Kiến trúc chùa tháp Ðại Việt thời Lý qua một số công trình tiêu biểu (SC. Thích Nữ Huệ Lộc)

Thời nhà Lý, Phật giáo rất được xem trọng và phát triển mạnh mẽ. Nhiều công trình Phật giáo ra đời, đặc biệt là chùa, tháp. Đó là những di sản văn hóa giá trị cho hậu thế, góp phần làm giàu nền văn hiến nước ta. Tìm hiểu về kiến trúc chùa tháp Đại Việt thời nhà Lý cũng soi sáng thêm giá trị vượt thời gian của Phật giáo trong lòng dân tộc.

ĐÔI NÉT VỀ TRIỀU LÝ

Triều Lý tồn tại gần 216 năm (1009-1225), trải qua chín đời vua. Sau khi lên ngôi hoàng đế, năm 1010, vua Lý Công Uẩn thực hiện việc dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La và đổi tên nơi đây thành Thăng Long. Các vua kế tục triều đại như: Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông,… đều là những bậc minh quân, ngoài ổn định bờ cõi, trong chăm lo cho nhân dân được bình yên, sung túc. Nhắc tới triều Lý, người ta thường nhắc đến một triều đại thuần từ, vua đã miễn thuế cho dân trong ba năm, đặc biệt những người mồ côi, góa bụa, già yếu, thiếu thuế lâu năm đều được miễn thuế [1]. Vua Lý Thánh Tông từng bảo các quan tả hữu: “Trẫm ở trong cung, sưởi than xương thú, mặc áo lông chồn còn rét thế này, nghĩ đến người tù bị giam trong ngục, khổ sở về gông cùm, chưa rõ ngay gian, ăn không no bụng, mặc không kín thân, khốn khổ vì gió rét, hoặc có kẻ chết không đáng tội, trẫm rất thương xót. Vậy lệnh cho Hữu ty phát chăn chiếu, và cấp cơm ăn ngày hai bữa” [2].

Triều Lý cũng hết lòng ủng hộ Phật giáo. Vua Lý Thái Tổ cho dân được phép xuất gia làm Sư, lại cho xuất 1.680 lạng bạc để đúc chuông chùa Đại Giáo [3], xuất 310 lạng vàng để đúc chuông chùa Hưng Thiên [4] phát trăm lạng bạc để đúc hai quả chuông ở chùa Thắng Nghiêm và tinh lâu Ngũ Phượng [5]. Vua lại cho dựng Thái Miếu, cho làm chùa Chân Giáo ở trong thành để thuận tiện giá ngự xem kinh. Vua còn phát sáu nghìn cân đồng để đúc chuông chùa Trùng Quang, cho mở hội ở Long Trì, khánh thành pho tượng Phật Đại Nguyện, đại xá thiên hạ, chép Đại Tạng Kinh [6]. Sau đó, vua lại cho dựng chùa Diên Hựu, Sùng Khánh, xây bảo tháp Đại Thắng Tư Thiên… Có thể nói, dưới triều Lý, Phật giáo đã có những bước phát triển rực rỡ thể hiện qua nhiều phương diện, đặc biệt là các công trình kiến trúc chùa tháp.

Chùa Một Cột
(Chùa Diên Hựu) còn gọi là Liên Hoa đài: “Mùa đông tháng 10 năm 1049, vua Lý Thái Tông (1028-1054) nhân vì nằm mộng thấy Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen, dắt tay vua lên tòa… nhân đó vua cho xây chùa giống hình một bông sen”.
(Ảnh: phatgiao.org.vn)

KIẾN TRÚC CHÙA PHÁP

Đây là nét đặc trưng để nhận biết các thời kỳ lịch sử. Vì vậy, mỗi ngôi chùa đều nói lên nền văn hóa của các triều đại, thể hiện qua đôi tay khéo léo cũng như khối óc của các nghệ nhân lúc bấy giờ, đồng thời thể hiện khát vọng về tâm linh của nhân dân. Tất cả đều mang đậm bản sắc phong vị đặc trưng thời đại, dưới đây là một số ngôi chùa, tháp danh tiếng có kiến trúc đặc biệt ấy.

Chùa và tháp Báo Thiên

Có ý kiến cho rằng: chùa Sùng Khánh được kiến thiết từ đời nhà Trần. Chùa cũ vốn là một công trình thờ Phật từ thời Trần, quý hiếm trên miền thượng du, được làm bằng gỗ, lợp lá, dựng vào năm 1356, nhưng đã bị đổ nát từ lâu. Ngôi chùa hiện nay được nhân dân xây dựng vào năm 1989 trên nền ngôi chùa cũ nhưng nhỏ và thấp hơn [7]. Một ý kiến khác lại khẳng định: năm 1057, vua Lý Thánh Tông cho dựng chùa Thiên Phúc, Thiên Thọ và tháp Đại Thắng Tư Thiên [8] hay còn gọi là tháp Báo Thiên.

Kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng qua nghiên cứu các tư liệu cho rằng: “Năm thứ ba niên hiệu Long Thụy Thái Bình (1056), bầy tôi La Hán ở điện Thiên An, mùa xuân tháng ba, vua cho khởi công xây dựng chùa Sùng Khánh (chùa Báo Thiên), lại xuất 12.000 cân đồng trong kho ra để đúc một quả chuông treo ở đó. Vua ngự chế bài minh văn. Năm sau (1057), mùa xuân thứ ba, xây ở trước chùa một ngọn tháp lớn 12 tầng, cao 20 trượng đặt tên là Đại Thắng Tư Thiên” [9]. Như vậy về niên đại của ngôi chùa, chúng ta đã rõ ràng.

Về kiến trúc, chùa được thiết kế theo hình chữ “Nhất” (-), chỉ có một gian, gồm một cửa chính và hai cửa phụ hai bên, diện tích 26m2, cao 4,3m. Đây là ngôi chùa thiết kế đơn giản, có phần giống với nhà dân ở. Tháp Báo Thiên được xây trong chùa, cao 20 trượng, 12 tầng, ngọn (đỉnh) tháp bằng đồng và ngôi tháp này là một trong “tứ đại khí” của An Nam, nhưng tiếc thay nay đã không còn nữa [10], chỉ còn nền tháp. Hiện nay, Nhà thờ Lớn Hà Nội xây trên nền tháp Báo Thiên cũ này. Vậy nên để tìm được hình ảnh của ngôi Báo Thiên “tráng lệ, đồ sộ bậc nhất nước ta” thì rất hiếm, có chăng chỉ là thông qua tháp chùa Long Đọi để phỏng dựng lại thôi. Tháp Long Đọi xây vuông, ảnh hưởng kiến trúc tháp nhiều tầng của Trung Hoa [11], có lẽ tháp Báo Thiên cũng có dáng dấp của kiến trúc Trung Hoa ấy.

Chùa Diên Hựu (chùa Một Cột)

Chùa xây dựng vào năm 1049 [12], tuy nhiên theo giáo sư Hà Văn Tấn, chùa được xây năm 1105. Đại Việt Sử ký Toàn thư chép rằng: “Mùa đông tháng 10 năm 1049, vua Lý Thái Tông (1028-1054) nhân vì nằm mộng thấy Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen, dắt tay vua lên tòa… nhân đó vua cho xây chùa giống hình một bông sen” [13], đặt tên là Diên Hựu với ý nghĩa muốn kéo dài tuổi thọ (cầu trường thọ). Mùa thu năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho làm hai ngọn tháp chỏm trắng ở chùa Diên Hựu, sửa lại đẹp hơn [14] chùa Một Cột còn gọi là Liên Hoa đài. Chùa được dựng trên cột đá, gồm hai cấu kiện tròn chồng khớp lên nhau đường kính 1m2 [15] đội tòa chùa bên trên như thể một cái cuống đưa đóa hoa sen nổi trên mặt hồ nước. Hồ vuông nhỏ có tên Linh Chiểu, mỗi bề rộng khoảng 16m [16], trụ cao 4m tính từ mặt nước lên đến sàn điện. Chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu từ các triều đại Lý-Trần-hậu Lê. Năm 1945, chùa đã bị thực dân Pháp phá hủy, toàn bộ kiến trúc bị mất, chỉ còn cột đá. Mãi đến năm 1955, chùa mới được Chính phủ phục dựng lại với bản vẽ của kiến trúc sư Nguyễn Bá Chí ở trường Viễn Đông Bác Cổ và nhà nghiên cứu nghệ thuật Louis Bezacier [17].

Theo Đại Nam nhất thống chí, cột tháp chùa Một Cột cao một trượng (tương đương 3,30m) chu vi cột 9 thước (tương đương 2,80m) […] Đầu trụ có các lỗ đặt 8 con sơn, đỡ 8 đoạn xà cùng cắm vào thân trụ, hình thành một cấu trúc như đấu. Hệ thống con sơn và xà cụt này đỡ lấy một điện thờ như kiểu một nhà sàn, điện thờ cao 3m, mỗi cạnh rộng 4,60m, tòa điện có một hành lang vây quanh rộng 1m, lòng điện mỗi cánh rộng 2,60m. Mái điện lợp ngói, đắp hai con rồng chầu mặt trời trên bờ nóc, các góc mái cong lên [18]. Ở chùa Dạm cũng có cột đá cao 5m, cột đá liền một khối, chu vi 15m “có thể đó là một tháp hoa sen trên cạn” được thái hậu Linh Nhân nhà Lý xây trong khoảng năm 1086-1094 [19].

Cũng có ý kiến cho rằng, chùa Diên Hựu là sự phát triển kiến trúc cổ truyền, với khởi thủy là những cái am thờ giữa trời mà người dân thường thờ cúng. Các nhà nghiên cứu dân tộc học và khảo cổ học đã xác nhận truyền thống am thờ ấy. Có thể nói, chùa Một Cột sở hữu kiến trúc đặc thù, tiếp thu cái cũ và chuyển hóa cái mới, cái mới ở đây là biểu tượng bông sen, “lầu chuông một cột, sáu cạnh, hình hoa sen” [20], vừa mang tính thẩm mỹ vừa dung chứa tinh thần Phật giáo. Tháp Một Cột là mô hình tháp hoa sen, có tính biểu tượng và hiện thực, kết hợp hoàn hảo nhất, đủ những yếu tố của một chùa tháp cổ điển. Có thể nói, chùa Một Cột là kiến trúc độc đáo của đất nước, là niềm tự hào của dân tộc, chùa đã trở thành biểu tượng trên tờ tiền Việt Nam.

Tháp Bình Sơn

Tháp còn có tên khác là tháp Then, được xây trong chùa Vĩnh Khánh, làng Bình Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Yên. Tháp xây vuông, toàn bằng gạch nung già, màu đỏ xẫm, cao 15m, chân tháp rộng hơn 4m, càng lên cao càng nhỏ dần đến đỉnh tháp chỉ rộng còn 2m, được thiết kế theo dạng tháp rỗng từ chân tháp đến ngọn, nhưng mặt ngoài chia làm 11 tầng. Tầng dưới cùng đơn giản có một hàng gạch cao 12 phân được chạm khắc đường diềm hình lá cúc mềm mại, trên bệ là tòa sen ba tầng cánh sen, tầng dưới úp súp, hai tầng trên lật ngửa, để nâng đỡ các tầng tháp trên, tầng thứ nhất cao 3m càng lên cao khoảng cách giữa các tầng càng ngắn lại và đến tầng thứ 11 thì chỉ cao 1m2 [21]. Mỗi tầng tháp có khuôn cửa ở ba mặt, mặt còn lại được bít kín, trong đó mỗi khuôn cửa được thiết kế hình chữ nhật, chém cạnh hai góc ở phía trên, riêng cửa phía Tây thì bỏ ngỏ. Thực chất tháp có tổng thể tới 13 tầng, nhưng do trải qua thời gian tồn tại quá dài, phần trên đã bị sụp đổ, bằng chứng là khi trùng tu lại tháp người ta đã phát hiện một viên gạch ở tầng thứ 9 có khắc dòng chữ “thập tam tầng” [22].

Tháp Bình Sơn. Tháp còn có tên khác là tháp Then, được xây trong chùa Vĩnh Khánh, làng Bình Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Yên. (Ảnh: phatgiao.org.vn)

Mái tháp được lợp ngói âm dương kiểu ống trúc, phần diềm ngói có hình lá đề. Một đặc trưng nữa của kiến trúc tháp là sự hòa điệu giữa các viên gạch không đồng nhau, có khổ lớn xây ở thân tháp và mỏng nhỏ ở chỗ các vành đai, gờ và diềm. Tất cả viên gạch liên kết với nhau bằng các móc chì mà không dùng bất kỳ chất kết dính nào như hồ vữa, giống với kỹ thuật kiến trúc văn hóa Chăm [23]. Một nghiên cứu khác cho thấy, các viên gạch nối với nhau bằng chân gạch “xây bằng loại gạch vuông 22x22cm hay gạch chữ nhật 45x22cm. Lớp gạch ốp ngoài 46x46cm, dàn thành hàng bọc kín tháp. Loại gạch này có chân gấp cài vào lớp gạch của trụ tháp” [24].

Về niên đại của tháp Bình Sơn vẫn còn nhiều tranh cãi, có người cho rằng tháp thuộc đời nhà Trần. Nhưng theo Nguyễn Bá Lăng, đây là kiến trúc từ đời Lý. Ông đã đưa ra bằng chứng là đầu ngói phát hiện tại Hình Nhân, gần Bình Sơn mang phong cách nghệ thuật Đại La (thế kỷ XI, triều Lý). Tháp Bình Sơn hiện nay đã trải qua mấy lần trùng tu, lần cuối cùng vào năm 1974, tháp được tháo dỡ hoàn toàn, rồi lắp ráp lại.

Tháp chùa Phật Tích

Chùa Phật Tích còn có tên gọi khác là Vạn Phúc tự, nằm ở sườn núi Tiên Du, thôn Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Chùa đã được trùng tu mấy lần trong lịch sử. Lần đại tu lớn nhất vào thế kỷ XVII nhưng đến năm 1947, do chiến tranh nên chùa bị hủy hoại. Sau này, chùa lại được trùng tu và Thượng tọa Thích Đức Thiện làm lễ khánh thành năm 2010. Nền chùa cũ vẫn còn và được nhận ra. Ngày nay, dấu vết mặt bằng của kiến trúc ngôi chùa thời Lý còn có thể nhận ra qua ba bậc nền bạt vào sườn núi. Các nền hình chữ nhật dài khoảng 60m, rộng khoảng 33m, mặt ngoài bó bằng các tảng đá khối hộp chữ nhật [25]. Nền thứ nhất là nền chùa, nền thứ hai là nền tháp, nền thứ ba là nền của một cái ao. Theo nhận định của giáo sư Hà Văn Tấn: chùa Phật Tích này giữ được nhiều tác phẩm điêu khắc thời Lý như tượng mười con linh thú bằng đá đúc, pho tượng Phật ngồi trên tòa sen, hình rồng hoa lá đặc trưng của thời Lý…đặc sắc nhất của chùa này chính là có một vườn tháp cổ.

Dựa vào tấm bia đá Vạn Phúc đại Thiên tự bi, chúng ta biết được: “Vào năm Long Thụy Thái Bình thứ 4 (1057), vua cho dựng cây tháp báu cao nghìn trượng, lại cho dựng pho tượng mình vàng cao 6 thước” [26]. Những năm 1940, trường Viễn Đông Bác Cổ đào nền chùa Phật Tích tìm thấy “một nền tháp vuông mỗi chiều rộng 8m50, nhiều vật điêu khắc trên sa thạch và nhiều gạch nung lớn nhỏ khác nhau, đều một màu đỏ tươi in khắc hàng chữ Lý triều đệ tam đế, Long Thụy Thái Bình đệ tứ niên” [27]. Tháp Phật Tích có 14 tầng, rỗng bên trong. Móng tháp có hai tầng xây giật cấp, chồng lên nhau. Gạch xây tháp đều được xếp theo hàng ngang, phần đầu gạch đâm ra ngoài, mỗi hàng trung bình xếp 6 viên gạch với nhiều kích thước khác nhau. Chất kết dính để xây dựng tháp hoàn toàn là đất sét nhuyễn, không hề có bất kỳ một chút vôi vữa hay chất kết dính nào khác. Các mạch vữa mỏng đến nỗi nhìn bề ngoài chẳng khác gì các viên gạch được xếp chồng lên nhau. [28]

NHẬN ĐỊNH CHUNG

Thông qua kiến trúc chùa tháp Đại Việt thời lý, ta thấy mỗi chùa, tháp đều có bố cục cân đối theo nhiều kiểu phong phú nhưng đều tuân theo một quy tắc nhất định. Đặc biệt, chùa Việt Nam không chỉ là một công trình mà là một quần thể kiến trúc được thiết kế theo lối “Nội Công Ngoại Quốc” và một số chùa khác còn được thiết kế theo kiểu chữa công (工), chữ Đinh (丁), chữ Tam ( 三). Có một số ngôi chùa hoặc tháp, được các sử gia liệt kê vào triều Lý như ngôi chùa, tháp Bình Sơn “nhà Lý dựng nhiều bảo tháp, hầu hết bị rỡ phá, nay rất may mắn mà còn lại một cây tương đối toàn vẹn gọi là tháp Then tại chùa Vĩnh Khánh, làng Bình Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Yên” [29]. Lại có ý kiến cho rằng, tháp Bình Sơn là kiến trúc của đời Trần “May mắn là cho đến nay vẫn còn hai cây tháp thời Trần khá nguyên vẹn. Đó là tháp Phổ Minh và tháp Bình Sơn” [30]. Qua đó người viết nhận thấy, các chùa ở Việt Nam có truyền thống kế tục nhau, phát triển cái mới dựa trên nền tảng cái cũ. Chắc chắn rằng, các ngôi chùa tháp bị bào mòn bởi gió bụi thời gian và được trùng tu lại qua mỗi triều đại, mỗi lần trùng tu lại tiếp nhận thêm một kiểu thức mới, kiểu thức đặc thù của một triều đại, đó là điều hiển nhiên. Chùa thời Lý-Trần nói riêng và chùa Việt Nam nói chung thường không phải là một công trình mà là một quần thể kiến trúc, được thiết kế nhiều dãy nhà liên kết với nhau bởi các dãy hành lang, phân loại theo cấu trúc nhất định từ ngoài vào trong, từ trước ra sau, đầu tiên là cổng Tam Quan, vào một khoảng sân chùa rồi đến tháp ở trước chùa, sau đến các công trình như: nhà bái đường, chánh điện, hành lang hai bên, hậu đường ở cuối. Nhìn chung, chùa tháp Việt Nam thời Lý-Trần được xem như đỉnh cao về văn hóa, kiến trúc của Đại Việt thời trung đại, thể hiện thời huy hoàng của Phật giáo, để hậu thế mãi tôn vinh, học tập giá trị vật chất lẫn tinh thần mà người xưa để lại.

Tháp chùa Phật Tích. Chùa Phật Tích còn có tên gọi khác là Vạn Phúc tự, nằm ở sườn núi Tiên Du, thôn Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. (Ảnh: phatgiao.org.vn)

KẾT LUẬN

Nhìn chung, công trình kiến trúc chùa tháp thời bấy giờ đã phản ánh một giai đoạn hưng thịnh của đất nước. Đất nước hưng thịnh mới có nhiều công trình to lớn, mỹ lệ. Văn hóa, nghệ thuật có phát triển mạnh mới đào tạo nên đội ngũ tay nghề điêu luyện. Phải có những vị vua ủng hộ Phật pháp mới có nhiều chùa tháp ra đời. Vì vậy, kiến trúc chùa tháp thời này không chỉ đại diện cho di sản văn hóa vật thể của một giai đoạn lịch sử mà còn hàm chứa giá trị tinh thần về tôn giáo của một đất nước. Đồng thời cũng nói lên sứ mạng “Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc”, hòa nhập vào đời sống nhân nhân, những kiến trúc chùa tháp chịu ảnh hưởng của phong tục dân gian và ngược lại kiến trúc dân gian cũng chịu ảnh hưởng của chùa tháp. Nên hàng hậu bối chúng ta ngày này phải chung tay gìn giữ và bảo vệ giá trị văn hóa đó, coi đó như bài học lịch sử mà ông cha đã gây dựng, đồng thời nhắc nhở con cháu tương lai kế tục phát huy truyền thống văn hóa Phật giáo.

SC. Thích Nữ Huệ Lộc

 

Chú thích:

[1] Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993, tr.82.

[2] Sđd, tr.105.

[3] Sđd, tr.82.

[4] Sđd, tr.83.

[5] Sđd, tr.84.

[6] Sđd, tr.95.

[7] Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Phạm Ngọc Long, Chùa Việt Nam (in lần thứ năm), Nxb. Thế Giới, Hà Nội, 2013, tr.202.

[8] Sđd, tr.18.

[9] Nguyễn Bá Lăng, Kiến trúc Phật giáo Việt Nam tập 1, Viện Đại học Vạn Hạnh 2516-1972, TP. HCM, 2016, tr.62.

[10] Sđd, tr.80.

[11] Trần Lâm Biền, Chùa Việt, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1996, tr.30.

[12] Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, Nxb. Phương Đông, TP. HCM, 2012, tr.154.

[13] Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Đại việt sử ký toàn thư, Nxb. Khoa học Xã Hội, Hà Nội, 1993, tr.102.

[14] Sđd, tr.115.

[15] Theo tác phẩm Tháp cổ Việt Nam của Nguyễn Duy Hinh, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 14: “đường kính cột trụ là 1,25m.”

[16] Theo tác phẩm Tháp cổ Việt Nam của Nguyễn Duy Hinh, tr.14, hồ rộng 17,5m.

[17] Sđd, tr.14.

[18] Sđd, tr.14.

[19] Sđd, tr 18.

[20] Chu Quang Trứ, Mỹ Thuật Lý-Trần, Nxb. Mỹ thuật, Hà Nội, 2012, tr.125.

[21] Nguyễn Bá Lăng, sđd, tr.83-84.

[22] Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Phạm Ngọc Long, tr.138.

[23] Nguyễn Bá Lăng, Sđd, tr.84.

[24] Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Phạm Ngọc Long, tr.138.

[25] Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Phạm Ngọc Long, Sđd, tr.89.

[26] Sđd, tr.88.

[27] Nguyễn Bá Lăng, Sđd, tr.76

[28] Hà Tùng Long (10/2009), “Phát lộ tháp cổ dưới nền chùa Phật tích”, truy cập ngày 03/01/2021, từ  https://www.phattue.org/node/92 (tham khảo nguồn: Giadinh.net)

[29] Nguyễn Bá Lăng, Sđd, tr.82.

[30] Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Phạm Ngọc Long, Sđd, tr.31.

122 thoughts on “Kiến trúc chùa tháp Ðại Việt thời Lý qua một số công trình tiêu biểu (SC. Thích Nữ Huệ Lộc)

  1. Brett Spencer says:

    stripped in foresteel in ickgrandma blackmailteen pussy bbcbgrademovie seannana aitaBigboob softcore vdossuper pisshorny slut classroomex husbandnehara peiris adultinga solobiftits fuck hurdcute teen trymfc mistydayxoxo

  2. kaos polo says:

    สล็อตออนไลน์เกมคาสิโนยอดฮิตตลอดไป เล่นง่าย แจ็คพอตแตกไวจำเป็นที่จะต้องที่ UFABET จ่ายจริง จ่ายเต็ม มีเกมให้เลือกเยอะมากๆอีกทั้งแทงบอล บาคาร่า ยิงปลา มาเว็บไซต์แห่งนี้เว็บเดียวโคตรคุ้ม สร้างรายได้กล้วยๆจบที่เว็บไซต์ UFABET ได้เลยนะครับ

  3. Felicia Bemer says:

    I must show my appreciation for your kind-heartedness in support of those who require guidance on this particular niche. Your personal dedication to getting the message along had been especially invaluable and has in every case made those like me to reach their ambitions. This warm and friendly report denotes a great deal a person like me and especially to my office colleagues. Best wishes; from all of us.

  4. Adelina Hespen says:

    whoah this blog is great i love reading your posts. Keep up the great work! You know, a lot of people are looking around for this info, you can aid them greatly.

  5. Vashti Uhas says:

    Please let me know if you’re looking for a writer for your blog. You have some really good articles and I feel I would be a good asset. If you ever want to take some of the load off, I’d love to write some content for your blog in exchange for a link back to mine. Please blast me an email if interested. Regards!

  6. Ardath Bodary says:

    Unquestionably believe that which you stated. Your favorite justification seemed to be on the web the simplest thing to be aware of. I say to you, I certainly get irked while people consider worries that they plainly do not know about. You managed to hit the nail upon the top and defined out the whole thing without having side-effects , people can take a signal. Will probably be back to get more. Thanks

  7. Jerrod Hemrick says:

    Hey there! I know this is kind of off topic but I was wondering which blog platform are you using for this website? I’m getting sick and tired of WordPress because I’ve had problems with hackers and I’m looking at options for another platform. I would be great if you could point me in the direction of a good platform.

  8. Broderick Tuller says:

    Thanks a lot for giving everyone remarkably brilliant chance to read critical reviews from this web site. It really is very ideal and as well , jam-packed with fun for me and my office friends to search the blog on the least three times in a week to read the latest guidance you have. Of course, I’m just actually contented considering the splendid inspiring ideas you give. Some 2 areas on this page are easily the most suitable we’ve had.

  9. Edmond Darrup says:

    Whats up this is somewhat of off topic but I was wondering if blogs use WYSIWYG editors or if you have to manually code with HTML. I’m starting a blog soon but have no coding knowledge so I wanted to get guidance from someone with experience. Any help would be enormously appreciated!

  10. Steven Trussler says:

    I’m really enjoying the theme/design of your weblog. Do you ever run into any internet browser compatibility problems? A small number of my blog audience have complained about my blog not operating correctly in Explorer but looks great in Opera. Do you have any advice to help fix this issue?

  11. Antony Lathe says:

    Spot on with this write-up, I really assume this web site needs much more consideration. I’ll probably be once more to read way more, thanks for that info.

  12. Elise Dickow says:

    Thank you for any other informative website. Where else may just I am getting that type of info written in such a perfect manner? I’ve a undertaking that I’m just now working on, and I have been at the look out for such info.

  13. browse says:

    Hmm is anyone else encountering problems with the images on this blog loading?I’m trying to find out if its a problem on my end or if it’s theblog. Any feed-back would be greatly appreciated.

  14. visit website says:

    When someone writes an post he/she retains the image of a user in his/her brain that how a user can be aware of it. So that’s why this paragraph is great. Thanks!

  15. pelech pre psa says:

    Hi, you used to write excellent articles, but the last several posts have been kinda lackluster… I miss your super writing. Past few posts are just a little out of track!

  16. 113109335 says:

    Hello, the whole thing is going nicely here and ofcourseevery one is sharing data, that’s genuinely excellent,keep up writing.

  17. Plinko says:

    Hi, I do think this is an excellent blog. I stumbledupon it😉 I am going to return yet again since i have bookmarkedit. Money and freedom is the greatest way to change, mayyou be rich and continue to help other people.

  18. app para enviar mensajes masivos gratis says:

    ช่วงเวลานาทีทองเกมใหม่มากมาย จากค่ายดัง IPRO369เล่นง่าย จ่ายจริง ไม่มีโกงไม่ผ่านเอเย่นเว็บตรงแตกง่ายจ่ายจริง

  19. https://t.co/l5LKFzwBBv says:

    Could you ask him to call me? osta plex review And the book, which the group handed out for free, “explains how the systems uses us, how the bankers scam us, how the regulators fail to do their job,” O’Neil called out, the crowd chanting after her.

  20. Elder Law Attorneys says:

    Looking for expert guidance on protecting assets while qualifying for Medicaid? As experienced elder law attorneys near me, our team at Ohio Medicaid Lawyers provides specialized legal assistance with Medicaid planning, estate planning, and asset protection strategies. We help seniors understand medicaid eligibility income charts and navigate the complex 5-year lookback period. Visit our website for comprehensive information about Ohio medicaid income limits 2024 and schedule a consultation with a trusted elder care attorney who can safeguard your future.

  21. commercial window cleaning says:

    Thank you for another magnificent post. The place else could anyone get that type of information in suchan ideal approach of writing? I’ve a presentation subsequent week, and I am at thelook for such info.My blog … Gorges Cream Review

  22. cho thue du says:

    I wanted to thank you for this great read!! I absolutely enjoyed every bit of it. I’ve got you bookmarked to check out new stuff you postÖ

  23. mat bang vinhomes quan 9 says:

    An intriguing discussion is worth comment. I do think that you ought to write more on this subject matter, it may not be a taboo subject but generally folks don’t speak about such subjects. To the next! Best wishes!!

  24. Dog Ramps for Cars says:

    all the time i used to read smaller content that also clear their motive, and that is also happening with this post which I am reading at this place.

  25. Mua sub youtube says:

    all the time i used to read smaller posts that also clear their motive, and that is also happening with this post which I am reading here.

  26. see says:

    I am not positive where you are getting your info, but great topic.I must spend some time learning much more or figuring out more.Thank you for wonderful info I was searching for this information natural treatment for eczema my mission.

  27. Quang cao Facebook says:

    Aw, this was a really nice post. Spending some time and actual effort to generate a superb article?but what can I say?I hesitate a whole lot and don’t manage to get anything done.

  28. 999bet says:

    An interesting discussion is worth comment.I do think that you need to write more on this issue,it might not be a taboo matter but typically folks don’t speak about these issues.To the next! Cheers!!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *