Nhớ nhà văn Võ Hồng với nỗi… “cô đơn uy nghi” (Đỗ Hồng Ngọc)


Võ Hồng sinh năm 1921 tại làng Ngân Sơn, Tuy An, Phú Yên, mất tại Nha Trang năm 2013.

Truyện ngắn đầu tay của ông “Mùa gặt” đăng trên Tiểu thuyết Thứ Bảy vào năm 1939 với bút danh Ngân Sơn. Đến năm 1959, ông gia nhập làng văn với tập truyện

ngắn “Hoài cố nhân”.
Văn của ông chứa đựng sự gắn bó

yêu thương con người, yêu thương quê hương, dân tộc một cách tự nhiên. Dưới ngòi bút Võ Hồng, hình ảnh quê hương, con người Việt Nam được ghi lại như những bức tranh sinh động, trung thực và đầy rung cảm. Nhiều tác phẩm của Võ Hồng đã được trích giảng trong sách giáo khoa Văn cho chương trình trung học trước năm 1975. Sau năm 1975, văn nghiệp của ông là đề tài cho nhiều luận án văn chương.

Tác phẩm: Hoa bươm bướm/ Gió cuốn/ Thiên đường ở trên cao/ Trong vùng rêu im lặng… Mùa gặt/ Hoài cố nhân/ Lá vẫn xanh/ Vết hằn năm tháng/ Con suối mùa xuân/ Vẫy tay ngậm ngùi/ Vùng trời thơ ấu/ Một bông hồng cho Cha/ Trầm tư…

(Theo Wikipedia) Tôi quen biết anh nhiều năm trước ở Nha Trang. Tính về vai vế tôi phải gọi anh bằng… “ông”, vì dì tôi là bạn của con gái lớn anh. Nhưng anh vốn xuề xòa, dễ tính, bảo gọi bằng anh thôi. Còn anh luôn toa, moa với tôi một cách thân mật. Năm nọ có dịp về Nha Trang, tôi ghé thăm anh. Tìm nhà hơi khó vì đường sá đã mở rộng, nhà cửa thay đổi nhiều. Tôi đang loay hoay tìm cây khế, cây trứng cá “làm dấu” trước nhà thì một bà già đi ngang qua thấy, hỏi tìm ai, “Dạ tìm ông nhà văn Võ Hồng”, bà đáp: “Văn võ nào đâu tôi chả biết, chỉ biết có ông già sống một mình ở ngôi nhà kia thôi!”.

Tôi kể lại anh nghe, anh cười ha hả, có vẻ… chịu bà già lắm vì nhà văn Võ Hồng thì không biết mà lại biết anh sống một mình! Mà thiệt vậy! Vợ anh mất sớm lúc anh hãy còn rất trẻ. Anh vẫn ở vậy, không tục huyền, dù không ít cô thầm thương trộm nhớ ông thầy giáo, ông nhà văn nho nhã, dễ mến. Anh vẫn gà trống nuôi con. Tất cả đều thành đạt, đều đang sinh sống ở nước ngoài, chỉ còn ông… gà trống ngày một lớn tuổi loay hoay một mình với những người hàng xóm, với cây trứng cá, cây khế và mấy gốc dừa.

Anh nuôi một con chó con làm bạn. Lần tôi đến thăm, anh lững thững ra mở cổng, con chó ùa ra sủa ầm lên. Tôi hơi hoảng, hỏi: chó có dữ không anh? Anh trả lời tỉnh queo: nó còn hiền hơn moa! Rồi anh dẫn tôi lên gác. Căn gác nhỏ với một phòng chừng hai chục mét vuông, vừa là chỗ ăn ngủ, làm việc, tiếp khách… lổn ngổn những sách vở, thư từ, bản thảo… Nhờ cái sân thượng phía trước có bóng râm cây khế, cây dừa mà anh còn có chỗ để mà trầm tư, mà hoài cố nhân (*)… Anh khoe với tôi cái chậu nhỏ trong đó có một cây gai bàn chải to bằng bàn tay. Anh nói miền quê anh đi đâu cũng gặp cây gai bàn chải mọc dọc hai bên đường. Anh nhớ nó quá nên tìm một gốc về trồng. Anh giấu nó ở một góc sân thượng, sợ người ta trông thấy cho là lập dị!

Có lần Đài truyền hình Trung ương làm một bộ phim ngắn về “Thầy Võ Hồng”. Anh rất cảm động khi được về thăm lại trường Bồ Đề cũ, chùa Hải Đức, nhà thờ Chánh tòa Nha Trang… nhưng anh vẫn thấy ngường ngượng khi phải… đóng phim. Rồi cô Thu Trang dạy Cao đẳng Sư phạm ở Tuy Hòa, quê hương anh, đã làm một luận văn thạc sĩ ngữ văn về sự nghiệp văn học của anh: “Võ Hồng, nhà văn và tác phẩm” do giáo sư Hoàng Như Mai hướng dẫn, mà người phản biện là tiến sĩ Huỳnh Như

Phương ghi nhận xét: mong sớm được thấy in thành sách để giúp bạn đọc hiểu thêm về nhà văn Võ Hồng. Nhắc đến mình, anh như luôn có vẻ ngượng. Mấy năm trước, trong thư gửi tôi, kèm tập thơ mới in của anh, anh viết: “Đọc lại văn mình moa thấy: nếu là văn xuôi thì Ngộ, còn thơ thì Ngượng. Cái gì mà yêu thương, nhớ nhung, đợi chờ… mắc cỡ thấy mồ!”.

Tôi hiểu anh, bởi vì văn thì còn đổ thừa tại hư cấu, tại tâm lý nhân vật nọ kia, chứ thơ thì hết phương chối cãi! Nhưng theo tôi, văn Võ Hồng đã là một thứ thơ, một thứ thơ xuôi, nhàn nhã, đằm thắm, chân thật… làm xúc động lòng người! Hỏi anh lúc này có khỏe không, anh nói khỏe gì nổi, bệnh rề rề. Nhiều tuổi rồi, con ở xa, bệnh cũng làm biếng đi bệnh viện nữa. Phải nhờ người quen đưa đi khám hoài ngại quá! Vậy mà hôm nghe tôi bệnh nặng, phải đi mổ cấp cứu, anh viết thư: “Mười hai giờ khuya, moa ra sân thượng, quỳ hướng về sao Bắc đẩu hết lòng cầu nguyện cho toa tai qua nạn khỏi…”.

Trở lại chuyện thăm anh ở Nha Trang lần này, lúc anh vừa… lên tuổi 80, tôi thật bất ngờ thấy anh không còn “cô đơn” nữa. Trong phòng anh treo một tấm ảnh chân dung khá lớn của cô đào hát bóng xinh đẹp Lý Linh, người đóng vai Tống Khánh Linh trong phim nhiều tập chiếu trên truyền hình! Thì ra “ông lão” mê cô tài tử này không biết tự bao giờ! Thấy tôi bỡ ngỡ, anh cười: “Đứa cháu mình ở ngoài quê coi phim rồi nói với mình: ‘Cậu ơi, sao mà cô đào đóng phim này giống hệt mợ’… Mình giật mình, ‘kiểm chứng’ lại quả là có nhiều nét giống y hệt vợ mình hồi đó, nên mình treo ảnh này lên đây”.

Anh lại có vẻ ngượng. Nhớ anh đã vừa tám mươi, tôi thử “bói” cho anh một quẻ bằng cách mở ngẫu nhiên một trang trong cuốn Trầm tư của anh mà tôi gọi là “bói Võ Hồng”, tình cờ trúng câu 259, câu trao đổi của

anh với một “cô nào đó”, chắc là Lý Linh: – Em như đóa hồng dành cho vương tôn quyền quý, còn anh… – Câu đó phải do em nói. Tâm hồn anh đẹp và mảnh như hoa. Nên khó nuôi dưỡng, khó chăm sóc. Em đành phụ bạc anh… Vậy là anh chàng “Tú Uyên” Võ Hồng với “tâm hồn đẹp và mảnh như hoa” đó vẫn chờ đợi nàng Giáng Kiều từ trong tranh một hôm nào đó lại bước ra…

Võ Hồng là một nhà thơ. Dù ông viết truyện ngắn, truyện dài gì thì với tôi cũng đều là thơ. Thơ xuôi. Đọc ông thấy lòng lành ra. Tuy nhiên ông cũng đã in hẳn một tập thơ cho riêng mình. Chân tình và mộc mạc. Đằm thắm những yêu thương.

Năm giờ sáng mở mắt Nhìn quanh: chỉ ghế bàn Thèm thấy một khuôn mặt Thèm nghe tiếng dịu dàng Mười giờ đêm thâm u Bóng tối như cõi chết
Tình yêu, tìm nơi đâu Hạnh phúc, chào vĩnh biệt.

(Quạnh hiu)

Quạnh hiu. Hoang vắng. Cô đơn. Không muốn “độc cư” mà thành độc cư. Với một tâm hồn vô cùng nhạy cảm, ông héo hắt dần với tháng năm. An ủi của ông trong tuổi già là những người con đều thành đạt, hiếu thảo, nhưng vì hoàn cảnh riêng mà phải sống xa nhau kẻ chân trời người góc biển.

uy nghi” nhớ đến người thân. Mấy năm gần đây, tình trạng sức khỏe ông yếu dần, nằm liệt giường, được chuyển xuống tầng trệt cho tiện chăm sóc. Cô con gái lớn Diệu Hằng vẫn thỉnh thoảng từ Pháp về thăm cha. Rồi cô lại đi, bận bịu bao điều, nhưng vẫn quán xuyến lo toan. Người con trai thứ ở Đức đã dựng riêng cho cha một trang web, tập hợp toàn bộ các tác phẩm của cha, với nhiều tài liệu quý.

Năm 2011, có dịp về Nha Trang, tôi lại ghé thăm ông, bấy giờ ông đã 91 tuổi, đã dần dần khó tiếp xúc… Cô Đạm, người học trò cũ quý thương ông vẫn là người hằng ngày trực tiếp đến chăm sóc ông cùng với một người giúp việc. Ông tuy nằm liệt giường đã lâu vậy mà trông vẫn thanh mảnh, sạch sẽ lắm. Tôi cảm động nói với cô Đạm, thay mặt những bạn bè thân quen gần xa của nhà văn Võ Hồng, trân trọng cảm ơn cô.

Ông đã sẵn một bài thơ gọi là Di ngôn viết về nỗi “cô đơn uy nghi” của mình:

Di ngôn

Sau khi tôi chết Xin giữ y nguyên giùm mọi dấu vết Của những ngày u buồn trĩu nặng hồn tôi
Ðây: cây bút màu đen sớm tối không rời
Ðây: cuốn vở cất đầy những mảnh lòng hiu hắt Kia chồng sách không bao giờ ngăn nắp

Này: góc vườn, hoa rụng trải lối đi
Trên khung rào thưa, lá khẽ thầm thì
Nơi sân thượng xin để nguyên chiếc ghế
Kê sát lan can, hướng xuống mặt đường
Nơi những đêm dài, trong tối đầy sương
Tôi ngồi lặng, mắt chong chờ đợi
Ðợi một người đi không hẹn trở lại
Hun hút đường dài… vun vút xe qua
Những dáng ngược xuôi… những cặp hẹn hò Bầy chó lang thang… hàng cây đứng lặng
Chia sẻ nỗi niềm: từng ngôi sao xa
Người đi không về. Giờ đang nơi đâu?
Cực lạc non Bồng hay cõi Diêm phù
Ðêm trắng trải dài… Mỏi mòn đêm trắng
Canh hai… canh ba… từng canh qua mau
Cho đến một ngày kia… tôi sẽ nhẹ nhàng giã từ Hạnh phúc yêu thương… Băng giá mây mù… Nhưng trên sân, chiếc ghế cô đơn uy nghi còn đó Tiếp tục ngồi chờ, lặng lẽ chờ cho mãi đến thiên thu.

(Võ Hồng, 2013)

Nhớ Võ Hồng, vừa thương vừa cảm, vừa xót vừa xa. Thấy trôi đi một kiếp nhân sinh phù thế:

Ngũ uẩn phù vân không khứ lai Tam độc thủy bào hư xuất một…

(Chứng đạo ca) Mà mừng ông nay đã vào cõi “tịch diệt vi lạc”! 

(*) Tác phẩm Võ Hồng

Nay các con nên người Mỗi đứa đi một ngả
Mình cha căn nhà xưa Trông vừa quen vừa lạ Không còn ngày gian khổ Chỉ dư ngày tiêu điều Vắng con như cây cỏ

Héo úa giữa quạnh hiu.

Vẫn căn gác nhỏ đó vừa là chỗ ăn chỗ ngủ, chỗ làm việc, tiếp khách… lổn nhổn những sách vở, thư từ, bản thảo… tràn lan trên bàn, trên nệm, dưới gầm… Có lần tôi bấm cho ông mấy tấm ảnh kỷ niệm, có cảnh ông ngồi trên chiếc ghế “cô đơn uy nghi” đặt ở sân thượng, dưới tàng cây trứng cá. Lúc đó, ông mới 74 tuổi, còn hoạt bát lắm, đòi khoác áo đàng hoàng rồi mới chịu cho chụp hình. Ông kể hôm họp mặt mừng tuổi 70 của ông, ai cũng nhắc câu “Thất thập cổ lai hy”, nên khi đáp từ, ông sờ tay vào cổ, nói “Thất thập cổ lai hy” nè, rồi lần tay xuống ngực “Lục thập ngực lai hy” nè, “Ngũ thập bụng lai hy” nè, rồi “Tứ thập…”, mọi người la hoảng! Khi tôi gởi ông bản thảo Già ơi… Chào bạn! để nhờ ông đọc, ông cười: Sau “Già ơi chào bạn” toa sẽ viết tiếp cái gì nữa đây?

Ông là vậy. Lúc nào cũng hóm hỉnh, sâu sắc mà sảng khoái trừ những lúc một mình trong nỗi “cô đơn uy nghi” nhớ đến người thân. Mấy năm gần đây, tình trạng sức khỏe ông yếu dần, nằm liệt giường, được chuyển xuống tầng trệt cho tiện chăm sóc. Cô con gái lớn Diệu Hằng vẫn thỉnh thoảng từ Pháp về thăm cha. Rồi cô lại đi, bận bịu bao điều, nhưng vẫn quán xuyến lo toan. Người con trai thứ ở Đức đã dựng riêng cho cha một trang web, tập hợp toàn bộ các tác phẩm của cha, với nhiều tài liệu quý.

Năm 2011, có dịp về Nha Trang, tôi lại ghé thăm ông, bấy giờ ông đã 91 tuổi, đã dần dần khó tiếp xúc… Cô Đạm, người học trò cũ quý thương ông vẫn là người hằng ngày trực tiếp đến chăm sóc ông cùng với một người giúp việc. Ông tuy nằm liệt giường đã lâu vậy mà trông vẫn thanh mảnh, sạch sẽ lắm. Tôi cảm động nói với cô Đạm, thay mặt những bạn bè thân quen gần xa của nhà văn Võ Hồng, trân trọng cảm ơn cô.

Ông đã sẵn một bài thơ gọi là Di ngôn viết về nỗi “cô đơn uy nghi” của mình:

Di ngôn

Sau khi tôi chết Xin giữ y nguyên giùm mọi dấu vết Của những ngày u buồn trĩu nặng hồn tôi
Ðây: cây bút màu đen sớm tối không rời
Ðây: cuốn vở cất đầy những mảnh lòng hiu hắt Kia chồng sách không bao giờ ngăn nắp

Này: góc vườn, hoa rụng trải lối đi
Trên khung rào thưa, lá khẽ thầm thì
Nơi sân thượng xin để nguyên chiếc ghế
Kê sát lan can, hướng xuống mặt đường
Nơi những đêm dài, trong tối đầy sương
Tôi ngồi lặng, mắt chong chờ đợi
Ðợi một người đi không hẹn trở lại
Hun hút đường dài… vun vút xe qua
Những dáng ngược xuôi… những cặp hẹn hò Bầy chó lang thang… hàng cây đứng lặng
Chia sẻ nỗi niềm: từng ngôi sao xa
Người đi không về. Giờ đang nơi đâu?
Cực lạc non Bồng hay cõi Diêm phù
Ðêm trắng trải dài… Mỏi mòn đêm trắng
Canh hai… canh ba… từng canh qua mau
Cho đến một ngày kia… tôi sẽ nhẹ nhàng giã từ Hạnh phúc yêu thương… Băng giá mây mù… Nhưng trên sân, chiếc ghế cô đơn uy nghi còn đó Tiếp tục ngồi chờ, lặng lẽ chờ cho mãi đến thiên thu.

(Võ Hồng, 2013)

Nhớ Võ Hồng, vừa thương vừa cảm, vừa xót vừa xa. Thấy trôi đi một kiếp nhân sinh phù thế:

Ngũ uẩn phù vân không khứ lai Tam độc thủy bào hư xuất một…

(Chứng đạo ca) Mà mừng ông nay đã vào cõi “tịch diệt vi lạc”! 

(*) Tác phẩm Võ Hồng

ĐỖ HỒNG NGỌC

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *