Từ thành phố Huế, khi đến địa phận xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, chúng ta gặp cầu ngói Thanh Toàn, nơi đây sẽ có đường liên thôn, liên xã Thủy Thanh – Phú Hồ, qua cầu Phương Nam (xã Phú Hồ) bạn sẽ gặp cổng làng Sư Lỗ Thượng đối diện với cổng làng Đồng Di.
Trên cổng làng Sư Lỗ Thượng có khắc ghi năm 2006 là dựng cổng làng, và năm 1550 là năm thành lập làng. Qua khỏi cổng làng chúng ta bắt gặp ngay đình làng và chùa Tường Vân Sư Lỗ, từ đó chạy dọc theo đường làng là một bên nhà cửa san sát, một bên là ruộng đồng trải dài theo con hói Sư Lỗ và sông Như Ý. Càng vào trong làng, chúng ta sẽ thấy sự nhộn nhịp của cuộc sống ruộng đồng, hoa cảnh và những mảnh vườn trù phú, tươi xanh cùng ẩn hiện là những mái nhà xưa cũ của nhà thờ họ, chùa, đình làng và am miếu.
Vị trí địa lý và quá trình thành lập làng
Trong Ô châu cận lục của Dương Văn An, ở môn phong tục đã có dòng nói về làng Sư Lỗ như sau:
“Nêu cao Sư Lỗ ngõ hầu tục Lỗ còn theo”. Và từ đó, qua bao biến thiên của lịch sử, thời gian, thời tiết, diên cách địa lí nhưng làng Sư Lỗ Thượng, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang vẫn giữ nguyên những giá trị văn hóa truyền thống của làng. Làng Sư Lỗ Thượng có tứ cận, phía Đông giáp làng Sư Lỗ Đông, phía Tây giáp xã Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy), phía Nam giáp làng Đồng Di Tây, phía Bắc giáp làng Vân Thê bởi sông Như Ý. Làng cách thành phố Huế về phía Đông Nam khoảng 8km, cách trung tâm huyện Phú Vang – thị trấn Phú Đa chừng 8km.
Tính đến năm 2020 trong làng có dân số là 960 người với 120 hộ. Về cơ cấu tổ chức dân cư trong làng được phân chia theo 3 xóm là xóm Giữa, xóm Trong, xóm Ngoài và hiện nay có thêm xóm Mới.
Bên cạnh đó, hiện nay còn có thêm nhiều kiệt, hẻm, lối mở thuận lợi cho việc đi lại của người dân nơi đây. Dưới thời các chúa Nguyễn năm 1774, hai làng Sư Lỗ Thượng, Sư Lỗ Hạ thuộc tổng Sư Lỗ, huyện Phú Vang, phủ Triệu Phong, xứ Thuận Hóa . Làng Sư Lỗ Hạ hiện nay chính là làng Sư Lỗ Đông, thuộc xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, người dân còn có thêm tên gọi khác đó là Sư Lỗ Truồi.
Theo địa bạ thời Gia Long tổng Sư Lỗ, huyện Phú Vang có 18 làng (12 xã, 1 thôn, 5 phường) gồm An Nông xã, An Thạch phường, Đồng Di xã, Huỳnh An phường, Lang Khê xã, La Sơn phường, Lương Lộc xã, Lương Văn xã, Phù Bài nội phủ xã, Phước An, An Cừ nhị phường, Sư Lỗ Đông phường, Sư Lỗ Thượng xã, Tân Tô phường, Thanh Tuyền xã, Thần Phù xã, Tô Đà xã, Văn Giang xã, Xuân Lai thôn . Dinh Quảng Đức – Phủ Thừa Thiên năm 1810-1881, có 3 huyện là Hương Trà, Quảng Điền và Phú Vang. Riêng huyện Phú Vang có 6 tổng là Dã Lê, Diêm Trường, Dương Nỗ, Đường Hoa, Mậu Tài và Sư Lỗ.
Làng Sư Lỗ Thượng thuộc tổng Sư Lỗ. Phủ Thừa Thiên năm 1834 chia ra thành 6 huyện gồm Hương Trà, Phong Điền, Quảng Điền, Hương Thủy, Phú Vang và Phú Lộc. Khi đó huyện Phú Vang có 6 tổng gồm Đường Anh, Mậu Tài, Sư Lỗ, Dương Nỗ, Quảng Xuyên, Kế Mỹ . Làng Sư Lỗ Thượng thuộc tổng Sư Lỗ.
Năm 1886, Sư Lỗ Thượng, Thanh Lam Trung, Thanh Lam Bồ thuộc tổng Sư Lỗ, huyện Phú Vang, phủ Thừa Thiên . Trong nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn Thừa Thiên thì Sư Lỗ Thượng xã phía Đông giáp xã Sư Lỗ Đông, khe cử làm giới; phía Tây giáp xã Sư Lỗ Đông, xã Đồng Di có cột đá làm giới; phía Nam giáp xã Sư Lỗ Đông, xã Đồng Di có cột đá làm giới; phía Bắc giáp Sư Lỗ Đông và sông. Toàn diện tích: 1937 mẫu 9 sào 3 thước 1 tấc .
Phủ Thừa Thiên năm 1910, tổng Sư Lỗ huyện Phú Vang có 24 làng với 1747 đinh. Đây là tổng lớn nhất tỉnh, đóng thuế hằng năm lên tới 10.000 đồng bạc. Sản xuất chính là lúa gạo, đáng kể hơn cả là: Thanh Lam Bồ có 44 đinh, có chợ. Hà Trung có 279 đinh, có chợ, làm nghề đánh cá. Hà Trử có 119 đinh, nơi phủ đệ của Tuy Lý Vương. Sư Lỗ có 100 đinh . Năm 1950, làng Sư Lỗ Thượng, cùng với Thanh Lam Trung, Thanh Lam Bồ thuộc tổng Sư Lỗ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên . Sau ngày giải phóng, làng Sư Lỗ Thượng, thuộc xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Ngày 11.3.1977, làng Sư Lỗ Thượng, thuộc xã Phú Hồ thuộc huyện Hương Phú gồm huyện Phú Vang và huyện Hương Thủy sáp nhập thành. Ngày 1.10.1990, xã Phú Hồ trở lại thuộc huyện Phú Vang, làng Sư Lỗ Thượng thuộc xã Phú Hồ. Năm 2006, làng Sư Lỗ Thượng, thuộc xã Phú Hồ cùng với các làng Đồng Di Đông, Đồng Di Tây, Tây Hồ, Sư Lỗ Đông, Sư Lỗ Thượng, Trung An, Trung Chánh, Đông Đỗ, Nam Dương.
Trong làng có 13 họ gồm Lê, Nguyễn Quang, Nguyễn Văn, Nguyễn Kim, Nguyễn Đức, Trương Công, Trương Đức, Hồ, Lương, Phan, Hà, Bạch, Huỳnh. Mỗi dòng họ đều có nhà thờ họ. Hội đồng tộc trưởng của làng gồm ông Nguyễn Cư – Trưởng ban, ông Nguyễn Văn Huê – Phó ban, ông Hà Văn Thịnh – Thư kí, ông Phan Văn Ty – Thủ quỹ, ông Huỳnh Hữu Biểu đại diện họ Huỳnh Hữu, ông Bạch Trọng Mai đại diện họ Bạch Trọng, ông Trương Công Tư đại diện họ Trương, ông Nguyễn Kim Thanh đại diện họ Nguyễn Kim, ông Nguyễn Chê đại diện họ Nguyễn Quang, ông Trương Dinh đại diện họ Trương, ông Hồ Nguyện đại diện họ Hồ, ông Trương Công Tâm đại diện họ Trương Công, ông Lương Minh Tài đại diện họ Lương.
Sinh hoạt kinh tế và văn hóa
Khi nói về sinh hoạt kinh tế của làng Sư Lỗ thì trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn cho hay “Huyện Phú Vang các xã Đồng Di, Dương Nỗ, Sư Lỗ sản xuất vải nhỏ” . Hiện nay, nghề này ở các làng Đồng Di, Dương Nỗ, Sư Lỗ đã không còn sản xuất nhưng cũng đủ cho chúng ta thấy được vị thế nghề truyền thống của làng đối với xứ Thuận Hóa trước đây. Trong hệ thống thủy hệ của làng thì sông Như Ý chảy dọc theo làng, góp phần quan trọng trong việc tưới tiêu và phục vụ sinh hoạt, canh tác của người dân. Ngoài ra còn có con hói Mới chảy từ sông Đình ra ruộng hướng từ Di Tây, con hói này là do người dân trong làng tự đào, lấy nước từ sông Như Ý. Hói Kênh Ngang gần miếu Âm hồn. Còn có 1 con hói sông sát đường nhưng thường gọi là hói Sư Lỗ, có người gọi là hói Cụt.
Người dân Sư Lỗ Thượng hoạt động kinh tế chủ yếu là làm ruộng, trồng hoa màu và trồng hoa cúc phục vụ trong dịp tết, rằm, mồng 1 hằng tháng trong năm. Có một bộ phận thanh niên đi làm ăn xa, với các nghề thợ nề, may, công nhân ở khu công nghiệp Phú Bài hoặc cụm công nghiệp Phú Đa. Trước đây trong làng có 4 đội sản xuất theo tên gọi Đội 1, Đội 2, Đội 3 và Đội 4. Sau năm 2012 gộp lại thành 1 Đội sản xuất thuộc HTX Phú Hồ. Và người dân Sư Lỗ Thượng canh tác ruộng nước tại các xứ ruộng như Ruộng Sâu, Ruộng Thuế, Ruộng Thành, Tân Lĩnh, Tiền Đồng, Triền Khê, Hói Cụt, Mã Trạng, Ruộng Lộng, Đạc Dài, Ruộng Họ, Ruộng Hương Hỏa, Ruộng Đình.
Người dân trong làng đi chợ để mua bán và trao đổi hàng hóa nông sản tại chợ Cầu Ngói (xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy) hoặc chợ Sam (làng Mỹ Lam, xã Phú Mỹ), chợ Diên Đại (xã Phú Xuân, huyện Phú Vang), chợ Dạ Lê (xã Thủy Vân, thị xã Hương Thủy). Những mặt hàng trao đổi thường là nhu yếu phẩm, gia vị còn lại thì người dân trong làng đem dưa, đậu, mè, chuối, rau, gạo để bán. Trong làng có nghĩa địa ở xứ Cồn Tốt, rộng chừng 4 ha, là nơi chôn cất của làng. Nơi đây còn có mộ bia của Ni trưởng Thích Nữ Hải Đăng, người có công trùng tu chùa Sư pháp ngôn hành ca nhã tục; Lỗ thiên nhân mĩ hóa thuần phong.
Dịch nghĩa:
Vẻ đẹp điều nhân nơi nước Lỗ, đã trở nên thuần hậu; Làm theo lời thầy dạy, ngợi ca phong tục thanh cao.
Chùa Tường Vân (Niệm Phật đường Sư Lỗ) nằm cách cổng làng Sư Lỗ Thượng chừng 500m hướng vào làng, chùa vẫn còn mang đậm nét kiến trúc cổ của chùa làng xứ Huế.
Theo tờ tài liệu hiện lưu tại chùa thì cho biết chùa Tường Vân (Niệm Phật đường Sư Lỗ) do Ni trưởng Thích nữ Hải Đăng (? – ?) thế danh là Đào (Nguyễn) Thị Đễ trùng tu. Theo bài văn bia 11 tại chùa thì Ni trưởng là con gái của ông Nguyễn Dụng, nguyên là quan chưởng vệ. Cụ (Nguyễn Dụng) trước là họ Đào (do lấy họ của cha nuôi là ông Đào Tâm), sau đổi thành họ Nguyễn nên họ của Ni trưởng cũng được đổi theo họ của cha là Nguyễn. Tương truyền, trước khi chưa xuất gia thì bà Thị Đễ là Thứ phi của vua Tự Đức. Sau khi rời cung vua, Ni trưởng xin xuất gia với Hòa thượng Tánh Hoạt Huệ Cảnh chùa Tường Vân và Hòa thượng ban cho Pháp danh là Hải Đăng, lúc này Ni trưởng được Bổn sư cho thọ Sa-di-ni và Thức-xoa-ma-na.
Tự Đức năm thứ 8, Ni trưởng được Bổn sư cho thọ Tỷ-kheo-ni và cử Ni trưởng về trùng tu chùa Sư Lỗ thuộc môn phái Tường Vân. Trong quá trình tu tập và hoạt động Phật sự, Ni trưởng rất nghiêm túc thực hành phạm hạnh và hoàn thành Phật sự trùng tu chùa được Bổn sư giao nên được Tăng chúng nể trọng và Phật tử kính nể. Sau thời gian tu học, tuổi Ni trưởng đã lớn và Ni trưởng đã tịch tại Tổ đình Tường Vân. Nhục thân Ni trưởng được quàn tại Tổ đình Tường Vân và sau đó đem về an táng tại Cồn Tốt của làng Sư Lỗ Thượng. Chùa Tường Vân (Niệm Phật đường Sư Lỗ) trải qua gần 200 năm, dưới sự biến thiên của thời gian cùng với sự tàn phá do chiến tranh khốc liệt cho nên dấu ấn kiến trúc của ngôi chùa cổ không còn nữa mà thay vào đó là chùa được các Phật tử góp công của để trùng tu.
Từ đó đến nay, trải qua bao nhiêu thăng trầm biến cố của lịch sử, chùa đã được các quý bác Đạo hữu nói riêng và dân làng nói chung đóng góp công sức tiền của để trùng tu, xây dựng vào các năm 1997, 2001, 2006. Trước đó có thầy Hồ Văn Quả chùa Tường Vân (Huế) về trụ trì. Sau đó các bác trong làng thay nhau hương khói đức Phật tính đến nay đã trải qua các thế hệ bắt đầu từ ông Phan Đức Thứ, ông Bạch Văn bia tại chùa Tường Vân Tường Vân Sư Lỗ.
Di tích lịch sử và hệ thống văn khắc Hán Nôm tại làng
Di tích lịch sử và các thiết chế văn hóa khác của làng Sư Lỗ Thượng gồm có đình làng Sư Lỗ Thượng, chùa Tường Vân Sư Lỗ, miếu Ngài khai canh, miếu Thần hoàng làng, miếu Quan Thánh, miếu âm hồn và hệ thống các nhà thờ họ. Trong đó, đình làng Sư Lỗ Thượng nằm ở vị trí ngay đầu làng, từ cổng làng đi vào là thấy ngay đình làng.
Đình có 4 trụ biểu uy nghi, tiếp đến là bình phong, lư hương và cặp hạc đứng trên lưng rùa. Phía trước là mái vỏ cua, được trang trí nhiều bức họa tiết mang tích xưa như ngư ông câu cá, trẻ chăn trâu. Phía bên trong là chính đình được thờ tự trang nghiêm. Mặc dầu trải qua nhiều biến cố của lịch sử, chiến tranh và thời tiết nhưng người dân làng Sư Lỗ Thượng vẫn giữ ngôi đình khang trang, tô thêm vẻ cổ kính.
Đình gồm 3 gian, có 2 cặp đối: Cặp thứ nhất:
遠對珠峰鐘秀氣 近臨香水印清風.
Viễn đối châu phong chung tú khí; Cận lâm Hương thủy ấn thanh phong.
Dịch nghĩa:
Đỉnh ngọc xa chầu về, khí thiêng hun đúc;
Dòng Hương gần lượn sóng, gió mát trong xanh. Cặp thứ hai:
師法言行歌雅俗 魯阡仁美化淳風.
Sư pháp ngôn hành ca nhã tục;
Lỗ thiên nhân mĩ hóa thuần phong.
Dịch nghĩa:
Vẻ đẹp điều nhân nơi nước Lỗ, đã trở nên thuần hậu;
Làm theo lời thầy dạy, ngợi ca phong tục thanh cao.
Chùa Tường Vân (Niệm Phật đường Sư Lỗ) nằm cách cổng làng Sư Lỗ Thượng chừng 500m hướng vào làng, chùa vẫn còn mang đậm nét kiến trúc cổ của chùa làng xứ Huế.
Theo tờ tài liệu hiện lưu tại chùa thì cho biết chùa Tường Vân (Niệm Phật đường Sư Lỗ) do Ni trưởng Thích nữ Hải Đăng (? – ?) thế danh là Đào (Nguyễn) Thị Đễ trùng tu. Theo bài văn bia 11 tại chùa thì Ni trưởng là con gái của ông Nguyễn Dụng, nguyên là quan chưởng vệ. Cụ (Nguyễn Dụng) trước là họ Đào (do lấy họ của cha nuôi là ông Đào Tâm), sau đổi thành họ Nguyễn nên họ của Ni trưởng cũng được đổi theo họ của cha là Nguyễn. Tương truyền, trước khi chưa xuất gia thì bà Thị Đễ là Thứ phi của vua Tự Đức. Sau khi rời cung vua, Ni trưởng xin xuất gia với Hòa thượng Tánh Hoạt Huệ Cảnh chùa Tường Vân và Hòa thượng ban cho Pháp danh là Hải Đăng, lúc này Ni trưởng được Bổn sư cho thọ Sa-di-ni và Thức-xoa-ma-na.
Tự Đức năm thứ 8, Ni trưởng được Bổn sư cho thọ Tỷ-kheo-ni và cử Ni trưởng về trùng tu chùa Sư Lỗ thuộc môn phái Tường Vân. Trong quá trình tu tập và hoạt động Phật sự, Ni trưởng rất nghiêm túc thực hành phạm hạnh và hoàn thành Phật sự trùng tu chùa được Bổn sư giao nên được Tăng chúng nể trọng và Phật tử kính nể. Sau thời gian tu học, tuổi Ni trưởng đã lớn và Ni trưởng đã tịch tại Tổ đình Tường Vân. Nhục thân Ni trưởng được quàn tại Tổ đình Tường Vân và sau đó đem về an táng tại Cồn Tốt của làng Sư Lỗ Thượng. Chùa Tường Vân (Niệm Phật đường Sư Lỗ) trải qua gần 200 năm, dưới sự biến thiên của thời gian cùng với sự tàn phá do chiến tranh khốc liệt cho nên dấu ấn kiến trúc của ngôi chùa cổ không còn nữa mà thay vào đó là chùa được các Phật tử góp công của để trùng tu.
Từ đó đến nay, trải qua bao nhiêu thăng trầm biến cố của lịch sử, chùa đã được các quý bác Đạo hữu nói riêng và dân làng nói chung đóng góp công sức tiền của để trùng tu, xây dựng vào các năm 1997, 2001, 2006. Trước đó có thầy Hồ Văn Quả chùa Tường Vân (Huế) về trụ trì. Sau đó các bác trong làng thay nhau hương khói đức Phật tính đến nay đã trải qua các thế hệ bắt đầu từ ông Phan Đức Thứ, ông Bạch Trọng Giảng, ông Nguyễn Hưng và hiện nay là ông Bạch Trọng Duệ từ năm 1975 cho đến nay (2020).
Những giá trị văn hóa lịch sử của ngôi chùa cổ vẫn được quý bác trong Ban Hộ tự cũng như Đạo hữu Phật tử bảo tồn, lưu giữ nguyên vẹn.
Ở chùa có điều đặc biệt là bức hoành “Tường Vân Tự(祥雲寺)”do Đức đệ nhị Tổ Hải Toàn Linh Cơ-Tổ đình Tường Vân ban cho vẫn được lưu giữ cho đến ngày nay và treo ở chánh điện.
Điển hình là những câu đối của cố Trưởng lão Hoà thượng Thích Thiện Siêu ban cho ngôi chùa vẫn được khắc ghi trong khuôn viên chùa từ cổng tam quan, chánh điện cho đến nhà hậu tổ. Các câu đối chữ Hán ở chùa Sư Lỗ đều có chữ Quốc ngữ đính kèm bên cạnh nên rất tiện lợi cho những ai muốn quan tâm tìm hiểu về ý nghĩa mà người xưa gửi gắm.
Cổng tam quan có đề 3 chữ Tường Vân Tự (祥雲 寺), bên phải Từ Bi (慈悲), bên trái Hỷ Xả (喜捨). Có ghi năm 2006 là năm xây dựng lại chùa như ngày hôm nay.
Trước cổng tam quan có 4 câu đối tính từ ngoài vào:
– 2 câu giữa:
無我無人菩提地十方感格
有心有佛般若門萬善同歸.
Vô ngã vô nhơn, bồ đề địa thập phương cảm cách; Hữu tâm hữu phật, Bát Nhã môn vạn thiện đồng quy. Nghĩa:
Vô ngã vô nhân, chốn Bồ Đề thập phương
cảm thấu
Trong tâm có Phật, Bát Nhã môn muôn nẻo
hướng về. – 2 câu 2 bên:
遠瞻御嶺清風起隨緣向善
近看如意水活願捨破迷癡.
Viễn chiêm Ngự lĩnh thanh phong, khởi tùy duyên hướng thiện;
Cận khán Như Ý thủy hoạt, nguyện xả phá mê si.
Nghĩa:
Xa trông ngọn gió thổi mát lành đỉnh Ngự, khởi tùy duyên hướng thiện
Gần ngắm dòng Như Ý tuôn chảy, nguyện xả phá mê si.
Phía trước mặt tiền chùa lại có ghi 4 câu đối: – 2 câu giữa:
家慈地樂皈依七寶八功霑慧雨
佛法圓成歡喜十方三界蔭祥雲.
Gia từ địa lạc quy y, thất bảo bát công triêm tuệ vũ;
Phật pháp viên thành hoan hỷ, thập phương, tam giới ấm Tường Vân.
Nghĩa:
Đất lành nhà hiếu quy y, thất bảo tám công thấm nhuần mưa tuệ
Phật pháp viên thành hoan hỷ, ba cõi mười phương rợp bóng mây lành.
-2 câu 2 bên:
拜手爇栴檀誠格珧窮三界府
信心持佛號名標淨域九蓮池.
Bái thủ nhiệt chiên đàn thành cách, diêu cùng tam giới phủ;
Tín tâm trì phật hiệu danh tiêu, tịnh vực cửu liên trì.
Nghĩa:
Khấn vái đàn hương thuần thành, cành Diêu khoe sắc Tam giới phủ
Tín tâm trì niệm nêu danh Đức Phật, bước vào Tịnh thổ, chín phẩm Sen đài.
Ở trước chánh điện có cặp đối:
一經地登阿鞞跋
六時天雨曼陀羅.
Nhất kinh địa đăng, a bỉ bạt;
Lục thời thiên vũ, mạn đà la.
Nghĩa:
A bỉ bạt, kinh Di Đà một cuốn
Mạn đà la, mưa Thiên khắp sáu thời.
Bên trong chánh điện còn có cặp đối:
祥宴雞園燈點聰傳門般若
雲開鷲嶺月輪明照地伽藍.
Tường áng kê viên, đăng điểm thông truyền môn Bát Nhã;
Vân khai thứu lãnh, nguyệt luân minh chiếu địa già lam.
Nghĩa:
Vườn Kê áng lành, đèn điểm thông truyền môn Bát Nhã
Đỉnh Thứu mây trong, trăng tròn chiếu sáng cõi Già Lam.
Phía sau nhà hậu tổ còn có cặp đối: – Câu bên phải:
皈佛皈法皈僧一心頂禮
淨身淨口淨意三業齊修.
Quy Phật quy Pháp quy Tăng, nhất tâm đảnh lễ; Tịnh thân tịnh khẩu tịnh ý tam nghiệp tề tu. Nghĩa:
Quy y Tam bảo, một lòng hướng Phật
Tịnh thân – khẩu – ý, ba nghiệp đồng tu.
Nội điện của chùa có bức hoành phi: Tường Vân tự (祥雲寺), lạc khoản ghi: Tự Đức ất mão thu (嗣德乙 卯秋) – mùa thu năm Ất Mão niên hiệu Tự Đức (1855).
Chùa thờ Địa Tạng bên trái, Quan Âm Bồ-tát bên phải, giữa thờ Đức Thích Ca, phía trước có Phật thiên thủ thiên nhãn. Phối thờ 2 ngài Hộ Pháp Tiêu Diên bên trái và bên phải, ngoài ra còn có thờ Đức Phật đản sanh. Hậu điện phối thờ Phật và hương án một số người có công với chùa. Khuôn viên chùa ngoài cổng trụ biểu, la thành bao quanh thì còn có Phật đài Quán Thế Âm có mái che, lư hương để Phật tử hoặc người qua đường bái lễ. Bên phải có miếu thờ ngài khai canh. Hai bên hông có nhà giảng, và các nhà kho để dùng khi làng, chùa có việc sẽ trưng dụng. Mặt tiền chùa là nhà vỏ cua bố trí hai bên là nhà trống và nhà chuông. Chuông chùa Tường Vân Sư Lỗ được đúc mới vào năm 2001, ở trên thân chuông có khắc ghi chữ Quốc ngữ với nội dung như sau:
– Lễ chú nguyện đúc Đại hồng chung ngày 26.3 Tân Tỵ (2001) tại Huế. Hòa thượng Thích Thiện Siêu viện chủ Tổ đình Từ Đàm và Thiền Tôn. Thượng tọa Thích Chơn Tế – Chánh đại diện Phật giáo Phú Vang, Giám tự Tổ đình Tường Vân đồng chứng minh.
– Phật tử bổn đạo khuôn Sư Lỗ cùng gia đình Nguyễn Tấn Văn pháp danh Tâm Hội, Trần Thị Ngọc Gái pháp danh Tâm Hiệp, số 282 đường Cách Mạng Tháng Tám, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh phụng cúng. Chuông nặng 140kg.
– Chứng minh:
Nghe tiếng chuông phiền não nhẹ, Trí huệ lớn Bồ Đề sanh.
Thoát địa ngục vượt hầm lửa, Nguyện thành Phật độ chúng sanh.
– Chứng minh:
Nguyện tiếng chuông khắp pháp giới, Thiết vi u ám cũng nghe được.
Căn cảnh thanh tịnh chứng Viên thông, Hết thảy chúng sinh thành chánh giác.
Điều đặc biệt là phía bên trái mặt tiền của chùa, sát nhà trống có tấm bia đá, được đặt trên bệ đá, tấm bia có chiều cao 40cm, bên trong lòng bia cao 35cm, rộng 20cm, bề ngang 30cm, bề rộng 30cm, bề dày 8cm. Bệ đá có chiều cao 25cm, bề ngang 30x30cm.
Dưới đây là nội dung bài văn bia như sau:
良田社官吏兵民仝等
順立石碑書刻績狀原掌衛官阮用陶心養子許 禹氏稼為妻生下氏悌氏純于今國祿資供女官銜 謚緬前恩生長居鄉酬答供銀五拾元合祈寺醮土 换田五高生用没供鉛錢壹千二百貫制造開寺羅 城今而後未可量耶茲本甲見好心順將氏父母徒
大官祀後刻記留年後來所識並有功魁張辨事等 員人列左茲立碑内
維新柒年玖月初拾日 管辨黃燉專辨阮論張翠長里白告副里張衍 Dịch:
Toàn thể dân binh quan lại làng Lương Điền Thuận lập bia ghi tích trạng ông Nguyễn Dụng vốn là quan chưởng vệ, con nuôi của ngài Đào Tâm, được mai mối bà Vũ Thị Giá làm vợ,sinh hạ Thị Đễ và Thị Thuần. Đến nay có khoản tiền bổng cúng của vị mang hàm nữ quan trong cung (con ông Nguyễn Dụng), nhớ đến công ơn trước đây, đồng thời nhằm báo đáp chốn sinh thành nên đã cúng bạc năm mươi đồng góp đổi ruộng đất cúng chùa năm sào để sinh hoạt, tiêu dùng hết lại cúng tiền một nghìn hai trăm quan để làm la thành cho chùa, trước sau không thể kể xiết. Nay bổn giáp thấy được lòng tốt nên thuận cho đem bố mẹ của vị quan ấy để thờ cúng, sau đó khắc ghi lưu lại, sau này ghi nhớ những người có công. Bậc đứng đầu, cùng quan viên, chức sắc, biện sự, nay lập bia này.
Ngày 10 tháng 9 năm Duy Tân thứ 7 (1913)
Quản biện Hoàng Đôn, Chuyên biện Nguyễn Luận, Trương Thúy, Trưởng lý Bạch Cáo, Phó lý Trương Diễn.
Điều đáng lưu ý là văn bia này được lập bởi quan viên, chức sắc cùng toàn thể dân binh làng Lương Điền (xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc), theo thiển ý của chúng tôi, có thể một số cư dân họ tộc của làng Sư Lỗ Thượng đã di cư một phần về làng Lương Điền, khi có dịp chạp, giỗ họ tộc hay việc liên quan đến dòng họ thì cư dân làng Lương Điền về lại làng Sư Lỗ Thượng. Tuy nhiên, vấn đề này cũng cần phải tra cứu, tham khảo, trao đổi thêm khi có điều kiện.
Chú thích: 1. Chúng tôi chân thành cảm ơn các ông Nguyễn Cư và Bạch Trọng Duệ đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành bài viết này. 2. Dương Văn An: Ô châu cận lục. Trần Đại Vinh biên dịch. Nxb Thuận Hóa, Huế, 2015, tr.85. 3. Đỗ Bang (Chủ biên): Địa chí Thừa Thiên Huế – Phần Hành chính dân cư. Nxb Thuận Hóa, Huế, 2013, tr.536. 4. Nguyễn Đình Đầu: Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn Thừa Thiên. Nxb TP.HCM, 1997, tr.153. 5. Nguyễn Đình Đầu: Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn Thừa Thiên. Nxb TP.HCM 1997, tr.67. 6. Đỗ Bang (Chủ biên): Địa chí Thừa Thiên Huế – Phần Hành chính dân cư. Nxb Thuận Hóa, Huế, 2013, tr.539. 7. Nguyễn Đình Đầu: Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn Thừa Thiên. Nxb TP.HCM, 1997, tr.259. 8. Nguyễn Đình Đầu: Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn Thừa Thiên. Nxb TP.HCM, 1997, tr.71. 9. Đỗ Bang (Chủ biên): Địa chí Thừa Thiên Huế – Phần Hành chính dân cư. Nxb Thuận Hóa, Huế, 2013, tr.544. 10. Lê Quý Đôn: Phủ biên tạp lục. Trần Đại Vinh biên dịch và khảo chú. Nxb Đà Nẵng, 2018, tr.291. 11. Chúng tôi trình bày nguyên văn, dịch nghĩa ở phần cuối bài.
I know I could use vacation time, but I m saving it for my surgery recovery buy cialis usa Bailey xEvJQHELwmm 6 17 2022
You really make it seem so easy together with your presentation however I to find
this matter to be actually one thing that I feel I would
by no means understand. It sort of feels too complicated and very large for me.
I am taking a look forward for your next submit, I will try to
get the hang of it! Lista escape room
I like this website very much, Its a rattling nice spot to read and get info.!