Nghệ thuật khảm sành sứ ở chùa Giác Lâm (Lam Phương)

 

Hoa lá là hình tượng phổ biến

Nghệ thuật khảm sành sứ được biết đến sớm nhất vào thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, do Lê Quý Đôn nhắc đến trong tác phẩm Phủ biên tạp lục: “Ở điện Trường Lạc, hiên Duyệt Võ, mái lớn nguy nga, đài cao rực rỡ… tường trong tường ngoài đều xây dày mấy thước, lấy vôi và mảnh sứ đắp thành hình rồng phượng, lân hổ, có hoa…”. Nghệ thuật này ngày càng phát triển dưới triều Nguyễn và thời Pháp thuộc, trở thành đặc trưng của phong cách mỹ thuật Huế lúc bấy giờ. “Trước các công đường bản xứ có hai trụ lớn với đầu trụ có đắp nổi một cách mộc mạc hình lân hay rồng, chỉ lối đi vào chính giữa tức là lối đi danh dự, mà cách đó không được mấy bước thì đã bị chắn lại bởi một cái bình phong bằng gạch mang hình một con hổ hay một con phượng được ghép bằng mảnh sành xanh một cách tài tình, biểu hiện của quyền quy và tri thức”.

Với tiền đề từ khảm sành sứ Huế, nghệ thuật này dần phát triển lan rộng vào phía Nam và ngày càng phổ biến ở Nam bộ, với những công trình tiêu biểu tại vùng Sài Gòn – Gia Định, như: lăng Ông Bà Chiểu, Nhị Phủ miếu, chùa Giác Lâm,…. Trong đó, nghệ thuật khảm sành sứ ở chùa Giác Lâm là khác biệt và nổi bật hơn cả.

NGUỒN GỐC GỐM KHẢM Ở CHÙA GIÁC LÂM

Chùa Giác Lâm xưa kia tọa lạc ở xã Phú Thọ Hòa, tổng Dương Hòa Thượng, quận Tân Bình, xây dựng vào thế kỷ XVIII và được Trịnh Hoài Đức nhắc đến trong Gia Định thành thông chí. “Chùa tọa lạc trên gò Cẩm Sơn, cách phía Tây lũy Bán Bích ba dặm…, cây cao như rừng, hoa nở tựa gấm, sáng chiều mây khói nổi bay quanh quất, địa thế tuy nhỏ mà nhã thú. Mùa xuân Giáp Tý năm thứ 7 triều vua Thế Tông (tức Chúa Nguyễn Phước Hoạt – 1774), ông Lý Thoại Long người xã Minh Hương, cúng tiền xây dựng chùa viện trang nghiêm nhà thiền thanh vắng. Vào dịp tiết đẹp thanh minh (mồng 6 tháng 3 âm lịch), trùng cửu (mồng 9 tháng 9 âm lịch), thi nhân, du khách, tụm năm, tụm ba mở tiệc rượu ngồi ngắm hoa, nâng chén quỳnh mà ngâm vịnh. Trông xuống phố chợ bụi bặm xa cách vượt ngoài tầm mắt, thật đáng du ngoạn thưởng thức.

Gần đây, có Đại lão Hòa thượng Viên Quang, đời thứ 36 dòng Thiền Lâm Tế chính tông là bậc chân tu kiên trì mật hạnh. Từ thuở ấu thơ đến lúc cao tuổi, càng ngày càng tinh tiến. Tính ngài thích mây khói, suối đá nên bước chân hiếm khi đặt đến chốn thành thị ồn ào. Từ lúc gậy Thiền bay đến đây, trong núi dứt phiền não, dưới rừng xây Chùa Phật. Năm Gia Long thứ 15 (1816), Ngài mở giới đàn lớn, từ đó thiện nam tín nữ quy y đông đảo nên cửa Thiền càng phát triển, thịnh vượng”.

Ngay cạnh chính điện, tháp tổ Hồng Hưng cũng gắn hơn 1.000 đĩa trang trí

Từ khi xây dựng đến năm 1945, chùa đã trải qua ba lần trùng tu. Lần thứ nhất vào năm 1798 do Thiền sư Viên Quang tiến hành, chủ yếu trùng tu làm mới khung sườn, cột gỗ của chùa. Lần thứ hai vào khoảng năm 1900 – 1909, do hòa thượng Hồng Hưng đứng ra lãnh nhiệm, sử dụng chất liệu xi măng và áp dụng nghệ thuật khảm trang trí. Lần thứ ba trong khoảng năm 1939 – 1945, chủ yếu xây lại vách và tiếp tục khảm.

Thông qua chất liệu đồ gốm dùng để khảm, khi đối chiếu với các dòng gốm nội địa và nhập vào nước ta giai đoạn này, có thể khẳng định tác phẩm khảm sành sứ độc đáo ở chùa Giác Lâm có nguồn nguyên liệu chủ yếu gồm gốm sứ Lái Thiêu và Trung Quốc.

Gốm Lái Thiêu mang phong cách mộc mạc, dân dã. Đây là những sản phẩm gia dụng, đậm tính dân gian, phục vụ mọi tầng lớp xã hội, nên người thợ gốm được tự do phóng bút, không ràng buộc theo khuôn mẫu nhất định. Hình họa chủ yếu thể hiện lối tả thực, bút pháp uốn lượn nhanh nhẹn, dứt khoát và đôi chút ngẫu hứng khiến hoa văn gốm thêm sinh động. Người thợ gốm lấy hình ảnh thực tế của vùng đất Nam bộ, như: con gà, cây chuối, hoa cúc,… để làm cảm hứng sáng tác tạo nên những tranh gốm hồn nhiên, gần gũi. Khi so sánh gốm Lái Thiêu với gốm khảm chùa Giác Lâm thì có rất nhiều điểm tương đồng. Có lẽ bởi những đặc trưng của gốm Lái Thiêu phù hợp với yêu cầu của nghệ thuật khảm sành sứ chùa Giác Lâm nên đã được chọn là vật liệu chính dùng để khảm.

Ngoài gốm nội địa, thông qua quan sát màu men và xương gốm, gốm khảm chùa Giác Lâm còn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Vào thế kỷ XIX, các dòng gốm Trung Quốc xuất khẩu sang nước ta chủ yếu là các sản phẩm với mẫu hình riêng, làm theo đơn đặt hàng của nhà Nguyễn để phục vụ cung đình là chính, một số ít được sử dụng trong dân gian. Gốm thường có hoa văn mang phong cách, điển tích Trung Quốc.

Nếu ở Huế, dòng gốm khảm chủ yếu là gốm nhập Trung Quốc và thủy tinh màu thì chùa Giác Lâm ưu tiên gốm nội địa. Gốm Trung Quốc chỉ tô điểm cho nội dung phong phú, đa dạng hơn. Khả năng tài chính cũng phần nào tác động nhưng tinh thần dùng đồ trong nước vẫn được Thiền sư Hồng Hưng chú trọng và trở thành nét đặc trưng trong kiến trúc khảm sành sứ ở Nam bộ.

ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT KHẢM SÀNH SỨ CHÙA GIÁC LÂM:

Ở chùa Giác Lâm, sành sứ được khảm ở kiến trúc chùa và khu tháp mộ, nổi bật nhất là tháp mộ của Thiền sư Hồng Hưng. Trong kiến trúc chùa, gốm khảm dàn trải dọc theo toàn bộ bờ tường, nhất là mi cửa ở trai đường và bốn mặt sân Thiên Tĩnh, với ba loại hình gốm chính: đĩa, muỗng và khay trà. Trong đó, khoảng 33 loại đĩa gốm có hoa văn khác nhau được dùng, chủ yếu là đĩa hình tròn, đĩa hột xoài và oval khuyết.

Về hoa văn trang trí, riêng gốm Lái Thiêu sử dụng phổ biến hình ảnh thực vật: hoa cúc, hoa mai, hoa hồng, hoa sen, trái Phật thủ… Động vật có cá, chim hạc, chim sẻ. Một vài đĩa kết hợp động – thực vật tạo nên chủ đề: ngư tảo (cá và rong)…. Phong cảnh thường mang nội dung tranh thủy mặc Trung Quốc với núi sông hùng vĩ. Điển tích Trung Quốc chỉ thấy hình ảnh “Trúc lâm thất hiền”, “Lã Vọng câu cá”, “Đằng vương các” hoặc tô điểm vài hình ảnh ước lệ như: ngôi nhà, chiếc thuyền…

Về cách thức thực hiện, nếu như ở Lăng Ông Bà Chiểu hoặc Miếu Nhị Phủ thường đập nhỏ hiện vật gốm rồi gắn lên tường thì tại chùa Giác Lâm hầu như để nguyên đĩa gốm và khảm lên vách. Một phần vì nguyên liệu ở Lăng Ông Bà Chiểu và Miếu Nhị Phủ chủ yếu là thủy tinh, không có hoa văn, chỉ tạo hiệu ứng tốt nhất khi đập nhỏ rồi gắn lên; còn đĩa gốm chùa Giác Lâm có hoa văn, bề mặt phẳng thuận lợi để khảm trực tiếp lên vách. Ngoài ra, cách thức đập nhỏ cũng hao tốn nhiều tiền của và công sức hơn. Miếu Nhị Phủ là nơi hội họp của các ban hội thương nhân người Hoa, còn lăng Ông Bà Chiểu thờ Lê Văn Duyệt – vị đại thần triều Nguyễn. Nguồn kinh phí từ thương nhân và triều đình dồi dào hơn nhiều so với công quả người dân đóng góp vào chùa, khi so sánh với chùa Giác Lâm. Thiền sư Hồng Hưng chọn phương pháp khảm sành sứ nguyên hình dạng vừa tiết kiệm, vừa nhanh mà vẫn rất thẩm mỹ và thể hiện được nội dung Phật giáo.

Một điểm quan trọng của nghệ thuật khảm sành sứ ở chùa Giác Lâm là nội dung thể hiện của gốm khảm hợp nhất với khối kiến trúc chùa. Với Phật giáo, một trong những giới luật là không sát sanh nên đa số đĩa gốm ở chùa có hoa văn thực vật. Hoa (puspa) trong quan niệm Phật giáo là một trong sáu phẩm vật cúng dường tượng trưng cho vạn hạnh và làm trang nghiêm Phật quả. Lấy sáu thứ đồ cúng để phối hợp với sáu Ba La Mật, hoa tương ứng với nhẫn nhục Ba La Mật vì hoa mềm mại, nhu nhuyễn khiến lòng người khoan hòa.

Quả (phala), là từ đối lại với nhân. Hết thảy các pháp hữu vi là trước sau tiếp nối. Nên với nguyên nhân trước mà nói thì các pháp sinh ra về sau là quả “trạch diệt”, tức “Niết bàn”. Tuy là pháp vô vi nhưng do đạo lực chứng ngộ, cho nên gọi là quả. Am la là tên một loại quả. Trong Duy Mã Kinh Phật Quốc, phẩm Thập Chú ghi lại rằng cây Am la có quả giống quả đào, hoa rất nhiều nhưng kết quả rất ít. Trong 33 loại hoa văn đã nêu, có một loại đĩa mang hình quả này với chữ “Phước” ở giữa.

Chính những tư tưởng, quan niệm ấy đã ảnh hưởng đến việc lựa chọn nguồn gốm khảm sao cho phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ, mà vẫn thể hiện tư tưởng về thế giới quan, nhân sinh quan của đạo Phật, vừa gần gũi vừa hướng thiện hành đạo cho chúng sinh.

Điều này còn được thể hiện ở tổng thể, khi các đĩa hoa cúc, hoa sen,… – những loài thực vật nhỏ bé, thanh tao được khảm chung với đĩa rồng, tùng bách và con người. Con người trong thế giới được ví như một đóa hoa có hương thơm, màu sắc, dáng vóc, tâm tư riêng biệt nhưng luôn hòa mình với hàng triệu đời sống khác trên Trái Đất. Hệ tư tưởng thế giới đại đồng không chỉ áp dụng cho thế giới thực vật, mà còn ý chỉ thế giới con người. Mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau nhưng đều một lòng hướng thiện, tin vào Phật pháp thì cánh cửa ở cõi Niết Bàn vẫn luôn rộng mở.

Trong Phật giáo, các Tăng sĩ thường dâng hoa cúng Phật vào các lễ tiết vì hoa vốn tinh khiết, đẹp đẽ, tự tại như tâm người giác ngộ. Nếu áp dụng cách khảm các đĩa có hoa văn là các loài hoa và thực vật thì chúng sẽ trường tồn, không sợ bị phai tàn theo năm tháng. Thế giới thực vật không chỉ tô điểm cho đời mà con người còn tiếp nhận vẻ trong sáng, tâm thanh tịnh từ nó. Sử dụng nhiều đĩa hoa văn thực vật, phải chăng tác giả dân gian muốn truyền đạt tâm niệm đó đến người thưởng thức?

Ngoài những hình ảnh thực vật đơn lẻ, đĩa gốm còn mang hình ảnh phong cảnh thiên nhiên. Đạo Phật quan niệm: “Cảnh là nơi mà tâm có thể vịn vào. Ví dụ: Sắc là nhãn thức vịn vào thì gọi là sắc cảnh, pháp là nơi ý thức vịn vào đó gọi là pháp cảnh. Sách Huyền Nghĩa nói rằng bởi vì cảnh kỳ diệu nên trí cũng kỳ diệu theo. Bởi vì pháp thường hằng nên Phật cũng thường hằng theo”. Nhất cơ là nhất cảnh, cơ là cái thuộc về bên trong và đọng lại ở tâm. Cảnh là cái bên ngoài và hiện rõ ở hình. Ví như khói là cảnh, nhìn thấy khói biết có lửa là cơ.

Khi quan sát cảnh trong đĩa, ta sẽ có sự liên tưởng nhất định về cảnh vật xung quanh. Với cuộc sống bộn bề, việc viếng cảnh chùa trước là lễ Phật để tìm nơi nương tựa đức tin, sau thì tìm chốn bình yên mà suy tưởng. Trong các đĩa gốm khảm có hoa văn phong cảnh, đa số mang bóng dáng tranh thủy mặc Trung Quốc với núi sông là chính, hình ảnh con người chỉ mang tính tượng trưng, ước lệ như ngôi nhà, con thuyền. Những hình ảnh ấy không chỉ làm tốt chức năng thẩm mỹ mà còn góp phần truyền đạt giáo lý nhà Phật đến Phật tử xa gần.

Chùa Giác Lâm theo dòng phái Thiền của đạo Phật nên ngoài một số tư tưởng cơ bản chung, còn có những nét riêng thể hiện tính thiền tồn tại trong nghệ thuật khảm. Thiền tông dạy con người có thể tìm thấy hạnh phúc và thành công bằng cách sống hòa hợp thiên nhiên, theo pháp môn “Dĩ tâm truyền tâm”. Một nét đặc trưng không thể thiếu trong tư tưởng và nghệ thuật của thiền là hướng về phong cảnh thiên nhiên, gần gũi nhưng vô cùng thâm thúy. Con người được tạo ra từ tự nhiên và phát triển tốt nhất khi hòa hợp với tự nhiên, thay vì cố gắng nắm giữ nó. Những đĩa gốm chùa Giác Lâm ít nhiều mang văn hoa núi đồi, tiêu biểu là ngọn Hùng Nhĩ Sơn. Đây là ngọn núi ở phía nam Lô Chi (Hà Nam), tiếp giáp Vĩnh Ninh (Lạc Dương) tại Trung Quốc, do núi dựng đứng như tai gấu nên được gọi là Hùng Nhĩ Sơn. Tháp của Tổ Đạt Ma được xây ở núi này.

Ngoài ra, hình thức hội họa của nghệ thuật thiền thường vẽ trong một hình tròn được hiển thị nấc thang tu hành của kẻ phàm phu. Vòng tròn thể hiện vô thủy vô chung, bất sanh bất diệt. Các đĩa gốm khảm ở chùa Giác Lâm đa số hình tròn. Tuy nhiên vẫn có những sự biến tấu, chỉ có gốm Trung Quốc là dùng hình tròn, còn gốm Việt có thêm hình oval và oval khuyết. Sự biến đổi này phải chăng hàm chứa ý nghĩa canh tân, thể hiện tính bứt phá của gốm Việt ra khỏi khuôn khổ vốn dĩ quá nổi tiếng của gốm Trung Quốc thời kỳ bấy giờ.

Đĩa gốm khảm hình tròn và oval

Làm nên nghệ thuật khảm gốm chùa Giác Lâm không thể không kể đến vai trò người thợ gốm. Ngoài sự kế thừa tranh phong thủy Trung Quốc, bản ngã của người thợ gốm Việt cũng được thể hiện. Khi so sánh với nét vẽ trên gốm Trung Quốc, nét vẽ ở gốm Lái Thiêu tự do, phóng khoáng, không gò bó, quy chuẩn. Cách tạo màu men cũng mang sắc thái riêng, vẫn là tranh phong thủy nhưng nét vẽ bằng mực tàu có sự loan tỏa và độ nhòe nhất định, không quá sắc nét như gốm Trung Quốc.

Bên cạnh đó, các đĩa gốm khảm chùa Giác Lâm ngoài tinh thần Phật giáo, còn mang tư tưởng Nho giáo và Đạo giáo. Tinh thần Đạo giáo được thể hiện ở nhiều đĩa gốm có hoa văn mang hình bảy ông tiên “Trúc lâm thất hiền”. Còn Nho giáo cũng xuất hiện với một số điển cố, điển tích. “Tuế hàn tùng bách” là đề tài bắt nguồn từ luận ngữ Tử Hãn có câu: “Tuế hàn, nhiên hậu tri tùng bách chi hậu điêu dã” (mùa đông vào tháng chạp tiết trời lạnh giá, mới biết cây tùng, cây bách rụng lá sau cùng) nhằm ví hình ảnh “tùng bách” với người quân tử giữ vững tiết tháo trước nghịch cảnh khó khăn. “Thái công điếu ngư” (Lã vọng câu cá): Vào thế kỷ XI TCN, vua Trụ hoang dâm vô đạo, Khương Tử Nha từ quan chờ thời, ngồi câu cá bên bờ sông. Vị bằng lưỡi câu thẳng, không mồi, đặt cách mặt nước ba thước, về sau ông được Tây bá hầu Cơ Xương mời về phò tá và phong làm Thái công, lập nên nhà Chu; điển tích trên nhắc người đời về hai chữ trung quân của người quân tử.

Một điều làm nên nét nổi bật ở nghệ thuật khảm gốm chùa Giác Lâm là triết lý âm dương trong lối khảm. Nếu như lăng Lê Văn Duyệt và miếu Nhị Phủ dùng lối khảm nổi, thì chùa Giác Lâm hầu hết là khảm âm vách, tạo độ lõm nhất định. Âm tương đương với tĩnh, nhấn mạnh đời sống nội tâm bên trong con người. Khảm âm tạo nên hiệu ứng ánh sáng khi mặt trời chiếu vào, sẽ có một bên tối một bên sáng, tương đương cho hai yếu tố âm dương. Yếu tố âm dương còn được cài cắm ở cách bài trí các ô hình vuông ở giảng đường và kiểu bố trí đan xen bốn đĩa oval, một đĩa tròn ở giữa một hình vuông trên tháp mộ. Hai yếu tố vuông tròn luôn đan xen với nhau.

Có thể nói, nghệ thuật khảm sành sứ ở chùa Giác Lâm là kết quả của sự hội tụ văn hóa, tiếp thu tất cả những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần, sau đó được cách tân, biến đổi thành nét đặc trưng riêng.

Thứ nhất, nghệ thuật khảm sành sứ đã xuất hiện từ thời các chúa Nguyễn và khá phổ biến ở nhiều nơi, tiêu biểu là ở chùa Giác Lâm, tuy có những khác biệt theo thời gian nhưng vẫn bảo lưu những nét vốn có thuở ban đầu.

Thứ hai, Giác Lâm là ngôi chùa cổ Nam bộ, có sự kết hợp đậm nét văn hóa Hoa – Việt nên nghệ thuật khảm ở chùa vừa thể hiện nội dung tôn giáo với tư tưởng “tam giáo đồng nguyên”, vừa là ví dụ cho sự giao lưu văn hóa khi tư tưởng phương Đông kết hợp khoa học kỹ thuật phương Tây.

Thứ ba, nét nổi trội trong nghệ thuật khảm sành sứ chùa Giác Lâm được biểu hiện qua cách trang trí tháp tổ Thiền sư Hồng Hưng. Tháp tổ ở các chùa miền Bắc hay miền Trung được trang trí đơn giản, không cầu kỳ, công phu; nét cách tân cũng thể hiện ở chỗ các chùa miền Bắc – Trung thường chú trọng vào nghệ thuật điêu khắc gỗ và đá thay vì khảm sành sứ như ở miền Nam. Tất cả những yếu tố đã tạo nên nét riêng của nghệ thuật khảm sành sứ chùa Giác Lâm. Sau nhiều thăng trầm lịch sử, chùa Giác Lâm vẫn giữ được nét cổ kính, uy nghiêm, là một thắng tích thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, chiêm bái, tìm hiểu lịch sử và chiêm ngưỡng nét nghệ thuật khảm sành sứ đặc trưng.

 

Chú thích:

* Th.S Đào Ngọc Lam Phương – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP HCM).

1. Lê Quý Đôn (2007), Phủ biên tạp lục, Viện Sử học, Nxb Văn hóa Thông tin, tr.145 – 146.
2. H. Deletie (1997), Những người bạn cố đô Huế (tập 13), Đặng Như Tùng dịch, Nxb Thuận Hóa, tr.139.
3. Hiện tại, Chùa Giác Lâm tọa lạc ở 118 dường Lạc Long Quân, quận Tân Bình, TP.HCM, được công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp Quốc gia.
4. Trịnh Hoài Đức (1998), Gia Định thành thông chí, Nxb Giáo dục, tr.183.
5. Kim Cương Tử (chủ biên) (1998), Từ điển Phật học, Nxb Khoa học Xã hội, tr.496.
6. Kim Cương Tử, Sđd, tr.1029.
7. Kim Cương Tử, Sđd, tr.48.
8. Kim Cương Tử, Sđd, tr.159
9. Kim Cương Tử, Sđd, tr.987
10. Hân Mẫn – Thông Thiên (2002), Từ điển thiền tông Hán Việt, Nxb TP HCM.
11. Lưu Lực Sinh (2002), Từ điển điển cố Trung Hoa, Nxb Văn hóa Thông tin, tr.269 và 379.

25 thoughts on “Nghệ thuật khảm sành sứ ở chùa Giác Lâm (Lam Phương)

  1. zoritoler imol says:

    Hi there, just become alert to your weblog thru Google, and located that it is really informative. I’m going to watch out for brussels. I’ll appreciate in case you continue this in future. A lot of folks might be benefited out of your writing. Cheers!

  2. Warung138 says:

    We’re a group of volunteers and opening a new scheme in our community. Your website offered us with valuable information to work on. You have done an impressive job and our whole community will be grateful to you.

  3. Fungame777 says:

    Real superb info can be found on blog. “Compassion for myself is the most powerful healer of them all.” by Theodore Isaac Rubin.

  4. KKSLOT777 says:

    I’ve been browsing online more than three hours today, yet I never found any interesting article like yours. It’s pretty worth enough for me. In my view, if all webmasters and bloggers made good content as you did, the net will be a lot more useful than ever before.

  5. Kedai138 says:

    After study a few of the blog posts on your website now, and I truly like your way of blogging. I bookmarked it to my bookmark website list and will be checking back soon. Pls check out my web site as well and let me know what you think.

  6. Luxury Female Escorts says:

    Can I simply say what a relief to find somebody who truly knows what theyre speaking about on the internet. You undoubtedly know find out how to convey a difficulty to mild and make it important. More individuals must read this and understand this facet of the story. I cant consider youre no more standard because you undoubtedly have the gift.

  7. จำนำรถจอด says:

    Great blog here! Also your website so much up very fast! What web host are you the use of? Can I get your affiliate hyperlink for your host? I want my site loaded up as fast as yours lol

  8. ctr manipulation says:

    I have been absent for some time, but now I remember why I used to love this website. Thank you, I’ll try and check back more frequently. How frequently you update your website?

  9. body language says:

    I truly appreciate this post. I?¦ve been looking everywhere for this! Thank goodness I found it on Bing. You’ve made my day! Thank you again

  10. bulantogel says:

    It’s a shame you don’t have a donate button! I’d most certainly donate to this excellent blog! I guess for now i’ll settle for bookmarking and adding your RSS feed to my Google account. I look forward to fresh updates and will share this blog with my Facebook group. Chat soon!

  11. vpn coupon code 2024 says:

    We’re a bunch of volunteers and starting a new scheme in our community.
    Your web site provided us with useful info to work on. You have performed
    an impressive process and our whole community will be
    thankful to you.

    Here is my web-site; vpn coupon code 2024

  12. vpn code 2024 says:

    Excellent beat ! I wish to apprentice while you amend your website, how can i subscribe for a blog
    site? The account helped me a acceptable deal.
    I had been tiny bit acquainted of this your broadcast provided bright clear idea

    Also visit my homepage; vpn code 2024

  13. Tonic Greens Scam says:

    Thank you for some other informative website. The place else could I am getting that kind of info written in such a perfect approach? I have a venture that I am just now running on, and I have been at the glance out for such info.

  14. Boostaro review says:

    Thank you for another informative blog. Where else may just I get that kind of info written in such a perfect means? I have a mission that I’m just now running on, and I’ve been at the glance out for such info.

  15. Sugar defender reviews says:

    I have learn some good stuff here. Definitely value bookmarking for revisiting. I surprise how so much attempt you place to create this sort of wonderful informative website.

  16. Kerassentials says:

    It is really a great and useful piece of info. I am glad that you shared this useful info with us. Please keep us informed like this. Thanks for sharing.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *