Phi Lai Cổ Tư – Huyền thoại và di sản (Nguyễn Tùng Thảo Chi)

Tóm tắt: Qua việc khảo sát về chân dung tổ Chí Thiền và Tổ đình Phi Lai, bài viết cho thấy giá trị văn hóa – lịch sử của ngôi Tổ đình huyền nhiệm và giàu sức sống này. Đồng thời cũng đưa ra một số kiến nghị để bảo tồn và phát huy những giá trị nhân văn sâu sắc của chốn Tổ đình. 

Từ khóa: Tổ đình Phi Lai, văn hóa, bảo tồn.

HT. Thích Thiện Nhơn – Chủ tịch HĐTS, tôn trưởng của tông môn cho rằng: “việc đại trùng tu lại Tổ đình Phi Lai đã góp phần làm trùng quang Tổ ấn, làm nơi nương tựa tâm linh cho thế hệ Tăng, Ni vùng Nam Bộ tiếp tục phát huy truyền thống hộ quốc an dân, phát triển đạo vàng. Đồng thời, Tổ đình cũng tạo nên một điểm nhấn văn hoá tâm linh cho vùng 7 núi, An Giang”. (Ảnh: Đăng Huy)

LƯỢC SỬ TỔ ĐÌNH PHI LAI

Du khách hành hương tới chân núi Kỳ Hương (huyện Tịnh Biên, tỉnh Châu Đốc), nay là ấp Núi Voi (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang), ngước lên sẽ thấy một kiến trúc tôn giáo khang trang, to đẹp. Đó chính là Tổ đình Phi Lai. Nơi đây được mệnh danh là “một trong những trung tâm hành hương và du lịch tham quan của khu vực Bảy Núi” . Vì lẽ này, di tích đã thu hút rất nhiều du khách đến viếng chùa và chụp ảnh lưu những kỷ niệm trong đời mình.

Kỳ Hương là ngọn núi nhỏ, khi xưa thuộc làng Tú Tề – Doi Bà Khẹt (địa danh Khmer) (huyện Tịnh Biên, tỉnh Châu Đốc) – nay là ấp Núi Voi (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang). Các nghiên cứu cho biết, tiên khởi nơi đây là vùng đất hoang sơ gần biên giới Việt Nam – Campuchia, nơi cư dân Việt Nam và Khmer chung sống hài hòa. Do đó, tại đây ngoài số chùa Nam tông của Phật giáo Khmer cũng có ngôi chùa Việt Nam đơn sơ mái tranh vách đất có tên là Phi Lai Cổ Tự.

Khảo cứu tài liệu và qua thực tiễn quan sát cho thấy, Tổ đình Phi Lai sở hữu nét kiến trúc Phật giáo độc đáo thời cận đại. Theo các Tỳ kheo nơi đây kể lại, Phi Lai Cổ Tự do tổ Chí Thiền khởi dựng. Tổ sư sinh tháng 2 năm Tân Dậu (1861) tại xã Diêm Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Thời gian này, thực dân Pháp đang đẩy mạnh tiến trình cuộc chiến tranh xâm lược ở các tỉnh Nam kỳ. Cuộc sống của người dân phương Nam đã khó khăn, nay lại đối mặt với bao hiểm nguy phía trước. Chứng kiến sự truân chuyên của những kiếp người, tổ Chí Thiền suy nghĩ rất nhiều. Khi tròn 20 tuổi, vào năm 1881 (Tân Tỵ), ngài đến Giác Viên (Giác Lâm – Gia Định) xin với tổ Minh Mai – Minh Phương (trụ trì chùa Giác Viên) được thọ giới Bồ tát. Tỳ kheo trẻ tuổi đã được Tổ ban Pháp húy Như Hiển, hiệu Chí Thiền, nối pháp dòng Lâm Tế Gia Phổ đời thứ 39. Với giới đức trang nghiêm, đầu thế kỷ XX, Ngài được người dân và Phật tử xung quanh làng Tú Tề cung thỉnh về đảm nhiệm vai trò trụ trì chùa Phi Lai sau thời gian dài tu hành ở núi Cấm. Ngài đã truyền dạy Phật pháp, đào tạo Tăng tài, cứu giúp những mảnh đời khốn cực, trùng tu ngôi chùa vốn là am tranh vách đất thành một Tổ đình uy nghiêm. 

Nghiên cứu của Đại đức Thích Minh Ân cho biết: “Đến năm 2018, với sự khởi xướng của Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, chư Tôn đức Tăng Ni môn hạ Tổ đình Phi Lai đã phát tâm đại trùng tu chốn Tổ, để báo đáp phần nào ân đức sâu dày của Tổ, đồng thời góp công tôn tạo một thắng tích lịch sử của nước nhà” . Nhờ đợt tu bổ tôn tạo lần thứ hai, chốn Tổ đình Phi Lai ngày càng bề thế và vững chắc. (Ảnh: Đăng Huy)

Tính từ thời điểm đó, sư Chí Thiền thực hiện sứ mệnh hoằng truyền chánh pháp, nuôi dạy Tăng tài tại Phi Lai tự. Bên cạnh các hoạt động cứu tế xã hội, ngài tiến hành trùng tu ngôi thiền tự. Theo thời gian, ngôi chùa lá đơn sơ bé nhỏ dần phát triển thành chốn Tổ khang trang. Hòa thượng Thích Minh Thanh, Phó Ban trùng tu Tổ đình Phi Lai nói rằng: “Ngôi Tổ đình Phi Lai trước khi tổ Chí Thiền về đây tu tập và hoằng hóa chỉ là một ngôi chùa am tranh vách đất. Vào đầu thế kỷ XX, Tổ từ chùa Giác Viên ở Sài Gòn về Châu Đốc để tìm nơi thuận lợi tu hành và làm Phật sự. Khi đến tới Châu Đốc, Tổ dừng chân ở núi Cấm, sau đó; dân làng nghe tin nên rước Tổ về chùa Phi Lai để an trụ và tu hành tại đây. Từ đó, Tổ bắt đầu mở mang khai phá, từ một ngôi chùa am tranh vách đất trở thành một ngôi già lam hết sức khang trang, tú lệ”. Tuy nhiên, đến năm 1945, vì những lý do khách quan, di tích này bị thiêu rụi hoàn toàn. Hai năm sau – năm 1947, nhận được sự ủng hộ của những Phật tử, ngôi thiền tự đã được tu bổ khang trang. “Năm 1947, trước sự hoang tàn đổ nát của ngôi Tổ đình, Chư Tôn đức trong tông phong đứng đầu là cố Hòa thượng Thiện Tòng (chùa Trường Thạnh, Sài Gòn) và Ni trưởng Diệu Kim (chùa Bảo An, Cần Thơ) hiệp cùng môn phong, pháp quyến đã hợp sức vận động tài chánh để tái thiết ngôi Tổ đình trên nền của chánh điện cũ, nhưng quy mô kiếm trúc thì khiêm tốn hơn nhiều so với công trình mà Tổ xưa đã xây dựng các phế tích còn sót lại rải rác trong khuôn viên chùa đã minh chứng cho qui mô của công trình ngày trước”. Ngày nay, đến chùa, du khách vẫn còn bắt gặp một số phế tích của di tích từ đợt tu bổ năm 1947 còn sót lại rải rác trong khuôn viên Phi Lai tự. Sau nửa thế kỷ tồn tại, ngôi Tổ đình một lần nữa đứng trước nguy cơ bị hư hỏng. Nghiên cứu của Đại đức Thích Minh Ân cho biết: “Đến năm 2018, với sự khởi xướng của Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, chư Tôn đức Tăng Ni môn hạ Tổ đình Phi Lai đã phát tâm đại trùng tu chốn Tổ, để báo đáp phần nào ân đức sâu dày của Tổ, đồng thời góp công tôn tạo một thắng tích lịch sử của nước nhà”. Nhờ đợt tu bổ tôn tạo lần thứ hai, chốn Tổ đình Phi Lai ngày càng bề thế và vững chắc.

NƠI GẮN LIỀN VỚI NHỮNG HUYỀN THOẠI PHẬT GIÁO

Thiền sư Như Hiển – Chí Thiền là một trong những nhà tu hành vĩ đại, một người chiến sĩ bảo vệ tổ quốc, cứu giúp chúng sinh trong hoạn nạn, góp phần Chấn hưng Phật giáo tại Việt Nam thời hiện đại.

Sự ra đời màu nhiệm

Tổ Chí Thiền vốn xuất thân từ con cái dòng họ làm quan có tiếng ở đất Quảng Nam. Ngài là cháu nội của Hộ quốc công Nguyễn Văn Thành, cháu ngoại của Tổng trấn Bắc Ninh, còn cha là Tổng trấn Quảng Nam. Sự ra đời của vị Thiền sư khá huyền diệu. Thầy Trưởng tử Yết-ma Thiện Minh kể rằng: “Đêm thanh trăng tỏ như tờ, bỗng đâu yến sáng một giờ giữa dinh, Phu-nhơn bà mới cựa mình, tâm thần chuyển động biết mình thọ thai… Nói rằng nằm thấy Phật Bà, dắt ông Bồ tát xuống mà hòa quan”. Từ khi hoài thai, mẹ của Tổ sư thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt, bà thường ăn chay, một lòng hướng Phật. Khi ngài sinh ra, cả căn nhà tràn đầy hương thơm, hồi lâu hương thơm ấy mới biến mất. Sự ra đời đầy nhiệm màu này của vị Tổ sư càng củng cố niềm tin về giấc mộng của mẹ Ngài, cả dòng họ hân hoan mong chờ ngài sẽ trở thành một nhân vật có thể làm rạng danh gia tộc.

Ngài được đặt tên là Nguyễn Văn Hiển gửi gắm mong ước của cha mẹ rằng vị Tổ sư sẽ kế thừa truyền thống gia tộc, vinh danh dòng dõi gia môn. Ngài quả thực đã trở thành người như thế, trí tuệ hơn người, tính tình nhân hậu, bao dung, độ lượng. Ngay khi vừa 18 tuổi, Nguyễn Văn Hiển đã được Hậu Bổ tại tỉnh Khánh Hòa (năm 1878). Khi ra làm quan, chứng kiến cảnh dân chúng lầm than cơ cực, quan nhân trẻ tuổi không khỏi xót xa, vì thế mà ngài đã tham gia phong trào khởi nghĩa Văn thân. Tuy nhiên khởi nghĩa nhanh chóng bị thất bại, “giấc mộng công danh của Ngài cũng tan theo khói mây”. Biến cố cuộc đời xảy ra lại là nhân duyên giúp vị Tổ sư đến gần với Phật giáo. Từ đây, ngài giác ngộ ra thế sự rối ren, vô thường, danh lợi chỉ là phù hoa, chớp mắt đều trở thành cát bụi, chỉ có hướng về tâm, đạt tự tại mới là sự giải thoát đúng đắn, ngài quyết tâm tìm về, quy y cửa Phật, hiệu Chí Thành.

Sự xuất hiện kỳ diệu

Vùng đất này trước đây vốn hoang sơ, là nơi chung sống hài hòa giữa hai dân tộc Kinh (Việt) và Khmer bản xứ. Do đó, ngoài những ngôi chùa Phật giáo Nam tông cũng có một ngôi chùa Bắc tông có tên là Phi Lai (Phi Lai Cổ Tự). Ban đầu, Phi Lai Cổ Tự là một ngôi chùa làng, được những lưu dân người Việt dựng lên vào năm 1786 để làm chốn nương tựa tinh thần trong những ngày đầu khai phá nên còn được gọi là chùa làng Tú Tề. Theo truyền thuyết, vào năm 1900, người dân làng Tú Tề nằm mộng thấy Đức Phật Thầy Tây An (1807-1856) báo rằng sẽ có một vị cao Tăng xuất hiện tại xứ này để truyền đạo và làm lợi lạc cho nhân sanh.

An Giang xưa vốn là vùng đất hoang sơ, nơi sinh sống của người Khmer bản địa cùng người Việt – Kinh nam tiến xuống định cư. Chùa ở An Giang vì thế mà khá đa dạng, với đầy đủ cả chùa Phật giáo Nam tông và Phi Lai Cổ Tự – một ngôi chùa Bắc tông. Chùa Phi Lai ban đầu dựng lên năm 1786 có quy mô không lớn, đóng vai trò như điểm tựa tinh thần cho những người con đất Việt xa xứ khi đi khai phá vùng đất mới. Thuở ấy, chùa chỉ có phạm vi là chùa làng, với tên gọi khác là chùa làng Tú Tề. Đến năm 1900, dân làng nằm mộng thấy Đức Phật Thầy Tây An báo rằng sẽ có một vị Tăng tới xứ này truyền đạo, cứu khổ cứu nạn, ban phúc cho chúng sinh.  Dân làng lấy làm vui mừng, hoan hỉ, trông ngóng ba ngày đêm, rồi gặp được Tổ sư Chí Thiền đang du hóa qua. Họ quyết định cúng chùa Phi Lai, thỉnh Sư về làm trụ trì chùa. Ngài chấp thuận, bắt đầu công cuộc truyền giáo, đặt nền móng cho ngôi chùa, xây dựng chùa thành ngôi Già lam khang trang, linh thiêng.

Sự viên tịch 

Sự qua đời của vị Thiền sư cũng gắn với một tích đầy nhiệm màu. Năm Quý Dậu (1933), Ngài lâm bệnh, ứng hẹn vào thời điểm kỷ niệm ngày Đức Phật nhập Niết bàn sẽ viên tịch. Ngày trăng Rằm tháng 2, vị Tổ sư chắp tay hướng Phật, bài kệ vang lên, Ngài vào cõi vĩnh hằng yên bình:

Nhứt niệm viên quang tội tánh không
Đẳng đồng pháp giới hàm thanh tịnh.

DI SẢN VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN TỔ ĐÌNH PHI LAI

Di sản 

Tọa lạc nơi chân núi Kỳ Hương, Tổ đình Phi Lai là nơi tâm linh hội tụ, chốn tìm về những giá trị tinh thần nguyên bản, đẹp đẽ nhất. Kiến trúc Phật giáo độc đáo này có lịch sử khá lâu đời, với nhiều lần thay đổi. Vào thuở đầu tiên mới xây dựng, chùa có quy mô khá lớn, tổng thể lên tới hàng ngàn mét vuông, với số hạng mục lên tới 20, được thành lập bởi tổ Chí Thiền – một nhà tu hành lỗi lạc. Đến năm 1945, ngôi Phi Lai tự bị thiêu hủy hoàn toàn bởi một biến cố, gây thiệt hại cả người và của. Năm 1947, dưới sự kêu gọi của Hòa thượng Thiện Tòng và Ni trưởng Diệu Kim, Tổ đình đã được xây dựng lại, tuy nhiên quy mô đã bị thu hẹp lại nhiều so với trước đó. Ngân hà lưu chuyển, non nước đổi thay, dòng thời gian đã khiến Phi Lai Cổ Tự một lần nữa xuống cấp nghiêm trọng sau hơn nửa thế kỷ chứng kiến những biến động lịch sử – xã hội.

Năm Mậu Tuất (2018), nhân lễ húy kỵ lần thứ 85 của tổ Chí Thiền, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn cùng chư Tôn đức Tăng Ni môn hạ Tổ đình đã lập Ban trùng tu, với sự ủng hộ và giúp đỡ của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh An Giang, các cấp chính quyền tỉnh cùng các mạnh thường quân. Cuộc đại trùng tu có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo tồn, lưu giữ một di tích tâm linh, lịch sử, văn hóa của đất nước, chốn đi về trong tâm tưởng của nhiều người con đất Việt. Đồng thời, cuộc trùng tu cũng thể lòng biết ơn, sự báo đáp ân đức của vị Thiền sư đã có công xây dựng nên ngôi già lam. Sau 3 năm, Tổ đình Phi Lai đã khoác lên mình một diện mạo mới, với lối kiến trúc pha trộn hài hòa yếu tố truyền thống và hiện đại, thể hiện nét độc đáo của Phật giáo An Giang, cũng như Phật giáo Việt Nam. Phi Lai tự được xây dựng khá bề thế, trở thành địa điểm diễn ra nhiều hoạt động Phật giáo quan trọng của tỉnh.

Với sự giám sát tận tình của ban trùng tu, cũng như sự tận tâm trong công cuộc xây dựng chùa, kiến trúc Phi Lai tự được hoàn thành khá tinh tế, với nhiều hạng mục: Chánh điện, nhà Tổ, Trai đường, khu Tăng phòng, lưu niệm, các tôn tượng và vườn cảnh lộ thiên. Trung tâm của chùa là tòa Chánh điện được xây dựng khang trang có bố cục một trệt, một lầu cùng 7 mái cổ lầu, một đỉnh tháp đồng mạ vàng trọng lượng 3 tấn, chiều cao 8m . Quy mô xây dựng khá lớn với tổng diện tích sử dụng hai tầng là gần 4000 m2, trở thành nơi diễn ra các sự kiện lớn của Phật giáo.

Không gian thờ tự chính của chùa Phi Lai nằm ở tầng 1, với Tiền điện gồm ba gian thờ Bồ tát Di Lặc, Tứ Đại Thiên Vương và Kim Cang Hộ Pháp với 2 mái cổ lầu. Trung tâm của Chánh điện thờ Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Phổ Hiền và thập bát La Hán với 5 mái cổ lầu cùng đỉnh tháp nguy nga bằng đồng dát vàng. Vị trí phía hậu điện là nơi thờ tự Tổ sư Chí Thiền cùng chư liệt vị tiền bối Tổ sư qua các thời kỳ với 3 mái đậm kiến trúc Việt cổ. Khu trai đường và phòng nghỉ của chư Tăng được xây dựng ở tầng trệt thuận tiện cho việc tu tập. Bảo tháp an trí nhục thân của Tổ sư Như Hiển – Chí Thiền trong Tổ đình vẫn được giữ nguyên hiện trạng, thể hiện lòng tôn kính và biết ơn của các đệ tử Phật giáo.

Một địa điểm đáng chú ý khác trong quần thể kiến trúc ngôi chùa là khu lưu niệm của Tổ đình. Kiến trúc khu lưu niệm có 1 tầng trệt, lợp mái ngói, tổng diện tích gần 200m2  . Đây là nơi lưu giữ tượng Phật và Bồ Tát từ thời chùa mới thành lập tới nay, đem lại một cảm giác hoài cổ, lặng mình đắm chìm vào trong dòng thời gian xưa cũ, tìm sự yên bình nơi cửa Phật. Khu lưu niệm là một kho tàng quý báu lưu giữ các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của Phật giáo nói chung và Phật giáo tỉnh An Giang nói riêng. Các tôn tượng Phật và Bồ tát được lưu giữ, bảo tồn là chứng nhân mà nhìn vào đó ta có thể thấy một thời kỳ phát triển lịch sử, kiến trúc, mĩ thuật, cũng như tư tưởng Phật giáo.

Bảo tồn, tôn tạo

Tuy là di tích tâm linh nhưng Tổ đình Phi Lai cũng chứa đựng trong nó nhiều giá trị văn hóa – lịch sử. Điều này ý nghĩa lớn lao đối với sự phát triển kinh tế xã hội và phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, vì là một di tích tâm linh tôn giáo, Tổ đình cũng ẩn chứa nhiều vấn đề nhạy cảm. Việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích Tổ đình Phi Lai bên cạnh những thành tựu đạt được cũng còn tồn đọng một số hạn chế.

Sở dĩ nói Phi Lai là một di tích văn hóa – lịch sử bởi đây là ngôi cổ tự gắn liền với nhiều bậc cao Tăng có những đóng góp trong công cuộc xiển dương Phật pháp và Chấn hưng Phật giáo; Đồng thời, đây cũng là nơi hội tụ những giá trị đạo đức tâm linh, văn hóa tín ngưỡng đặc thù chùa Việt. “Với lối kiến trúc độc đáo, thêm vào đó là không gian trong lành, tĩnh lặng… Tổ đình Phi Lai đã trở thành biểu tượng tâm linh, tín ngưỡng của người dân địa phương và du khách gần xa”. Tuy nhiên, sự gia tăng đột biến lượng du khách tới di tích trong một số năm gần đây đã gây ra sự quá tải về không gian tổ chức. Điều này tất yếu sẽ khiến cho môi trường ở đây bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, việc khách hành hương đến chùa – đặc biệt trong những ngày Sóc, ngày Vọng (ngày Rằm, mùng Một) thường hay đốt vàng mã, thắp hương quá nhiều. Điều này đã gây ảnh hưởng không tốt đến độ bền vững của kiến trúc và hiện vật trong ngôi thiền tự.

Khách du lịch sẽ đem đến nguồn lực cho những địa phương có di tích là điểm đến trong hành trình tham quan của họ. Việc xả rác bừa bãi của một số du khách thiếu ý thức khiến cho vấn đề rác thải ở xung quanh di tích cũng là vấn đề đáng lo ngại. Bên cạnh đó, một số khách vẫn ăn mặc tùy tiện khi đi tới nơi tôn nghiêm, nhiều hiện tượng mê tín dị đoan, xem bói quanh khu vực, tình trạng ăn xin vẫn còn diễn ra vào các mùa lễ hội… Những diễn biến này đã ảnh hưởng đến giá trị chân thực vốn có của khu di tích. Bên cạnh đó, cảnh quan môi trường chưa được đảm bảo, chưa có phương án quy hoạch khoa học các khu bán hàng quán dịch vụ, làm ảnh hưởng đến không gian thiêng của Tổ đình, tạo hình ảnh không được đẹp trong lòng khách du lịch thập phương.

Năm 2018, hưởng ứng lời vận động của Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, chư Tôn đức tại đây đã nỗ lực trùng tu lại ngôi Tổ đình. Đợt đại trùng tu kéo dài gần 3 năm (2018 – 2020), được xem như lời tri ân của chư Tăng, Phật tử của Phi Lai thiền tự đối với người khai sơn nên di tích tôn giáo này, đồng thời đây cũng là hoặt động góp phần tôn vinh lịch sử dân tộc. Sau cuộc đại trùng tu, Tổ đình Phi Lai đã có bước chuyển mình lịch sử, trở thành một “Đại hùng bửu điện” uy nghi, bề thế với kiến trúc truyền thống xen lẫn kiến trúc hiện đại, văn hóa truyền thống Phật giáo vùng An Giang nói riêng và Việt Nam nói chung. Tổng thể công trình bao gồm các hạng mục: Chánh điện, Nhà Tổ, Trai đường, Khu Tăng xá, khu lưu niệm và tượng, vườn cảnh quan lộ thiên nằm trên diện tích. Trong đó, nổi bật nhất là ngôi chánh điện rộng hơn 33m, dài gần 59m, cao 36,5m, bố trí một trệt, một lầu, bảy mái cổ kính cùng bộ lư đồng vàng nặng. đỉnh tháp. nặng 3 tấn và cao tới 8m.

Không gian thờ tự chính của nhà Tổ là tầng một. Khu này được cấu trúc thành 3 gian tiền đường thờ Di Lặc Bồ tát, Tứ Đại Thiên Vương và Hộ Pháp Kim Cang. Khu trung tâm là Chánh điện, thờ Phật Thích Ca, Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Phổ Hiền và thập bát La Hán. Hậu đường thờ tổ Chí Thiện và các vị Tổ qua các đời. Tầng trệt là khu Trai đường và Tăng phòng. Với tổng diện tích hai tầng lên đến gần 4.000 m2 , không gian Tổ đình có quy mô trở thành nơi tổ chức các sự kiện lớn, quy tụ đông đảo Tăng Ni, Phật tử xứng đáng với danh tiếng của nhóm đi trước. Ngoài ra, Tổ đình còn có khu tưởng niệm, nơi lưu giữ các pho tượng chư Phật, Bồ tát từ thời tổ Chí Thiện đến nay. HT. Thích Thiện Nhơn – Chủ tịch HĐTS, tôn trưởng của tông môn cho rằng: “Việc đại trùng tu lại Tổ đình Phi Lai đã góp phần làm trùng quang Tổ ấn, làm nơi nương tựa tâm linh cho thế hệ Tăng Ni vùng Nam Bộ tiếp tục phát huy truyền thống hộ quốc an dân, phát triển đạo vàng. Đồng thời, Tổ đình cũng tạo nên một điểm nhấn văn hoá tâm linh cho vùng 7 núi, An Giang”.

Một điều thú vị ở đây là, công tác tuyên truyền giới thiệu cho người dân hiểu về giá trị của di tích, ý thức bảo vệ di tích, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, ứng xử văn hóa với du khách của Tổ đình rất sinh động và phong phú. Chỉ cần gõ từ khóa “Tổ đình Phi Lai” là bất cứ ai cũng nhận về hàng trăm bài viết ở các góc độ khác nhau về di tích này. Đây là điều mà không phải bất cứ công trình kiến trúc tôn giáo nào cũng có thể làm được. Việc xây dựng biểu tượng truyền thông cho ngôi thiền tự này đã được đầu tư đúng mức. Các hoạt động tìm hiểu về di tích, tra cứu tư liệu điện tử về Tổ đình Phi Lai tương đối thuận lợi.

Tuy nhiên hiện nay, vẫn chưa có tầm nhìn và chiến lược dài hạn, mặc dù bước đầu chính quyền địa phương đã có nhận thức về vai trò của di sản trong sự phát triển của địa phương. Cũng thể hiểu, An Giang còn có nhiều di tích tôn giáo khác cần trùng tu, tôn tạo nên để dồn nguồn vốn đầu tư cho riêng một công trình. Nhiều chính sách nhằm phát triển di tích lịch sử – văn hóa của địa phương nói chung và Tổ đình Phi Lai nói riêng vẫn chưa được ban hành. Bên cạnh đó, các hình thức kêu gọi đầu tư được thực hiện nhưng chưa có quy định cụ thể, rõ ràng. Qua quan sát thực tế cho thấy, ngôi thiền tự này cũng như nhiều di tích lịch sử – văn hóa khác chưa được đẩy mạnh việc phát huy giá trị của chúng thông qua hình thức du lịch di sản. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý văn hóa ở Tịnh Biên (An Giang) còn thiếu những người có chuyên môn, chuyên ngành về quản lý văn hóa, quản lý di sản,… nên việc thực thi cũng như việc tham mưu về công tác quản lý bảo tồn và phát triển di sản các hoạt động nghiệp vụ gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Do đó trong thực tế, các hoạt động tuyên truyền cho Nhân dân địa phương về ý nghĩa, giá trị của Tổ đình Phi lai và những công tác giữ gìn vệ sinh, an ninh trật tự tuy có được triển khai nhưng chưa liên tục. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho việc cấp kinh phí xây dựng đề án bảo tồn và phát huy giá trị di tích tôn giáo này gặp khó khăn và cơ bản được huy động từ nguồn công đức.

 

 

Tài liệu tham khảo:

1. Thích Minh Ân (2020), “Tổ đình Phi Lai: Huyền tích, Phật tích và di tích kiến trúc văn hoá độc đáo”, Tạp chí văn hóa Phật giáo, https://tapchivanhoaphatgiao.com/to-dinh-phi-lai-huyen-tich-phat-tich-va-di-tich-kien-truc-van-hoa-doc-dao-thich-minh-an/, 02/10/2020, ngày truy cập 11/12/2022.

2. Nguyễn Hảo (2021), Tịnh Biên: Khởi sắc vùng Phum, Sóc, Cổng Thông tin điện tử tỉnh An Giang, https://angiang.gov.vn/wps/portal/Home/chi-tiet-tin-tuc/tinh-bien-khoi-sac-vung-phum-soc, 25/01/2021, ngày truy cập: 13/12/2022.

3. Thanh Hoàng (2019), Tổ đình Phi Lai nơi vun bồi đạo hạnh bậc thượng sĩ, https://www.phattuvietnam.net/to-dinh-phi-lai-noi-vun-boi-dao-hanh-bac-thuong-si/, 09/3/2019, ngày truy cập: 10/12/2022.

4. Đăng Huy (2020), Tổ đình Phi Lai – dấu ấn Chấn hưng Phật giáo vùng Tây Nam Bộ, http://www.phatgiaodongnai.org/to-dinh-phi-lai–dau-an-chan-hung-phat-giao-vung-tay-nam-bo.html, 09/3/2020, ngày truy cập: 10/12/2022.

5. Duyên Khởi (2020), Phi Lai Cổ Tự – Nơi xuất thân của những bậc thượng sĩ, https://chuaminhdao.vn/article/15/phi-lai-co-tu-noi-xuat-than-cua-nhung-bac-thuong-si, 14/7/2020, ngày truy cập: 17/11/2022.

6. Lịch sử hình thành Tịnh Biên, Cổng Thông tin điện tử huyện Tịnh Biên, https://tinhbien.angiang.gov.vn/wps/portal/Home/trang-chu/tong-quan-tinh-bien/lich-su-hinh-thanh/!ut/p/z1/04_iUlDg4tKPAFJABpSA0fpReYllmemJJZn5eYk5-hH6kVFm8ZaWLp4G3iaGPu5u5pYGjpZmZiYhQcYGBkEG-l76UfgVFGQHKgIAjF7rMg!!/, ngày truy cập: 07/12/2022.

7. Thiện Minh (1934), Lịch sử Đại đức Hòa thượng Phi Lai, Nhà in Xưa & Nay, Sài Gòn.

8. Đức Toàn (2022), Uy nghi Tổ đình Phi Lai, https://baoangiang.com.vn/uy-nghi-to-dinh-phi-lai-a337526.html, 8/7/2022, ngày truy cập: 09/11/2022.

9. Tích Trí (2018), Lược sử Tổ đình Phi Lai, tỉnh An Giang, https://phatsuonline.com/luoc-su-to-dinh-phi-lai-tinh-an-giang/, 21/3/2018, ngày truy cập: 09/12/2022.

10. Tổ đình Phi Lai An Giang – chốn tu tập thơ mộng và huyền bí, https://luhanhvietnam.com.vn/du-lich/to-dinh-phi-lai-an-giang-chon-tu-tap-tho-mong-huyen-bi.html, 12/10/2020, ngày truy cập: 12/12/2022. 

11. Tổ đình Phi Lai, Tổ đình Phi Lai – dấu ấn Chấn hưng Phật giáo vùng Tây Nam Bộ, Trang Thông tin điện tử của Tổ đình Phi Lai, https://todinhphilai.vn/article/58/to-dinh-phi-lai-huyen-tich-phat-tich-va-di-tich-kien-truc-van-hoa-doc-dao-1, ngày truy cập: 12/10/2022

12. Tổ sư Phi Lai là Thiền sư Như Hiển – Chí Thiền (1861-1933) được các giáo đồ đạo Phật Việt Nam ghi nhận là một chí sĩ yêu nước, một Đại sĩ cứu khổ ban vui, một Tổ sư nối pháp truyền đăng Chấn hưng Phật giáo Việt Nam thời hiện đại.

13. Từ Bi Âm (1932), Tiểu sử của Hòa thượng chùa Phi Lai, trong Từ Bi Âm, kỳ thứ 16.