Tháp Bà Ponagar – sự trường tồn của một nền văn minh cổ trên đất Việt (ThS. Đinh Thị Duyến)

Tháp Bà Ponagar còn có tên gọi khác là Yang Po Inư Nagar hay Yang Pô Ana Gar (Theo tiếng Chăm, “Yang” là Thần, “Po” là tôn kính, “Inư” là Mẫu, Mẹ; “Nagar” là xứ sở, đất nước”. (Ảnh: sưu tầm)

Tọa lạc trên ngọn đồi Cù Lao bên cửa sông Cái, thuộc phường Vĩnh Phước, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa; tháp Bà Ponagar là một trong những quần thể kiến trúc đền, tháp độc đáo, nơi lưu giữ những giá trị lịch sử về văn hóa, kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng của người Chăm-pa cổ, có quy mô vào loại lớn nhất còn lại ở miền Trung Việt Nam, đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1979.

TÊN GỌI VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Tháp Bà Ponagar còn có tên gọi khác là Yang Po Inư Nagar hay Yang Pô Ana Gar (Theo tiếng Chăm, “Yang” là Thần, “Po” là tôn kính, “Inư” là Mẫu, Mẹ; “Nagar” là xứ sở, đất nước” [1]). Nơi đây xưa kia là trung tâm tôn giáo, đền thờ Nữ thần Ponagar – Bà Mẹ xứ sở của Vương quốc Chăm-pa, có nguồn gốc từ Nữ thần Bhagavati của Ấn Độ giáo (nay là nơi thờ tự của người Kinh – Thánh Mẫu Thiên Y A Na). Tên gọi tháp Ponagar được dùng để chỉ chung cả quần thể di tích này, nhưng thực ra là tên gọi của ngọn tháp cao nhất đang thờ tượng Nữ thần Ponagar, biểu tượng linh thiêng nhất được người Chăm tôn thờ ở vị trí tối cao. Theo truyền thuyết, Bà được xem là vị Thần khai sinh ra Vương quốc Chăm-pa, khai sáng các ngành nghề và cũng là vị Thần tạo dựng nên sự sống, dạy dỗ con dân lao động mưu sinh trong cuộc sống. Bà có 97 người chồng, nổi tiếng là Pô Amư (Thần Cha) và 38 người con gái, tất cả đều được hóa thân thành Nữ thần, trong đó có 3 người được người Chăm tôn làm thần Bảo vệ đất đai và còn thờ phụng tới ngày nay. Các vua Chăm tôn vinh Bà là “Bà Đại Phúc”, “Người bảo hộ tối cao của vương quyền”. Đối với người Chăm, việc thờ phụng Nữ thần đã có từ lâu và tồn tại liên tục trong nhiều thế kỷ ở Thánh đô Ponagar “được xây dựng ở cạnh Kauthara và cạnh biển” [2].

Các tài liệu nghiên cứu cho thấy, quần thể di tích lịch sử – văn hóa nổi tiếng của xứ trầm hương được xây dựng từ khoảng thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ XIII, dưới triều đại Panduranga – thời kỳ Hindu giáo (Ấn Độ giáo) đang phát triển rực rỡ tại Vương quốc Chăm-pa. Vào thời điểm đó, Ponagar đang là Thánh địa của miền Nam Chăm-pa. Do vậy, từ một đền thờ Siva đã trở thành đền thờ Mẹ xứ sở Chăm-pa, từ Nữ thần của xứ Kauthara trở thành Nữ thần chủ của toàn Vương quốc Chăm-pa. Đến thế kỷ XVII, công trình được người Kinh sử dụng, gìn giữ như một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh. Cho đến nay, tháp Bà Ponagar được đánh giá là khu đền thờ có lịch sử hình thành, tồn tại, được sử dụng theo thời gian lâu dài và liên tục nhất. Trải qua hàng nghìn năm, dấu tích của một nền văn minh cổ xưa vẫn được lưu giữ tại nơi đây, hiện diện bằng những công trình kiến trúc độc đáo và tương đối hoàn chỉnh gắn liền với biểu tượng của Vương quốc Chăm-pa cổ.

QUẦN THỂ KIẾN TRÚC

Cũng như những tháp Chăm kéo dài dọc dải miền Trung, tháp Bà Ponagar hội tụ đầy đủ những nét tinh hoa, điêu luyện của nghệ thuật kiến trúc đậm đà bản sắc tôn giáo Chăm-pa. Theo những kết quả khai quật khảo cổ học của Trường Viễn Đông Bác Cổ vào đầu thế kỷ trước, có tất cả 10 công trình kiến trúc được xây dựng tại đây, tuy nhiên, ngày nay chỉ còn tồn tại 5 kiến trúc được phân bố trên 3 mặt bằng (3 tầng) từ dưới lên trên gồm: Tầng thấp (Tháp cổng), tầng giữa (Khu tiền đình – Mandapa) và tầng trên cùng (Khu đền tháp).
Ở tầng thấp, ngang mặt đất là ngôi Tháp cổng do bị tàn phá bởi chiến tranh nên hiện chỉ còn lại một số dấu tích. Ở tầng giữa là khu tiền đình gây ấn tượng với những hàng cột gạch “khổng lồ” hình bát giác (4 hàng cột gồm 10 cột lớn phía trong và 12 cột nhỏ phía ngoài) còn lại khá nguyên vẹn và được đánh giá là tòa kiến trúc lớn nhất, điển hình nhất và độc nhất hiện còn của nền kiến trúc cổ Chăm-pa. Theo cấu trúc xây dựng này, các nhà nghiên cứu nhận định đây vốn là một tòa nhà rộng lớn có mái che, là nơi để các tín đồ chuẩn bị lễ vật và các nghi thức trước khi dâng cúng. Từ đây, lại có một dãy bậc tam cấp bằng gạch rất dốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi các tháp được xây dựng, ngay trước mặt ngôi tháp chính. Lối đi này từ lâu đã không được sử dụng và được thay bằng lối lên sườn đồi phía Nam với các bậc thang xây bằng đá chẻ. Trong quá trình tu bổ di tích, người ta đã phát hiện ra những bậc tam cấp dẫn lên Mandapa và thẳng với cổng chính trước đây của di tích. Những phát hiện này trở thành nguồn cứ liệu quan trọng, góp phần khẳng định đường trục thần đạo của Tháp Ponagar: Cổng – Mandapa – các bậc cấp dẫn lên khu đền tháp – tháp chính và khẳng định vị trí trung tâm của ngôi tháp thờ Mẹ xứ sở – Nữ thần Ponagar của Vương quốc cổ Chăm-pa [3].

Tầng trên cùng là khu đền tháp với quy mô bề thế của tháp chính, sự thanh thoát của tháp Nam, vẻ trữ tình của tháp Tây Bắc và chất mộc mạc của tháp Đông Nam. Các tháp đều được xây dựng một kiểu theo bình đồ hình vuông và các cửa tháp chính đều quay về hướng Đông (hướng của các vị Thần linh). Ba cửa ở ba hướng Tây, Nam và Bắc chỉ là những ô cửa giả. Mặt ngoài thân tháp có nhiều gờ, trụ, đấu. Trên đỉnh các trụ, thường đặt gạch trang trí hoa văn hình vòm tháp, trông như chiếc tháp nhỏ đặt lên một tháp lớn.

Tháp Đông Bắc (tháp chính): Thờ Nữ thần Ponagar – Mẹ xứ sở của người Chăm, Thánh Mẫu Thiên Y A Na của người Kinh, đồng thời cũng là Nữ thần Bhagavati của Ấn Độ giáo. Đây là ngôi tháp Chăm-pa truyền thống điển hình, có kiến trúc hoàn thiện và khá thống nhất về phong cách, từ đường nét, hình khối đến các chi tiết trang trí. Tháp cao khoảng 23 mét, trên 4 tầng tháp được trang trí tượng Thần và hình thú bằng đá rất độc đáo. Đặc biệt, trên vòm cửa là bức phù điêu chạm nổi trên đá hết sức sống động, mô tả hình ảnh Nữ thần Durga uyển chuyển trong điệu múa giữa hai nhạc công thổi sáo, chân đặt trên lưng bò thần Nandin. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định đây là một trong những tấm phù điêu đẹp nhất của văn hóa Chăm-pa còn được lưu giữ hiện nay. Trong tháp là tượng Nữ thần tạc bằng đá, ngự trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa phiến đá lớn hình lá Bồ đề, chạm khắc rất tinh tế. Bức tượng được xem là một kiệt tác nghệ thuật điêu khắc Chăm-pa, làm nổi bật vẻ đẹp đầy chất nhân văn của vị Nữ thần với sức mạnh của quyền uy, trí tuệ và toàn năng mang đến sự bình an và hạnh phúc cho mọi người.

Điểm đặc biệt mà không một di tích cổ Chăm-pa nào có được như ở tháp Bà Ponagar, đây là khu đền thờ duy nhất được người Kinh tiếp tục sử dụng, gìn giữ và phát triển làm nơi thờ tự sau khi người Chăm dời việc thờ tự Nữ thần về vùng đất Phan Rang ở phía Nam.

Tháp Nam: thờ thần Siva, tháp lớn thứ hai sau tòa tháp chính với độ cao khoảng 15 mét. Tòa tháp có một dáng vẻ rất riêng, không giống với kiểu tháp tầng truyền thống, tầng mái không có nhiều tầng mà chỉ có bốn mặt mái cong kết lại thành một khối cao lớn, hình dáng như một củ hành khổng lồ [4]. Qua phân tích những cứ liệu của bia ký và hiện vật điêu khắc, tòa tháp này đã từng là ngôi đền trung tâm của khu đền trong suốt một thời gian dài cho đến khi Nữ thần Bhagavati được thờ như Nữ thần chủ của khu đền. Sự kết hợp hài hòa giữa các thành phần kiến trúc cũng như yếu tố trang trí làm cho ngôi tháp đẹp một cách thống nhất và hoàn chỉnh. Theo tín ngưỡng của người Kinh: Tháp thờ Thái tử Bắc Hải (chồng Thiên Y A Na).
Tháp Tây Bắc: thờ thần Ganesha (con trai thần Shiva – Thần đầu voi) biểu tượng của trí tuệ và hạnh phúc. Tháp cao thứ ba trong toàn bộ tổng thể tháp, khoảng 9 mét. Trên tường tháp trang trí hoa văn hình các linh vật, được chạm trổ tinh xảo trên nền gạch nung xây tháp như Thần điểu Garuda, các tiên nữ Apsara, Rắn thần Naga. Người Kinh gọi tháp này là Dinh Cô Cậu (thờ 2 người con của Thiên Y A Na).

Tháp Đông Nam: thờ thần Skanda (con trai của thần Shiva – Thần chiến tranh). Là tháp nhỏ nhất của khu di tích, tháp xây đơn giản, cao khoảng 7 mét, với mái hình thuyền – hình dáng quen thuộc của những cư dân Đông Nam Á hải đảo. Đây có thể là kiến trúc phụ trong quần thể kiến trúc. Người Kinh gọi là Dinh Cố, thờ Ông, Bà tiều phu (cha mẹ nuôi của Thiên Y A Na).

Bên cạnh yếu tố kiến trúc, tháp Bà Ponagar còn là nơi lưu giữ nhiều nhất các bia ký chữ Chăm cổ và các bia ký viết bằng chữ Sanskrit. Cả hai loại bia ký được khắc trên đá lẫn tường gạch của những ngôi tháp và cả trên những pho tượng đá. Đây là một tập thành văn tự quan trọng, có giá trị về văn hóa và lịch sử bởi qua các bia ký, chúng ta có những dữ liệu đích xác về lịch sử khu đền tháp cũng như lịch sử các triều đại Chăm-pa và những biến cố xảy ra cách ngày nay hàng ngàn năm ở Vương quốc này.

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG VÀ CHẠM KHẮC

Khu đền tháp được xây dựng với mục đích ban đầu là để phục vụ nhu cầu tâm linh. Tuy nhiên, trên thực tế, công trình này đã trở thành nơi hội tụ các giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của nghệ thuật Chăm, là bức tranh rực rỡ của nền văn minh Chăm-pa trong lịch sử đồng bào dân tộc Chăm nói riêng, lịch sử Việt Nam nói chung. Đó là lối kiến trúc đầy kỳ bí vượt tầm thời đại, là những tác phẩm điêu khắc tinh xảo, đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật thẩm mỹ. Trải qua bao thăng trầm cùng thời gian, sự tàn phá của thiên tai và chiến tranh, quần thể công trình tháp Bà Ponagar vẫn sừng sững tồn tại như một minh chứng cho trí tuệ, tài năng và sự sáng tạo của người Chăm, là dấu ấn sâu sắc cho sự tồn tại của một nền văn minh cổ trên mảnh đất miền Trung đầy nắng gió này.

Nhiều nghiên cứu nhận định, quần thể tháp được xây dựng bằng chất liệu gạch nung, được chế tạo theo công nghệ riêng biệt, có độ xốp lớn, độ dẻo dai cao; hoa văn được chạm khắc tỉ mỉ, gọt đẽo trực tiếp trên mặt khối xây của tháp. Có lẽ, chính thành tựu này đã làm cho tháp Bà Ponagar trở thành một di tích mỹ thuật hiếm có. Hoàn toàn có lý khi H. Parmentier [5] nhận xét: “người Chăm chạm gạch như chạm gỗ, đẽo đá như đẽo gỗ”. Tài liệu cổ Trung Hoa cũng từng ca ngợi người Chăm là “bậc thầy của nghệ thuật xây gạch”. Điểm đặc biệt ở đây là những ngôi tháp gạch được xây khít mạch nhưng không nhìn thấy chất kết dính, không bị rêu phong, vẫn giữ được màu đỏ tươi theo năm tháng. Chính kỹ thuật xây tháp bằng gạch với những ngọn tháp có tuổi thọ cả nghìn năm, đã trở thành một loại hình kiến trúc độc nhất vô nhị trên thế giới. Dù đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về chất kết dính các viên gạch được sử dụng trong quá trình xây dựng tháp nhưng bí ẩn này cho đến nay vẫn chưa được giải mã. Do đó, nơi đây còn là một điểm đến của nhiều nhà khoa học trong công cuộc tìm kiếm lời giải đáp cho những ẩn số về một thời huy hoàng của nền văn hóa Chăm-pa cổ.

TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN

Văn hóa trong tín ngưỡng tâm linh cũng là một yếu tố độc đáo ở tháp Bà Ponagar. Thông qua kiến trúc kiến tạo các ngôi tháp, người Chăm gửi gắm tín ngưỡng phồn thực của họ bằng hình tượng thờ bộ sinh thực khí Linga và Yoni. Đây là quan niệm về hai mặt âm dương của vũ trụ, thể hiện sự sinh tồn của loài người, là nguồn gốc mọi sự sáng tạo. Họ thờ hình tượng này với ước vọng cầu cho vạn vật được sinh sôi nảy nở, tạo hóa được tái sinh. Theo cấu trúc của tháp, nền và móng tháp là hình khối vuông, biểu thị cho Yoni (âm) và Linga được đặt trên nóc tháp (dương) tượng trưng cho âm dương giao hòa trong sự xoay vần của vũ trụ. Trong lòng các tháp đều thờ biểu tượng Linga – Yoni, trên mỗi bệ Yoni lại được thể hiện một Linga, tạo thành một khối thống nhất mang ý nghĩa vững chãi, cân đối, hài hòa. Đặc biệt, biểu tượng Linga được thay thế bằng hình ảnh nữ thần Ponagar ngồi trên bệ Yoni trong tháp chính, tạo nên một bộ Linga – Yoni hoàn chỉnh, trở thành vật thể linh thiêng của dân tộc Chăm.

Vốn là di tích thờ tự vị Nữ thần mẫu quốc, có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của dân tộc, Nữ thần Ponagar hiện diện trong tâm thức người Chăm như một vị Thần tối thượng toàn năng, là Đấng sáng thế, người có công tạo lập xứ sở, tạo dựng sự sống cho muôn loài. Bà là vị Thần rất linh thiêng, luôn che chở, bảo vệ, độ trì, ban phước lành và ước nguyện cho muôn dân. Tương truyền tại đây vua Chăm-pa thường tổ chức các buổi lễ cúng dâng hương nhằm thể hiện lòng thành kính, biết ơn Nữ thần đã mang đến mùa màng tươi tốt, giúp đời sống của nhân dân sung túc, no đủ. Trên một bia ký còn ghi chép lại về việc cúng dường lễ vật của các vua, chúa và hoàng tộc Chăm lên Nữ thần và việc Nữ thần ban phúc lành cho muôn dân “Nữ thần của Kauthara, người có tấm thân rực sáng bởi vẻ đẹp và tấm choàng tuyệt hảo bằng vàng, người có khuôn mặt ngời sáng rạng rỡ và đẹp đẽ như đóa hoa sen và đôi má sáng chói bởi ánh sáng của ngọc ngà, châu báu, đã luôn ban phước cho tất cả những ai quỳ xuống cầu nguyện trước mặt mình”. Trong tín ngưỡng dân gian của dân tộc Chǎm, hình tượng Nữ thần được thần thánh hóa và thờ phụng còn thể hiện qua những bài Thánh ca cầu cúng nhằm ca ngợi công đức của Thần: Thần là Nữ thần xứ sở vĩ đại, Thần sinh ra đất nước, con người; Thần Mẹ cho trần gian cuộc sống; Thần cho cây cối tốt tươi, con người nảy nở; Thần Mẹ sinh ra cây lúa, đất đai, ruộng vườn. Rõ ràng Nữ thần hiện diện trong đời sống tín ngưỡng của người Chăm không chỉ như một vị Thần mà còn là Bà Mẹ của đất nước, của xứ sở vĩ đại có một hệ thống triết lý như truyền thuyết, đền, tháp, nghi lễ cầu cúng, tín đồ nhiệt thành… Hình tượng Nữ thần Ponagar trở thành hình tượng đẹp nhất trong mọi vị Thần và là biểu tượng chung của tục thờ Mẫu trong đời sống mẫu hệ của người Chăm mà hàng năm họ vẫn còn cầu cúng, suy tôn.

Khi người Kinh tiếp biến tín ngưỡng bản địa thờ Mẹ xứ sở của người Chăm thành tín ngưỡng thờ Thiên Y A Na, thì hình tượng của Bà, việc thờ phụng Bà đã kết tinh vào văn học, văn nghệ dân gian, vào đời sống tín ngưỡng tâm linh của người Kinh một cách sâu sắc và rộng rãi. Mặc dù chỉ là một vị Thần theo truyền thuyết, nhưng cư dân thờ phụng rất tôn nghiêm và đã được nhà Nguyễn – vua Gia Long xếp vào bậc Thượng đẳng Thần. Phong tục thờ cúng Bà gửi gắm đức tin của con người vào sự linh thiêng của các vị Mẫu thần luôn độ trì bình an, ban tài lộc cho con người, đồng thời, thể hiện sự biết ơn, tâm lý uống nước nhớ nguồn của người Kinh nói chung trên vùng đất mới phương Nam. Đây chính là giá trị nhân văn, đạo đức và truyền thống của người Việt Nam. Tín ngưỡng thờ Bà bước đầu đã thể hiện một ý thức nhân sinh, ý thức về cội nguồn, dân tộc, lòng yêu nước, một thứ chủ nghĩa yêu nước đã được linh thiêng hoá mà Mẫu chính là biểu tượng cao nhất [6].

Không chỉ mang giá trị, tầm vóc về kiến trúc cổ, tháp Bà Ponagar còn là nơi bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống thông qua các hoạt động lễ hội được tổ chức hàng năm vào ngày 20 – 23/3 âm lịch. Sự kiện là dịp hội tụ tâm linh, hội tụ bản sắc văn hóa Việt – Chăm, góp phần làm nên các yếu tố gắn kết cộng đồng của các dân tộc trên dải đất miền Trung. Hiện nay, lễ hội tháp Bà là một trong những hoạt động văn hóa lớn nhất khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia năm 2012. Diễn ra với rất nhiều nghi thức truyền thống như: lễ thay y, lễ cầu Quốc thái Dân an, lễ tế cổ truyền, lễ dâng hương Mẫu, múa Bóng, hát văn… Trong đó, đặc sắc nhất là nghệ thuật múa Bóng – loại hình nghệ thuật dân gian có sự kết hợp hài hòa giữa một hoạt động mang tính tín ngưỡng tâm linh vào trong hình thức nghệ thuật độc đáo: “Người múa toàn là con gái. Áo xiêm rực rỡ; đầu đội, người cỗ hoa tươi, kẻ đèn lồng ngũ sắc. Đèn và hoa chồng cao như ngọn tháp. Vũ nữ múa theo tiếng đàn, nhịp trống, nhịp nhàng dưới ánh đuốc. Họ múa rất khéo và rất tài, đôi tay, đôi chân luôn cử động, vừa dẻo vừa đẹp, đầu và thân cũng luôn ngửa nghiêng uốn lượn theo bước chân, nhịp tay, rộn ràng đều đặn, thế mà đèn và hoa đội trên đầu, không vịn, không đỡ mà vẫn không hề lay, không hề dịch, dường như có những bàn tay vô hình nâng đỡ. Cảnh tượng vô cùng ngoạn mục” [7]. Đây là một trong những hình thức thể hiện sự tôn vinh đối với ân đức, công lao của Mẫu, đồng thời, bảo lưu mạch nguồn văn hóa dân tộc.

ĐIỂM HỘI TỤ TRUYỀN THỐNG ĂN HÓA HAI DÂN TỘC

Khi người Kinh trên bước đường Nam tiến khai cơ, lập nghiệp, hành trang tinh thần họ mang theo là nền văn hóa cội nguồn, trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu. Từ cái nôi của văn minh Đại Việt là đồng bằng Bắc Bộ qua quá trình giao thoa, tiếp biến với tín ngưỡng bản địa đã đánh dấu sự hình thành và phát triển một cách mạnh mẽ tín ngưỡng thờ Nữ thần, Mẫu thần của người Kinh tại vùng đất mới, tạo nên hình tượng Thánh Mẫu Thiên Y A Na, vừa gần gũi, vừa thiêng liêng. Trong một ghi chép trên văn bia của Kinh lược Phan Thanh Giản (1857) được Quách Tấn – Lê Vinh tạc lại (1970) có nội dung: “Nữ thần Po Nagar cũng trở thành vị Nữ thần của người Việt với tên gọi là Thiên Y A Na và sự tích của Bà cũng được Việt hóa” [8].

Tín ngưỡng thờ Mẫu là một hằng số văn hóa vô cùng đậm nét của hai tộc người Kinh – Chăm trong bối cảnh chung của cư dân nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á. Sự gặp gỡ, đan xen giữa hai truyền thống văn hóa được tiếp sức bởi mẫu số chung là quan niệm về Đức Mẹ nhân từ, quyền uy với tấm lòng bao dung, độ lượng và tín ngưỡng thờ Thiên Y A Na chính là kết quả của quá trình giao lưu, trao đổi, bồi đắp và hòa hợp văn hóa của hai dân tộc. Quá trình chuyển tiếp từ thờ Nữ thần của người Chăm thành phúc Thần của người Kinh được sáng tạo qua truyền thuyết Thiên Y A Na (Bà Chúa Ngọc) dựa trên mô hình về Thánh Mẫu Liễu Hạnh của người Kinh ở Bắc Bộ được Kinh lược Phan Thanh Giản ghi chép, biên soạn, khắc lên bia đá, dựng phía sau tháp chính năm 1856. Từ những ngôi tháp còn hiện hữu ở đây và mang trong mình tâm thức thờ Mẫu, người Kinh đã đổi tên các vị Thần, tên tháp trong quần thể kiến trúc; đặc biệt, tượng Bà trong tháp chính được sơn vẽ lại, khoác trang phục Phật giáo là minh chứng rõ nét nhất cho sự tiếp biến văn hóa, tín ngưỡng dân gian của người Kinh ngay từ khi họ đặt chân đến vùng đất này.

Chính sự cộng cư và sự tiếp nhận một cách hòa bình, tự nguyện những thành tố văn hóa phù hợp trong quá trình sinh sống tại vùng đất mới, người Kinh đã dung hòa những giá trị văn hóa ngoại lai, làm cho vốn văn hóa đó trở nên thân thiện và gần gũi. Cho đến nay, những yếu tố từ nền văn hóa Chăm đã trở thành yếu tố mới trong đời sống, trong tín ngưỡng dân gian, trong kiến trúc, điêu khắc của người Kinh và ngược lại. Quá trình này phản ánh quy luật phát triển của các thành phần dân tộc Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước, luôn luôn có ý thức chung sống hòa hợp, tiếp thu lẫn nhau để cùng tồn tại và phát triển.

Điểm đặc biệt mà không một di tích cổ Chăm-pa nào có được như ở tháp Bà Ponagar, đây là khu đền thờ duy nhất được người Kinh tiếp tục sử dụng, gìn giữ và phát triển làm nơi thờ tự sau khi người Chăm dời việc thờ tự Nữ thần về vùng đất Phan Rang ở phía Nam. Người Kinh đã Việt hoá những yếu tố Chăm-pa xưa từ tên gọi, Thần điện, Thần tích, đến di vật (linh tượng), lễ hội… trở thành tín ngưỡng tâm linh chủ đạo, thể hiện tấm lòng thờ kính với sự linh thiêng của Thần. Có thể nói, nơi đây đã thực hiện thành công tiến trình tích hợp hai truyền thống văn hóa, một ví dụ điển hình của mối quan hệ giao lưu văn hóa Việt – Chăm. Chính yếu tố này đã tạo nên sắc thái rất đẹp, rất riêng và rất bền vững của tháp Bà Ponagar, khiến cho nơi đây trở thành điểm đến lí tưởng, thu hút khách du lịch cả trong nước và nước ngoài.

Những dấu tích còn lại của tháp Bà Ponagar ngày nay là minh chứng cho sự trường tồn của một nền văn minh cổ đã trải qua biến thiên hàng nghìn năm lịch sử. Điều này cho thấy tầm quan trọng và giá trị nhân văn của kiến trúc xây dựng cũng như vốn quý văn hóa của dân tộc Chăm-pa trong cộng đồng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Đây là thế mạnh để thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch, tạo bước tiến mới cho loại hình du lịch văn hóa – tâm linh đặc sắc này.

ThS. Đinh Thị Duyến

 

Chú thích:

* Thạc sĩ Đinh Thị Duyến: Giảng viên Khoa Công tác Đảng, công tác Chính trị, Học viện Hải quân.

[1] Trần Văn Ký, Tháp Bà Nha Trang và lược sử Chiêm Thành, https://chamstudies.wordpress.com.
[2] Nguyễn Man Nhiên & Nguyễn Tứ Hải, Tục thờ Mẫu và nghi lễ ngồi đồng – múa Bóng ở Khánh Hoà, https://www.vanchuongviet.org.
[3] Tháp Bà Ponagar, https://www.nhatrangtourism.com.vn.
[4] Ngô Văn Doanh (2005), Tháp Nam Pô Nagar – ngôi đền thờ Siva, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1, tr.35.
[5] Henri Parmentier (1871 – 1949) là một nhà khảo cổ học người Pháp, chuyên gia nghiên cứu về văn hóa Chăm-pa.
[6] Ngô Đức Thịnh (2010), Đạo Mẫu Việt Nam, Nxb Tôn giáo, tr.137.
[7] Quách Tấn (2002), Xứ trầm hương, Hội Văn học Nghệ thuật Khánh Hòa, tr. 118.
[8] Những câu chuyện cổ ly kỳ về tháp Bà Ponagar Nha Trang, https://hanoiskyteam.com.

 

Tài liệu tham khảo:

1. Ngô Văn Doanh (2002), Văn hóa Chăm-pa, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
2. Ngô Văn Doanh (2005), tháp Bà Pô Nagar: Hành trình của một tên gọi Nữ thần; Nghiên cứu Đông Nam Á, số 5; tr.25-29.
3. Ngô Văn Doanh (2005), tháp Bà Pô Nagar: Những hàng cột gạch “khổng lồ” – Tòa kiến trúc Mandapa điển hình của Chăm-pa, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3, tr.47-53.
4. Ngô Văn Doanh (2005), “Pô Nagar: Tòa tháp chính và trục “thần đạo” của khu đền”, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4, tr.60-66.
5. Võ Văn Hòe, Văn hóa dân gian Việt – Chăm nhìn trong mối quan hệ, Đà Nẵng 2011-2012.
6. Trần Kỳ Phương, Khảo luận về kiến trúc đền – tháp Champa tại miền Trung Việt Nam 1, https://www.vanchuongviet.org.
7. Trần Kỳ Phương, Thánh đô Mỹ Sơn và Pô Nagar Nha Trang: tham cứu về tín ngưỡng vũ trụ lưỡng hợp – lưỡng phân của vương quốc Chiêm Thành, https://chamstudies.wordpress.com.
8. Nguyễn Văn Toàn, Những bí ẩn của đền tháp Champa, https://vannghethainguyen.vn.
9. Trần Bá Việt (2007), Đền tháp Chăm-pa – Bí ẩn xây dựng, Nxb Xây dựng.

110 thoughts on “Tháp Bà Ponagar – sự trường tồn của một nền văn minh cổ trên đất Việt (ThS. Đinh Thị Duyến)

  1. club royal casino says:

    Generally I don’t read article on blogs, but I wish to say that this write-up very forced me to try and do it! Your writing style has been amazed me. Thanks, quite nice article.

  2. business visa says:

    When some one searches for his essential thing, therefore he/she wishes to be available that in detail, so that thing is maintained over here.

  3. browse says:

    I want to to thank you for this fantastic read!! I absolutely enjoyed every little bit of it. I have got you bookmarked to look at new stuff you postÖ

  4. T-shirt says:

    Hi there to every , as I am truly eager of reading thisblog’s post to be updated regularly. It consists of good stuff.

  5. see more says:

    LiveScore Bet – Soccer News – Mercato is a livescore football appthat supplies you with instant updates from matches about the globe.

  6. Johnie Occhipinti says:

    In this great scheme of things you’ll secure a B+ just for effort. Where you confused me personally was in the particulars. As they say, the devil is in the details… And that could not be more correct here. Having said that, let me inform you what exactly did deliver the results. Your text is really persuasive and that is possibly why I am taking an effort in order to comment. I do not make it a regular habit of doing that. 2nd, even though I can certainly see a jumps in reason you make, I am not sure of exactly how you seem to connect the ideas that help to make your final result. For the moment I will subscribe to your point however hope in the foreseeable future you actually link the dots much better.

  7. Zetta Velmontes says:

    Howdy! I simply want to give an enormous thumbs up for the good data you could have here on this post. I can be coming again to your weblog for extra soon.

  8. Graig Horrell says:

    Hello, I think your site might be having browser compatibility issues. When I look at your blog in Ie, it looks fine but when opening in Internet Explorer, it has some overlapping. I just wanted to give you a quick heads up! Other then that, terrific blog!

  9. Lien Mauffray says:

    I would like to show thanks to this writer just for rescuing me from such a setting. As a result of exploring through the the net and meeting views that were not productive, I believed my life was well over. Existing without the presence of strategies to the problems you have solved as a result of your report is a critical case, and the kind which might have badly damaged my career if I hadn’t come across your blog post. Your own competence and kindness in taking care of the whole lot was very helpful. I am not sure what I would have done if I had not encountered such a solution like this. I can now look forward to my future. Thank you so much for your high quality and amazing help. I won’t be reluctant to endorse your site to anybody who needs tips on this subject.

  10. Len Nooner says:

    Hey, you used to write great, but the last few posts have been kinda boring… I miss your great writings. Past few posts are just a little out of track! come on!

  11. Johnson Piette says:

    I’m truly enjoying the design and layout of your site. It’s a very easy on the eyes which makes it much more pleasant for me to come here and visit more often. Did you hire out a designer to create your theme? Fantastic work!

  12. Rentar carro Bogotá says:

    Everyone loves what you guys tend to be up too.This type of clever work and reporting! Keepup the awesome works guys I’ve incorporated you guys to my blogroll.

  13. Melodi Mehaffey says:

    Hi there, You’ve performed a great job. I will certainly digg it and for my part recommend to my friends. I am sure they will be benefited from this website.

  14. is nutty putty cave closed says:

    Great paintings! That is the kind of info that are meant to be shared around the net. Disgrace on Google for not positioning this post upper! Come on over and visit my site . Thanks =)

  15. Virginia Provent says:

    The next time I read a weblog, I hope that it doesnt disappoint me as a lot as this one. I imply, I do know it was my option to read, but I truly thought youd have something interesting to say. All I hear is a bunch of whining about something that you would fix for those who werent too busy on the lookout for attention.

  16. Tang like Facebook says:

    I get pleasure from, lead to I discovered just what I was having a look for. You have ended my four day long hunt! God Bless you man. Have a great day. Bye

  17. to read more says:

    This is a really good tip especially to those fresh to the blogosphere. Brief but very accurate infoÖ Thanks for sharing this one. A must read post!

  18. for more information says:

    Do you have a spam issue on this blog; I also am a blogger, and I was wanting to know your situation; many of us have developed some nice methods and we are looking to swap solutions with other folks, be sure to shoot me an email if interested.

  19. lawn maintenance says:

    I do agree with all of the concepts you’ve presented for your post. They are very convincing and will certainly work. Nonetheless, the posts are too brief for beginners. May you please extend them a little from next time? Thanks for the post.

  20. this website says:

    Thank you, I’ve just been looking for info about this subject for a while and yours is the best I have discovered till now.But, what in regards to the conclusion? Are you sure in regards to the source?

  21. Plinko App says:

    I need to to thank you for this very good read!! I definitely enjoyed every little bit of it. I have got you book marked to check out new things you post…

  22. fotka na plátno says:

    all the time i used to read smaller content which also clear their motive,and that is also happening with this article which I am reading atthis time.

  23. Elder Law Attorneys says:

    Looking for expert guidance on protecting assets while qualifying for Medicaid? As experienced elder law attorneys near me, our team at Ohio Medicaid Lawyers provides specialized legal assistance with Medicaid planning, estate planning, and asset protection strategies. We help seniors understand medicaid eligibility income charts and navigate the complex 5-year lookback period. Visit our website for comprehensive information about Ohio medicaid income limits 2024 and schedule a consultation with a trusted elder care attorney who can safeguard your future.

  24. earth anchor system says:

    Thanks , I have recently been looking for information approximately this topicfor a long time and yours is the greatest I’ve discovered till now.However, what about the bottom line? Are you positive concerning the supply?

  25. Mua sub says:

    I have built a blog and I was thinking of changing the template.I got some ideas from here! Feel free to visit my blog and suggest things!

  26. Mua sub youtube says:

    Some really fantastic info , Gladiolus I noticed this. “Speak when you are angry–and you will make the best speech you’ll ever regret.” by Laurence J. Peter.

  27. pornhub.com says:

    Incredible! This blog looks just like my old one! It’s on a totally different subject but it has pretty muchthe same layout and design. Great choice of colors!

  28. apartment finders says:

    Links Coi Thẳng Soccer Futsal Việt Nam Vs Lebanon Vòng Chủng Loại World CupdudoanbongdaNếu cứ chơi như cách vừa tiêu diệt Everton tới 3-1 bên trên sảnh quý khách hàng

  29. check out says:

    You can certainly see your expertise in the work youwrite. The world hopes for even more passionate writerslike you who are not afraid to say how they believe.Always go after your heart.

  30. game slot says:

    I read this post completely regarding the comparison of hottestand earlier technologies, it’s awesome article. 0mniartist asmr

  31. 999bet says:

    Bardzo interesujący temat, doceniam to za wystawienie się Aparaty do treningu oddechu Aparaty do treningu oddechu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *