GIẢI PHÁP NÀO KHẢ THI ĐỂ PHÁT HUY VAI TRÒ TĂNG NI TRONG XÂY DỰNG GIÁO HỘI TRANG NGHIÊM VÀ KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC VỮNG MẠNH
Công tác tuyên truyền – tập huấn ứng dụng công nghệ số – đẩy lùi các thông tin mang tính xuyên tạc với ý đồ làm tổn hại uy tín của Phật giáo và Giáo hội.
– Tổ chức Tọa đàm, Hội thảo chuyên đề đặc biệt là tổ chức các khóa tập huấn chuyên sâu mang tính đào tạo nhân sự mang tầm chiến lược lâu dài chuyên về công tác “Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Quản trị và Hoằng pháp”, tổ chức nhiều khóa tập huấn nâng cao kỹ năng, kiến thức nghiệp vụ chuyên môn để tất cả Tăng Ni có đủ kỹ năng sử dụng công nghệ số. Đặc biệt, truyền thông số – Mạng xã hội để từ đó đủ bản lĩnh ứng xử và tiếp nhận thông tin có chọn lọc, hạn chế đăng tải hình ảnh và nội dung một cách tùy tiện thiếu chuẩn mực làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của Tăng đoàn và Giáo hội, cần phát huy tính tích cực để mỗi Tăng Ni, tín đồ Phật tử đều là một Hoằng pháp viên trên cộng đồng mạng, giúp tuyên truyền những giá trị tư tưởng đạo đức tốt đẹp của Phật giáo đến rộng khắp tha nhân với tinh thần sử dụng mạng xã hội có chánh niệm, hướng đến tịnh hóa công dân mạng góp phần tạo nên không gian mạng an toàn. Ứng dụng công nghệ số nhằm đạt hiệu quả tác nghiệp nhanh, chính xác đúng sự thật và có năng lực sử dụng các ứng dụng liên quan đến mạng xã hội, Website để kịp thời chuyển tải nội dung của xã hội đến cộng đồng mạng, định hướng dư luận và công tác phản biện. “Một trong những việc làm này là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để tránh được sự phá hoại bằng cách kích động, gây chia rẽ giữa Nhà nước và Phật giáo… Chúng ta cũng phải bác bỏ những luận điệu của các thế lực xấu, tránh việc bị bôi nhọ, làm xấu hình ảnh của chư Tăng, Ni nói riêng và của Tăng đoàn nói chung. Làm được như thế, chúng ta sẽ giữ vững được lòng tin của mọi người với Tam Bảo” (11).
– Xây dựng phim trường ảo để thu hình, sản xuất tiền kỳ và hậu kỳ, làm bản tin, điểm tin hoạt động Phật sự, làm ký sự, phóng sự, phim tài liệu… kịp thời chuyển tải hoạt động Phật sự của Giáo hội đến Xã hội và cộng đồng mạng nhanh nhất nhằm nêu cao giá trị Từ bi – Trí tuệ của Đạo Phật, hình ảnh tốt đẹp của Tăng, Ni, Phật tử, của Tổ chức Giáo hội các cấp trong sự nghiệp phụng đạo yêu nước. Đồng thời, cũng là phương tiện truyền thông kịp thời chuyển tải phát ngôn chính thức của Giáo hội bằng video kỹ thuật số, truyền tải phát trực tiếp trên các trang mạng xã hội để xử lý các vấn đề khủng hoảng truyền thông liên quan đến Phật giáo, định hướng dư luận và phản biện xã hội.
– Kịp thời cập nhật, đăng tải các hoạt động Phật sự và thuyết giảng theo các từ khoá định hướng tại các công cụ tìm kiếm nhằm kịp thời đẩy lùi những thông tin xuyên tạc, có ý đồ làm tổn hại uy tín Tăng đoàn và Giáo hội theo phương châm “ẩn ác dương thiện, trồng hoa thơm lấn dần cỏ dại, ánh sáng đến đâu, bóng đêm bị đẩy lùi đến đó”.
– Thường xuyên tuyên truyền đến Tăng, Ni, và Phật tử nên giữ gìn oai nghi người con Phật thận trọng khi sử dụng mạng xã hội khi đăng tải hình ảnh, không nên tuỳ tiện đăng tải hình ảnh mang tính giải trí, tự sướng (selfie), vui đùa thiếu oai nghi, đạo hạnh. Các hình ảnh này rất dễ bị kẻ xấu khai thác, lấy làm cơ sở để xuyên tạc đời sống phạm hạnh của Tăng đoàn và làm phương hại đến uy tín của Giáo hội.
XÂY DỰNG, ĐÀO TẠO MỖI PHẬT TỬ TRỞ THÀNH MỘT HOẰNG PHÁP VIÊN SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH PHÁT TRIỂN TRUYỀN THÔNG PHẬT GIÁO NHƯ MỘT KÊNH HOẰNG PHÁP
– Xây dựng ứng dụng xem hoạt động Phật sự, xem, nghe thuyết giảng trên thiết bị điện thoại di động thông minh và thiết bị nghe nhìn khác. Ban Thông tin – Truyền thông Trung ương kết hợp với Ban Hoằng pháp và Ban Hướng dẫn Phật tử triển khai đến chư vị giảng sư có ý thức tuyên truyền, vận động tích cực lồng ghép tại các buổi thuyết giảng. Từ đó, tín đồ Phật tử có ý thức sử dụng các ứng dụng xem và nghe các chương trình về hoạt động Phật sự, thuyết giảng trên các thiết bị nghe nhìn hiện đại và điện thoại thông minh, có ý thức thường xuyên cập nhật chia sẻ về trang fanpage – Facebook cá nhân để giới thiệu với bạn bè và cộng đồng mạng.
Trong thời đại mà truyền thông chiếm ngự hầu hết các hoạt động trong đời sống xã hội, mỗi Tăng Ni, Phật tử chúng ta cần ý thức rõ và sử dụng hiệu quả các phương tiện truyền thông để hỗ trợ cho công cuộc Hoằng pháp lợi sanh, góp phần xây dựng và phát triển bản thân theo chiều hướng tích cực, chủ động nhất để cùng nhau chung tay hoằng truyền chánh pháp. Hiện nay, có rất nhiều vấn nạn trong xã hội: tham nhũng, tư duy tiêu cực, lợi ích nhóm, vô trách nhiệm, vô cảm, bạo hành, tai nạn giao thông, bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em,… Xã hội đang rất cần sự chia sẻ, lành mạnh, bình an, những nét đẹp như: Từ – Bi – Hỷ – Xả và tâm lành hướng thiện của người con Phật cần được lan tỏa sâu rộng. Không ai khác ngoài chúng ta – những Sứ giả Như Lai, những tình nguyện viên, Hoằng pháp viên Tăng Ni, Tín đồ Phật tử đều có thể giải quyết được những vấn đề này. Đó không chỉ là trách nhiệm mà còn là lương tri, là sứ mệnh thiêng liêng của các Sứ giả Như Lai khi cái ác, cái xấu vẫn còn len lỏi hàng ngày như cỏ dại sau mưa.
TỈNH THỨC VÀ KHÔNG NGỪNG HỌC HỎI, SẴN SÀNG TIẾP NHẬN ĐÓN ĐẦU THỜI CƠ VÀ VẬN HỘI MỚI. ƯƠM MẦM NHÂN TỐ TRẺ NGAY LÚC ĐẦU. BẮT ĐẦU TỪ HÔM NAY!
Phật giáo phát triển và sẵn sàng hòa chung vào dòng chảy của nền Tri thức khoa học trong thời đại phát triển Cách mạng công nghiệp 4.0. Công tác Thông tin Truyền thông và Hoằng pháp được cập nhật công nghệ số hóa sẽ mở ra cánh cửa rộng, khai phá tầm nhìn chiến lược nhằm phát huy “Vai trò tích cực của chư Tăng Ni trong sứ mệnh cao cả của người Hành giả nhập thế có lý tưởng sống “Tốt Đạo – Đẹp Đời” góp phần xây dựng Giáo hội trang nghiêm và khối Đại đoàn kết toàn dân tộc vững mạnh.
Bắt đầu từ con người, con người là vốn quý của xã hội. “Thế hệ trẻ là những nhân tố tiềm năng” trong tương lai gần. Phải định hướng giáo dục cho lớp trẻ với giải pháp như thế nào là khả thi nhất? Khơi gợi cho con trẻ niềm vui và ý tưởng tìm tòi, hiếu học ngay từ trong gia đình, nhà trường, xã hội và ngôi nhà chung là các ngôi tự viện với Thầy Cô là quý Tăng Ni hiền hòa, bao dung và năng động hòa nhập cùng đại chúng, ươm mầm yêu thương cho trái tim Từ Bi trẻ thơ luôn phát triển thiện lành. Một khi các bạn trẻ có điểm tựa tình thương và lòng tin, trái tim biết thao thức trăn trở với cuộc đời thực, các em sẽ yêu thích, ngưỡng mộ trước cái hay cái đẹp của chư Tôn đức Tăng Ni về hạnh nguyện vị tha, khả kính và Từ Bi. Từ đó, các em sẽ ngưỡng mộ và bắt đầu hành trình tìm hiểu, khám phá, học hỏi và sử dụng thành thạo công nghệ số, internet. Từ đây, sứ mệnh “Trồng cây, Trồng Người”, ươm mầm xanh thiện lành của cha mẹ, thầy cô và chư Tăng Ni sẽ nảy nở, góp phần không nhỏ vào sự chuyển mình, đổi mới cho công tác Hoằng pháp trong thế giới phẳng hôm nay. Thời gian gần đây, các hoạt động đội nhóm trẻ trong Phật giáo như sinh hoạt Gia đình Phật tử, các Khóa tu mùa hè, Hội trại truyền thống, các khóa học và tập huấn về giá trị sống theo tư tưởng đạo đức Phật giáo như hành thiền chuyên biệt cho sinh viên, giới trí thức, người lao động trẻ, đặc biệt là các chương trình hiến máu nhân đạo, cứu trợ thiên tai, dịch bệnh, các chuyến đi thiện nguyện và hoạt động an sinh xã hội đã và đang có giá trị tích cực, hiệu quả tốt, hiệu ứng nhanh và lan tỏa mạnh trong cộng đồng, góp phần chung tay xây dựng niềm tin về một lối sống đẹp biết chia sẻ và cho đi, biết sống và nghĩ cho mọi người trên tinh thần Từ Bi của người con Phật.
Có thể khẳng định: “Niềm tin và sự tự tin nội lực sẽ khơi dậy tinh thần dân tộc, góp phần tạo ra sức mạnh và sức bật tinh thần để Phật giáo vững vàng vượt qua mọi thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”. Cùng với nhiệm vụ then chốt lúc này không gì khác hơn chính là “Phát huy tích cực vai trò của chư Tăng Ni Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong việc xây dựng khối Đại Đoàn kết toàn dân tộc vững mạnh” trong “Thời điểm vàng” của “Kỷ nguyên Công nghệ số”.
Qua đó, có thể nói việc ứng dụng Công nghệ số vào công tác truyền thông là yêu cầu cấp bách để Phật giáo hòa nhập trong thời kỳ phát triển thần tốc của cuộc cách mạng 4.0. Công nghệ số đã lan tỏa đưa lời kinh ý Phật vươn xa. Thông qua các phương tiện truyền thông rộng khắp mà giáo lý và văn hóa Phật giáo được lan truyền một cách nhanh chóng đến với Phật tử và mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội đặc biệt là những ai có tâm thiện lành yêu mến Đạo Phật, Phật giáo thông qua các phương thức ứng dụng công nghệ số để nhanh chóng tiếp cận với cuộc sống đời thường, tích cực đóng góp cho các Chương trình An sinh xã hội phục vụ cộng đồng với hiệu ứng lan tỏa rộng khắp. Đồng thời tiếp nhận các đường lối, chính sách, quan điểm mới kể cả những luồng dư luận thông tin thuận chiều hay trái chiều từ xã hội để có thể khẳng định quan điểm và chánh kiến của mình, từ đó có thể chủ động định hướng dư luận hay phản biện trước những tin tức chưa chính xác, thiếu thiện chí, điều mà trước đây chúng ta khó có thể làm được.
Bên cạnh đó, là công tác giáo dục được đặc biệt chú trọng trên hết. Với cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam – Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm đã có bài phát biểu định hướng giáo dục tại Hội nghị Tăng sự Phật giáo Toàn quốc năm 2020: “Mạng xã hội với những thách thức trong công tác quản lý, giáo dục Tăng Ni trẻ và công tác Hoằng pháp hiện nay”. Bài viết được chọn đăng trên chuyên trang Tạp chí Văn Hoá Phật Giáo số 351: “Tăng cường giáo dục giúp Tăng Ni trẻ có nền tảng đạo đức, làm chủ bản thân, sử dụng mạng xã hội (MXH) theo tinh thần chánh niệm, góp phần quan trọng trong công tác hoằng pháp lợi sinh của thời đại công nghiệp 4.0 và tạo nên không gian mạng an toàn. Đây có lẽ là giải pháp khả thi nhất, tuy nhiên đòi hỏi phải có sự kiên trì bền bỉ trong thực hiện, tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi”, làm chiếu lệ, làm cho có hình thức. Nếu giải pháp này được thực hiện đầy đủ sẽ mang lại kết quả lâu dài, bền vững hơn là cấm đoán hoặc hạn chế sử dụng MXH. Thực tế cho thấy có nhiều vị giáo phẩm đạo cao đức trọng hiện vẫn thường xuyên sử dụng MXH nhưng các vị ấy đâu có bị những tiêu cực của MXH tác động, ngược lại còn phát huy tính tích cực trong công tác Quản lý – Hoằng pháp một cách hiệu quả và đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực về nội dung hoằng pháp trong thời đại mới. Tuy nhiên, MXH giống như con dao hai lưỡi, tùy người sử dụng mà đem lại lợi ích hay tác hại. Cũng vậy, từ đó hiểu được hai mặt lợi và hại của MXH, nếu Tăng Ni trẻ làm chủ được bản thân, có nền tảng đạo đức vững vàng do tiếp thu từ nền giáo dục của thầy tổ, các trường Phật học nên việc sử dụng MXH sẽ đem lại lợi ích thiết thực.
KHẲNG ĐỊNH VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0, THỨ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG PHAN TÂM ĐÁNH GIÁ:
Với vai trò là một tôn giáo lớn của đất nước, những giá trị tốt đẹp của Phật giáo còn góp phần xây dựng niềm tin và sự tự tin của con người, dân tộc Việt Nam trong việc xây dựng một đất nước hùng cường. Niềm tin và sự tự tin sẽ khơi dậy tinh thần của dân tộc, góp phần tạo ra sức mạnh vượt qua thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Mặt khác khi đất nước thịnh vượng thì tôn giáo cũng sẽ có điều kiện phát triển. Những thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ góp phần hỗ trợ Phật giáo trong hoạt động tổ chức, quản lý và hoằng pháp, góp phần đưa Phật giáo tới gần hơn nữa sinh hoạt, đời sống người dân” (11).
“Lịch sử 2000 năm Phật giáo Việt Nam đã minh chứng về một nền Phật giáo nhập thế. Trong giai đoạn lịch sử Việt Nam giành được nền độc lập tự chủ vào đầu Thế kỷ thứ X, trải qua các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Phật giáo đã trở thành nền tảng tư tưởng chủ đạo trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, là bộ phận chủ yếu góp phần tạo nên bản lĩnh, bản sắc văn hoá tinh thần của dân tộc Việt Nam”(12).
Trong xu thế vận hành đổi mới và hội nhập toàn cầu hiện nay, Phật giáo Việt Nam ngày càng phát triển, góp phần vào sự phát triển chung của Phật giáo thế giới. Phật giáo Việt Nam không ngừng hòa nhập, từng bước hoàn thiện khẳng định mình để nâng tầm phát triển, xứng đáng với vị thế là Tôn giáo lớn của cả nước. Làn sóng truyền thông của Phật giáo với sứ mệnh cao cả “Hoằng Pháp lợi sanh” không chỉ đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng của đồng bào Phật giáo, cho đến các vị nhân sĩ trí thức mà cộng đồng lương giáo cũng luôn dành một sự quan tâm thiện ý đặc biệt cho Đạo Phật. Làm sao để đón đầu cơ hội và bước qua thách thức. Từ đó, góp phần phát huy tích cực vai trò của chư Tăng Ni Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong công cuộc xây dựng khối Đại Đoàn kết toàn dân tộc vững mạnh trong “Thời điểm vàng” của Kỷ nguyên công nghệ số. “Điều quan trọng nhất của người làm truyền thông Phật giáo, người Phật tử khi sử dụng mạng xã hội là luôn phải Tỉnh Thức!”.
Đặc biệt, chư Tăng, Ni cần tăng cường khai thác sức mạnh của mạng xã hội hướng tới giới trẻ, giúp họ hiểu hơn về Đạo Phật, từ đó, thu hút giới trẻ đến với Phật giáo chính thống, hướng tới sự tự giác rèn luyện tinh tấn tu tập nhằm xây dựng một đời sống lành mạnh, tích cực, năng động, thiện lành trong lớp trẻ hôm nay. Thời đại công dân mạng, truyền thông số, ai ai cũng có thể làm truyền thông. Nhưng để truyền thông có hiệu quả, cần sự chung tay góp sức của cả cộng đồng và hơn ai hết cần một sự liên kết thực sự hiệu quả, có tổ chức bài bản, chuyên nghiệp mới là điều mà cộng đồng Phật tử mong chờ. Bằng cách nào để những giá trị tốt đẹp, tinh hoa văn hóa của Phật giáo sẽ góp phần xây dựng, củng cố niềm tin và sự tự tin cho con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong công cuộc bảo vệ và xây dựng một đất nước Việt Nam hòa bình, văn minh, thân thiện, phát triển, đổi mới và hội nhập. Những giá trị Nhân văn và giá trị Văn hóa của Phật giáo đã có ảnh hưởng tích cực đến quan niệm, tư tưởng, đạo đức, lối sống của nhân dân ta từ hàng nghìn năm nay. Lịch sử Việt Nam ghi nhận thời nào Phật giáo cũng có những đóng góp xứng đáng cho việc bảo vệ và xây dựng đất nước, luôn đồng hành gắn bó cùng dân tộc với sứ mệnh thiêng liêng là “Hộ Quốc An Dân”.
Chúng ta muốn phát triển vươn tới những tầm cao mới vẫn phải giữ cái gốc là đạo đức xã hội, triết lý nhân văn, hướng thiện, nền tảng văn hoá và tinh thần dân tộc. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đưa chúng ta đi rất xa, nhưng hành trình này chỉ có ý nghĩa khi đích đến là một xã hội ổn định, một thế giới hoà bình, người dân hạnh phúc. Vì vậy, các giá trị thật của Phật giáo được bảo vệ và phát triển sẽ tiếp tục phát huy hữu ích để chúng ta vững vàng tiến bước trên hành trình này” (13). Bước khởi đầu, để có thể phát huy hiệu quả vai trò tích cực của Tăng Ni Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong việc xây dựng khối Đại Đoàn kết toàn dân tộc vững mạnh thì chính niềm tin và sự tự tin nội lực sẽ khơi dậy tinh thần dân tộc, góp phần tạo ra sức mạnh và sức bật tinh thần để Phật giáo vững vàng vượt qua mọi thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong sự nghiệp Hoằng pháp lợi sanh của thời đại kỷ nguyên số
Chú thích
* TT.TS. Thích Minh Nhẫn.
(11) “Truyền thông Phật giáo Việt Nam sẽ làm gì?” Tác giả: Minh Thiện https://chuathanhlangson.com/Chuyen-Dao-Doi/Truyen-thong-Phat-giao-Viet-Nam-se-lam-gi-7400.html.
(12) “Đưa Phật giáo gần hơn với người dân qua công nghệ 4.0” – HẢI NHI – 17:23 13/05/2019. http://daidoanket.vn/dua-phat-giao-gan-hon-voi-nguoi-dan-qua-cong-nghe-40-436766.html.
(13) Thông điệp của Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã gửi tới Đại Lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2019: https://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/di-san-my-thuat-san-khau/thong-diep-cua-hoa-thuong-thich-pho-tue-toi-vesak-2019-530814.html.
Haven t started winny yet but based on the reviews I have seen so far I have high hopes how to buy cialis Personalizing fall prevention is critical
I was examining some of your posts on this site and I believe this site
is rattling informative! Continue posting.Blog monetyze