Nam), Tiến trình văn hóa Việt Nam, từ khởi thủy đến thế kỷ XIX.
[3] Ngày nay, các cơ sở đào tạo chính quy của nhà Phật tuy cũng có thu học phí nhưng mức thu thấp hơn hẳn các trường công lập và ngoài công lập. Điều đáng nói là các khoản phụ thu hầu như không đặt ra.
[4] TS. Nguyễn Khắc Thuần: Thần tích đền Nhật Chiêu (Nhật Chiêu thần tích) ở làng Nhật Chiêu (quê quán của Nàng A) nay thuộc huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Tài liệu giới thiệu trong “Danh tướng Việt Nam” (Tập 4), Nxb. Giáo dục.
[5] TS. Nguyễn Khắc Thuần: Thần tích đình Hoàng Xá (Hoàng Xá thần tích). Đình Hoàng Xá (quê của Nàng Nước) nay thuộc xã Kiêu Kị, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Tài liệu giới thiệu trong “Danh tướng Việt Nam” (Tập 4), Nxb. Giáo dục.
[6] TS. Nguyễn Khắc Thuần: Thần tích đền Hiền Quan (Hiền Quan thần tích). Đền Hiền Quan nay thuộc xã Hiền Quan huyện Tam Thanh, tỉnh Phú Thọ (quê Thiều Hoa Công chúa). Tài liệu giới thiệu trong “Danh tướng Việt Nam” (Tập 4), Nxb. Giáo dục.
[7] Có sách viết Đại Đức, có lẽ do mặt chữ Thiên (天) với mặt chữ Đại (大) chỉ khác nhau một gạch ngang ở phía trên. In mộc bản rất dễ bị mất nét nên chữ Thiên thành chữ Đại.
[8] Nay là chùa Trấn Quốc, quận Tây Hồ, Hà Nội.
[9] Tên nhân vật này cũng có người đọc là Mão, có lẽ do trong Hán tự, mặt chữ Mão (卯)) và mặt chữ Ngang (卬) gần giống nhau.
non prescription cialis online pharmacy DANIEL O KEEFFE, 1250 1310
Traditional approaches to the diagnosis of gonorrhea have used direct smear or culture cialis without prescription I d love to hear from other women who ve used vitex, and I ll also update this thread for those who are curious
Side effects experienced from his drug use are as follows HDL LDL cholesterol ratio shift, temporary abnormal liver function values only seen during off season cycle, and gynecomastia can i buy priligy over the counter 31 Hypothyroidism impairs bone formation and growth retardation due to the negative effect of thyroid deficiency on bone metabolism
The only cons is financial services, I know it is the same in all clinics priligy otc